SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lê Đình Kiên

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lê Đình Kiên

Giáo dục đạo đức học sinh là một trong 4 mục tiêu của ngành giáo dục (Đức – Trí – Thể - Mỹ). Ngay từ khi bước vào mẫu giáo cho đến khi bước vào đại học mỗi học sinh, sinh viên đều được học một môn đạo đức phù hợp với lứa tuổi (Mầm non học các phép tắc, lễ giáo tối thiểu nhất, tiểu học học môn đạo đức, THCS & THPT học GDCD, Đại học học về Đạo đức cách mạng như : Triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay cả khi vào ngành thì học đạo đức nghề nghiệp. Năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ: Tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn; trú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập Quốc tế, sự bùng nổ công nghệ thông tin thì đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp, trong đó đạo đức học sinh trong các nhà trường THCS cũng không ngoại lệ. Những biểu hiện suy giảm đạo đức của xã hội được lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội, hoặc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày giống như một chất kích thích cổ vũ những cảm xúc tiêu cực của học sinh.

Trường THCS Lê Đình Kiên được đóng trên địa bàn trung tâm văn hóa chính trị của huyện, tuyển sinh trên địa bàn toàn huyện, trong đó học sinh thị trấn chiếm số đông, chất lượng đầu vào tương đối tốt nhưng đây cũng là nơi quy tụ các học sinh có đa dạng hoàn cảnh khác nhau và tập trung nhiều học sinh được sinh sống trên địa bàn thị trấn có môi trường phức tạp. Vì vậy đây cũng là nơi dễ xảy các mâu thuẫn giữa học sinh, từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng: việc tìm ra những biện pháp giáo dục đạo đức kịp thời và phù hợp là vô cùng cần thiết nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả do việc vi phạm đạo đức của học sinh gây ra, tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh đáp ứng mục tiêu giáo dục và nguyện vọng của phụ huynh.

 

docx 15 trang thuychi01 8971
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lê Đình Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH KIÊN
1. Mở đầu 
1.1 Lí do chọn đề tài 
Giáo dục đạo đức học sinh là một trong 4 mục tiêu của ngành giáo dục (Đức – Trí – Thể - Mỹ). Ngay từ khi bước vào mẫu giáo cho đến khi bước vào đại học mỗi học sinh, sinh viên đều được học một môn đạo đức phù hợp với lứa tuổi (Mầm non học các phép tắc, lễ giáo tối thiểu nhất, tiểu học học môn đạo đức, THCS & THPT học GDCD, Đại học học về Đạo đức cách mạng như : Triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay cả khi vào ngành thì học đạo đức nghề nghiệp. Năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ: Tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn; trú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. 
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập Quốc tế, sự bùng nổ công nghệ thông tin thì đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp, trong đó đạo đức học sinh trong các nhà trường THCS cũng không ngoại lệ. Những biểu hiện suy giảm đạo đức của xã hội được lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội, hoặc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày giống như một chất kích thích cổ vũ những cảm xúc tiêu cực của học sinh. 
Trường THCS Lê Đình Kiên được đóng trên địa bàn trung tâm văn hóa chính trị của huyện, tuyển sinh trên địa bàn toàn huyện, trong đó học sinh thị trấn chiếm số đông, chất lượng đầu vào tương đối tốt nhưng đây cũng là nơi quy tụ các học sinh có đa dạng hoàn cảnh khác nhau và tập trung nhiều học sinh được sinh sống trên địa bàn thị trấn có môi trường phức tạp. Vì vậy đây cũng là nơi dễ xảy các mâu thuẫn giữa học sinh, từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức. 
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng: việc tìm ra những biện pháp giáo dục đạo đức kịp thời và phù hợp là vô cùng cần thiết nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả do việc vi phạm đạo đức của học sinh gây ra, tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh đáp ứng mục tiêu giáo dục và nguyện vọng của phụ huynh.
