SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ninh Hải

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ninh Hải

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:“ Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc Tiểu học đây là một chủ trương cần thiết, đúng đắn và đáng được quan tâm bởi trên thực tế cho thấy những năm gần đây sự bùng phát hiện tượng học sinh Tiểu học nghiện game, thường đi học trễ, hiện tượng nói trống không, xưng hô chào hỏi chưa lễ phép, rất thiếu kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lao động

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Ở bậc Tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Chính vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc bản thân, sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.

 

doc 21 trang thuychi01 9355
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ninh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:“ Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc Tiểu học đây là một chủ trương cần thiết, đúng đắn và đáng được quan tâm bởi trên thực tế cho thấy những năm gần đây sự bùng phát hiện tượng học sinh Tiểu học nghiện game, thường đi học trễ, hiện tượng nói trống không, xưng hô chào hỏi chưa lễ phép, rất thiếu kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lao động
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Ở bậc Tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Chính vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc bản thân, sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
Trong công tác giáo dục, quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Quá trình đó không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thực hiện qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL).
Thông qua hoạt động giáo dục NGLL đã củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản về văn hoá - khoa học kĩ thuật cho học sinh, trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh để học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, là một người quản lí, trong quá trình công tác của mình tôi đã rút ra: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học Ninh Hải”. 
 1.2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng ra quyết định nói riêng thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ đó đưa ra kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được áp dụng tại Trường tiểu học Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2017 - 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ các tài liệu liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập, xử lí thông tin như: xây dựng kế hoạch chuyên môn, thảo luận với đồng nghiệp, triển khai công tác, tổ chức các hoạt động phong trào, điều tra, khảo sát thực tế từ học sinh,....
- Phương pháp hệ thống thông tin, thực hành, giải quyết vấn đề như : tổng hợp ý kiến, thu thập thông tin, áp dụng vào thực tế hoạt động trong nhà trường, rút kinh nghiệm và định hướng cách làm cho bản thân.
2. NỘI DUNG
2.1 . Cơ sở lí luận.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
* Kỹ năng sống là gì?
 Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
 - Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống.
 - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
- Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói các khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
2.2. Thực trạng: 
2.2.1. Đặc điểm tình hình.
*Thuận lợi:	
Trường Tiểu học Ninh Hải nằm trên địa bàn xã Ninh Hải, thuộc khu vực xã bãi ngang của huyện Tĩnh Gia. Trường đã đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2008 và là trường đạt tiêu chuẩn cấp độ 3 năm 2017.
Trong những năm qua nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là của Phòng Giáo dục và đào tạo Tĩnh Gia. Vì vậy cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng. Sân chơi bãi tập rộng rãi .
Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người địa phương,100% giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Đại đa số các em học sinh đều chăm ngoan, ham thích hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt hoạt động ngoại khóa
*Khó khăn:
Ninh Hải là một xã bãi ngang của huyện Tĩnh Gia, điều kiện kinh tế cũng gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt hải sản, làm nông và một số đi làm công nhân giày da. 
Trình độ dân trí của địa phương so với mặt bằng chung của huyện còn thấp, sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh đến con em mình cũng nhiều hạn chế vì phải đi đánh bắt hải sản xa bờ, đi làm công nhân cả ngày nên việc học tập của học sinh chủ yếu giao phó cho nhà trường.
Đội ngũ giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác, vì một bộ phận giáo viên chưa phục vụ ở vùng khó của huyện, nên các năm học đều dao động tâm lý, trong việc luân chuyển đến vùng khó của huyện
2.2.2. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. 
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống... Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên trong thực tiễn, nhà trường và học sinh vẫn còn bỡ ngỡ trong các hoạt động NGLL, việc tổ chức và thực hiện các hoạt động NGLL vẫn còn bất cập. Tổng phụ trách Đội là giáo viên kiêm nhiệm, một bộ phận giáo viên chỉ chú trọng đến hoạt động dạy trên lớp và coi hoạt động giáo dục NGLL là một hoạt động “phụ khoá” trong nhà trường. Từ đó dẫn đến việc khai thác, kết hợp các lực lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; việc tạo ra các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, gặp hiều khó khăn, chưa được phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương quan tâm.
Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bước đi đầu tiên góp phần thực hiện thành công đề tài. Bởi vì chỉ khi nắm bắt chắc được tình hình thực tế thì mới có cơ sở để đề ra các kế hoạch, biện pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện.
 Khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT-DTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc Tiểu học, nội dung 3 là: “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Khảo sát việc giáo dục của giáo viên trong các hoạt động NGLL; khảo sát thông qua việc thực hành KNS của học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên và học sinh. 
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên thông qua các dữ liệu lưu trữ như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm chấm phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua.
