SKKN Một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác XHH Giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Nhân- Huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác XHH Giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Nhân- Huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá

Tại hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá 8 đã khẳng định: "Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát triển" [1]; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng tiếp tục xác định: “Phát triển GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt GD học đường và GD gia đình, GDXH, xây dựng môi trường GD lành mạnh, người lớn làm gương cho trẻ noi theo. Mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục đa dạng hoá các hình thức GD và các loại hình trường lớp phù hợp với yêu cầu mới của XH”. [2]

“XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá GD, làm cho mọi người dân trong cộng đồng nắm được những thông tin về GD và tham gia ý kiến đóng góp công sức, tiền của cho GD”. [3]

“XHHGD còn nhằm mục đích “mở cửa” nhà trường với XH bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện được quyền làm chủ của mình đối với GD không những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát kiểm tra nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu GD” [3].

Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và không ngừng đầu tư ngân sách cho GD nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Cho nên phải tăng cường phát huy nội lực, huy động nhiều nguồn đầu tư khác từ các lực lượng XH, cá nhân cho GD. Thực hiện phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển GD. Trong công cuộc cách mạng mới của đất nước thì GD trong nhà trường giữ vai trò chính nhất là công tác XHHGD. Nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo, giữ vai trò trọng tâm và nòng cốt trong XH hoá công tác GD. Có như vậy mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức sự tham gia của các lực lượng XH vào công tác GD. Sao cho toàn XH chăm lo GD, GD phải được: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Hồ Chí Minh) nhưng chất lượng và hiệu quả cuối cùng lại tuỳ thuộc vào phần quan trọng ở nhà trường; mà người đứng đầu để chỉ đạo tổ chức mọi hoạt động cho GV và HS trong nhà trường là Hiệu trưởng.

 

doc 21 trang thuychi01 6651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác XHH Giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Nhân- Huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
 Lý do chon đề tài
Tại hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá 8 đã khẳng định: "Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát triển" [1]; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng tiếp tục xác định: “Phát triển GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt GD học đường và GD gia đình, GDXH, xây dựng môi trường GD lành mạnh, người lớn làm gương cho trẻ noi theo. Mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục đa dạng hoá các hình thức GD và các loại hình trường lớp phù hợp với yêu cầu mới của XH”. [2]
“XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá GD, làm cho mọi người dân trong cộng đồng nắm được những thông tin về GD và tham gia ý kiến đóng góp công sức, tiền của cho GD”. [3]
“XHHGD còn nhằm mục đích “mở cửa” nhà trường với XH bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện được quyền làm chủ của mình đối với GD không những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát kiểm tra nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu GD” [3].
Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và không ngừng đầu tư ngân sách cho GD nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Cho nên phải tăng cường phát huy nội lực, huy động nhiều nguồn đầu tư khác từ các lực lượng XH, cá nhân cho GD. Thực hiện phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển GD. Trong công cuộc cách mạng mới của đất nước thì GD trong nhà trường giữ vai trò chính nhất là công tác XHHGD. Nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo, giữ vai trò trọng tâm và nòng cốt trong XH hoá công tác GD. Có như vậy mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức sự tham gia của các lực lượng XH vào công tác GD. Sao cho toàn XH chăm lo GD, GD phải được: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Hồ Chí Minh) nhưng chất lượng và hiệu quả cuối cùng lại tuỳ thuộc vào phần quan trọng ở nhà trường; mà người đứng đầu để chỉ đạo tổ chức mọi hoạt động cho GV và HS trong nhà trường là Hiệu trưởng. 
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi toàn ngành giáo dục đang triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [4] thì việc làm tốt công tác XHHGD là góp phần thực hiện tốt mục tiêu GD theo tinh thần Nghị quyết 29 của TW Đảng.
Để hướng dẫn toàn ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác XHHGD, từ BGD&ĐT đến SGD&ĐT, PGD&ĐT cùng các địa phương đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện về chần chỉnh tình trạng lạm thu, quy định tài trợ, viện trợ trong các cơ sở giáo dục[5], đây chính là những văn bản mới được cập nhật.
Người làm công tác quản lý trường học nói chung và Hiệu trưởng nói riêng phải là người có nhận thức và hành động đúng, phải thường xuyên nghiên cứu kĩ các văn bản, học hỏi kinh nghiệm các đơn vị bạn về XH hóa công tác GD để góp phần thực hiện tốt mục tiêu GD. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác XHH Giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Nhân- huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu.
