SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thể loại ca dao trong chương trình Ngữ Văn 10 – THPT

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thể loại ca dao trong chương trình Ngữ Văn 10 – THPT

 Ca dao dân ca trong đời sống tâm hồn nhân dân như một tiếng ru tỏa mát giữa trưa hè, như một bến sông hò hẹn khi chiều buông.Tuy nhiên việc học tập ca dao trong nhà trường chủ yếu dựa trên văn bản ngôn từ của bài ca. Việc làm này phần nào hạn chế việc khám phá đầy đủ vẻ đẹp đặc trưng của bài ca dao. Bởi lẽ, bản chất của văn học dân gian nói chung là “một nghệ thuật phức tạp., sử dụng hình tượng thị giác lẫn thính giác, trong đó phương tiện diễn tả và phương tiện biểu hiện kết hợp với nhau” ( V.E. Guxev, Mỹ học folklor, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Đà Nẵng ). Làm thế nào để có thể thưởng thức ca dao đúng với vẻ đẹp vốn có của nó trong điều kiện nhà trường phổ thông hiện nay? Đó là câu hỏi khiến cho những giáo viên dạy văn luôn trăn trở trong quá trình giảng dạy.

 Hơn nữa, hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhân văn có nguy cơ bị xói mòn, mai một. Từ thực tế đó, đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải nhận thức được những thử thách đang chờ đón phía trước. Bên cạnh đó, đa số phụ huynh học sinh lại hướng cho con em lựa chọn các môn tự nhiên. Đứng trước bối cảnh đó, con đường dẫn dắt học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian càng trở nên nhọc nhằn, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mới có thể tạo hứng thú cho các em trong những giờ học.

 Trong quá trình giảng dạy phần ca dao ở chương trình lớp 10 THPT Ban cơ bản, tôi thấy học sinh còn chưa hiểu hết được nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học thể loại ca dao trong chương trình Ngữ Văn 10 – THPT, tôi sẽ trình bày hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại để học sinh có thể hiểu đúng thể loại ca dao trong nhà trường phổ thông.

 

doc 15 trang thuychi01 8905
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thể loại ca dao trong chương trình Ngữ Văn 10 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 
 Trang 
1.Mở đầu.........................................................................................................1 
 1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
 1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................1
 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................1
 1.4.1. Về lý thuyết......................................................................................1
 1.4.2. Về thực tiễn .....................................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...............................................................2
 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài .........................................................................2
 2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..........................................................2
 2.2.1 . Thuận lợi........................................................................................2
 2.2.2 . Khó khăn........................................................................................2
 2.2.3. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu..... ..................................3
 2.3. Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài..............................3
 2.3.1. Một số vấn đề về khái niệm và đặc trưng của ca dao.....................3 2.3.2. Một số kinh nghiệm khi giảng dạy phần ca dao.............................4
 2.4 . Giáo án ứng dụng..................................................................................7
 2.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................11
3. Kết luận, kiến nghị...................................................................................12
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Ca dao dân ca trong đời sống tâm hồn nhân dân như một tiếng ru tỏa mát giữa trưa hè, như một bến sông hò hẹn khi chiều buông...Tuy nhiên việc học tập ca dao trong nhà trường chủ yếu dựa trên văn bản ngôn từ của bài ca. Việc làm này phần nào hạn chế việc khám phá đầy đủ vẻ đẹp đặc trưng của bài ca dao. Bởi lẽ, bản chất của văn học dân gian nói chung là “một nghệ thuật phức tạp..., sử dụng hình tượng thị giác lẫn thính giác, trong đó phương tiện diễn tả và phương tiện biểu hiện kết hợp với nhau” ( V.E. Guxev, Mỹ học folklor, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Đà Nẵng ). Làm thế nào để có thể thưởng thức ca dao đúng với vẻ đẹp vốn có của nó trong điều kiện nhà trường phổ thông hiện nay? Đó là câu hỏi khiến cho những giáo viên dạy văn luôn trăn trở trong quá trình giảng dạy.
