SKKN Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ Văn bậc THCS ở trường THCS & THPT Như Thanh
Nhà văn Nga, M.Goóc-ky từng nói “Văn học là nhân hoc” - học văn là học làm người. Chính vì thế, dạy văn không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy các em cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử trong cuộc sống thông qua việc phân tích các nhân vật văn học. Từ đó hình thành những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Là giáo viên dạy văn nên tôi rất tâm đắc điều đó. Thế nhưng một điều khiến tôi luôn trăn trở lâu nay đó là việc dạy- học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở hiện vẫn chưa thật sự hiệu quả.
Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh không thích học Văn dù là những tác phẩm trữ tình rất hay.Tìm cách nào để tháo gỡ vấn đề này là điều tôi luôn trăn trở. Nhiều câu hỏi tôi tự đặt ra để tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao. Cứ nhiều lần như thế, rồi một ý tưởng mới nảy ra trong tôi là tìm cách lôi cuốn học sinh bằng các tác phẩm trữ tình. Bởi vì đây là thể loại văn học rất giàu cảm xúc. Yếu tố trữ tình đã mang lại cho các tác phẩm những âm điệu mượt mà, sâu lắng, dễ đi vào lòng người. Đó là những tiếng nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm con người, là tiếng đập nhẹ của con tim trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người mà bất cứ học sinh nào cũng cần được học tập, bồi dưỡng để mở rộng tâm hồn, tình cảm, nâng cao mơ ước và hình thành nhân cách tốt đẹp. Cho nên muốn tạo niềm say mê học Văn cho học sinh thì nên bắt đầu khơi nguồn cảm xúc cho các em từ các tác phẩm trữ tình.
Thế nhưng làm thế nào để cho thơ trữ tình có sức sống mãnh liệt, có sức gợi cảm và thực sự đi vào lòng học sinh ? Làm sao để tạo được niềm say mê cho các thế hệ học sinh với việc học tác phẩm trữ tình nói riêng và học văn nói chung quả là một vấn đề rất khó khăn mà tôi cũng như các đồng nghiệp phải tìm cách tháo gỡ. Từ những trăn trở của mình về thực trạng học văn qua các năm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ Văn bậc THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh”, với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm cùng với bạn bè đồng nghiệp để từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy tác phẩm trữ tình nói riêng và hiệu quả đối với việc dạy học Ngữ văn nói chung. Để góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU:.....................................................................................................1 I. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................1 III. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................3 IV. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................3 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:....................................3 I. Cơ sở lí luận:....................................................................................................3 II. Thực trạng:.....................................................................................................4 III. Các giải pháp:...............................................................................................4 IV. Hiệu quả:......................................................................................................17 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:....................................................................18 I. Kết luận:..........................................................................................................18 II. Kiến nghị:......................................................................................................18 MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Nhà văn Nga, M.Goóc-ky từng nói “Văn học là nhân hoc” - học văn là học làm người. Chính vì thế, dạy văn không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn dạy các em cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử trong cuộc sống thông qua việc phân tích các nhân vật văn học. Từ đó hình thành những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Là giáo viên dạy văn nên tôi rất tâm đắc điều đó. Thế nhưng một điều khiến tôi luôn trăn trở lâu nay đó là việc dạy- học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở hiện vẫn chưa thật sự hiệu quả. Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh không thích học Văn dù là những tác phẩm trữ tình rất hay.Tìm cách nào để tháo gỡ vấn đề này là điều tôi luôn trăn trở. Nhiều câu hỏi tôi tự đặt ra để tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao. Cứ nhiều lần như thế, rồi một ý tưởng mới nảy ra trong tôi là tìm cách lôi cuốn học sinh bằng các tác phẩm trữ tình. Bởi vì đây là thể loại văn học rất giàu cảm xúc. Yếu tố trữ tình đã mang lại cho các tác phẩm những âm điệu mượt mà, sâu lắng, dễ đi vào lòng người. Đó là những tiếng nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm con người, là tiếng đập nhẹ của con tim trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người mà bất cứ học sinh nào cũng cần được học tập, bồi dưỡng để mở rộng tâm hồn, tình cảm, nâng cao mơ ước và hình thành nhân cách tốt đẹp. Cho nên muốn tạo niềm say mê học Văn cho học sinh thì nên bắt đầu khơi nguồn cảm xúc cho các em từ các tác phẩm trữ tình.. Thế nhưng làm thế nào để cho thơ trữ tình có sức sống mãnh liệt, có sức gợi cảm và thực sự đi vào lòng học sinh ? Làm sao để tạo được niềm say mê cho các thế hệ học sinh với việc học tác phẩm trữ tình nói riêng và học văn nói chung quả là một vấn đề rất khó khăn mà tôi cũng như các đồng nghiệp phải tìm cách tháo gỡ. Từ những trăn trở của mình về thực trạng học văn qua các năm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ Văn bậc THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh”, với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm cùng với bạn bè đồng nghiệp để từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy tác phẩm trữ tình nói riêng và hiệu quả đối với việc dạy học Ngữ văn nói chung. Để góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài “Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ Văn bậc THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh” giúp cho việc dạy môn Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình nói riêng giúp học sinh có hứng thú trong học Văn, có phương pháp tiếp nhận thơ trữ tình một cách khoa học và sáng tạo, biết khai thác nội dung và nghệ thuật của những bài thơ trữ tình. Qua đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu cái đẹp, có những rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng trước thiên nhiên và cuộc sống con người, luôn hoàn thiện bản thân, hướng tới Chân – Mĩ – Thiện. III. Đối tượng nghiên cứu: Với phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu kinh nghiệm để dạy một tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ văn cho học sinh THCS. