SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt sẽ hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ đặc biệt là hình thành cho các em các kĩ năng : Nghe, nói, đọc, viết; học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân, Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng Việt, nó có vị trí rất quan trọng, là công cụ để hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy, để trẻ tiếp thu các môn học khác.

Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học, học sinh được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.

 

doc 14 trang thuychi01 11221
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt sẽ hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ đặc biệt là hình thành cho các em các kĩ năng : Nghe, nói, đọc, viết; học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng Việt, nó có vị trí rất quan trọng, là công cụ để hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy, để trẻ tiếp thu các môn học khác.
Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học, học sinh được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
Đọc thật sự cần thiết cho con người, không phải chỉ đối với học sinh Tiểu học. Vì vậy đọc trở thành một đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, đọc để lĩnh hội tri thức, đọc để học các môn học khác.
Hiện nay các em, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn chưa có thói quen đọc sách, chưa thích đọc sách, có đọc là đọc các mẫu chuyện vui, truyện tranh, quảng cáo. Các em chưa biết đọc để có hiểu biết về những gì đang diễn ra hàng ngày trên thế giới, đọc để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, đọc để phục vụ cho học tập vì thế vốn hiểu biết của các em rất nghèo nàn. Vì vậy giúp các em có thói quen đọc, đọc suốt đời là cả một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Từ những vấn đề đặt ra ở trên và thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa tôi rất băn khoăn, trăn trở và tìm cách thực hiện làm thế nào để các em đọc đúng, đọc tốt, đọc diễn cảm và có thói quen đọc. Những trăn trở, băn khoăn ấy đã được đền đáp khi áp dụng “Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 3 .
Tìm hiểu nguyên nhân đọc sai để xác định nội dung dạy tập đọc.
Phân tích thực trang đọc sai về những lỗi nào: Sai do phương ngữ, sai do phát âm hay sai do lí do nào khác,..
Bổ sung cách phát âm, cách luyện đọc, luyện đọc từ ngữ, luyện đọc câu.
Nêu được các bài tập ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên mà học sinh mình hay mắc phải để luyện đọc và khắc phục dần cho học sinh.
Giáo viên phải phát âm đúng, đọc đúng, đọc diễn cảm để phát huy tính tích cực của học sinh.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. Rèn kỹ năng viết đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Dạy học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê,phân tích, xử lý số liệu.
Phương pháp vấn đáp.
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành dựa trên chương trình phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt lớp 3. Do trình độ và thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nêu ra “Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3”.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Thuật ngữ “Đọc” chính là một quá trình “nhận thức” phức tạp của việc giải mã các biểu tượng để tạo ra ý nghĩa. Đọc không chỉ là “đánh vần” phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đọc được. Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình. Đọc đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm và cơ quan thính giác.
Dạy Tập đọc là dạy cho học sinh kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản, biết đọc đúng là biết chiếm lĩnh được kiến thức, sẽ tiếp nhận và xử lí được thông tin. Cái cuối cùng của dạy Tập đọc là giúp người đọc biến đổi chính xác và ngày càng nhanh các kí hiệu văn tự thành kí hiệu âm thanh đồng thời thông hiểu được những gì đã đọc. Mục đích chính của dạy Tập đọc là giúp học sinh vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt Nam thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Tuy nhiên theo nguyên tắc dạy Tập đọc ta vẫn phải chấp nhận một số cách phát âm của một số vùng miền.
Là một giáo viên mà không nhận thấy được những lỗi và những khó khăn mà học sinh gặp phải thì dạy Tập đọc sẽ không hiệu quả. Như vậy để đạt được chất lượng dạy Tập đọc cao hơn và phù hợp với nguyên tắc dạy Tập đọc, chúng ta cần phải sửa cho học sinh một số lỗi cơ bản mà ở vùng các em không đáng mắc phải, nghĩa là phải thừa nhận việc dạy đọc theo vùng . Dạy học theo khu vực là nội dung giảng dạy phải sát với phương ngữ. Nói cách khác nó phải đựơc xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh ở từng trường, từng địa phương để hình thành nội dung bài dạy. Ở một số mức độ nào đó có thể lược bớt nội dung ở sách giáo khoa xét thấy không phù hợp với học sinh vùng mình giảng dạy đồng thời bổ sung những nội dung cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trên thực tế khi dạy Tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh còn hạn chế. Đa số học sinh đọc chưa to, rõ ràng văn bản, ngắt nghỉ nhiều khi chưa hợp lí, đọc sai chính tả do phương ngữ, do ngọng. Nhiều em chưa biết thể hiện giọng đọc, trả lời câu hỏi chưa tách khỏi văn bản mà dường như đọc một phần nào đó của bài để trả lời, chưa nắm được nội dung bài. 