 Hơn nữa, hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhân văn có nguy cơ bị xói mòn, mai một. Từ thực tế đó, đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải nhận thức được những thử thách đang chờ đón phía trước. Bên cạnh đó, đa số phụ huynh học sinh lại hướng cho con em lựa chọn các môn tự nhiên. Đứng trước bối cảnh đó, con đường dẫn dắt học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian càng trở nên nhọc nhằn, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mới có thể tạo hứng thú cho các em trong những giờ học.
 Trong quá trình giảng dạy phần ca dao ở chương trình lớp 10 THPT Ban cơ bản, tôi thấy học sinh còn chưa hiểu hết được nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học thể loại ca dao trong chương trình Ngữ Văn 10 – THPT, tôi sẽ trình bày hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại để học sinh có thể hiểu đúng thể loại ca dao trong nhà trường phổ thông.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Nhằm giúp cho giáo viên dạy văn, nhất là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 10 THPT có thêm tư liệu để phục vụ cho việc giảng dạy mảng văn học dân gian trong đó có thể loại ca dao. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho các thầy cô.
 - Đối với học sinh đây là một trong những phương pháp quan trọng để giúp các em hiểu đúng và cảm nhận được cái hay của mỗi bài ca dao.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu cách tiếp cận các bài ca dao trong chương trình để có thể khám phá được cái hay, cái đẹp. Từ đó hướng dẫn học sinh đọc hiểu để cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của các bài ca dao.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 1.4.1 Về lý thuyết:
 - Tìm hiểu các tài liệu về thể loại ca dao của văn học dân gian.
 - Các bài nghiên cứu, lí luận phê bình về các bài ca dao.
 1.4. 2. Về thực tiễn:
 - Dự giờ của các đồng nghiệp về các tiết giảng văn văn học dân gian trong chương trình.
 - Thực nghiệm triển khai đề tài vào tiết dạy cụ thể.
 - Chọ hai lớp cơ bản có trình độ ngang nhau: một lớp thực nghiệm đề tài còn một lớp không.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 Tác phẩm văn học trong đó có văn học dân gian là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Vì vậy tác phẩm văn học bao giờ cũng tồn tại trong dạng thức một loại thể nhất định. Bởi vậy đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là vô cùng quan trọng. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại chính là giảng dạy tác phẩm trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giáo dục đi đúng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất.
 Mặt khác đặc điểm riêng của lịch sử dân tộc dẫn tới sự hình thành nhiều thể loại văn học dân gian khác nhau. Do vậy việc tiếp cận tác phẩm văn học dân gian theo đúng đặc trưng thể loại là việc có ý nghĩa.
 Dạy học ngày nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Thầy là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh khám phá ra tri thức. Giờ dạy học văn nay không còn là giờ giảng văn truyền thống mà là giờ đọc hiểu văn bản. Có nghĩa là dưới sự tổ chức của thầy trò phải đọc và hiểu được văn bản.
 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1.Thuận lợi
Về phía giáo viên:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ Văn đã tổ chức cho các thành viên trong tổ học tập về phương pháp giảng dạy mới; trao đổi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức để cùng nhau tiến bộ góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà.
 Bên cạnh đó, giáo viên trong tổ Văn của trường nhiều người có tuổi đời cũng như tuổi nghề nên có tinh thần trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, biết đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Về phía học sinh: 
 Đa số các em có tinh thần cầu tiến, ham học hỏỉ, thích khám phá những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
2.2.2. Khó khăn:
 Về phía giáo viên:
 Việc thay đổi sách giáo khoa về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó việc giảng dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại lâu nay chưa thật chú trọng và tài liệu tham khảo về vấn đề này chưa nhiều gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
 Về phía học sinh:
 Học sinh ở trường chúng tôi chủ yếu là học ban tự nhiên, các em chỉ chú trọng các môn Toán, Lí, Hoá. Nhiều em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, chưa dám chủ động trình bày cách cảm thụ, cảm nhận của riêng mình. Bên cạnh đó một số em cho rằng văn học dân gian vốn không xa lạ với các em nên không cần phải tìm hiểu sâu, do đó mà có những lệch lạc khi tiếp nhận tác phẩm.