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, trước hết người giáo viên phải biết sử dụng các biện pháp hình thức phù hợp với từng thể loại, từng bài. Với các tác phẩm trữ tình lại có nét đặc thù riêng chính là ở chỗ giàu cảm xúc. Nhưng không vì thế mà ai đọc lên cũng cảm nhận được ngay nội dung trữ tình trong tác phẩm. Do đó giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp tối ưu để khơi gợi cảm xúc ở học sinh có hiệu quả nhất. Đọc diễn cảm và bình giảng thơ là hai hoạt động không thể thiếu khi dạy tác phẩm trữ tình. Đọc cũng là phần đồng cảm với bài thơ. Cũng nhờ đọc mà học sinh như vừa được chứng kiến vừa được thể nghiệm.Vì thế, đọc tái hiện hình tượng thơ là hoạt động không thể coi nhẹ trong quá trình dạy - học thơ trữ tình. Bình giảng thơ (tổ chức để học sinh thảo luận, phân tích các ý thơ, hình ảnh thơ rồi cảm nhận nghệ thuật và nội dung) để từng bước đưa học sinh cảm nhận sâu hơn trên cơ sở khái quát tác phẩm, nâng cao vấn đề và rút ra những bài học cần thiết. Đó là những phương pháp chung, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại mãi một cách thì sẽ dẫn đến nhàm chán. Để cuốn hút học sinh say mê với việc học văn thì những sáng tạo mới cña người giáo viên trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết. Từ những cơ sở lí luận trong phương pháp dạy- học đó, người giáo viên phải thật sáng tạo để áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh của mình, sắp đặt có hệ thống loại hình kiến thức, phương pháp, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh không thích học Văn, không chú trọng việc học Văn kể cả những tác phẩm giàu cảm xúc như tác phẩm trữ tình. Qua quá trình tìm hiểu thực tế học tập của học sinh và từ các đồng nghiệp, tôi nhận ra rằng không chỉ những lớp tôi dạy mà hầu như ở tất cả các lớp, thậm chí ở những trường khác nữa cũng có chung tình trạng này. Dù thầy cô nhắc nhở thường xuyên, giám sát chặt chẽ thế nhưng khi kiểm tra bài cũ rất nhiều em không học bài và không soạn bài ở nhà. Trong số có soạn bài thì nhiều em soạn để đối phó chứ không vì mục đích học tập. Các tác phẩm trữ tình không phải là khái niệm mới đối với học sinh lớp 8 thế nhưng học sinh hiểu về thể loại còn rất sơ sài . Tôi xin đơn cử một ví dụ nhỏ như sau: khi gợi cho học sinh nhớ lại đặc điểm thể loại tôi hỏi: Tác phẩm trữ tình có điểm gì khác với tác phẩm tự sự? Câu hỏi này rất đơn giản nhưng đa số các em đã quên kiến thức, chỉ có một vài học sinh khá trả lời được. Qua đó tôi muốn nói rằng sự cảm nhận của học sinh về nội dung văn bản cũng như thể loại còn rất mờ nhạt. Từ đó dẫn đến nhanh quên kiến thức. Bị hổng kiến thức nhiều khiến các em càng không thích học. Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy những tác phẩm trữ tình; lúng túng khi dẫn dắt học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật hoặc truyền thụ một cách áp đặt, sơ sài, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh khi học tác phẩm trữ tình; làm mất đi vẻ đẹp vốn có của một dạng tác phẩm văn học. Kết quả khảo sát khi cho học sinh khi học các tác phẩm trữ tình của lớp 8A năm học 2015-2016 trường THCS & THCS Như Thanh như sau: Lớp KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢO SÁT Giỏi Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % SL % 8A(26HS) 0 0 2 7,7 7 26,9 14 53,9 3 11,5 Đó là những thực trạng chung trong việc học Văn, đặc biệt là học các tác phẩm trữ tình của học sinh trường THCS&THPT Như Thanh. Sau đây là những giải pháp khắc phục thực trạng trên mà tôi đã đúc rút trong giảng dạy. III. CÁC GIẢI PHÁP. 1.Tiếp cận tác phẩm: 1.1 Đọc diễn cảm. Đối với tác phẩm trữ tình, đọc diễn cảm cũng là một phần đồng cảm với bài thơ. Đây là bước tạo điều kiện cho việc tái hiện hình ảnh. Tôi đã nghiên cứu kỹ từng văn bản để tìm ra giọng điệu, tìm ra cách đọc phù hợp với từng bài thơ khác nhau làm sao để tái hiện hình tượng rõ nét nhất và gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với những bài thơ Đường - một thể loại được xem là khó. Thực ra, không phải bài thơ nào ta cũng đọc thật nhẹ nhàng, tình