Đối với sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh: Đa phần phụ huynh trong lớp làm nông nghiệp hoặc công nhân, họ không có nhiều thời gian để chăm lo việc học tập cho con em mình. Một số phụ huynh nhận thức còn nhiều hạn chế, định hướng học tập cho con chưa rõ ràng. Mặt khác, một số phụ huynh cho rằng với phân môn Tập đọc con em mình chỉ cần biết đọc là được, học Toán quan trọng hơn. 
Đối với học sinh: Tuy thuộc địa bàn thành phố nhưng Quảng Cát là vùng thuần nông xa trung tâm thành phố nên ít nhiều cũng ảnh hướng đến việc phát âm tiếng địa phương, mặt khác các em còn bị ảnh hưởng bởi quan điểm của gia đình “chỉ cần đọc thông viết thạo là được”. Ngoài ra, khả năng nhận thức của học sinh chưa đồng đều, hoạt động tư duy của từng em khác nhau. Học sinh cũng thường thích học Toán hơn, vì vậy khi học Tập đọc các em chưa chú trọng lắm.
Đối với giáo viên: Bản thân giáo viên cũng có lúc chưa cảm nhận hết được dụng ý của tác giả, chưa hướng dẫn học sinh học một cách sát sao, chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ, phát âm đúng hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn ít. Thời gian dành cho việc hiểu văn bản chưa nhiều.
Nhận thấy thực trạng trên, tôi đã kiểm tra tình hình thực tế ban đầu (vào đầu năm học) khi chưa áp dụng các giải pháp bằng cách khảo sát chất lượng, kết quả thu được như sau:
Kĩ năng đọc 
Đọc hay
Đọc to, rõ ràng, chưa lưu loát
Đọc nhỏ, sai lỗi
TL
SL
TL
TL
SL
TL
2
6,2
16
50
14
43,7
Về thói quen đọc sách các em chỉ đọc theo sở thích chứ chưa ham mê đọc và tìm kiếm thông tin.
Về thói quen đọc sách 
Ham đọc sách
Có đọc
Không thích đọc
TL
SL
TL
TL
SL
TL
0
0
10
31,2
25
68,8
Đem kết quả khảo sát học sinh (về phần đọc) so sánh với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tôi rất lo lắng, trăn trở và quyết tìm các giải pháp để khắc phục những tồn tại về phần đọc cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phân loại nhóm đối tượng học sinh ngay từ ban đầu. 
Ngay sau khi nhận lớp tôi đã quan sát, kiểm tra khảo sát thấy học sinh lớp tôi đọc chưa tốt, mắc nhiều lỗi. Vì thế tôi đã phân loại đối tượng học sinh để lập kế hoạch rèn đọc.
Nhìn chung các em mắc phải một số lỗi cơ bản sau:
+ Các em đọc ê, a kéo dài giọng (Lỗi 1).
+ Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ (Lỗi 2).
+ Học sinh đọc giọng đều đều, chưa biết cách nhấn giọng (Lỗi 3).
+ Học sinh phát âm sai giữa các phụ âm (ch/tr, s/x, r/d/gi), thanh hỏi/ thanh ngã, và các nguyên âm như (uôi, ươi, o) (Lỗi 4).
+ Học sinh còn đọc tiếng địa phương (Lỗi 5).
+ Một số học sinh đọc lặp lại từ do ngọng (Lỗi 6).
+ Đặc biệt các em chưa có thói quen đọc sách (Lỗi 7).
