SKKN Một số kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Thành Lộc -Huyện Hậu Lộc

SKKN Một số kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Thành Lộc -Huyện Hậu Lộc

Ngữ Văn là môn học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, nó còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả.

Song hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình về công việc dạy - học văn trong nhà trường như học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn, học văn theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Học sinh học văn chỉ học theo sự áp đặt của giáo viên.

Vậy nguyên nhân của vấn đề là từ đâu. Theo tôi thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người đang hàng ngày trực tiếp đứng trên bục giảng chưa có một phương pháp, một cách thức thực sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tâm lý của học sinh nên chưa tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn các em cùng tham gia vào việc học bộ môn này.

 Bắt nguồn từ thực tế đó, tôi đã không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và rồi nhận ra rằng việc xây dựng được hệ thống câu hỏi ở nhiều hình thức khác nhau cho hệ thống bài giảng đọc hiểu văn bản là vô cùng quan trọng để vừa làm tăng sự hứng thú, hấp dẫn từ phía học sinh đến với môn học vừa góp phần nâng cao chất lượng môn học trong thời kỳ hiện nay. Bởi một điều hiển nhiên là ở tất cả các bộ môn học nói chung và môn ngữ Văn nói riêng, cấu trúc của một bài học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc thoại của thầy mà là sân khấu đối thoại của thầy và trò. Ở đó người dạy tạo ra những hoạt động cụ thể và người học đáp lại bằng những việc làm của trí tuệ, cảm xúc. Phương thức hoạt động hô ứng này tất nhiên phải tìm đến một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi đa dạng phức hợp. Vấn đề đặt ra là phải soạn thảo một hệ thống câu hỏi như thế nào để bài học thực sự hiệu quả.

 

doc 17 trang thuychi01 9335
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Thành Lộc -Huyện Hậu Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỤC LỤC
1
2
I. MỞ ĐẦU
2
3
1. Lí do chọn đề tài.
3
5
2. Mục đích nghiên cứu.
3
6
3. Đối tượng nghiên cứu:
3
7
4. Phương pháp nghiên cứu:
3
8
II. NỘI DUNG
4
9
1. Cơ sở lý luận.
4
10
2. Thực trạng của vấn đề.
5
11
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
6
12
3.1. Yêu cầu các loại câu hỏi
6
13
3.2. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ dạy phần đọc hiểu văn bản 
8
14
3.3. Những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản
12
15
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
17
1. Kết luận.
14
18
2. Kiến nghị.
15
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngữ Văn là môn học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, nó còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả.
Song hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình về công việc dạy - học văn trong nhà trường như học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn, học văn theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương... Học sinh học văn chỉ học theo sự áp đặt của giáo viên... 
Vậy nguyên nhân của vấn đề là từ đâu. Theo tôi thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người đang hàng ngày trực tiếp đứng trên bục giảng chưa có một phương pháp, một cách thức thực sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tâm lý của học sinh nên chưa tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn các em cùng tham gia vào việc học bộ môn này.
 Bắt nguồn từ thực tế đó, tôi đã không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và rồi nhận ra rằng việc xây dựng được hệ thống câu hỏi ở nhiều hình thức khác nhau cho hệ thống bài giảng đọc hiểu văn bản là vô cùng quan trọng để vừa làm tăng sự hứng thú, hấp dẫn từ phía học sinh đến với môn học vừa góp phần nâng cao chất lượng môn học trong thời kỳ hiện nay. Bởi một điều hiển nhiên là ở tất cả các bộ môn học nói chung và môn ngữ Văn nói riêng, cấu trúc của một bài học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc thoại của thầy mà là sân khấu đối thoại của thầy và trò. Ở đó người dạy tạo ra những hoạt động cụ thể và người học đáp lại bằng những việc làm của trí tuệ, cảm xúc. Phương thức hoạt động hô ứng này tất nhiên phải tìm đến một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi đa dạng phức hợp. Vấn đề đặt ra là phải soạn thảo một hệ thống câu hỏi như thế nào để bài học thực sự hiệu quả.
