SKKN Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

 Trong thời kì phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật như hiện nay, xã hội cần có những chủ nhân tương lai không chỉ có đạo đức tốt và nhiệt tình mà còn phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngành Giáo dục là cái nôi đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có cả đức lẫn tài. Trước yêu cầu thực tế đó, chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường, nhất là bậc Tiểu học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng ban đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Như vậy, Tiếng Việt là môn học, là công cụ góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Không những thế, phân môn Tập làm văn còn là sự kết nối một cách tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt mà các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, đã hình thành. Nhờ có phân môn Tập làm văn mà học sinh tiểu học mới có khả năng hoàn thiện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách học sinh .

 Học Tập làm văn, nhất là văn miêu tả, các em sẽ có cảm giác rất thú vị. Những bất ngờ về các bức tranh miêu tả đồ vật, con vật, cây cối, tả cảnh và tả người rất gần gũi với các em; được các em miêu tả một cách chân thực nhưng chứa đựng sự lung linh, huyền ảo như một bức tranh động để tâm hồn luôn luôn được rộng mở. Quan sát cảm nhận thế giới xung quanh, đồ dùng phương tiện, ngôn ngữ, nói viết để tái hiện là cả một quá trình tư duy. Mỗi bài văn miêu tả phần nào có thể xem là sáng tác thể hiện trí thông minh, sự quan sát tinh tế, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái đẹp nhưng lại rất gần gũi trong bản thân mỗi học sinh.

 Ở trường Tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng vì nó giúp các em nhìn nhận thêm về thế giới xung quanh một cách thực tế nhưng có “hồn” và phù hợp với lứa tuổi thơ ngây, hồn nhiên và đầy cảm xúc .

 Trong chương trình lớp 5, qua miêu tả sẽ thể hiện được tình cảm chân thực bộc lộ cá tính, năng lực, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi học sinh. Chính vì thế, việc dạy học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.

 