TT
Họ và tên học sinh
Những lỗi mà học sinh thường mắc
Lỗi 1
Lỗi 2
Lỗi 3
Lỗi 4
Lỗi 5
Lỗi 6
Lỗi 7
Ghi chú
1
Hoàng Huy Anh
x
x
2
Nguyễn Khắc Gia Bảo
x
x
x
3
Phạm Thị Phương Dung
x
x
x
4
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
x
x
x
x
5
Đỗ Đàm
x
x
x
6
Nguyễn NgọcThành Đạt
x
x
x
x
7
Nguyễn Quang Đạt
x
x
x
8
Lê Văn Minh Đức
x
x
x
9
Nguyễn Quang Minh Đức
x
x
x
10
Đoàn Thế Giang
x
x
x
11
Vũ Đình Hiển
x
x
x
12
Lương Xuân Hiếu
x
x
x
13
Hoàng Kim Dung
x
x
14
Đỗ Đức Hùng
x
x
x
x
15
Đỗ Thị Thu Huyền
x
x
16
Bùi Ngọc Bảo Lâm
x
x
x
x
17
Quản Thị Thùy Linh
x
x
18
Đỗ Trúc Linh
x
19
Nguyễn Phạm Khánh Linh
x
x
x
x
20
Trần Bình Minh
x
21
Lê Sơn Nguyên
x
x
x
x
x
22
Phạm Thị Yến Nhi
x
x
x
23
Nguyễn Thị Anh Nhi
x
x
x
x
24
Nguyễn Thị Yến Nhi
x
x
x
25
Nguyễn Thị Quỳnh Như
x
x
x
26
Phạm Thị Quỳnh Như
x
x
27
Đặng Minh Sơn
28
Đỗ Duy Thái
x
x
x
x
29
Lê Thị Phương Thảo
x
x
x
30
Hoàng Anh Thư
x
31
Nguyễn Thị Thanh Vân
x
x
x
32
Nguyễn Công Vinh
2.3.2. Coi trọng công tác nghiên cứu, chuẩn bị bài. 
Để có thể rèn đọc cho học sinh đạt hiệu quả tốt, bản thân tôi nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan để xác định rõ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho từng bài. Tôi luyện đọc từ chính xác, ngắt nghỉ, đọc diễn cảm, chú ý "nghe" và "phát hiện " để nhận xét, uốn nắn và hướng dẫn các em đọc đúng. 
Để đọc mẫu tốt, tôi đã rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ thông qua sách báo, qua mạng để cảm thụ sâu sắc nhất, tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm được cách đọc hay, hấp dẫn đối với học sinh.
Tìm cách gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh tìm hiểu bài văn, cảm thụ tốt bài văn. Để từ đó các em có khả năng đọc đúng, trôi chảy và lưu loát (thể hiện nội dung cảm thụ bằng giọng đọc), có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ (thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết).
2.3.3. Tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập hiệu quả, sáng tạo trong phân môn Tập đọc.
- Giáo viên đọc mẫu chuẩn.
Việc đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó các biết được cần đọc như thế nào. 
Đọc mẫu toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào bài.
Đọc mẫu từ, cụm từ để học sinh phát âm đúng.
Đọc câu, đoạn giúp học sinh ngắt nghỉ chính xác, đọc hay.
Thấy được ý nghĩa quan trọng như vậy nên bản thân luôn luyện đọc mẫu chính xác, hay, để gây cảm hứng cho học sinh.
- Luyện cho học sinh đọc đúng.
Đọc đúng là việc học sinh tái hiện mặt âm thanh bài học một cách chính xác, không có lỗi. Không đọc thừa, đọc sót từng âm, vần, tiếng. Sau khi nắm bắt từng đối tượng học sinh mắc lỗi do đâu, tôi đã xác định cụ thể các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để học sinh rèn luyện đọc trước.
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này.
Khi học sinh phát âm không chuẩn đã đọc lại nhưng vẫn sai có thể nhờ bạn hoặc cô phát âm để đọc lại, nếu cần thiết giáo viên nêu cách sửa cho học sinh. Chẳng hạn, có những âm khó như âm “o” các em đọc “ua” thì giáo viên cần hướng dẫn từ khẩu hình miệng như khi phát âm có âm “o” phải tròn môi, luồng hơi đi ra tự do, không bị tắc.