 Mục đích của đề tài:
	Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bản chất của XHHGD bao gồm khái niệm, nội dung và vai trò của XHHGD đồng thời tìm hiểu, điều tra thực trạng về công tác XHHGD ở trường tiểu học nơi tôi công tác. Từ đó để đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác XH hoá GD ở trường tiểu học Quảng Nhân huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá nói riêng và các nhà trường phổ thông hiện nay nói chung
 Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp cơ bản nhằm nhằm thực hiện tốt công tác XH hoá GD ở trường tiểu học Quảng Nhân huyện Quảng Xương
Phương pháp nghiên cứu.
	- Nghiên cứu cơ sở lý luận
	- Khảo sát, điều tra, phỏng vấn thực trạng.
Những điểm mới của SKKN
Thứ nhất: Đây là đề tài tôi đã làm cách đây 8 năm ở đơn vị cũ (Trường TH Quảng Lợi), bây giờ tôi áp dụng ở đơn vị mới (trường TH Quảng Nhân) nên thực trạng nghiên cứu, điều kiện thực tế địa phương mới hoàn toàn khác nhau.
Thứ 2: Thời điểm thực hiện cách đây 8 năm so với thời điểm hiện nay thì tính thời sự, cơ chế chính sách, các quan điểm văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành về công tác XHHGD nhằm huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục cũng khác. 
Thứ 3: Từ thực trạng mới cho đến cơ chế chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành GD trong giai đoan mới thì giải pháp tôi đưa ra để tổ chức thực hiện cũng khác.
Nội dung nghiên cứu
2.1. Cở sở lý luận bản chất của XHHGD
2.1.1. Khái niệm về XHH công tác GD 
XHHGD là “huy động toàn XH làm GD động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” [6]
“Bản chất của XHHGD là biến việc GD từ của một số người thành việc GD của mọi người, là tạo ra thời cơ để mọi tầng lớp nhân dân tham gia trực tiếp vào việc GD đạo đức cho HS trong một hệ thống điều hành chiến lược” [3]
2.1.2. Nội dung XHHGD
2.1.2.1. Huy động XH tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho GD.
Trước hết cần huy động các lực lượng XH để xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm và cơ sở hạ tầng cho nhà trường. Xây dựng nề nếp kỷ cương, quan hệ trong sáng giữa thầy và thầy, thầy với trò, thầy với nhân dân với PHHS. Nghĩa là nhà trường phải giữ vai trò chủ động tích cực trong việc cùng với gia đình và XH tạo ra môi trường thuận lợi trên.
2.1.2.2. Huy động XH tham gia vào quá trình GD.
Các lực lượng XH có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch GD của cả nước và của từng địa phương; góp ý kiến vào nội dung và phương pháp GD quản lý, đánh giá kết quả GD; giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động nội khoá, ngoại khoá; sưu tầm tư liệu giảng dạy, làm đồ dùng dạy họcvậy đây là yêu cầu cao của cuộc vận động XHHGD và đây cũng là nội dung khó thực hiện nhất của cuộc vận động này. Nó đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các cơ quan QL và các tổ chức kinh tế, chính trị, XH
2.1.2.3. Huy động XH đầu tư các nguồn lực cho GD.
Các lực lượng XH có thể góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường lớp, tăng cường trang thiết bị GD cho nhà trường, giúp đỡ HS nghèo, HS con em các gia đình chính sác khó khăn; khuyến khích khen thưởng HS năng khiếu, phát hiện và bồi dưỡng tài năng góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV. Nhân lực luôn luôn là tài sản quý giá nhất, đúng như quan điểm lớn của Đảng ta coi con người là động lực và mục tiêu của mọi sự phát triển. Cho nên huy động nguồn nhân lực cho GD là lôi cuốn các lực lượng XH và cá nhân trong cộng đồng, mang hết tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào mọi hoạt động GD. 
2.1.3. Vai trò XHHGD
2.1.3.1. XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD.
XHHCTGD là một phương thức tích cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nó góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quá trình GD của nhà trường để làm nên chất lượng. Ngoài ra, XHHGD còn góp phần tạo nên những điều kiện vật chất thúc đẩy quá trình GD đạt hiệu quả cao
2.1.3.2. XHHGD tạo ra “một XH học tập” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
XHHCTGD là khai thác sự đóng góp của các lực lượng XH để làm GD, vận động toàn XH tham gia vào việc học tập để biết hoặc nâng cao trình độ nhận thức của mình. XHHCTGD là tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn XH góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dân trí thể hiện trình độ học vấn, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn ngang tầm với thời đại. Hơn thế dân trí được nâng cao nó thể hiện trong toàn bộ lối sống của một con người, một cộng động, một dân tộc.