1.2 Mục đích nghiên cứu 
Nhằm tìm ra các giải pháp , biện pháp, kỹ năng nhằm hạn chế, ngăn chặn, phát hiện xử lý và giáo dục đạo đức học sinh . Từ đó nâng cao chất giáo dục đạo đức trong nhà trường, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Góp phần 
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đó là quá trình quản lý, giáo dục đạo đức học sinh THCS bao gồm: hoạt động giáo dục đạo đức của các thầy cô bộ môn, của giáo viên chủ nhiệm, công tác chỉ đạo, ý thức tu dưỡng đạo đức, theo dõi hành vi, theo dõi xử lý vi phạm đạo đức, theo dõi việc rèn luyện sửa chữa vi phạm, các tổ chức hoạt động NGLL lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng phương pháp Tổng kết kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp xử lí thông tin và thống kê.
Trước hết cần thu thập tài liệu để tìm hiểu về công tác giáo dục đạo đức học sinh phổ thông nói chung và riêng đối với học sinh THCS. Trực tiếp tham gia xử lý một số vụ vi phạm của học sinh.Tìm hiểu các kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.. Tìm hiểu các báo cáo về giáo dục đạo đức. Tìm hiểu phương pháp xử lý các vụ vi phạm đạo đức của học sinh . Tìm hiểu quan điểm, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các giáo viên. Tìm hiểu ý thức thái độ. Tìm hiểu hoàn cảnh, nhận thức của phụ huynh. Thống kê các vụ vi phạm, nghiên cứu các bản tự kiểm điểm của học sinh vi phạm, các biên bản xử lý vi phạm của giáo viên từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018. 
Phân tích, xử lí các số liệu và rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm. 
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích xử lý các số liệu tôi đã thống kê một số vấn đề chính sau:
Trung bình mỗi năm học có trên dưới 10 vụ vi phạm, đại đa số các vụ vi phạm của học sinh bắt nguồn từ những va chạm, xích mích nhỏ nhặt nhưng vô cùng đa dạng như: lấy tên bố mẹ chửi nhau, Xì van xe, xô đổ xe, giấu đồ, huyếnh với nhau, chơi xấu khi đá bóng vvmột số ít vụ vi phạm bắt nguồn từ chủ quan ý thức của học sinh muốn thỏa mãn nhu cầu cá nhân, động cơ trả thù cá nhân, số vụ vi phạm còn lại bắt nguồn từ việc yêu sớm, từ bất mãn với hoàn cảnh gia đình
Đa số các em ban đầu không chịu nhận lỗi, thường chống chế, bao biện cho hành vi vi phạm của mình. Sauk hi có chứng cứ và lập luận đầy đủ của thầy, cô đưa ra các em mới chịu nhận lỗi, 100% xin tha thứ hoặc nhận kỷ luật nhẹ.
Có tới 70% các vụ vi phạm đánh nhau, trong đó đa số chưa gây hậu quả nghiêm trọng do được phát hiện, ngăn cản kịp thời. 10% vi phạm ăn cắp vặt, 20% vi phạm khác: như phá hoại của công, vô lễ với thầy cô, với người lớn, vi phạm nội quy
Sau khi phân tích và xử lí các số liệu, bản thân tôi đã rút ra được nguyên nhân các giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.
2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
Việc vi phạm đạo đức của học sinh có thể được hiểu là vi phạm những chuẩn mực của một người học sinh, của một công dân, vi phạm các nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp học
Khoa học đã chứng minh, Các yếu tố liên quan đến việc vi phạm đạo đức của học sinh đó chính là lứa tuổi, đặc điểm tâm lý và đặc điểm xã hội.
Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là tuổi “nổi loạn” dễ có những hành động bột phát do bản thân chưa phải là người lớn nhưng luôn tự coi mình là người lớn. Nắm bắt tâm lý lứa tuổi học sinh là một vấn đề mà tất cả những ai đang công tác trong ngành sư phạm đều đã được trang bị, do đó thầy cô trong trường hoàn toàn có thể nắm bắt được tâm lý lứa tuổi các em (nhu cầu, định hướng giá trị, hứng thú, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật).