cảm, cảm xúc dạt dào mới gọi là diễn cảm mà tuỳ vào từng bài thơ, tâm trạng của nhân vật trữ tình để lựa chọn giọng điệu. Có khi là một khí phách hào hùng, có khi là giọng trầm buồn u uất, có bài thì da diết nhớ thương Có thể nói, đọc diễn cảm cũng là một sáng tạo nghệ thuật theo cách đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng. Âm vang của lời đọc sẽ kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng, đến tái hiện hình ảnh. Cảm xúc bắt đầu hình thành từ việc đọc và được phát triển trong quá trình đọc . Khi dạy bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ ”của Minh Huệ - Ngữ văn 6 tập II, tôi lựa chọn giọng điệu chủ đạo là giọng nhẹ nhàng tình cảm đồng thời chọn lựa các từ ngữ cần nhấn mạnh để làm toát lên tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Chẳng hạn ở khổ thơ thứ nhất: Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Ngay ở khổ thơ đầu với cách đọc diễn cảm sẽ giúp cho việc tái hiện hình ảnh Bác đang trăn trở trong đêm đã về khuya. Những từ ngữ được nhấn giọng sẽ kích thích học sinh tư duy: Vì sao Bác không ngủ? Bác ngồi để làm gì vậy? Những câu hỏi đó sẽ còn đeo đuổi các em khi tôi tiếp tục nhấn giọng ở những khổ thơ sau như để truyền cho các em sự giật mình hoảng hốt của anh Đội viên. Lần thứ ba thức dậy Anh hốt hoảng giật mình Bác vẫn ngồi đinh ninh .. Đến đây đã bắt đầu khơi gợi ở học sinh tình cảm mến phục và mong muốn được lý giải. Càng thôi thúc các em hơn khi làm rõ được thái độ vồn vã, sốt ruột của anh Đội viên ở khổ thơ tiếp theo. Với khổ thơ này tôi lại chuyển sang nhịp thơ ngắn, tiết tấu nhanh thể hiện sự khẩn cầu rất tha thiết giúp cho học sinh hiểu tình cảm của anh Đội viên với Bác rất đỗi gần gũi, trìu mến như tình cha con.Từ đó các em củng cố thêm tình cảm ban đầu của mình. Mời bác ngủ bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi ! Mời bác ngủ! Đến khổ thơ : Bác thương đoàn Dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Giải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Thì tôi gợi cho các em đọc giọng nhẹ nhàng biểu lộ cảm xúc của chính mình cũng là để khơi gợi sự đồng cảm trong lòng học sinh. Khắc sâu điều này chính là các em đã trả lời được câu hỏi ban đầu: Vì sao Bác không ngủ ? Càng làm nhân lên tình cảm yêu quý, kính phục Bác, trân trọng những tình cảm thiêng liêng của Bác với những người Đồng chí trong chiến đấu. Qua đó, giáo dục tình cảm đạo đức cho các em. Sau khi đọc mẫu tôi tiếp tục gọi 3 đến 4 em đọc theo từng đoạn. Đọc diễn cảm là làm cho tiếng nói của nhà văn trở nên gần gũi với học sinh hơn. Cũng với phương pháp này tôi có thể vận dụng vào nhiều tác phẩm trữ tình khác như: “Hai chữ nước nhà” Ngữ văn 8 tập I, “Bếp lửa”của Bằng Việt- Ngữ văn 9 tập 2 Với những bài thơ giàu cảm xúc như thế mà việc đọc và tái hiện hình tượng không thực hiện tốt thì khó mà đạt được hiệu quả. 1.2. Ngâm thơ : Phương pháp tiếp cận văn bản phổ biến nhất hiện nay là giáo viên đọc sau đó yêu cầu học sinh đọc tiếp. Nhưng tôi lợi dụng âm điệu nhẹ nhàng, mượt mà, dạt dào cảm xúc của thơ trữ tình để vận dụng phương pháp một cách linh hoạt. Với những bài thơ như thế thì tôi có thể thu hút học sinh hướng đến tác phẩm bằng cách ngâm một đoạn hoặc cả bài thơ. Thực ra tôi cũng không thật sự có năng khiếu trong lĩnh vực nghệ thuật này nhưng bằng lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, tôi cố gắng học tập, rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để áp dụng vào việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả . Ví dụ: Khi dạy bài “Cảnh khuya” - Ngữ văn 7 tập I. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) Ngâm thơ chỉ là một hoạt động nhằm thu hút sự chú ý, sự nhập tâm của học sinh vào nội dung văn bản chứ không thay thế cho hoạt động đọc văn bản . Những lời thơ ngâm càng làm tăng thêm âm điệu trữ tình mượt mà, sâu lắng, kích thích khả năng ghi nhớ cho người nghe hơn quá trình đọc, giọng ngâm ngân nga và mới lạ sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh hơn . Phương pháp này tôi cũng có thể vận dụng vào dạy bài: “ Khi con tu hú "- Ngữ văn 8 tập II. Với văn bản này nếu không nghiên cứu kỹ học sinh sẽ cảm nhận một cách sơ sài theo ý kiến chủ quan rằng: Bài thơ chỉ đơn thuần nói về cảnh thiên nhiên lúc vào hè, thế thì dễ rồi cần gì phải nghiên cứu kỹ và có thể các em sẽ lơ là ít chú ý. Khi tôi hướng dẫn các em tìm hiểu xong tôi ngâm một đoạn thơ thì học sinh rất chăm chú lắng nghe. Nhìn ánh mắt sáng ngời đầy hứng thú của học sinh sinh như đang chiêm nghiệm lại những kiến thức vừa học, tôi nhận thấy giờ học đã có hiệu quả . 1.3. Hát những bài thơ đã phổ nhạc : Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở có rất nhiều bài thơ hay đã được các nhạc sĩ phổ nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống con người. Các em học sinh vốn rất thích được nghe các thầy cô giáo hát. Không hẳn là thầy cô hát hay các em mới thích nghe mà vì khi thầy cô giáo hát là thể hiện cảm xúc vui tươi, phấn khởi, gần gũi các em hơn . Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc kích thích tinh thần ham học tập, say mê tìm tòi khám phá kiến thức và yêu thích môn học hơn . Ví dụ : Khi dạy bài “Đồng Chí” ngữ văn 9 tập I, bài “Mùa Xuân nho nhỏ” - Ngữ văn 9 tập II, bài “Viếng lăng bác"-Ngữ văn 9 tập II, tôi có thể vận dụng triệt để và hiệu quả phương pháp này. Có thể với bài này giáo viên cho các em nghe nhưng với bài khác tôi lại yêu cầu một vài học sinh hát hoÆc tôi sử dụng máy chiếu có lời hát của các ca sĩ đối với những bài hát quá khó... Các em cũng rất hứng thú với hoạt động này, bởi vì khi đã tạo thành thói quen, đã lôi cuốn được sự say mê của học sinh thì việc thực hiện thao tác này sẽ mang lại không khí vui tươi, nhẹ nhàng cho giờ học. Học sinh không cảm thấy nhàm chán, mà ngược lại sẽ tạo cho các em niềm say mê cũng như sự mong muốn được tiếp thu kiến thức truyền dạy từ giáo viên. 2.Tìm hiểu nhân vật trữ tình. 2.1. Khai thác qua hệ thống ngôn ngữ. Trong dạy tác phẩm trữ tình thì việc tìm hiểu nhân vật trữ tình ở các khía cạnh: tâm trạng, cảm xúc, tình cảm là khâu then chốt Với đặc điểm nổi bật của thơ là phản ánh trực tiếp đối tượng, trực tiếp mô tả các hiện thực khách quan thông qua các ngôn ngữ và hình ảnh gợi cảm. Điều đó rất thuận lợi cho việc tìm hiểu tính cách, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. Chỉ với việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên lúc vào hè tưởng như rất bình thường nhưng thông qua các từ ngữ gợi âm thanh, hình ảnh như: tu hú gọi bầy, ve ngân, nắng đào, lúa chínlại cho người đọc hiểu được tâm hồn phóng khoáng, yêu đời, tình cảm vui tươi của nhân vật trữ tình. Nhưng ở bốn câu cuối vẫn là âm thanh tu hú kêu, không gian mùa hè nhưng kết hợp với những động từ mạnh, cảm giác mạnh như: đạp, ngột, chết uất lại bộc lộ một cung bậc tình cảm khác của nhân vật trữ tình. Qua đó giúp học sinh cảm nhận được sức gợi và ý nghĩa biểu hiện của ngôn từ Tiếng Việt. Từ đó, tạo cho các em sự ham mê tìm tòi, nghiên cứu thêm các tác phẩm khác. 2.2. Khai thác các nhân vật trữ tình trong cùng hệ thống. Một phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức là cho các em so sánh các nhân vật trữ tình trong cùng hệ thống, cùng chủ đề. Ví dụ: khi dạy bài “Qua Đèo Ngang- Ngữ văn 7 tập I .Tôi yêu cầu học sinh: Hãy tìm những bài thơ có nội dung trữ tình