SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo "nâng cao văn hóa đọc" cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Vĩnh Hùng

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo "nâng cao văn hóa đọc" cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Vĩnh Hùng

 Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới, là ngọn đuốc soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời, là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người. Thật vậy, M.Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Vai trò của sách là như vậy song để đọc và cảm nhận được sách cũng là một việc vô cùng quan trọng như đọc cái gì, đọc như thế nào, đọc ở đâu và đọc để làm gì đó là câu hỏi mà Văn hóa đọc sẽ có câu trả lời.

 Như chúng ta đã biết, Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa - là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.

 Thông qua Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa Đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển Văn hóa Đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công. Xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

 

doc 22 trang thuychi01 6712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo "nâng cao văn hóa đọc" cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Vĩnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 	Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới, là ngọn đuốc soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời, là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người. Thật vậy, M.Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Vai trò của sách là như vậy song để đọc và cảm nhận được sách cũng là một việc vô cùng quan trọng như đọc cái gì, đọc như thế nào, đọc ở đâu và đọc để làm gì đó là câu hỏi mà Văn hóa đọc sẽ có câu trả lời.
 	Như chúng ta đã biết, Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa - là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.
	Thông qua Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa Đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển Văn hóa Đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công. Xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
	Đánh giá cao tầm quan trọng của Văn hóa Đọc, những năm gần đây Bộ Văn Hoá - Thể thao và Du lịch đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm ngày hội đọc sách của Việt Nam, do Thư viện Quốc gia chủ trì nhằm khuyến khích, đưa phong trào đọc sách, báo trở thành thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ đất nước giao lưu, hội nhập quốc tế. 
	Trên thực tế, có một hiện trạng đáng báo động cho Văn hóa đọc sách của người dân Việt Nam nói chung và của giới trẻ nói riêng: nguy cơ xuống cấp cả về chất lượng sách cũng như cả số lượng người đọc. Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ là đối tượng chúng ta đang hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai chỉ thích đọc truyện tranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận đặc biệt là các sách dày, nhiều tập. Trong khi đó môi trường đọc chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng và luôn thay đổi của cộng đồng. Nguyên nhân của văn hóa đọc bị xuống cấp rõ ràng là có rất nhiều: Chẳng hạn như do bị văn hóa nghe nhìn lấn át, do quá thiếu sách hay, do trẻ em không được giáo dục thói quen đọc sách, do công tác quản lý xuất bản và do... Chính vì vậy rất nhiều ý kiến cho rằng muốn làm “thức dậy” thói quen đọc sách, thì phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. 
	Đối với các trường học, hiện nay cũng đã được quan tâm xây dựng thư viện đạt chuẩn song hiệu quả khai thác thư viện thì vẫn còn nhiều điều phải bàn, đặc biệt là một bộ phận giáo viên và học sinh vẫn còn chưa xác định rõ ý thức trong việc đọc, tầm quan trọng của việc đọc dẫn đến tình trạng thư viện nhà trường đóng cửa, thay vào đó là làm kho hoặc chỉ là kho chứa sách. Đối với trường tiểu học Vĩnh Hùng đã được công nhận thư viện Tiên tiến năm 2007, từ đó đến nay việc bổ sung tài liệu thư viện cũng như trang thiết bị cho thư viện chưa nhiều, hiệu quả khai thác chưa cao. Xuất phát từ tình hình chung cũng như thực tế của nhà trường bản thân tôi thấy rõ trách nhiệm của nhà quản lý là phải xây dựng thư viện nhà trường đảm bảo yêu cầu thu hút bạn đọc, hấp dẫn bạn đọc và khai thác tối đa hiệu quả của thư viện. Điều quan trọng là cần có được số lượng bạn đọc trong và ngoài nhà trường để nâng cao văn hóa đọc cho mọi người, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bằng thực tế công tác quản lý của mình năm học 2015-2016 tôi đã bắt tay thực hiện và xin chia sẻ Một số kinh nghiệm chỉ đạo "nâng cao văn hóa đọc" cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Vĩnh Hùng cùng đồng nghiệp góp phần nhỏ bé khai thác hiệu quả thư viện trường học và nâng cao chất lượng giáo dục qua phát triển văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh trường học nói chung trường tiểu học nói riêng. 
