SKKN Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8, lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vân, Thành phố Thanh Hóa
Trong công tác giảng dạy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục đã chỉ đạo thực hiện. Đây là công tác giúp cho nhà trường và ngành giáo dục phát hiện những nhân tài, bồi dưỡng những nhân tài đó, tạo mầm giống tương lai cho đất nước. Việc làm đó sẽ thổi một làn gió mới vào tâm hồn các em, giúp cho các em có phương hướng, ý trí, nghị lực, niềm tin để học tập, rèn luyện bản thân tốt hơn. Ngoài ra các em cũng định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai một các phù hợp. Chính vì vậy, nó là thử thách đối với những người làm nghề dạy học. Trong những năm gần đây công tác ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi đang được các cấp, ban ngành đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức thường xuyên hàng năm đối với khối lớp 8 và lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Chất lượng mũi nhọn là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng của mỗi trường, tuy nhiên trong các kỳ thi học kỳ, thi học sinh giỏi cho thấy kết quả đạt chưa cao và chưa có tính bền vững. Xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chuyên môn nhà trường, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và uy tín của giáo viên đứng lớp cũng như uy tín của nhà trường, chính vì thế trong quá trình giảng dạy và ôn luyện tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tự nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm của mình qua quá trình giảng dạy và những kết quả các em học sinh trường THCS Thiệu Vân đã đạt được trong các kì thi học sinh giỏi những năm vừa qua, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8, lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vân, Thành phố Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8,9 ở trường THCS Thiệu Vân.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong công tác giảng dạy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục đã chỉ đạo thực hiện. Đây là công tác giúp cho nhà trường và ngành giáo dục phát hiện những nhân tài, bồi dưỡng những nhân tài đó, tạo mầm giống tương lai cho đất nước. Việc làm đó sẽ thổi một làn gió mới vào tâm hồn các em, giúp cho các em có phương hướng, ý trí, nghị lực, niềm tin để học tập, rèn luyện bản thân tốt hơn. Ngoài ra các em cũng định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai một các phù hợp. Chính vì vậy, nó là thử thách đối với những người làm nghề dạy học. Trong những năm gần đây công tác ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi đang được các cấp, ban ngành đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức thường xuyên hàng năm đối với khối lớp 8 và lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Chất lượng mũi nhọn là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng của mỗi trường, tuy nhiên trong các kỳ thi học kỳ, thi học sinh giỏi cho thấy kết quả đạt chưa cao và chưa có tính bền vững. Xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chuyên môn nhà trường, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và uy tín của giáo viên đứng lớp cũng như uy tín của nhà trường, chính vì thế trong quá trình giảng dạy và ôn luyện tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tự nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm của mình qua quá trình giảng dạy và những kết quả các em học sinh trường THCS Thiệu Vân đã đạt được trong các kì thi học sinh giỏi những năm vừa qua, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8, lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vân, Thành phố Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8,9 ở trường THCS Thiệu Vân. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp, giải pháp thích hợp cho công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Đồng thời còn góp phần khơi dậy ý thức tự giác, lòng say mê và ý trí vươn lên trong học tập của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi khối lớp 8, 9 của THCS Thiệu Vân trong các năm tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã vận dụng linh hoạt các sáng kiến: - Phương pháp nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết. - Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phân tích, tổng hợp. - Nghiên cứu tài liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, lịch sử địa phương góp phần hình thành ở các em thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Như chúng ta đã biết lịch sử vốn tồn tại khách quan, là nhưng gì diễn ra trong quá khứ nên việc giảng dạy và ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi có thể giúp các em học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, hiệu quả nhất trong việc tiếp thu kiến thức qua bộ môn lịch sử để hoàn thành mục tiêu học tập, để phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ của của mình trong cuộc sống là rất khó. Vậy làm thế nào để có nhiều em học sinh giỏi môn lịch sử và nâng cao chất lượng hơn nữa trong các kì thi học sinh giỏi các cấp, điều đó đòi hỏi ở người dạy học và ôn luyện phải có chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, biết kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu của đặc trưng của bộ môn, yêu cầu đổi mới giáo dục. Đây chính là một trong các cơ sở tôi quan tâm để trình bày, cùng trao đổi thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp, từ đó tìm ra phương pháp tốt hơn trong ôn luyện để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút nhiều học sinh yêu thích môn lịch sử. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Môn lịch sử vốn có vị trí quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, nó không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có tác dụng về tình cảm, phẩm chất đạo đức, quan điểm chính trị về nhận thức tư tưởng và khả năng hành động. Thế nhưng trong nhiều năm qua chất lượng học tập môn lịch sử ngày càng giảm sút. Những năm gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong thực tế ở nhiều trường cho chúng ta thấy trong các kì thi phổ thông trung học và đại học có rất nhiều điểm 0 môn lịch sử, thậm trí số lượng học sinh đăng kí tham gia thi môn lịch sử rất ít so với các môn học khác. Đồng thời do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cả phụ huynh thường xem môn lịch sử là môn phụ, môn học thuộc, không phải là môn tuyển sinh vào lớp 10 nên ít quan tâm đến. Thậm chí có nhiều học sinh rất giỏi về môn lịch sử nhưng không chọn môn lịch sử là mục tiêu học tập, hoặc khi các em lựa chọn thì gặp phải sự ngăn cản của cha mẹ. Điều này đã tạo khó khăn lớn đối với quá trình chọn và ôn đội tuyển học sinh giỏi về môn lịch sử, bởi vì hầu hết các em chọn các môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh, khi nào các môn khác chọn hết thì các em mới đi môn lịch sử. Chính vì vậy, thầy cô phải lựa chọn những học sinh ôn đội tuyển học sinh giỏi không theo ý muốn của mình. Đây chính là nguyên nhân chính, dẫn đến kết quả thi của các em chưa cao, dù cho giáo viên nhiệt tình, tích cực mà không được học sinh ủng hộ thì tất cả đều không có tác dụng. Qua nhiều năm bản thân tôi được phân công ôn đội tuyển cho thấy năm nào học sinh phối hợp tốt với giáo viên thì kết quả cao và ngược lại. Bên cạnh đó, các em trong đội tuyển chưa đầu tư nhiều thời gian cho môn mình được chọn ôn, bởi vì các em vừa phải đảm bảo chất lượng của các môn học, vừa phải ôn chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế về thời gian ôn. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Để phát hiện học sinh có năng khiếu đối với môn lịch sử là công việc không dễ dàng, có nhiều cách để phát hiện học sinh học tốt môn lịch sử, tùy thuộc vào khả năng, sự tư duy của từng khóa học sinh, tôi đã thực hiện lựa chọn linh hoạt đối tượng học sinh tham gia ôn luyện học sinh giỏi theo các cách sau: 2.3.1.1. Thông qua cách học tập và xây dựng bài trên lớp để từ đó phát hiện các em học sinh có sự hứng thú, yêu thích môn lịch sử Để phát hiện học sinh có hứng thú, yêu thích môn lịch sử thì trong các giờ dạy trên lớp, giáo viên cần chú ý quan sát những học sinh hay chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài, có thái độ học tập tích cực, tự giác, hay hỏi thầy cô những vấn đề chưa rõ... Đồng thời, trong quá trình dạy, khi giáo viên đặt tình huống có vấn đề từ dễ đến khó thì học sinh sẽ vận dụng các kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi thực hiện thao tác này tôi nhận thấy với những học sinh trung bình thì các em tự bằng lòng với những câu đã trả lời đúng, ngược lại với những em học