Từ công tác chủ nhiệm, giáo viên hoàn toàn có thể nắm bắt nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú, địa vị xã hội đã tác động không nhỏ đến hành vi của học sinh như là: 
+ Môi trường với những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ xã hội, không thuận lợi cho sự phát triển, ảnh hưởng đến hành vi học sinh, gây nên những hành vi lệch chuẩn. 
+ Đặc biệt là tác động không lành mạnh từ gia đình như bầu không khí không thuận hòa, có người phạm tội, nếp sống thiếu văn hóa, giáo dục sai lầm, hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn, khó khăn, thiếu việc làm... 
+ Tác động của gương xấu của bạn bè và những người xung quanh. 
+ Tác động tiêu cực của đường phố, làng xã, nơi cư trú. 
+ Tác động tiêu cực của sách báo, phim ảnh và các loại văn hóa đồi trụy khác. 
+ Tác động xấu của hoàn cảnh xung đột, bất hòa, do đụng chạm về quyền lợi và do quan hệ ứng xử không đúng mực. 
+ Tác động xấu của các hiện tượng phạm tội, phạm pháp và các tệ nạn đang hàng ngày xảy ra trong xã hội vv
Từ đó, giáo viên sẽ đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra hành vi vi phạm đạo đức của học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp để hạn chế, ngăn chặn, phát hiện, xử lí và giáo dục đạo đức hiệu quả.
Từ những cơ sở lí luận trên, bản thân tôi có đủ những điều kiện để nghiên cứu đề tài này một cách khả thi.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước đây, các giáo viên trong trường thường áp dụng các biện pháp thông thường theo một nguyên tắc cứng nhắc: Học sinh vi phạm, giáo viên lập biên bản, sau đó thi hành kỷ luật.
Điều này dẫn đến không giải quyết tận gốc nguyên nhân sâu xa của hành vi vi phạm đạo đức .Kết quả số vụ việc học sinh đánh nhau, ăn trộm, phá của công, bắt nạt, bỏ tiết chơi geme, nhiều em sự việc tái diễn nhiều lần.
Phụ huynh đổ lỗi cho nhà trường khi con em mình vi phạm
Giáo viên lúng túng trước một số trường hợp vi phạm mà học sinh ngoan cố không nhận lỗi, không đưa ra được biện pháp tốt, không giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Từ thực trạng giáo dục đạo đức trong nhà trường trong những năm vừa qua, từ việc phân tích cơ sở lí luận của của việc giáo dục đạo đức liên quan đến hành vi của học sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, Với phương pháp nghiên cứu “Tổng kết kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp xử lí thông tin và thống kê” bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức ở đơn vị mình đó là: Muốn giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả tốt cần xác định đúng bản chất 03 vấn đề (Các hành vi thường mắc phải, nguyên nhân, giải pháp). 
2.3.1. Xác định các hành vi mà các em thường mắc phải trong đơn vị của mình. 
- Vô lễ với thầy cô, người lớn tuổi. Ứng xử với thầy cô, người trên tuổi: Thiếu lễ phép, hay cãi, không vâng lời;
- Đánh nhau ở nhiều mức độ, nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, một vài trường hợp có biểu hiện hành vi giống với côn đồ;
- Ăn trộm tiền, ăn trộm đồ của bạn hoặc của các cá nhân ngoài xã hội; 
- Bỏ học chơi đi chơi Game;
- Biểu hiện yêu sớm và có cử chỉ không phù hợp nơi trường học;
- Nói dối thầy cô, bố mẹ, bạn bè;
- Hay vi phạm các nội quy nhà trường, lớp học như: nói chuyện riêng, không ghi bài, không làm bài tập, không có ý thức bảo vệ của công;
- Học hành sa sút, giao du với các thành phần xấu, la cà quán xá, ăn quà vặt;
- một số hành vi khác như nói tục, nghịch dại, nói xấu bạn vv
2.3.2. Xác định cụ thể những nguyên nhân học sinh vi phạm trong đơn vị của mình.
Các vụ vi phạm đạo đức trong trường học của chúng tôi có một số nguyên nhân cụ thể sau:
a- Nguyên nhân chủ quan: 
Một số em do cá tính sĩ diện hiếu thắng;
Một số ít em do ý thức chủ quan muốn thỏa mãn nhu cầu bản thân, trả thù cá nhân.