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm nâng cao văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Cụ thể là xây dựng, tổ chức các hoạt động của Thư viện trường học theo đúng chức năng và nhiệm vụ của nó. Thư viện thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thường xuyên khai thác, tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Là nơi thể hiện được tính đoàn kết, thân thiện sáng tạo của học sinh và cũng là nơi có thể thực hiện các hoạt động giải trí, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trên lớp. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Văn hóa đọc của cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Vĩnh Hùng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế: Điều tra tình hình cơ sở vật chất thư viện nhà trường và hoạt động của thư viện trong thời gian qua.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng đầu sách và số lượt bạn đọc của thư viện.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của thư viện lớp và thư viện trường.
Phần hai: PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Thế nào là Văn hóa đọc?
Cùng với thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách (đọc gì?) và kỹ năng đọc (đọc thế nào?) tạo thành văn hoá đọc. Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa đọc.
Theo Thạc sĩ Chu Văn Khánh đưa ra quan niệm, văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ:
+ Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa.
+ Các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới.
+ Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội.
Còn Thạc sĩ Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách, trong khi TS Lê Văn Viết quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc.
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, chúng ta hiểu rằng văn hóa đọc là khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực 
trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.
2. Vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa đọc trong trường tiểu học: 
	Như chúng ta đã biết, trong chương trình giáo dục bậc tiểu học có nhiều các môn học, các môn học được biên soạn mang tính tích hợp, tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra thì một trong những kỹ năng quan trọng được tập trung rèn cho học sinh đó là kỹ năng đọc chủ yếu ở môn Tiếng Việt. Vì vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn các nhà trường phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách có hiệu quả cao nhất, phải xác định đúng nhiệm vụ và huy động tối đa các biện pháp giáo dục. Một trong những biện pháp nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh đó là thông qua hoạt động của thư viện trường học. Trong tình hình hiện nay với sự bùng nổ của Intenet, của công nghiệp giải trí mở ra cho con người những kênh tri thức mới, trong đó có sự ra đời của văn học mạng đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học toàn cầu. Đây có thể xem là trào lưu mới phong phú và đa sắc thái thu hút một lượng độc giả khổng lồ.
	Có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa đọc đang dần bị mai một, khi giới trẻ đang dần quay lưng với sách. Ngày nay, với nhiều phương tiện giải trí nghe, nhìn phát triển thì việc cặm cụi dõi mắt trước trang sách có vẻ dần xa lạ với nhiều với nhiều người đặc biệt thế hệ trẻ.
	Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng khẳng định: "Văn hóa đọc là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội". Văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa nền tảng của kinh tế tri thức. Gần đây nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 6841/BGD&ĐT - GDTX ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông, Mầm non nhằm phát triển văn hóa đọc bằng cách đổi mới công tác thư viện các trường học.
Trong công tác chỉ đạo chuyên môn, bên cạnh việc thực hiện các chủ đề, chủ điểm để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện và rèn kỹ năng sống cho các em đang được đặc biệt quan tâm. Mặt khác công tác xây dựng thư viện chuẩn cũng là mục tiêu để các trường học trong cả nước phấn đấu. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng được thư viện đạt chuẩn rồi để điều hành đi vào hoạt động thì là một việc càng khó hơn, đòi hỏi các nhà trường phải thực sự quan tâm và thấy rõ được trách nhiệm của mình cũng như vai trò của thư viện trường học.
Thư viện là nơi cung cấp nguồn kiến thức về xã hội, thiên nhiên, con người, cuộc sống...là một trong những phương tiện nâng cao nhận thức cho mọi người. Đối với trường tiểu học Thư viện giúp cho các nhà quản lý có được những hiểu biết về Luật pháp, về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý. Giúp cho giáo viên tìm hiểu và nâng cao kiến thức chuyên môn, có được nghiệp vụ vững vàng. Đặc biệt thư viện trường tiểu học còn giúp cho học sinh có được những phút thư giản bổ ích, gây dựng niềm đam mê đọc, rèn kỹ năng đọc cho các em.
Thật vậy, nâng cao văn hóa đọc là nâng cao giá trị thư viện, giúp con người say mê đọc và biệt lựa chọn những cái cần thiết và bổ ích để đọc. Muốn làm được điều đó, nhà trường cần định hướng và có kế hoạch chỉ đạo một cách cụ thể song phải lâu dài nhằm hình thành kỹ năng cho giáo viên và học sinh để từ đó thầy giáo và học sinh tự giác coi đó là món ăn tinh thần không thể thiếu được.
3. Cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong công cuộc đổi mới của ngành giáo dục hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học là mục tiêu cơ bản nhằm đạo tạo ra nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên cho đất nước. Mà Bậc tiểu học lại là bậc học nền tảng hình thành cho học sinh những kiến thức ban đầu để các em có thể tiếp thu kiến thức ở bậc học tiếp theo. Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh thì đòi hỏi người thầy, người quản lý phải có những kiến thức nhất định, học trò phải có môi trường học tập tốt. Một trong những phương tiện nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh đó là nguồn tài liệu tại thư viện nhà trường và say mê đọc sách. 
Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua công tác xây dựng thư viện chuẩn đã được các cấp các ngành quan tâm, số lượng các thư viện trường học đạt chuẩn, đạt xuất sắc đảm bảo theo kế hoạch đề ra, song chất lượng phục vụ của thư viện có tương xứng với danh hiệu đã đạt được không? Đây là băn khoăn của nhiều người và bản thân tôi cũng đã thấy được sự buông lỏng trong việc khai thác nguồn tài liệu tại thư viện nhà trường bằng cách nâng cao văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh. 
 Để dạt được mục tiêu đó có nhiều nhóm giải pháp, chẳng hạn như nâng cao chất lượng đội ngũ, bổ sung cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học, phối kết hợp trong công tác giáo dục... tất cả những nội dung trên đều có thể thực hiện được mỗi khi các cấp các ngành cùng vào cuộc và bản thân các nhà quản lý phải trăn trở thực sự.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
1. Thực trạng: 
a. Tình hình chung về công tác xây dựng thư viện và hoạt động của thư viện trong các trường học:
	Trong những năm vừa qua, phong trào xây dựng thư viện theo tinh thần Quyết định Số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của các trường học đã được quan tâm. Đối với cả huyện Vĩnh Lộc tính đến thời điểm hiện tại đã có 12/33 trường tiểu học, trung học cơ sở đạt thư viện chuẩn, có 15/33 trường tiểu học, trung học cơ sở đạt thư viện Tiên tiến, chưa có trường học nào đạt thư viện Xuất sắc. Đặc biệt các trường Mầm non trong huyện còn rất xem nhẹ có lẽ vì từ trước đến nay chưa có sự quan tâm đến công tác xây dựng thư viện cho các trường mầm non và họ quan niệm rằng học sinh thì đang còn bé chưa biết đọc. Song bện cạnh đó điều đáng báo động là trong 2 năm học vừa qua trên toàn huyện chưa có thêm thư viện nào được công nhận thêm, phong trào này vô hình dung đã bị lãng quên. Còn các thư viện đã đạt chuẩn hay đạt tiên tiến thì hiện giờ ra sao, liệu có còn đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hay không. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc cũng đã tập trung chỉ đạo các nhà trường xây dựng tủ sách Pháp luật nhưng công tác hoạt động của thư viện các nhà trường cũng chưa có mấy khả quan. 
Phải nói rằng nói đến thư viện trường học thì tất cả các nhà trường đều có, song để thư viện hoạt động theo đúng nghĩa của nó mang lại hiệu quả trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học thì còn nhiều điều phải bàn. Các thư viện nhà trường chủ yếu được xem là nơi việc cất giữ sách và tài liệu tức là kho, còn chức năng và nhiệm vụ của thư viện chưa phát huy hết. 
b. Thực trạng Văn hóa đọc:
* Thực trạng văn hóa đọc chung:
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hưởng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hoá đọc. Chẳng cứ ở nước ta mà trên toàn thế giới, mặc cho các cảnh báo nghiêm chỉnh về sự lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ v..v..., Vì vậy trong thực tế hiện nay văn hoá nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn. Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá đọc sẽ dần dần trở lại ví trí đúng của mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được.
Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.
Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.