Mặt khác, nếu các môn học khác, câu hỏi chỉ được dùng như một biện pháp dạy học bổ sung, thì ở môn ngữ Văn, câu hỏi trở thành một biện pháp hàng đầu của hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản. Hệ thống câu hỏi hợp lý khoa học không chỉ góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà nó còn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao chất lượng cũng như việc thẩm định kiến thức giáo dục hiện nay. Sự thành công của giờ dạy văn không chỉ nhờ vào kiến thức của người dạy, nội dung bài giảng, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: ý đồ thiết kế bài giảng, xây dựng hệ thống câu hỏi và việc ứng dụng các tiện ích từ công nghệ thông tin (CNTT).
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong giờ học Ngữ văn, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Thành Lộc -Huyện Hậu Lộc” để trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây, chất lượng dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ở Trường THCS Thành Lộc chưa xứng đáng với bề dày thành tích của một ngôi trường có truyền thống dạy tốt học tốt. Chất lượng mũi nhọn chưa cao, điểm thi vào lớp 10 còn thấp, chất lượng đại trà chưa bền vững... Điều đó có rất nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân vô cùng quan trọng chính là chất lượng các giờ học chưa cao, học sinh chưa ham, chưa hứng thú với môn học Ngữ văn.
Dạy văn là để dạy người, đạo đức, ý thức, sự hiểu biết Chất lượng bộ môn là vấn đề cần phải được quan tâm thích đáng hơn nữa. Làm sao để học sinh yêu môn văn và hứng thú học tập bộ môn này phần lớn phụ thuộc ở người dạy. Một giờ học văn khiến học sinh say sưa, sôi nổi, cảm thụ được hết cái hay, cái đẹp thì phải có phương pháp sư phạm tốt, phương pháp rất đa dạng nhưng then chốt nhất là hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nhằm kích thích được sự sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Thành Lộc Huyện Hậu Lộc” để trao đổi cùng đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu nhỏ này của tôi không nằm ngoài mục đích, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu:  Đề tài này chủ yếu được áp dụng trong dạy học phần đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Thành Lộc
4. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau đây :
- Phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp khảo sát thực tiễn 
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp 
- Phương pháp khái quát hóa
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/8/2018 đến 08/02/2019. Tài liệu tham khảo: Để thực hiện đề tài này tôi dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học tại Trường ĐH sư phạm, những kinh nghiệm giảng dạy thực tế, các tài liệu về phương pháp giảng dạy, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, các tài liệu thay sách giáo khoa mới và các loại sách giáo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn bậc THCS,tham khảo ý kiến đồng nghiệp
II.  NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Lí luận giáo dục hiện đại nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là người tham gia chủ động, trực tiếp vào quá trình dạy học để tìm kiếm kiến thức và lĩnh hội kỹ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng để người học có thể phát huy tối đa vai trò của mình thì các nhà giáo dục phải xây dựng được một môi trường giáo dục giúp học sinh có thể sử dụng năng lực tư duy ở mức tối đa. Môi trường ấy sẽ được xây dựng bằng các hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống câu hỏi là công cụ quan trọng để “kích hoạt” và dẫn dắt những hoạt động tương tác đó. Việc sử dụng câu hỏi trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, phán đoán, suy luận, đánh giá và giải quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng vừa rèn luyện tư duy.
Vì câu hỏi có một vai trò quan trọng như thế nên có thể nói chất lượng cũng như khả năng thành công của một bài học và một giờ dạy sẽ được quyết định chủ yếu qua hệ thống câu hỏi. Bài học ấy, giờ học ấy đã thật sự phát huy được tính tích cực của người học hay chưa; mục đích của bài học ấy, giờ học ấy có hướng đến phát triển năng lực hay không, về căn bản là do hệ thống câu hỏi quyết định. Do đó, khả năng thành công của việc thay đổi chương trình theo hướng tiếp cận năng lực sẽ phụ thuộc nhiều vào nhận thức về bản chất và mục đích của hệ thống câu hỏi cũng như năng lực thiết kế những câu hỏi này của các nhà biên soạn sách giáo khoa và giáo viên đứng lớp. 