b- Nguyên nhân khách quan:
Do đối tượng học sinh có hoàn cảnh khá đặc biệt khó khăn đó là: 
+ Bố mẹ làm ăn xa ở với ông bà, cô dì chú bác; 
+ Bố mẹ ly dị ở với bố hoặc mẹ, hoặc ông bà cô dì chú bác;
+ Học sinh mồ côi ở với ông bà; 
Do đối tượng học sinh có hoàn cảnh Bố mẹ cơm không lành canh không ngọt; Bố mẹ có công việc làm ăn thiếu chân chính gây phản cảm cho con;
Do bố mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái, gây áp lực nên học sinh căng thẳng;
Do nhận thức của bố mẹ về việc giáo dục con cái yếu kém (Đánh đập tàn nhẫn, sỉ nhục, la mắng khi con mắc lỗi hoặc điểm kém), học sinh có điều kiện sống tốt, khá giả nhưng được nuông chiều. 
Môi trường sống xung quanh trường học, chỗ ở có nhiều cám dỗ đối với học sinh (Game, quà vặt, đồ chơi, quần áo, dày dép, ma túy, mại dâm); 
Nguồn sống của một bộ phận gia đình người dân dựa vào sự tiêu tiền của học sinh vì họ không chịu tìm một nghề khác nên tìm mọi cách lôi kéo học sinh.
Trách nhiệm, lương tâm mỗi người trong xã hội đối với các em học sinh chưa cao thậm chí không có. 
Nhiều người lớn, kẻ xấu lôi kéo các em vào con đường hư hỏng như cho các em mua nợ, cho vay nặng lãi rồi siết nợ. 
Khoản thu học riêng với thầy đẩy những em học sinh đã khó khăn càng khó khăn hơn dẫn đến hành vi trộm cắp. 
Một bộ phận thầy cô còn vô cảm trước những vi phạm của các em. 
Do sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, hội nhập thế giới làm cho các em dễ tiếp cận với các Website đen trên trang mạng chủ yếu là Facebook, youtube làm cho các em bị tác động xấu bởi các Website này, làm ảnh hưởng tới tiêu cực tới cảm xúc của các em.
Do thực tế trong các bài giảng của các môn học GDCD, Ngữ văn, Mỹ thuậtrất hay nhưng nhiều nội dung lại ngược với những điều tiêu cực các em được chứng kiến trong thực tế cuộc sống và trong thông tin trên các trang mạng xã hội.
2.3.3. Tìm Biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với từng tình huống vi phạm của học sinh trong đơn vị của mình.
- Quản lý việc xin tiền bừa bãi: Tất cả những khoản thu nhà trường phải được thông báo trực tiếp và công khai cho phụ huynh (Được quy định tại các kỳ họp phụ huynh đầu năm). Do vậy việc học sinh xin tiền mà không trong khoản nhà trường thông báo thì phụ huynh phải hỏi rõ lý do, nếu là lý do chính đáng thì phụ huynh mới cho. 
- Quản lý thời gian biểu của học sinh: Nhà trường chịu trách niệm quản lý học sinh trong thời gian học sinh ở trường; Khi ra khỏi trường thì trách nhiệm thuộc về phụ huynh, tuy nhiên nhà trường sẽ hỗ trợ Phụ huynh hết sức mình. Việc này là đương nhiên nhưng vẫn cần có sự thống nhất phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để gắn trách nhiệm của phụ huynh vào việc quản lý, giáo dục con cái. 