Khi học sinh đọc sai các phụ âm r/d/gi cần phân biệt cách phát âm kết hợp cả nghĩa của từ.
Ví dụ: từ “gánh hàng rong” nếu đọc thành “ gánh hàng dong” thì nghĩa của chúng sẽ thay đổi.
+ dong: là một danh từ chỉ tên một loại củ có thể luộc ăn hoặc làm miến.
+ rong: là động từ chỉ đi lang thang đây đó, hết chỗ này đến chỗ khác, không ở yên một chỗ.
Khi học sinh đọc sai các âm tr/ ch ; s/x tôi hướng dẫn các em đọc từng tiếng như thế nào, lưỡi và môi, tiếng nào đọc phải cong lưỡi, tiếng nào đọc phải tròn môi. 
Với những tiếng có thanh hỏi tôi hướng dẫn các em cách phát âm: khi phát âm hơi phát âm trong giữa khoang miệng đi từ âm vực tầm trung sau đó xuống dấu huyền và đưa lên kết hợp với dấu sắc non. Với thanh ngã hơi phát âm sâu trong khoang miệng đi từ âm vực tầm trung đi xuống đến hết dấu nặng và đưa lên kết hợp với dấu sắc. 
Phần đọc nối tiếp câu, tôi cho các em đọc nối tiếp nhưng theo chỉ định của giáo viên chứ không đọc theo bàn hay dãy để tránh tình trạng các em biết câu mình đọc, biết đoạn mình phải đọc dẫn đến học sinh không chú ý theo dõi bạn đọc. Tôi còn yêu cầu học sinh theo dõi bạn đọc để nhận xét đúng sai rồi yêu cầu học sinh sửa sai luôn. Từ việc nhận ra sai của bạn và nghe cách sửa mà rút kinh nghiệm cho bản thân các em.
Công việc này rèn phát âm quả thật công phu, đòi hỏi mất nhiều thời gian nên yêu cầu cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng. 
Đọc đúng không chỉ là đọc đúng âm, chữ, từ mà gồm cả tiết tấu, ngắt, nghỉ, ngữ điệu vì thế cần dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong câu. Đặc biệt với các bài thơ đã có ngắt nghỉ theo luật, song có nhiều bài phá luật thì việc hướng dẫn ngắt nghỉ phụ thuộc vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp là chính.
Ví dụ: 	 Bài : Bận
	Trời thu / bận xanh /
 	Sông Hồng / bận chảy /
	Cái xe / bận chạy /
	Lịch bận tính ngày, /
	Con còn / bận bú /
	Bận ngủ / bận chơi /
	Bận / tập khóc cười /
	Bận / nhìn ánh sáng. //
 (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, tuần 7)
Thơ phản ánh hiện thực bằng phương pháp trữ tình, còn văn xuôi phải ánh hiện thực bằng phương thức tự sự, miêu tả (ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả). Mà ngôn ngữ của tác giả chính là lời dẫn chuyện, kể, tả, Khi đọc cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng ở cuối câu kể ... Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, nên phải đọc với giọng đối thoại (ngôn ngữ nói) .
- Luyện đọc nhanh.
 Đọc nhanh là phẩm chất đọc về mặt tốc độ, không đọc ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Đọc nhanh nhưng phải đảm bảo hiểu được, nghe được có nghĩa là phải đọc đúng và âm thanh vừa phải.
	Tôi đã hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Tôi thường đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Nhiều lần thực hiện như thế học sinh sẽ thi đua, cố gắng phấn đấu đọc, theo kịp những bạn đọc đạt yêu cầu.
Với một số em có thói quen đọc ê a hoặc đọc hấp tấp, liến thoắng. Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc nhiều lần ở yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác. 