sinh có năng khiếu và hứng thú học tập bộ môn thì các em không dừng lại ở đó mà tiếp tục đặt ra các tình huống có vấn đề khác để giải quyết, đồng thời tìm hiểu sự kiện lịch sử ở các góc độ khác nhau. Chẳng hạn như trong quá trình học ở lớp cũng như ở nhà các em luôn tự đặt ra các câu hỏi: “Vì sao?”, “Cần làm gì?” Ví dụ: Sau khi học xong bài Nhật Bản (lịch sử lớp 9) về những thành tựu to lớn của Nhật Bản từ năm 1950, học sinh sẽ tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao Nhật Bản là đất nước nghèo tài nguyên, liên tiếp phải chịu những thiên tai nặng nề do động đất, sóng thần gây ra nhưng Nhật vẫn phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất của thế giới. Trong khi đó Việt Nam chúng ta giàu tài nguyên, có nhiều tiềm lực nhưng nền kinh tế vẫn chưa phát triển mạnh. Và chúng ta cần phải làm gì để đưa đất nước phát triển đi lên hơn nữa. Quá trình HS tự đặt ra câu hỏi và bằng kiến thức đã học tự giải quyết câu hỏi (có thể chưa hoàn thiện và chính xác tuyệt đối), nhưng với việc tự đặt ra câu hỏi như vậy, kết hợp kiến thức đã học và kiến thức tham khảo... HS sẽ khắc sâu kiến thức và hiểu vấn đề một cách kỹ càng hơn. Mặt khác những vấn đề đặt ra mà quá khó, không giải quyết được thì HS sẽ tìm đến sự giúp đỡ của GV. Đối với tôi thì những em HS có khả năng như vậy là tiêu chí quan trọng khi chọn HSG cho bộ môn. Ngoài ra việc lựa chọn và phát hiện HSG bộ môn lịch sử cần phải lựa chọn các em HS nắm vững được kiến thức cơ bản trong chương trình phổ thông đã học và những kiến thức mở rộng liên hệ phù hợp với điều kiện thực tế ở quê hương, đất nước. Đây cũng là một khả năng cần thiết cho việc học tốt môn lịch sử. 2.3.1.2. Qua các tiết kiểm tra viết Thông qua các tiết kiểm tra viết để phát hiện học sinh có khả năng hiểu lịch sử và giải quyết vấn đề nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử của đề ra. Trong bài viết của các em, tôi đặc biệt chú ý những bài làm có khả năng thể hiện rõ ở việc xác định đúng kiến thức trong đề, biết dùng lời văn, dùng các dạng câu để trình bày, lập luận logic, có sự sáng tạo kết hợp với chữ viết đẹp, rõ ràng và nghiêm túc khi làm bài. Khi trả bài kiểm tra tôi thường nêu gương những học sinh đạt điểm cao để khích lệ tinh thần học tập ở các em. 2.3.1.3. Thông qua kết quả học tập của HS ở các lớp dưới Trong quá trình dạy đại trà, tôi đã theo dõi các em ngay từ lớp 6, 7. Bản thân tôi là GV duy nhất giảng dạy bộ môn lịch sử nên 4 năm giảng dạy các em liên tục (từ lớp 6 đến lớp 9) là cơ hội để tôi có thể đánh giá, nắm bắt được khá sát từng đối tượng HS. Hoặc căn cứ vào điểm số hoặc kết quả thi của năm trước, nhất là điểm thi qua các kì thi mà các em trải qua, đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực, điểm số không phải là cơ sở và căn cứ chủ yếu càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn học sinh có năng khiếu nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào đội tuyển. 2.3.1.4. Tìm hiểu qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi, quan tâm sát sao nhất với học sinh của lớp mình chủ nhiệm, họ có thể hiểu rõ về năng lực học tập, khả năng tiếp thu tri thức, tính tình, hoàn cảnh... của các em học sinh, vì vậy cho nên khi tham khảo ý kiến của GV chủ nhiệm, chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin hiểu biết để lựa chọn HS có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải tham khảo ý kiến của các GV bộ môn để tìm hiểu năng lực học tập của HS ở các môn học khác, kể cả các môn tự nhiên. Một HSG môn lịch sử thì đòi hỏi ngoài việc học tốt môn lịch sử còn phải học tốt các môn khác, bởi vì học lịch sử không chỉ cần biết và nhớ sự kiện là đủ mà còn phải có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, tư duy, suy luận để tìm hiểu bản chất của vấn đề. Nếu một HS học yếu các môn Toán, Lý, Hóa thì không thể có khả năng tư duy, lập luận tốt, hoặc một HS học yếu môn Văn thì không thể trình bày lịch sử một cách rõ ràng, mạch lạc được... Tóm lại người học lịch sử giỏi cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như khả năng tiếp thu và cách tiếp cận vấn đề, khả năng khái quát và nhớ các sự kiện, khả năng tư duy, suy luận, lập luận lôgic, chặt chẽ, khả năng trình bày trôi chảy, mạch lạc...Hay nói cách khác là cần phải có sự kết hợp các tố chất cần thiết của nhiều