hướng về quê hương đất nước mà em biết? Học sinh có thể kể một số tác phẩm như: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, “Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra”. Các nhân vật trữ tình trong các tác phẩm có điểm gì khác nhau về cảm xúc? Theo em, vì sao lại có sự khác nhau đó? Những câu hỏi này vừa có tác dụng kích thích khả năng tư duy vừa giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ và khắc sâu kiến thức mới. 3. Khai thác nghệ thuật thơ. 3.1. Tính tương xứng. Tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ không chỉ tạo cho thơ một vẻ đẹp đặc biệt mà còn góp phần quan trọng trong việc thể hiện cụ thể đặc điểm của nhân vật trữ tình. 3.1.1. Tương xứng về âm thanh. Dạy tác phẩm thơ sẽ chưa thành công nếu chưa giúp học sinh cảm nhận được sự tương ứng về thanh điệu. Đặc biệt ở các bài thơ bảy chữ. Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát / mặc dầu /tay / kẻ nặn, Mà em /vẫn gữ /tấm /lòng son. (Hồ Xuân Hương) Sự cân xứng đều đặn về thanh điệu của từng chữ trên câu thơ 3, 4 tạo nên sự chặt chẽ về cấu trúc bài thơ, góp phần không nhỏ vào cái việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình mà học sinh đang tìm hiểu. 3.1.2. Tương xứng về ý nghĩa ngôn ngữ. Sự tương xứng này còn gọi là phép đối ý trong thơ. Những phát hiện này thường tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với học sinh, đặc biệt là khi các em hiểu được ý nghĩa của chúng trong từng văn bản. Ngoài các bài thơ có sự tương xứng rõ nét như: “Qua Đèo Ngang”, “Bánh trôi nước” mà các em đã học ở chương trình Ngữ Văn 7, giáo viên nên tìm thêm những câu thơ khác tạo sự mới lạ sẽ hấp dẫn học sinh hơn trong quá trình học tập. Ví dụ: Thẹn đèn / hổ lửa / đau lòng mẹ Nay thét /mai gầm / rát cổ cha (Lê Quý Đôn) Các từ ở thế cân xứng bổ sung cho nhau về nghĩa từ vựng: thẹn/ hổ, đèn/ lửa, nay/ mai, thét/ gầm. Đây cũng là cách kích thích học sinh tư duy. 3.2. Tính nhạc. Một âm tiết Tiếng Việt luôn được biểu thị bằng một vài nốt nhạc luyến láy với nhau. Tôi thường nhấn mạnh đặc điểm tính nhạc trong thơ cho học sinh cảm nhận vì ngôn ngữ thơ vốn giàu nhịp điệu, ngữ điệu hoà âm hơn văn xuôi. Tính nhạc có vai trò tạo nên những thanh âm cộng hưởng với các cung bậc cảm xúc, tình cảm đẹp của nhân vật trữ tình, góp phần không nhỏ tạo nên yếu tố trữ tình trong thơ. Giúp các em dễ cảm nhận, dễ thuộc. Ví dụ: “Mùa xuân tôi xin hát Câu nam ai nam bình Nước non ngàn dăm tình Nhịp phách tiền đất Huế”. (Thanh Hải) Tôi đã giúp cho học sinh hiểu được rằng tính nhạc là yếu tố mà ít nhiều đều có ở hầu hết các bài thơ. Không chỉ các bài thơ đã được phổ nhạc mà cả các bài thơ chưa được phổ nhạc nữa. Ví dụ như bài thơ “Ông Đồ” Ngữ văn 8 tập II cũng là tác phẩm giàu tính nhạc. 3.3. Các biện pháp tu từ: Trong thơ trữ tình nói riếng và Văn học nói chung thì các biện pháp tu từ đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi tới độc giả. Chẳng thế mà có ý kiến cho rằng: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ”. Thật chí lí thay! Theo tác giả Đinh Trọng Lạc thì có tới 99 phượng tiện và biện pháp tu từ (Theo “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt”- Đinh Trọng Lạc – NXB Giáo dục năm 2000). Trong chương trình giáo dục Phổ thông, học sinh được học 9 biện pháp tu từ từ vựng, đó là: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, liệt kê, chơi chữ, nói quá. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu qủa tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh). Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh, nhằm mục đích diễ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tac_pham_tru_tinh_trong_chuong_t.doc