doc 17 trang thuychi01 6691
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Thành
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc môn : Tiếng Việt
 THANH HÓA NĂM 2018
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng nghiên cứu
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4
3. Kết luận
12
3.1. Một số kết quả đạt được
12
3.2. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị
13
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Trong thời kì phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật như hiện nay, xã hội cần có những chủ nhân tương lai không chỉ có đạo đức tốt và nhiệt tình mà còn phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngành Giáo dục là cái nôi đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có cả đức lẫn tài. Trước yêu cầu thực tế đó, chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường, nhất là bậc Tiểu học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng ban đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Như vậy, Tiếng Việt là môn học, là công cụ góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Không những thế, phân môn Tập làm văn còn là sự kết nối một cách tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt mà các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, đã hình thành. Nhờ có phân môn Tập làm văn mà học sinh tiểu học mới có khả năng hoàn thiện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách học sinh . 
 Học Tập làm văn, nhất là văn miêu tả, các em sẽ có cảm giác rất thú vị. Những bất ngờ về các bức tranh miêu tả đồ vật, con vật, cây cối, tả cảnh và tả người rất gần gũi với các em; được các em miêu tả một cách chân thực nhưng chứa đựng sự lung linh, huyền ảo như một bức tranh động để tâm hồn luôn luôn được rộng mở. Quan sát cảm nhận thế giới xung quanh, đồ dùng phương tiện, ngôn ngữ, nói viết để tái hiện là cả một quá trình tư duy. Mỗi bài văn miêu tả phần nào có thể xem là sáng tác thể hiện trí thông minh, sự quan sát tinh tế, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái đẹp nhưng lại rất gần gũi trong bản thân mỗi học sinh.
 Ở trường Tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng vì nó giúp các em nhìn nhận thêm về thế giới xung quanh một cách thực tế nhưng có “hồn” và phù hợp với lứa tuổi thơ ngây, hồn nhiên và đầy cảm xúc .
 Trong chương trình lớp 5, qua miêu tả sẽ thể hiện được tình cảm chân thực bộc lộ cá tính, năng lực, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi học sinh. Chính vì thế, việc dạy học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.
Trong thực tế dạy học nói chung của cấp Tiểu học cũng như của trường Tiểu học nơi tôi công tác nói riêng, việc viết văn miêu tả của học sinh Tiểu học còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế trong viết văn miêu tả, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn trong nhà trường, là giáo viên được phân công dạy lớp 5, tôi có nhiều trăn trở và luôn thử nghiệm, tìm tòi những phương pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Qua nhiều lần thử nghiệm tôi thấy một số biện pháp mình đưa ra có hiệu quả rõ rệt, vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Trên cơ sở đó giáo viên có thể tham khảo và vận dụng vào trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh khắc phục được những khó khăn khi viết văn miêu tả. Đồng thời, giúp các em có kĩ năng miêu tả tốt hơn: biết viết câu văn rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả; biết bày tỏ cảm xúc,...Từ đó rèn luyện tư duy trừu tượng và tính sáng tạo để sau này các em tiếp tục học tốt môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Nội dung, chương trình môn Tiếng Việt lớp 5
- Những biện pháp dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
- Học sinh lớp 5 của trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu viết sáng kiến, tôi đã sử dụng những phương pháp đó là:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp thực nghiệm.
 2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận: 
 Chương trình Tập làm văn Tiểu học chủ yếu là văn miêu tả. Ngay từ lớp 2 – lớp 3, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Ở lớp 4 thời gian học văn miêu tả chiếm thời gian và thời lượng chủ yếu. Đến lớp 5 các em được củng cố các dạng bài đã học. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mĩ của người viết. Bên cạnh đó, ta còn thấy văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. Văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ tạo nên sự quan tâm của các em đối với những sự vật gần gũi với thế giới xung quanh, nhất là đối với thiên nhiên. Góp phần giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp. Góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
 Trong thực tế dạy học cho thấy, khi viết một bài văn miêu tả học sinh viết rất khô khan, câu từ còn nhầm lẫn giữa văn nói và văn viết, hình ảnh của đối tượng miêu tả thiếu cảm xúc, thấy gì viết nấy, trình tự miêu tả không hợp lí, câu từ không rõ nghĩa. Việc sử dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh trong bài văn hầu như học sinh còn đang nghèo nàn và còn đang lúng túng trong khi viết văn. Còn về giáo viên thường chưa quan tâm chú trọng đến phân môn này, thường chỉ hướng dẫn rồi cho học sinh tự viết. Sách giáo khoa của phân môn Tập làm văn được thể hiện chủ yếu bằng kênh chữ, không có kênh hình minh hoạ. Nhìn chung, phân môn Tập làm văn mang tính đặc thù của một môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt, hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh. Những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra là các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm bài các em thường dựa dẫm có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Các em viết văn miêu tả ý nghèo nàn, máy móc, theo kiểu công thức cứng nhắc. Câu văn chỉ dừng ở mức độ có đủ chủ ngữ, vị ngữ. Bài văn chưa sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, lời văn viết sơ lược, đơn giản, cách sắp xếp ý chưa phù hợp, không có cảm xúc chân thực.
 Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
 Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
 Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
 2.2. Thực trạng nghiên cứu:
- Qua thực tế giảng dạy lớp 5, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh về phân môn Tập làm văn chưa cao mà nhất là văn miêu tả. Chỉ được một số ít học sinh biết viết văn miêu tả có bố cục rõ ràng, chân thực, giàu cảm xúc. Còn lại phần lớn các bài văn miêu tả của các em có bố cục chưa cân đối, mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản, rời rạc. Trình tự miêu tả chưa hợp lí, chọn lọc chi tiết chưa tiêu biểu đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc. Đặc biệt là học sinh chỉ nói - viết theo cách cảm, cách nghĩ của mình.
 - Qua tiến hành khảo sát lớp 5B của Trường Tiểu học Lý Tự Trọng vào đầu năm học 2017-2018. Đề bài: "Hãy tả một cây cho bóng mát ở sân trường em”
* Kết quả thu được là:
Lớp 5B
Số bài
Điểm 
9; 10
Tỉ lệ
Điểm 
7; 8
Tỉ lệ
Điểm 
5; 6
Tỉ lệ
Điểm 
Dưới 5
Tỉ lệ
40
40
2
5%
8
20%
25
62,5%
5
12,5%
*Các hạn chế của học sinh là:
- Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để tả một vài chi tiết cụ thể nổi bật.
- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. 
- Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
 * Nguyên nhân của thực trạng
 Theo tôi có 6 nguyên nhân như sau:
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Học sinh không quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
- Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.
- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.
- Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
 Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra 7 giải pháp sau đây, hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi:
2.3.1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:
 Dạy như thế nào để học sinh học tốt Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :
a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
b. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
c. Trình tự dạy Tập làm văn:
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh.
Ví dụ: 
 Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên).
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1: 
Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2: 
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ : 
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết của đối tượng.
Ví dụ 1: 
“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. 
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tôi - Tiếng Việt 5- Tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày kì lạ”.
Ví dụ 2: 
Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau:
Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa.
Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.
2.3.3. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp và các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
2.3.4. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
 *KIỂU BÀI TẢ CẢNH: Cần xác định các yêu cầu sau:
a. Xác định không gian, thời gian nhất định:
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định, học sinh cần biết lựa chọn trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều cơ bản nhất của nó. Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh, đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
b. Xác định trình tự miêu tả:
 Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ thuộc đặc điểm của cảnh.
 c. Chọn nét tiêu biểu:
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn.
d. Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan:
Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Nhà thơ Lê Anh Xuân, trong niềm vui của ngày Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm, bằng tâm trạng hạnh phúc nhất, ông đã thốt lên:
“Bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi.”
Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức sống.
e. Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh:
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang đứng trước cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ : 
 Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức (Sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 22): “Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”. 
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết: 
“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.”
“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”
*KIỂU BÀI TẢ NGƯỜI:
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên kh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh.doc