*Về giáo viên:
Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức trong việc giáo dục KNS cho các em thông qua các hoạt động các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau bàn ghế ., tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo như ủng hộ người nghèo, ủng hộ bão lụt, giúp bạn gặp hoàn cảnh trong lớp bằng hình thức quyên góp, nuôi heo đất, phong trào “Cây mùa xuân” ủng hộ tết vì bạn nghèo
Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần các nội dung giáo dục kỹ năng sống cũng được lồng ghép triển khai. Cụ thể như việc tuyên truyền giáo dục về thực hiện an toàn giao thông, việc thực hiện bảo vệ môi trường của các lớp, việc vui chơi của các em trong tuần, việc phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước  
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Đội thiếu niên tổ chức như: thi vẽ tranh tuyên truyền về ma túy - HIV, bảo vệ môi trường, trò chơi dân gian Tuy nhiên qua thực tế nhiều hoạt động còn chưa có chiều sâu, kết quả còn hạn chế.
*Về phía học sinh.
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó, kiểm soát các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gỗ lẫn nhau.
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy. Lời nói chưa đi đôi với hành vi việc làm.
 *Khảo sát lớp1, lớp 2 năm học 2017-2018: Nội dung khảo sát: Kĩ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống
TSHS
Tự mặc quần áo
Giới thiệu về bản thân, gia đình
Lớp
Tự mình mặc quần áo.
Cần người lớn giúp mặc quần áo.
Học sinh tự tin giới thiệu.
Học sinh thiếu tự tin trong việc giới thiệu.
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A
35
13
37,1
22
62,9
8
22,9
27
77,1
2B
24
16
66,7
8
33,3
13
54,2
11
45,8
- Khảo sát lớp 3; 4; 5 năm học 2017 - 2018: Nội dung khảo sát: Kỹ năng lao động và vui chơi. 
TSHS
 Lao động
Vui chơi
Lớp
Tự giác, tích cực tham gia lao động
Chưa tích cực, tự giác tham gia lao động
Biết cách ứng xử phù hợp 
Ứng xử chưa phù hợp, hay cãi nhau, xô đẩy bạn.
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A
30
12
40
18
60
11
36,7
19
 63,3 
4B
34
15
44,1
19
45,9
15
44,1
19
55,9
5A
28
15
53,6
13
46,4
14
50
14
50
 *Về Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Một số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, cách ứng xử và những hành vi việc làm.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đã đưa ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này. Qua quá trình chỉ đạo thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
2. 3. Một số kinh nghiệm đã thực hiên. 
2.3.1. Lập kế hoạch quản lý, tổ chức, triển khai chủ trương.
- Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục học sinh trong trường Tiểu học, nhất là việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh qua các hoạt động NGLL.
- Lập kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động NGLL.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
Nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh; tạo sự thoải mái, thân thiện phấn khởi cho học sinh và giáo viên. Vì vậy, khi lập kế hoạch, người cán bộ quản lý cần chú ý:
- Nội dung kế hoạch phải cụ thể, khoa học.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu giáo dục trong trường Tiểu học.
- Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp.
- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động NGLL để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung“ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” là một trong 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, đồng thời đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được tích hợp vào các môn học và kết hợp giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Về mặt tổ chức, nhà trường phân công trách nhiệm một Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách tiêu chí “ Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” trong Ban chỉ đạo phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và phụ trách công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đồng chí Tổng phụ trách Đội là nòng cốt chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
 Các lực lượng phối hợp gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh, một số các ban ngành đoàn thể của xã. Các tổ khối trưởng có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động NGLL được định hướng trong kế hoạch năm học của nhà trường, và được đưa ra bàn bạc thống nhất nội dung trong đội ngũ cán bộ cốt cán để xây dựng thành kế hoạch hoạt động NGLL của cả năm học, trong kế hoạch tập trung sâu vào các nội dung nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh và trong cuộc họp cha mẹ học sinh về mục đích, ý nghĩa và vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
Hàng tháng Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch hoạt động từng tháng theo chủ đề, chủ điểm của tháng, đồng thời lập kế hoạch tổ chức hoạt động tuần của tháng đó. Tiếp đó đồng chí Phó hiệu trưởng được giao phụ trách mảng hoạt động NGLL duyệt các kế hoạch tháng, tuần. Sau khi duyệt xong các kế hoạch thì khoảng ngày 25 của tháng sẽ gửi lên gmail dùng chung của trường và niêm yết tại văn phòng để tất cả các tổ, các giáo viên nắm bắt và thực hiện soạn giảng, tổ chức triển khai kế hoạch của nhà trường trong tháng, trong tuần. Thực tế kế hoạch của trường là định hướng là sườn chung để các tổ, các giáo viên thực hiện; ngoài ra căn cứ vào tình hình cụ thể từng tổ, từng lớp trong việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống thì tổ khối và giáo viên trong tổ sẽ trao đổi và đưa thêm các nội dung phù hợp với tổ, với lớp vào để giáo dục học sinh.
2.3.2. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức các hoạt động NGLL cho cán bộ, giáo viên
 Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức điều hành các hoạt động NGLL. Giáo viên càng có năng lực tổ chức và trình độ hiểu biết sâu rộng về các mặt bao nhiêu thì việc tổ chức các hoạt động NGLL càng đạt hiệu qủa. Vì vậy để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục NGLL trong nhà trường có hiệu quả giáo viên cần:
- Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Giáo viên phải hiểu rõ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học không chỉ thông qua hoạt động dạy và học trên lớp mà còn thông qua hoạt động giáo dục NGLL. Tạo nên một quá trình giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_duc_ky_nang_song_cho_ho.doc