	Đối với các em năng lực đọc còn hạn chế do cấu tạo bộ máy phát âm nên đọc không rõ tiếng như: líu giọng....Tôi đã kiên trì luyện đọc từng bước, kể cả cho các em thực hành nhiều ở tiết kể chuyện, tập làm văn. Lúc đầu tôi luyện đọc cho các em từng tiếng mà các em hay đọc sai, sau đó là cả câu, cả đoạn, rồi cả bài. Với em đọc ngọng tôi phải trực tiếp sửa cho các em như các em viết lại câu vừa nói hay vừa đọc để em thấy cách phát âm đó sai rồi yêu cầu đọc lại nếu em vẫn đọc sai cô đọc mẫu để em đọc theo. Đối với các em này thì không phải chỉ sửa trong tiết Tập đọc mà ở tất cả các môn cũng như khi giao tiếp trò chuyện với bạn bè, thầy cô. 
	Khi các em đọc, tôi đã kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách đọc cho học sinh một cách chân thành, cụ thể, kịp thời. Để động viên học sinh đọc tốt, tôi khuyến khích các em đọc biểu lộ tình cảm riêng mang tính sáng tạo, không dập khuôn, bắt chước giáo viên.
	Đối với giờ tập đọc có thêm yêu cầu đọc thuộc lòng, tôi dành thời gian và khuyến khích học sinh học thuộc, đọc diễn cảm tốt vài câu hoặc một hay hai đoạn tại lớp để gây hứng thú cho việc học sinh học tiếp ở nhà, chính vì vậy mà các bài học thuộc lòng trong chương trình cả lớp đều thuộc.
	Việc kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn, bài thơ đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên thực hiện. Nếu giao bài mà không kiểm tra thì rất nhiều học sinh không chịu học vì thế việc kiểm tra là nguyên tắc của tôi, lần đầu chưa thuộc thì lần hai, lần ba đến khi nào thuộc thì mới thôi, tuy nhiên với những học sinh nhiều lần không thuộc thì cũng có những hình thức phạt như thông báo về gia đình
	Đối với thời gian hoạt động ngoại khoá của lớp, để thúc đẩy cho việc rèn đọc tốt, tôi đã tổ chức cho từng nhóm, từng cá nhân thi đọc đúng, đọc hay, tổ chức đọc đóng vai trong các bài có nhiều nhân vật.
- Luyện đọc hiểu cho học sinh.
	Đọc hiểu là từ sự tiếp nhận bằng thị giác, không chú ý đến âm thanh, từ việc hiểu nghĩa từ, hiểu nghĩa câu, hiểu nghĩa đoạn mà tổng hợp nên hiểu được nội dung, cảm nhận cái hay cái đẹp của bài viết, nhận ra các biện pháp nghệ thuật tinh tế được sử dụng . 
 Hiện nay , các em đọc thầm không ghi nhớ vì thế mà trả lời câu hỏi rất hạn chế. Tôi đã làm các công việc như sau để khắc phục tình trạng nêu trên:
	Về tìm hiểu đề tài văn bản: Dựa vào chủ điểm đầu tuần để xác định đề tài văn bản. Thường thì tôi sẽ đưa ra các câu hỏi như: Bài văn , bài thơ nói về việc gì? Về cái gi? Về ai ? ... Đề tài thường được thể hiện ở tên bài, tên người, tên sự vật nên khi học sinh đọc lướt sẽ hiểu ngay. 
	 	Về tìm hiểu tên bài: Lưu ý học sinh tên bài không phải là điều ngẫu nhiên tác giả gắn vào văn bản mà điều có lí do. Do vậy tên bài thường ngắn nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được nhiều điều. Hiểu tên bài phần nào đó giúp học sinh nắm được nội dung bài nên khi tìm hiểu bài cần hướng học sinh khai thác tên bài bằng cách bám vào câu chữ để hiểu nội dung.
	Về tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài: Khi học sinh xác định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng trong bài là các em đã một phần nào hiểu văn bản vì khi đã hiểu nghĩa từ sẽ hiểu nghĩa câu, hiểu nghĩa đoạn. Trong trường hợp này tùy từng từ mà tôi chọn các cách giải nghĩa như sau: 
 + Giải nghĩa từ bằng trực quan.
	+ Giải nghĩa từ bằng cách tách thành từng yếu tố để giải nghĩa rồi hợp nghĩa cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_nham_nang_cao_chat_luong_pha.doc