Với chương trình sách giáo khoa mới, ở môn ngữ Văn: phần Đọc hiểu văn bản là phần quan trọng nhất không chỉ quyết định đến việc đánh giá kết quả học tập bộ môn mà còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Từ đó ta có thể rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản như sau:
Câu hỏi có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các tiết học. Nó làm thức tỉnh trí tò mò của học sinh, kích thích việc tư duy ở người học, thúc đẩy các em tìm kiếm tri thức mới. Nhờ đó học sinh được đặt vào vị trí trung tâm, vai trò chủ thể của người học mới được xác lập.
Qua suy nghĩ, trả lời hệ thống câu hỏi, học sinh không chỉ hiểu kỹ, hiểu sâu tri thức mà còn được rèn luyện, phát triển tư duy, cảm xúc ; được hình thành phương pháp cách thức phát hiện tri thức; được hưởng niềm hạnh phúc của lao động trí tuệ.
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi còn đẩy mạnh sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa người học với người học đem lại không khí đối thoại dân chủ trong giờ học. Qua đó tập cho các em thói quen hợp tác, chung sống với tập thể, cộng đồng.
Tạo cơ hội cho người học được trình bày những ý tưởng của mình đồng thời có cơ hội lắng nghe ý kiến của bạn bè để từ đó có cơ hội so sánh, đối chiếu, đánh giá và học hỏi lẫn nhau; nâng cao năng lực diễn đạt, năng lực giao tiếp cho người học.
	Về phía giáo viên việc sử dụng hệ thống câu hỏi để tổ chức dạy học giúp có được những thông tin phản hồi, từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy của mình. Tuy nhiên, trong các tiết dạy giáo viên cần chú ý đến mối quan hệ của hệ thống câu hỏi theo ba hướng cơ bản sau: Đọc - hiểu; suy nghĩ - vận dụng; liên tưởng - tích lũy của các phương pháp dạy học hiện đại.
Như vậy về mặt lí luận, người giáo viên phải nắm vững được bản chất của hệ thống câu hỏi và sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, đặc biệt là cách thức hỏi để tiết dạy thêm hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện tốt mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức.
2. Thực trạng của vấn đề:
Những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến nhiều giáo viên văn trăn trở, bối rối, buồn, thậm chí bất lực buông xuôi, đó là tình trạng học trò chán học văn, chán văn chương, rút gọn việc học văn bằng các hoạt động nhàm chán, miễn cưỡng với: nghe, ghi chép, trả bài - trong đó hoạt động nghe không còn hứng thú, hoạt động ghi không có sáng tạo và việc trả bài phần nào đúng với ý nghĩa là trả lại bài thầy cô đã giảng cho thầy cô, trả càng đủ, càng chính xác càng tốt! 