 2.2.3. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu
 Trước khi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát các tiết dạy và học phần ca dao trong chương trình ở khối lớp 10 trong năm học 2014-2015, 2015-2016
 - Hình thức và nội dung khảo sát:
 + Tập trung vào mảng kiến thức thuộc phần văn học dân gian đã dạy thực tế trong chương trình ở khối lớp 10 trong năm học 2014-2015, 2015-2016
 + Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về ca dao.
 + Tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra viết, đánh giá tổng quát khả năng cảm thụ, phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung các bài ca dao trong chương trình.
 - Kết quả khảo sát:
Khối
Lớp
Sĩ
số
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
10A1
47
0
0
10
21.3
22
46.8
15
31.9
10A3
48
0
0
12
25
20
41.7
16
33.3
10A5
47
0
0
22
46.8
20
42.6
5
10.6
Qua thực tế khảo sát tôi thấy:
+ Sự hiểu biết về tác phẩm văn học dân gian nhất là thể loại ca dao được học trong chương trình còn hạn chế.
+ Khả năng tiếp thu và cảm nhận những bài ca dao chưa cao.
+ Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung các tác phẩm còn hời hợt. Vì vậy số bài đạt điểm khá chưa cao.
2.3. Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài
 2.3.1. Một số vấn đề về khái niệm và đặc trưng của ca dao
 2.3.1.1 Khái niệm ca dao
 Theo SGK Ngữ văn 10 cơ bản, ca dao là lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng nhằm diễn tả thế giớ nội tâm của con người.
 Dân ca là những sáng tác kết hợp lời với nhạc. Ca dao là lời của dân ca, hay nói cách khác dân ca chính là hình thức diễn xướng của ca dao. Điều đó khẳng định việc học ca dao phải dựa vào vốn văn hóa đã làm nền cho sự ra đời và đời sống của các bài ca dao qua năm tháng.
 2.3.1.2 Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao
Về nội dung: 
 Ca dao được coi là “thơ của vạn nhà”, là tấm gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc. Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước...Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước gốc đa, sân đình,...Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
Về nghệ thuật: 
 Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo lục bát hặc lục bát biến thể. Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
2.3.2. Một số kinh nghiệm khi giảng dạy phần ca dao
 2.3.2.1 . Sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khí cho tiết học
 Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng của con người: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm...Đối với người giáo viên, trong quá trình giảng dạy đôi khi phải làm việc như một ca sĩ, một họa sĩ, một diễn viên thậm chí một nhà biên kịch... Khi dạy phần ca dao trong chương trình, giáo viên có thể hát cho học sinh nghe một hai làn điệu dân ca không chỉ tạo không khí lớp học sôi nổi mà còn là cách để khắc sâu cho học sinh thấy được đặc trưng của thể loại ca dao. Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh cùng tham gia, hưởng ứng và sẽ có hình thức khuyến khích như cho điểm miệng. Với cách làm này giờ dạy văn không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh làm cho học sinh thích thú, say mê.
 2.3.2.2 . Chú trọng đặc trưng thể loại
 Việc đổi mới phương pháp dạy học rất chú trọng đến cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
 Ca dao là một thể loại khá quen thuộc trong tâm thức con người nói chung và học sinh nói riêng. Do đó mà dễ nảy sinh tâm lí chủ quan khi tiếp cận tác phẩm. Vì vậy mà khi giảng dạy phần này tôi thấy đa số giáo viên thường lướt nhanh phần đặc trưng của thể loại ca dao mà chỉ tập trung vào khai thác các bài ca dao cụ thể. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nếu lướt qua phần đặc trưng thể loại, giáo viên khó mà giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của một bài ca dao. Do đó, thay vì dành thời gian để cố gắng khai thác, tìm hiểu tất cả các bài ca dao trích trong sách giáo khoa, giáo viên nên dành thời gian để giúp học sinh nắm vững đặc trưng thể loại. 