2.1.3.3. XHHGD góp phần phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - XH của địa phương.
- Muốn vậy cần phải có cương lĩnh hành động, chương trình dự án kế hoạch GD, quán triệt phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - XH địa phương. Khai thác và huy động được tiềm năng của các lực lượng XH địa phương. Biết tổ chức các lực lượng, các sức mạnh của địa phương tạo thành một tổng hợp lực lượng thống nhất, năng động và sáng tạo vì mục tiêu GD con người. Phải thể chế hoá mọi hoạt động XHHCTGD để đạt hiệu quả ngày càng cao, thiết thực.
2.1.3.4. XHHGD là một con đường để thực hiện dân chủ hoá GD
Dân chủ hoá GD là xóa bỏ tính khép kín của hệ thống GD và trường học, để mọi người có cơ hội được học tập theo nhu cầu chính đáng của mình, đồng thời có điều kiện để mọi người thực hiện quyền làm chủ của mình đối với sự nghiệp GD. GD là hoạt động mang tính XH cao, chỉ riêng nhà trường, riêng ngành GD không thể làm tốt công tác GD. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “GD trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự GD ngoài XH và trong gia đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn. GD trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu GD trong gia đình và XH thì kết quả cũng không hoàn toàn”. [7]
2.1.3.5. Vai trò của nhà trường trong XHHGD
Nhà trường phải xuất phát từ nhu cầu của mình và của địa phương mà chủ động đề xuất ra nội dung cần thiết XHHGD, tiến hành việc thu thập thông tin, thăm dò dư luận gợi ý sự tham gia của những lực lượng cần thiết chuẩn bị các phương án, các chương trình. Trên cơ sở đó chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương về phương hướng, chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thực thực hiện những nhu cầu XHHGD mà nhà trường đã chuẩn bị. Sau khi có chủ trương, nhà trường đóng vai trò nòng cốt thực hiện các hoạt động XHHGD, là trung tâm lôi cuốn, động viên, huy động và tổ chức sự tham gia của các lực lượng XH, thực hiện các chủ trương đã được “ hợp thức hoá” từ cơ quan Đảng và chính quyền địa phương, là trung tâm thông tin hai chiều, trung tâm tư vấn chỉ đạo các hoạt động XHHGD.. Nhưng muốn tận dụng được tiềm năng của các lực lượng XH, liên kết phối hợp các lực lượng XH cùng làm GD, nhà trường phải đạt được niềm tin, đem lại lợi ích thực sự cho XH. Muốn vậy nhà trường phải thực sự tốt về nhiều mặt. Chỉ có chất lượng và hiệu quả GD mới tạo nên động lực thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng XH.
2.2. Thực trạng công tác XHHGD ở trường tiểu học Quảng Nhân – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa 
	2.2.1. Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường 
	* Địa phương: Quảng Nhân là một xã thuần nông của huyện Quảng Xương với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,2 km2. Dân số khoảng 7200 người. Thành phần dân cư chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nhân dân trong xã đã có những nhìn nhận đúng đắn về việc học hành của con em mình, bên cạnh đó lại được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền nên chất lượng dạy và học ngày một tốt hơn. Phần lớn các bậc PH đều quan tâm đến công tác GD và đặc biệt là nhờ làm tốt XHHCTGD mà trong nhiều năm qua. Cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các đoàn thể, ban ngành trong xã đã quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp GD của xã nhà.
* Vài nét về tình hình nhà trường
Năm học 2018-2019. Trường Tiểu học Quảng Nhân có:
+ Tổng số lớp: 18 lớp. + Tổng số HS: 608 em.
+ Tổng số cán bộ, GV, CNV của trường: 27 đồng chí.
Trong đó: 	Ban giám hiệu: 02. GV: 23. 	Hành chính: 2.
- Về trình độ chuyên môn: 100% CBGV đạt trình độ trên chuẩn 
Thạc sĩ: 	2; 	Đại học SP:	21 	ĐHVTLT: 1
Cao đẳng: 	2;	ĐH kế toán: 1
2.2.2. Thực trạng công tác XHHGD ở trường chúng tôi.
2.2.2.1 Về CSVC, cảnh quan khuôn viên sư phạm.
Có thể nói, hai năm trước đây, việc nhận thức của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương về GD và đầu tư cho GD còn hạn chế, việc đầu tư xây dựng CSVC cho các nhà trường còn mang tính bắt buộc nếu không có sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.