Thông qua việc dự giờ của các đồng nghiệp ở trường, trong cụm chuyên môn và ở chính nơi tôi đang công tác vẫn có nhiều câu hỏi không cần thiết phải hỏi, không kích thích được tư duy của học sinh, những câu hỏi quá dễ, quá khó hoặc quá mơ hồ, ví dụ: Em hãy tóm tắt phần tiểu dẫn; hoặc khi dạy Truyện Kiều - Nguyễn Du, giáo viên đặt câu hỏi: Em cho biết Truyện Kiều của ai? Truyện Kiều viết về ai? Viết vào năm nào? Tâm sự của Nguyễn Du là gì?, Vấn đề này là do giáo viên khi thực hiện các tiết dạy đọc hiểu văn bản không để tâm đến tính khoa học, liên tưởng, mở rộng, trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Chính từ sự không ý thức như đã nêu ở trên khiến cho tiết dạy không thành công, không đáp ứng được mục tiêu của bài học. Nếu có dự giờ kiểm tra thì chỉ đưa vào vài ba câu hỏi cốt là để cho học sinh được đứng lên ngồi xuống thay vì các em ngồi yên nghe cô giảng; có trường hợp gặp phải vấn đề mới, khó đã khiến cho thầy cô lúng túng, không lý giải, sau đó lờ luôn. Bên cạnh đó việc giáo viên không biết cách khai thác hệ thống câu hỏi hợp lý vừa không giúp học sinh nắm được bài học cũng như bộc lộ suy nghĩ, quan điểm lại vừa tạo cho không khí lớp học trở nên nặng nề, gây áp lực tâm lý, tạo cảm giác bi quan chán nản khi đứng trước những vấn đề quá khó, quá mới. Vì vậy trong những trường hợp này giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, ví dụ như xen kẽ vào đó các câu trắc nghiệm khách quan, hoặc những câu hỏi gợi mở dần dần vấn đề.
Nói như vậy cũng là để thấy được vai trò vô cùng quan trọng của các yếu tố: Người thầy, học trò, kiến thức, phương pháp... trong việc dạy tác phẩm văn chương và muốn dạy học có hiệu quả bộ môn nghệ thuật này người thầy cần đảm bảo nhiều yếu tố trong đó yếu tố mà tôi cho là quan trọng đó là việc vận dụng một cách bài bản lý thuyết về câu hỏi trong dạy văn để tránh được việc nêu câu hỏi một cách tuỳ tiện.
Vì vậy sau đây tôi muốn góp ý một vài kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong dạy học phần văn bản văn chương trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Nếu vận dụng tốt thì sẽ thu được kết quả cao. Đó cũng là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp khi đứng trước học sinh, đứng trước một tác phẩm văn chương, sự trăn trở làm sao để các em cảm thụ hết được vẻ đẹp đích thực của những tác phẩm văn học.
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Từ trước đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem là một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của người học một cách hợp lý nhất. Đó là một trong những công cụ quan trọng để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng. Hệ thống câu hỏi giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực của mình qua cách suy nghĩ, tự lực và giúp các em học bài có chất lượng cao để thể vận dụng tốt. Nó cho phép học sinh thực hành các khái niệm và quy tắc các em được học, đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho chính chúng ta - người giáo viên - kiểm tra và sửa lỗi ngay tại chỗ. Điều đó sẽ cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi để biết được học sinh có hiểu bài hay không.
Học sinh thường nhận thấy được hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị và sôi nổi, đặc biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ vui, phấn khởi tự tin hơn rất nhiều và có cảm giác thành công. Ngay cả khi những học sinh không được gọi trả lời cũng thấy tự tin hơn nếu các em cũng nghĩ được câu trả lời đúng. Cảm giác tự tin, thành công này, cùng với những lời khen ngợi và tán thưởng của giáo viên sẽ cổ vũ các em rất nhiều trong giờ học. 
Từ thực tế trên và qua quá trình thực nghiệm vào giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 tại Trường THCS Thành Lộc, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy, sáng tạo của học sinh như sau:
3.1. Yêu cầu của các loại câu hỏi: 
 - Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây được những phản ứng bên trong của HS. Chúng ta không nên đưa những dạng câu hỏi mà chỉ yêu cầu HS trả lời có hoặc không. Ví dụ: Khi dạy - học văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chúng ta không nên đặt những câu hỏi như: Đọc xong tác phẩm, em thấy Vũ Nương có phải là người phụ nữ có số phận bất hạnh không? mà chúng ta phải đặt những câu hỏi giúp HS tìm những chi tiết cho thấy số phận bất hạnh, bi kịch như thế nào? Vì sao Vũ Nương lại có số phận như vậy? 
- Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác động đến trực giác của HS. Ở dạng câu hỏi này tôi đã lựa chọn những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao. Ví dụ: Cách sử dụng các từ láy ở 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du gợi tả được điều gì? 