* Thực trạng văn hóa đọc của cán bộ giáo viên trường tiểu học Vĩnh Hùng: 
+Vài nét về nhà trường: Trường tiểu học Vĩnh Hùng có 3 điểm trường, 1 điểm ở khu trung tâm, 1 điểm ở khu Sóc Sơn, 1 điểm ở khu Hùng Đồng. Nhiều năm liền trường luôn có số học sinh đông nhất huyện. Năm học 2015 - 2016 trường có 17 lớp với tổng số 401 học sinh, thu hút 100% trẻ trong độ tuổi đến trường. Nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh được học 10 buổi trên tuần. Từ năm học 2012-2013 đến nay nhà trường đang thực hiện thí điểm mô hình trường học mới. Năm học 2015-2916, nhà trường có tất cả 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 9 đ/c đang là hợp đồng ngắn hạn. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn luôn tận tình với nghề, có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, song vẫn còn một số giáo viên việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, trình độ sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn chưa cao. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng đã phần nào đảm bảo cho việc dạy và học. Trường có 3 khu. Khu trung tâm có 10 phòng học kiên cố, khu Sóc Sơn có 8 phòng học 2 tầng, Khu Hùng Đồng có 2 phòng học cấp 4. Vậy tổng số phòng học của trường là 20 phòng, trong đó có 18 phòng học kiên cố, 2 phòng cấp 4. Các phòng chức năng đã có, thư viện trường đã xây dựng đảm bảo phục vụ giáo viên và học sinh. Các phòng học ở các lớp đã có tủ đựng tài liệu phục vụ học sinh tại lớp. Thiết bị dạy và học đang được bổ sung để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiện tại nhà trường đang duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
+Thực trạng việc tham gia đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh: Trong những năm qua, nhà trường cũng đã có thư viện song điều kiện cơ sở vật chất cũng như nhận thức của thầy và trò nhà trường trong việc đọc chưa cao nên số lượng bạn đọc đến với thư viện chưa nhiều, hiệu quả khai thác thư viện chưa đảm bảo. Học sinh tiểu học thích gần gũi với thiên nhiên, thích đến những nơi có nhiều trò chơi hơn, do đó khi đến thư viện nhà trường mà không có nhiều loại hình vui chơi thì các em dễ chán. Đặc biệt là học sinh lớp 1, đầu năm các em chưa biết đọc nên không có em nào thích đến thư viện đó là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để học sinh thích đến thư viện hơn, học sinh đến thư viện không chỉ đọc mà còn có nhiều hoạt động khác nữa thì đó cũng là một nội dung đặt ra cho nhà trường và các nhà quản lý nói chung và bản thân tôi nói riêng.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: 
Trường tiểu học Vĩnh Hùng được chọn thực hiện thí điểm mô hình trường học mới (VNEN). Trong những năm qua, chất lượng giáo dục cuối năm học có chuyển biến. Học sinh cần được rèn nhiều kỹ năng hơn, trong đó có kỹ năng đọc. Từ thực trạng trên, nhà trường đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cán bộ giáo viên và học sinh chưa ham muốn đến thư viện nhiều, chưa đọc sách nhiều, đó là:
- Thực tế thư viện trường đã đạt thư viện chuẩn năm 2007 nhưng kho sách tách riêng, phòng đọc còn hẹp, ánh sáng chưa đủ, trưng bày tài liệu khó cho việc sử dụng và chọn lựa, việc khai thác nguồn tài liệu trong thư viện còn hạn chế. Số lượng bạn đọc đến thư viện chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng của thư viện. 
- Đặc biệt nhận thức về vai trò của việc đọc chưa cao đối với cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.
- Thái độ và nghiệp vụ phục vụ bạn đọc của nhân viên thư viện chưa thực sự tốt.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
Với thực trạng trên trong quá trình thực hiện công tác quản lý tại trường tiểu học Vĩnh Hùng, tôi đã có một số biện pháp chỉ đạo nâng cao văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường trong năm học 2015-2016 như sau:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về vị trí và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc. 
 Ngay từ đầu năm học, qua các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đã dành một khoảng thời gian cho việc triển khai đến cán bộ, giáo viên nắm được các văn bản của các cấp về lĩnh vực thư viện và văn hóa đọc. Nhưng chúng ta cũng lưu ý rằng không phải chỉ có một cuộc họp đầu năm mới triển khai công việc này mà có thể triển khai trong cả năm học và bất cứ hình thức nào, thời gian nào nếu thấy cần thiết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_van_hoa_doc_cho_can.doc