Cụ thể về CSVC Cả 3 cấp học thì trường Mầm non học ở nhà cấp 4 dột nát, trường THCS chưa có đủ phòng học, thiếu các phòng chức năng, trường tiểu học có 2 khu nhà tầng 16 phòng, chưa đủ các phòng chức năng mặc dù đã được công nhận chuẩn Quốc gia từ tháng 11/2011 nhưng một số hạng mục còn nợ đến nay như nhà trường mới trả được như thiếu tường rào, nhà thường trực, lấp 2 ao lớn phía trước trường với diện tích cần lấp lên đến gần 2000 m2, bàn ghế thiếu nhiều, trường chưa có nhà xe và khu vệ sinh cho GV, Không những thế, trang thiết bị dạy học, sách báo tạp chí tài liệu tham khảo quá thiếu thốn v.v .., thực trạng CSVC khó có thể đáp ứng theo các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia. 
Về khuôn viên nhà trường còn nền đất và chưa có quy hoạch, hệ thống cấp thoát nước chưa có, sân chơi bãi tập chưa quy hoạch; đường đi lối lại còn là nền đất bẩn và thấp, thiếu tường rào bao quanh
2.2.2.2. Về công tác huy động XH hóa GD.
Công tác XHHGD còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương XHH chưa được thực hiện đúng mức dẫn tới một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ Đảng viên chưa nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về XHHGD. Các văn bản liên quan đến công tác GD chậm được ban hành. Đây là công việc  hết sức khó khăn, Đảng ủy, chính quyền địa phương chưa có những văn bản cụ thể về việc phát triển GD, sức lan tỏa yếu. Vì vậy, các đoàn thể, các mạnh thường quân, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa có nhiều  đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nhà trường. Một phần do sự chỉ đạo từ  trên xuống chưa được nhất quán. Mặt khác, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ, công tác GD chủ yếu  các nhà trường tự thân vận động.  Gần 10 năm liền địa phương chưa tổ chức được đại hội GD cấp cơ sở. 
2.2.2.3 Về uy tín nhà trường
Mặc dù là ngôi trường  ra đời  khá lâu, nhân dân trong địa phương có truyền thống hiếu học,  nhiều PH có tâm huyết mong muốn được đầu tư cho GD  nhưng do nhiều năm liền CSVC, cảnh quan sư phạm nhà trường chậm phát triển, công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ, chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Chất lượng nhà trường thấp, kể từ khi đạt chuẩn Quốc gia năm 2011 đến 2016 không được cấp trên khen bất kì thành tích nào. Đội ngũ CBGV thiếu ổn định. Nhà trường chưa  xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn theo thực tế địa phương dẫn đến uy tín bị giảm sút.
2.3. Những giải pháp cụ thể về triển khai phương thứcXHH công tác giáo dục ở trường tiểu học Quảng Nhân 
2.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.
Theo tôi nghĩ, tuyên truyền ở đây không phải sự dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, GV, công nhân viên trong nhà trường.  Trước mắt, phải phân tích cho: ‘Người trong nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng hộ thì người ngoài mới ủng hộ. Phải làm sao để họ thấy được nơi đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm, khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ không ngại khó khăn. Từ đó, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín nhà trường nhờ đó mà được nhân lên và sẽ được cả cộng đồng đồng tình thống nhất giúp đỡ.
Việc tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “Nếu toàn XH và các gia đình quan tâm với công tác XHH thì con em họ được hưởng môi trường GD tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò.v.v
Cách tôi đã làm: - Đối với CBGV, công nhân viên trong nhà trường:
Thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn nhà trường, tôi thông báo rõ chủ trương mục đích  huy động XHH, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho GV khi triển khai tới từng PHHS thông qua các buổi họp định kỳ trong năm, GV lắng nghe phản hồi của PHHS tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đó thông báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Tôi cho công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GD của nhà trường từng giai đoạn theo quy định tại TT36 của BGD&ĐT [8] để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường đều được tham gia, góp ý và hiến kế hay cho nhà trường.