 Khi dạy bài ca dao “Khăn thương nhớ ai...” giáo viên có thể đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ phát hiện: thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca dao này, tình cảm đó lại được diễn tả khá cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ cách nói riêng mang tính nghệ thuật của ca dao. Cách nói đó như thế nào? Tác giả dân gian đã dùng thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo hiệu quả ra sao?. Học sinh phát hiện và trả lời: Ca dao hay nói bằng hình ảnh, biểu tượng. Trong bài ca dao này, nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các hình ảnh biểu tượng khăn, đèn, mắt. Gắn liền với các hình ảnh biểu tượng là các thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ, những hình thức lặp đi lặp lại.
 Tóm lại ca dao có vẻ đẹp riêng. Đó là những tác phẩm trữ tình vừa độc đáo, giàu tính thẩm mĩ vừa đậm đà tinh thần dân tộc.
2.3.2.3. Đặt bài ca dao trong những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề.
 Thơ dân gian xem như một dạng thức chính của thơ trữ tình và ở thơ ca dân gian, “đặc điểm dân tộc được biểu lộ nhiều nhất” ( Heeghen). Vì vậy có thể dựa vào thơ ca dân gian để “khám phá tâm hồn các dân tộc, cách các dân tộc nhìn thế giới và nhìn cuộc đời”. Hay nói như Xuân Diệu, học ở ca dao có thể “học tính giai cấp trong đó, học lập trường của những người lao động, học cái hiện thực của việc đời qua mấy nghìn năm trong đó, học các tương quan xã hội...học máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười của những con người”. Nói tóm lại “bản chất trữ tình của ca dao bao giờ cũng mang tính phổ quát toàn dân tộc” ( Nguyễn Trường Phát, Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục).
 Để thể hiện tiếng nói cộng đồng, chủ thể của mỗi bài ca dao là cái tôi tập thể chứ không phải là cái tôi cá biệt. Do vậy nhân vật trữ tình trong ca dao có thể quy về một số kiểu nhất định: chàng trai, cô gái, người vợ, người chồng, người mẹ, người con dâu...Như vậy để tìm hiểu đầy đủ những khía cạnh, cách nhìn, thái độ của nhân dân trước một vấn đề cụ thể trong một bài ca dao, việc đặt bài ca trong hệ thống đề tài, chủ đề là việc làm cần thiết và tất yếu. Đây là con đường ngắn nhất để chúng ta có thể tìm ra tiếng nói chung của cộng đồng trước một đối tượng cụ thể nào đó.
 Ví dụ như khi dạy bài ca dao “ Thân em như tấm lụa đào...” cần đặt bài ca dao vào đề tài người phụ nữ và chùm ca dao thuộc chủ đề than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ, mở rộng ra các câu tục ngữ, truyện thơ, chèo...để thấy được cách nhìn, thái độ của nhân dân đối với người phụ nữ. Đó là niềm cảm thương thân phận bé nhỏ, bị lệ thuộc, chịu nhiều vất vả, bấp bênh ( Thân em như hạt mưa, giếng giữa đàng, miếng cau khô, trái bần trôi...), thái độ bất bình trước những bất công xã hội với quan niệm trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê ( Quan Âm Thị Kính, tiếng hát than thân của người vợ lẽ, nàng dâu...). 
Việc đặt bài ca dao vào tổng thể của đề tài, chủ đề cũng góp phần phát hiện điểm sáng tạo riêng của mỗi bài ca dao. Chẳng hạn khi dạy bài ca dao “ Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” giáo viên cần đặt chiếc cầu dải yếm trong hệ thống hình ảnh cái cầu của ca dao tình yêu để cảm nhận vẻ đẹp của nó. Trong ca dao tình yêu, cái cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số khá lớn, trở thành một biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, hò hẹn của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến với nhau. Cái cầu đó có thể là cành hồng ( Hai ta cách một con sông/ Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang), ngọn mồng tơi ( Gần đây mà chẳng sang chơi/ Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu...). Đặt trong hệ thống hình ảnh cái cầu nói trên càng thấy rõ vẻ đẹp độc đáo của cái cầu – dải yếm. Đó chính là người con gái! Người con gái muốn dùng cái vật thân thiết nhất, gần gũi nhất để bắc cầu mời mọc người mình yêu( SGV Ngữ văn 10 tập 1 – trang114). Đây không phải là cành hồng, ngọn mồng tơi – những cái ở bên ngoài họ phải mượn để bắc cầu mà là cái dải yếm của họ.Cái cầu - dải yếm đã được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của những người con gái làng quê. Trong hệ thống hình ảnh cái cầu của ca dao, cầu dải yếm là kết tinh đẹp đẽ nhất.