Tà tà bóng ngả về tây
 	 Chị em thơ thẩn dang tay ra về. 
Bước lần theo ngọn tiểu khê, 
 Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.
	Nao nao dòng nước uốn quanh,
 Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. 
Ở câu hỏi này GV giúp HS phân tích để thấy được cái vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở sáu câu cuối và bốn câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian, không gian thay đổi, nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” đã nhuộm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn, và sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh đó “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời” - “Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” .là Kim Trọng. 
- Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát. Cần có những câu hỏi nhỏ gợi ý, tạo điều kiện để HS nhận ra yêu cầu và trả lời được. VD: Khi dạy phần đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du, chúng ta có thể đặt câu hỏi: “Em hiểu gì về hoàn cảnh của Kiều qua 6 câu đầu”? Để hiểu rõ được câu hỏi này GV phải gợi mở cho HS tìm hiểu về: không gian trước lầu Ngưng Bích, thời gian Kiều bị người khóa xuân đang ở trong tâm thế như thế nàotừ đó đi đến kết luận: Đó là một khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mông, vắng lặng không một bóng người. Cái vắng lặng của thiên nhiên và cái mênh mông của đất trời đã khắc sâu vào trong lòng người với cảm giác cô đơn, lẻ loi trong tâm hồn Thúy Kiều đã dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương. Chỉ sáu câu thơ thôi, nhưng bằng nét bút tài hoa của tác giả mà bức tranh thiên nhiên hiện lên luôn làm nền cho hoạt động nội tâm của Kiều. Cảnh tình như hòa hợp làm một: cảnh buồn, tình buồn, ngổn ngang tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Kiều thể hiện sâu lắng. Qua đó chúng ta thấy được sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh để ngụ tình.
- Phải có câu hỏi then chốt, trọng tâm với mục đích yêu cầu của bài giảng, tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ, vụn vặt, không khớp với nội dung vấn đề. 
- Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng. 
Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của HS. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng HS, vào điều kiện khách quan để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp. 
3.2. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ dạy phần đọc hiểu văn bản 
Để phân loại câu hỏi trong giờ dạy - học văn, tôi đã căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, kết hợp phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn và cách lập luận về các dạng câu hỏi.. . . để chia ra các loại câu hỏi sau: 
3.2.1. Câu hỏi tái hiện 
GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Loại câu hỏi này giúp HS tái hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm như: Các hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật, nhân vật, bức tranh đời sống qua sự phản ảnhCác câu hỏi này có khả năng khơi dậy sự liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình tiếp nhận ở HS. Đó là một biện pháp được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc củng cố kiến thức vừa mới học. Ví dụ như khi giảng đoạn trích: “ Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du chúng ta có thể đặt câu hỏi để học sinh tái hiện lại kiến thức đã học: Khi miêu tả tâm trạng Kiều tác giả đã sử dụng lại bút pháp nghệ thuật gì mà em đã học trong bài “Chị em Thúy Kiều”? Hãy nêu tác dụng của bút pháp ấy trong việc thể hiện tâm trạng Kiều? (Nguyễn Du đã sử dụng lại bút pháp ước lệ khi tả Kiều. Đó là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. Trước tình cảnh bán mình chuộc cha. Nàng ngại ngùng, e thẹn, lo lắng, mỗi bước đi của người đẹp là bao hàng lệ nhỏ “Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”). Nàng buồn bã, tủi hổ, câm lặng, chấp nhận tất cả: “Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.
3.2.2. Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh hoạ. 
Loại câu hỏi này nhằm mục đích làm sáng tỏ một khái niệm, đề tài nào đó. Chúng ta lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi chúng ta biểu diễn phương tiện trực quan (băng ghi hình, phim đèn chiếu, phim điện ảnh). Ví dụ: - Khi giảng văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, chúng ta có thể cho HS giải thích nhan đề của bài thơ thôn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_dat_cau_hoi_nham_phat_huy_tinh_tich.doc