môn học, vì vậy việc tìm hiểu thông qua GV bộ môn cũng rất cần thiết khi lựa chọn HSG môn sử. 2.3.1.5. Thông qua hoạt động ngoại khoá, hướng nghiệp Thông thường hoạt động ngoại khóa được tiến hành theo chủ điểm hàng tháng, mỗi tháng có hai buổi hoạt động ngoại khóa. Khi tổ chức thực hiện, GV có thể dựa vào các chủ điểm đó để đưa lịch sử vào nội dung hoạt động, qua đó có thể phát hiện và lựa chọn được những HS có năng khiếu và có hiểu biết về lịch sử. Ví dụ: - Trong tháng 12: có sự kiện nổi bật đó là ngày 22 – 12, giáo viên tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa để học sinh tìm hiểu truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. - Tháng 2 và 3: tổ chức sinh hoạt nội dung hướng về sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cứ như vậy, dựa vào các sự kiện lịch sử tương ứng với thời gian nhất định, GV linh động tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện lịch sử, trò chơi lịch sử, hoặc sưu tầm tư liệu... Trong quá trình hoạt động, tôi nhận thấy đối với các em có năng khiếu, có kiến thức về lịch sử thường có hứng thú tham gia hơn những HS khác, chất lượng thực hiện các hoạt động của những HS này cũng hơn hẳn những HS khác. Hoạt động hướng nghiệp, giúp các em HS định hướng tương lai, nghề nghiệp cho bản thân. Khi thực hiện GV nhắm việc lựa chọn HSG vào những HS có xu hướng nghề nghiệp sau này gắn bó với các môn xã hội, bởi đây là nền tảng đầu tiên để tạo dựng lòng đam mê, sự quyết tâm theo đuổi học tập lịch sử của HS. Những buổi ôn tập hay làm bài tập trên máy chiếu, thời gian còn lại, GV có thể tổ chức cho HS chơi giải đáp ô chữ, tìm nhân vật lịch sử, hay chiếu các đoạn phim tư liệu cũng có tác dụng gây hứng thú học tập ở các em. 2.3.1.5. Trực tiếp gặp các em Mục đích gặp các em là để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, tinh thần tự giác trong học tập, có cảm giác an tâm, thoải mái, giới thiệu các em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai. Trong những năm học gần đây việc lựa chọn học sinh giỏi môn lịch sử được tôi lựa chọn linh hoạt qua cách đã nêu trên, nhưng dù ở cách nào thì tôi vẫn đặt ra các tiêu chuẩn cần có ở học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi phải là những học sinh có trí thông minh, tinh thần tự chủ, tiếp thu nhanh kiến thức, có niềm say mê và yêu thích học môn lịch sử, có năng lực tư duy tốt ở mọi khía cạnh của kiến thức, có khả năng nhớ lâu, khả năng suy diễn, giải quyết xử lý tình huống linh hoạt và hiệu quả cao, là những em có ý thức trong học tập, có ý trí vươn lên để đạt được kết quả cao. Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 và lớp 9 dự thi học sinh giỏi cấp thành phố như vậy tôi thấy rất có hiệu quả. 2.3.2. Xây dựng khung chương trình và đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với lớp bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử việc giáo viên lựa chọn kiến thức để xây dựng khung chương trình và lập đề cương ôn tập là công việc bắt buộc, góp phần quyết đinh chất lượng ôn tập và kết quả thi học sinh giỏi của các em. Để có khung chương trình và bộ đề ôn tập tốt, đầy đủ tôi đã dựa vào: - Kế họach, khung chương trình thi học sinh giỏi khối lớp 8 và lớp 9 của phòng giáo dục thành phố Thanh Hóa và của nhà trường - Các tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử từ khối 6 đến khối 9; cuốn chuẩn kiến thức – kĩ năng của bộ giáo dục và đào tạo ban hành ; tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa ; các tài liệu lịch sử tham khảo có liên quan đến nội dung ôn tập học sinh giỏi. Từ các căn cứ cơ bản nêu trên, tôi đã xây dựng khung chương trình và đề cương ôn như sau: 2.3.2.1 Xây dựng khung chương trình - Lớp 6 : + Lịch sử thế giới cổ đại. + Lich sử Việt Nam cổ đại. - Lớp 7 : + Lịch sử thế giới thời kì trung đại. + Lich sử Việt Nam từ TK X đến giữa TK XIX. - Lớp 8 : + Lịch sử thế giới cận đại từ 1566 – 1917 và lịch thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. + Lich sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. - Lớp 9 : + Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay. + Lich sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. - Lịch sử địa phương: + Thanh Hóa thời tiền sử và thời dựng nước. + Thanh Hóa thời kì chống phương Bắc đô hộ. + Thanh Hóa trong thời kì hình thành và phát