- Nhà trường quản lý học sinh bằng sổ liên lạc điện tử, bằng cách nhắn tin định kỳ, nhắn tin riêng, nhắn tin điểm danh. Có trách nhiệm thông báo ngay cho phụ huynh để phối hợp xử lý kịp thời khi các em mắc lỗi. Đối với việc điểm danh cần có bộ phận kiêm nhiệm và điểm danh từng buổi học sau đó thông báo với phụ huynh ngay trong buổi học đó, khi lịch học thay đổi, nhà trường có kế hoạch nghỉ học hay nghỉ học đột xuất nhất định phải thông báo với phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử, điều này đã hạn chế các em bỏ tiết tối đa.
- Cán bộ, giáo viên đặc biệt là Giáo viên chủ nhiệm sẵn sàng nhận liên lạc của phụ huynh bất cứ lúc nào, sẵn sàng nhận nhiệm vụ giúp đỡ học sinh bất kể thời gian nào (Sẵn sàng nghe điện thoại của phụ huynh).
- Khi học sinh còn đang manh nha ý định vi phạm nội quy hoặc chớm vi phạm nội quy, tệ nạn thì cần phải xử lý triệt để đến cùng và kịp thời sẽ có tác dụng răn đe rất lớn. Tạo cho các em một số cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn quan tâm giúp đỡ các em sửa chữa khuyết điểm (Đặc biệt là Giáo viên chủ nhiệm lớp. Việc trong lớp mất cắp dù là nhỏ thì đó chính là biểu hiện tiêu tiền của một vài em nào đó, sự tiêu tiền này hầu hết là do các em bắt đầu có hành vi chơi Game, ăn quàTrong cách xử lý học sinh vi phạm thường các em không chịu nhận lỗi vì vậy không nên truy xét tại sao em lại làm như vậy? mà chỉ nên chỉ ra chứng cứ vi phạm : Đánh bạn- là sai, lấy trộm- là saithì các em mới nhận lỗi. Nhận lỗi rồi thì phải sửa chữa.
- Thầy giáo (Nhất là giáo viên chủ nhiệm) luôn là người bạn của học sinh, muốn vậy phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh các em, tôn trọng ý kiến các em để các em có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình với thầy cô.
Thầy cô là người bạn gần gũi học sinh trong học tập
- Khi kỷ luật một học sinh cần hết sức thận trọng, xem xét mọi góc độ nhất là hoàn cảnh ra đình rồi mới đưa ra quyết định. Hạn chế đình chỉ học các em, vì điều đó sẽ đẩy các em ra lề xã hội.
- Tham mưu với chính quyền địa phương để có sự tham gia vào cuộc của tất cả các cấp, các nghành như Ngành Thuế, Mặt trận, Dân vận, Công an đối với những chủ kinh doanh các mặt hàng bán cho học sinh, kinh doanh Game
- Tổ chức nhiều Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn, Đội vừa phát huy sở trường, vừa giáo dục toàn diện, vừa tạo sân chơi bổ ích, an toàn cho các em.
Một buổi hoạt động của Đội TNTP
- Hình thành cho các em thói quen chấp hành pháp luật thông qua việc yêu cầu, uốn nắn các em thực hiện nghiêm chỉnh một số hành động điển hình như: Việc chấp hành đèn đỏ ở ngã tư Thị trấn
- Hướng các em vào các hoạt động lao động, vui chơi lành mạnh, học tập nhiều hơn để các em được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của một môi trường tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng tốt tới các hành vi của các em.
Học sinh lao động
Vui chơi đầu buổi học
Học sinh vui chơi giữa giờ
Một buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Dạy các em tránh xa các tình huống dễ gây cảm xúc.
Tuyên truyền học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, các tình huống kích động cảm xúc
- Tổ chức một số buổi hoạt động ngoại khóa cho học sinh xử lý một số tình huống thực tế, mà những tình huống đó được xây dựng từ thực tế học sinh vi phạm đạo đức trong đơn vị mình. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc
Hoạt động ngoại khóa giáo dục tình yêu Tổ quốc
Tập múa hát chủ đề về quê hương đất nước
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Sau khi áp dụng đề tài trong đơn vị: Số vụ vi phạm của học sinh giảm dần, mức độ gây hậu quả giảm, đặc biệt là các vụ đánh nhau giảm nhiều, tỷ lệ hạnh kiểm tốt của những năm gần đây tăng. phụ huynh đồng tình ủng hộ, môi trường giáo dục trong nhà trường rất an toàn, thân thiện. 
Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016
2016-2017
Số vụ vi phạm
21
17
12
11
6 vụ
Số vụ đánh nhau
17
12
6
3
2
Hạnh kiểm tốt
94.87
95.24
98.17
99.38
98.11%
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận: 
Muốn giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cần phải: 
1, Hiểu thực chất của việc vi phạm đạo đức của học sinh chính là những hành vi xấu, tiêu cực trái với chuẩn mực của một người học sinh, một công dân, trái với những quy tắc ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội. 
2, Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tốt, xấu đến hành vi của học sinh để từ đó tìm ra các biện pháp tạo môi trường giáo dục và lao động tốt nhất cho học sinh, đồng thời định hướng cho các em tránh xa những môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, hành vi của các em.
3, Muốn đánh giá đúng thực chất mức độ vi phạm đạo đức của học sinh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó mới có phải pháp xử lí thích hợp. 
Cần phối hợp và thống nhất với phụ huynh về biện pháp xử lí kỷ luật khi có đủ cơ sở khẳng định học sinh vi phạm.
4, Trong giáo dục đạo đức học sinh cần chú ý quan tâm toàn diện các vấn đề: Phòng ngừa, hạn chế, xử lý, và giáo dục học sinh vi phạm. 
Nên chú trọng biện pháp phòng ngừa là chính.
Cần giáo dục các em bằng chính lòng bao dung và tình yêu thương của người thầy giáo, cho các em cơ hội sửa chữa. Nêu gương tốt và hạn chế trách phạt.
Tóm lại:
Giáo dục đạo đức học sinh trước hết cần người thầy có đạo đức nghề nghiệp, cần hiểu rõ hoàn cảnh học sinh, cần tôn trọng lắng nghe các em, cần có lòng vị tha và tạo cơ hội sửa chữa cho học sinh mắc lỗi. 
Người thầy không được vô cảm trước những hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, cần trăn trở khi những sai phạm đáng tiếc của các em có một phần trách nhiệm của mình.
*Đề xuất ứng dụng của đề tài:
Có thể nói các giải pháp trong đề tài nêu trên đã áp dụng phù hợp và có tính khả thi cao trong thực tế giáo dục đạo đức của nhà trường nhiều năm qua. 
Đề tài này có thể áp dụng cho các trường THCS nói chung. 
Về hướng phát triển của đề tài này là có thể mở rộng phạm vi tìm hiểu sâu về các nhóm biện pháp phòng ngừa học sinh vi phạm, xử lí học sinh vi phạm hoặc giáo dục học sinh vi phạm. 
Cũng có thể phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu sâu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh 
Kiến nghị.
Tổ chức hội thảo trao đổi sáng kiến kinh nghiệm khi có các sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực, bổ ích. Sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp Tỉnh đề nghị được bảo lưu ở cấp tỉnh và huyện trong 03 năm để dùng xét danh hiệu thi đua (Căn cứ: sáng kiến kinh nghiệm phải được kiểm nghiệm qua thực tế trong một thời gian nhất định nên 01 năm 01 SK thì khó có thể có chất lượng và tính khả thi cao). Đề nghị thời gian thông báo kết quả sáng kiến kinh nghiệm cấp Tỉnh sớm hơn.
XÁC NHẬN CỦA
P.THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Lê Thị Yến
Yên Định, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị Lan
Mục Lục
STT
NỘI DUNG
TRANG
1.	Mở đầu. 
Lí do chọn đề tài 
Mục đích nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu 
1
1
1
1
2
2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Xác định các hành vi mà các em thường mắc phải trong đơn vị của mình. 
2.3.2. Xác định cụ thể những nguyên nhân học sinh vi phạm trong đơn vị của mình 
2.3.3. Tìm Biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với từng tình huống vi phạm của học sinh trong đơn vị của mình.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
3
3
3
4-10
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
- Kiến nghị.
11 -13

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_o_truong_t.docx