- Đối với lãnh đạo, nhân dân  địa phương, các đơn vị, các mạnh thường quân trên địa bàn: 
- Tôi cố gắng tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tham mưu với địa phương tổ chức tốt đại hội GD cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng Nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp GD  xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng XH. Tôi thiết nghĩ, việc tham mưu với địa phương tổ chức đại hội  GD là  trách  nhiệm của Hiệu trưởng, không thể khoanh tay ngồi chờ hay đổ lỗi cho người khác. Tôi chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế hoạch phát triển GD nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Từ kế hoạch đó, tôi mới xây dựng kế  hoạch thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị,  mới được địa phương hỗ trợ. Chính vì vậy, công tác huy động XHHGD nhà trường chúng tôi mới trở thành Nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ Nghị quyết đó nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động. Và cũng từ Nghị quyết đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể như Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ đặc biệt là sự đồng thuận ủng hộ của từng PHHS.
Với các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn như công ty Hải Quan, công ty Frut, con em địa phương thành đạt ở các nơi, tôi đã thông qua địa phương, đại diện CMHS nhà trường và tìm hiểu qua nhân dân để nắm bắt được những người có điều kiện, có tâm huyết  tôi đã xin số điện thoại từng người, từng công ty để làm quen, xin cuộc hẹn trực tiếp nếu ở gần. Những người ở xa tôi nắm bắt lịch họ về quê để đến gặp trực tiếp trao đổi, xin tư vấn, giúp đỡ. Cách tốt nhất là mời họ đến trường tham quan, qua đó xin ý kiến tự vấn, lồng ghép khó khăn của trường về kinh phí thực hiện. Từ đó, có người sẽ chủ động tài trợ, có người mình khéo léo đặt vấn đề để họ ủng hộ mình. Lưu ý, trong quá trình trao đổi phải thể hiện sự gần gũi, chân thành, tôn trọng đối tác và đặc biệt phải công khai minh bạch, dự toán phải sát thực tế, không vụ lợiChính những việc làm đó mà trong những năm qua, tôi đã xin tài trợ của các tổ chức, cá nhân về hiện vật, công trình trị giá hảng tỉ đồng. 
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa truyền thanh của xã tôi thường xuyên cho CBGV viết bài tuyên dương kịp thời những điển hình tiên tiến, những doanh nghiệp cá nhân đã ủng hộ, tài trợ cho nhà trường; thông qua các đợt sơ kết, tổng kết đoàn thể, thôn xóm, chi bộ các tổ chức đoàn thể trong toàn xã vv..tôi tham gia phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động của nhà trường để gây dựng và nhân rộng phong trào.
Ngoài ra, với những cá nhân, tổ chức đã tài trợ, tôi lập sổ vàng để lưu giữ số hiện vật, công trình, kinh phí mà họ đã tài trợ cho trường cùng với chữ kí của họ, sổ vàng sẽ được lưu giữ tại nhà truyền thống của trường. Đồng thời, với mỗi nhà tài trợ, tôi đều có giấy chứng nhận được trang trí đạt trong khung gỗ trang trọng, nhân dịp ngày lễ nào đó trong năm như 20/11; khai giảng năm học mới, tôi mời đại diện chính quyền địa phương lên trao giấy chứng nhận cho nhà tài trợ trước sự chứng kiến của các đại biểu cấp trên, địa phương, hội CMHS nhà trường, CBGV, HS. Làm như vậy để tôn vinh, trân trọng tình cảm họ giành cho nhà trường và thực tế cho thấy các nhà tài trợ rất phấn khởi, vui vẻ và còn hứa sẽ tạo điều kiện giúp đỡ cho trường trong thời gian tiếp theo. Tiêu biểu cho hoạt động này là công ty Hải Quan Quảng Ninh- Quảng Xương đã tài trợ san lấp bê tông đường đi lối lại, cải tạo bồn hoa, cây cảnh. Công ty fruts của Mỹ đóng tại Quảng Lợi- Quảng Xương tài trợ lắp đặt hệ thống điện sáng, quạt các phòng học và trang bị toàn bộ phòng y tế nhà trường; đoàn tình nguyện Hàn Quốc làm việc tại trường hơn 1 tuần tài trợ toàn bộ phòng thư viện nhà trường đồng thời dạy các kĩ năng sống cho học sinh như vẽ tranh, làm đồ mộc, dạy võ, dạy các môn thể thao, anh Sử thôn 6 Quảng Nhân đang ở Sài Gòn tài trợ dàn âm thanh; anh Huy thôn 4 Quảng Nhân tài trợ ghế đá; anh Anh Thủy Thôn 1 Quảng Nhân, anh Hà thôn 3 Quảng Nhân tài trợ cây cảnh; 
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phân phối các nguồn nhân lực.
Theo tôi, Hiệu trưởng nhà trường mà năng động, sáng tạo trong QL, điều

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_thuc_hien_tot_cong_tac_xhh_giao_d.doc