 Như vậy việc đặt bài ca dao vào tổng thể các sáng tác dân gian cùng đề tài, chủ đề có ý nghĩa soi chiếu qua lại để từ đó có thể đánh giá được giá trị mỗi tác phẩm một cách hợp lí và thấu đáo.
 2.3.2.4. Tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng trong bài ca dao
 Văn học phản ánh hiện thực đời sống bằng hình tượng. Ca dao cũng vậy. Hình tượng là một trong những cơ sở quan trọng thể hiện vẻ đẹp bài ca dao, chủ yếu là từ những qua sát trực tiếp hàng ngày của nhân dân. Với chùm ca dao thân em, có thể tìm được các hình tượng sau: hạt mưa, quả cau, giếng giữa đàng, hạc đầu đình, củ ấu gai, trái xoài trên cây...Phân tích bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” với hình tượng tấm lụa đào đặt trong hệ thống, ta thấy điểm gặp gỡ chung là: hầu hết những sự vật bé nhỏ, lênh đênh, không làm chủ số phận; đồng thời cũng thấy đặc điểm riêng của hình tượng này: vẻ cao sang, quý báu, mềm mại... gợi vẻ đẹp quyến rũ, kiêu sa của người con gái thời thiếu nữ. Nó cũng gợi lên sự tương phản gay gắt giữa giá trị, vẻ đẹp với số phận lênh đênh, vô định của hình tượng. Đó cũng là tiếng nói phơi bày sự bất công xã hội - nguyên nhân của số phận chìm nổi ấy.
 Như vậy vẻ đẹp của hình tượng trong một bài ca dao không chỉ mang vẻ đẹp của một hình tượng nghệ thuật đơn thuần mà ở chiều sâu của nó là cốt cách dân tộc, tiếng nói chung của một lớp người, một thời đại. Mặt khác thế giới hình tượng phong phú của ca dao vô cùng gần gũi, gắn bó với đời sống hàng ngày của nhân dân. Do vậy cảm nhận một hình tượng nghệ thuật của ca dao cũng là tìm về với cái đẹp cội nguồn, là đánh thức hồn quê, hồn đất nước trong mỗi chúng ta.
2.3.2.5. Gắn với hoạt động ngoại khóa dân gian
 Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khoá. Vì thế hoạt động ngoại khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, NXB Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381). Đây là hình thức khai thác tác phẩm văn học dân gian nhất là thể loại ca dao để làm sống lại tác phẩm trong môi trường diễn xướng thông qua các hình thức diễn bằng lời, nhạc, vũ.
2.4. Giáo án ứng dụng
 Tiết 24 - 25: CA DAO THAN THÂN YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh nắm được:
- Những đặc trưng cơ bản của ca dao, dân ca.
- Cảm nhận được tiếng hát than thân và yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao.
- Nắm được phương pháp tiếp cận và phân tích ca dao.
- Đồng cảm với tâm tư của người lao động xưa, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 Giáo viên: - Đọc kĩ SGK, SGV và các tư liệu có liên quan để nắm chắc những đặc trưng cơ bản của ca dao.
 - Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến bài học.
 Học sinh: - Đọc phần Tiểu dẫn trong SGK kết hợp với việc tìm hiểu thêm một số tư liệu khác về ca dao.
 - Đọc văn bản các bài ca dao trong SGK và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.
C. Cách thức tiến hành
 Giáo viên kết hợp sử dụng phương pháp giảng giải, giảng bình, phân tích để tiếp cận bài học.
D. Tiến trình bài học
 1. Ổn định lớp
 2. Dẫn dắt học sinh vào bài mới: Ca dao là khúc hát tâm tình của người Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn con người, giúp ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê, nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động. Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp tâm hồn ấy, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1; Tìm hiểu phần Tiểu dẫn
Gv gợi học sinh nhớ lại kiến thức đã học và dẫn d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_the_loai_ca_dao_trong_chuong.doc