triển của nhà nước Đại Việt thời Lý - Trần. + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hoá (1418 – 1423). + Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Thanh Hóa từ cuối TK XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất. 2.3.2.2. Xây dựng đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Căn cứ vào khung chương trình kiến thức lịch sử đã nêu trên, căn cứ vào kiến thức, chương trình bộ môn, cấu trúc đề thi các năm học trước mà phòng giáo dục đã tổ chức, tôi đã xây dựng đề cương ôn tập cho các em ôn khối lớp 8 và lớp 9 cấp thành phố như sau: Riêng phần kiến thức lịch sử lớp 6 và lớp 7 tôi hướng dẫn cho các em tự học ở nhà là chính, để qua đó các em có nền tảng kiến thức trọng tâm để tiếp thu một cách logic với kiến thức lịch sử lớp 8 và lớp 9. Trong đề cương bồi dưỡng tôi biên soạn chủ yếu là kiến thức lịch sử lớp 8 và lớp 9 theo chương trình học mà phòng giáo dục đưa ra. Cấu trúc đề cương gồm: kiến thức trọng tâm - câu hỏi và bài tập nâng cao, cụ thể như sau : * Lớp 8 : Những kiến thức trọng tâm theo chủ đề mà học sinh cần nắm : Thứ nhất: Phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa TK XVI đến 1917. Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ giữa TK XVI đến nửa sau TK XIX). - Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu trong các TK XVI – XVII. - Cách mạng Hà Lan: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử. - Cách mạng tư sản Anh TK XVII: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng tư sản Anh. - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì. Chủ đề 2: Các nước Âu - Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX. - Công xã Pa-ri: Nguyên nhân, diễn biến của công xã, một số chính sách quan trọng của công xã, ý nghĩa lịch sử của công xã. - Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX - đầu TK XX + Sự phát triển về kinh tế. + Những đặc điểm về chính trị, xã hội. + Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước. - Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX - đầu TK XX. + Cuộc đấu tranh của công nhân các nước: nguyên nhân, diễn biến, kết quả. + Phong trào công nhân Nga và sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Những thành tựu về kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật TK XVIII - XIX Chủ đề 3: Châu Á TKXVIII – đầu TK XX. - Tình hình Trung Quốc trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản. - Một số phong trào tiêu biểu từ giữa TK XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). - Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, các nước Đông Nam Á. - Cuộc Duy Tân Minh Trị và quá trình Nhật Bản trở thành một nước đế quốc. Chủ đề 4 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) Nguyên nhân, diễn biến và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. Thứ hai : Phần lịch sử thế giới hiện đại ( từ 1917 đến 1945) Chủ đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 - Sự bùng nổ của cách mạng tháng Hai 1917: diễn biến và kết quả cuả cách mạng tháng Hai. - Cách mạng tháng Mười 1917: diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử. Chủ đề 2: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - Những nét khái quát về châu Âu. - Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản. - Sự khủng hoảng kinh tế thế giới (1919 – 1933) và tác động của nó đối với châu Âu: nguyên nhân, diễn biến, hậu quả. Chủ đề 3 : Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939) Chủ đề 4 : Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của cuộc chiến tranh. Thứ ba, Phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918 Chủ đề 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884). - Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược. - Âm mưu và quá trình xâm lược của thực dân Pháp. - Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Kì. - Âm mưu xâm lược Bắc kì của thực dân Pháp. - Sự chống trả quyết liệt của quân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì. - Nội dung của các hiệp ước : Nhâm Tuất(1862), Giáp Tuất (1874), Hác – măng (1883), Pa – tơ – nốt(1884). - Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX. Chủ đề 2: Phong trào kháng Pháp tro
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_chon_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon.doc