SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc nhằm động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên trong lao động, phát triển kinh tế cũng như trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Trong thời gian tới, để đơn vị thật sự phát huy, làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, bên cạnh các giải pháp khác thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng để công tác này thật sự trở thành động lực, đòn bẩy, thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và việc nghiên cứu, áp dụng, thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý, thiết thực, có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong đơn vị đóng một vai trò rất quan trọng. Xác định rõ vai trò của công tác thi đua - khen thưởng, để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Trong thực tiễn hiện nay để thu hút được các phong trào thi đua của các cá nhân và tập thể tham gia nhiệt tình ủng hộ, thì chức năng nhiệm vụ của công đoàn cần có sự quan tâm mạnh mẽ hơn trong công tác phối hợp với thủ trưởng, với các tổ chức chính trị ngay trong đơn vị của mình. Cần phải biết lắng nghe, chia sẻ của mọi người, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

 

doc 21 trang thuychi01 10682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc nhằm động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên trong lao động, phát triển kinh tế cũng như trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Trong thời gian tới, để đơn vị thật sự phát huy, làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, bên cạnh các giải pháp khác thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng để công tác này thật sự trở thành động lực, đòn bẩy, thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và việc nghiên cứu, áp dụng, thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý, thiết thực, có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong đơn vị đóng một vai trò rất quan trọng. Xác định rõ vai trò của công tác thi đua - khen thưởng, để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Trong thực tiễn hiện nay để thu hút được các phong trào thi đua của các cá nhân và tập thể tham gia nhiệt tình ủng hộ, thì chức năng nhiệm vụ của công đoàn cần có sự quan tâm mạnh mẽ hơn trong công tác phối hợp với thủ trưởng, với các tổ chức chính trị ngay trong đơn vị của mình. Cần phải biết lắng nghe, chia sẻ của mọi người, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Công đoàn cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong công tác thi đua khen thưởng, là một tổ chức tập hợp đông đảo lực lượng lao động. Nếu vai trò của người làm công tác công đoàn bị mờ nhạt thì dẫn đến việc tập hợp lực lượng đoàn viên và người lao động càng gặp những khó khăn trở ngại.
Xác định được những nhiệm vụ đó, Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Lương Sơn 2 trong những năm qua đã không ngừng cải tiến, đổi mới và có những sáng tạo
cụ thể hóa từng nội dung và từng hoạt động đề ra những chương trình hành động thiết thực và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
	Để tiếp tục phát huy có hiệu quả chương trình hoạt động của công đoàn, đặc biệt là công tác thi đua khen thưởng trong năm học 2016-2017 và định hướng cho nhiệm kỳ công đoàn 2017-2020. Tôi mạnh dạn chọn nôi dung sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở xác định một số nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác thi đua khen thưởng của công đoàn cơ sở thực hiện chưa có hiệu quả, đồng thời tìm ra những biện pháp hiệu quả để nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện công tác thi đua khen thưởng của các đoàn viên công đoàn cơ sở hàng năm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Sáng kiến kinh nghiệp tập trung vào nghiên cứu về một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Tôi sử dụng phương pháp này để nắm bắt thực trạng việc tổ chức đánh giá, xếp loại đoàn viên công đoàn hàng năm.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, giảng giải: Trong quá trình thực hiện công tác thi đua khen thưởng Ban chấp hành công đoàn theo dõi, giúp đỡ các tổ công đoàn thực hiện có hiệu quả.
- Phương pháp nghiên cứu về lí luận: Trên cơ sở lí luận để đề ra các phương pháp tối ưu nhất trong khi thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực hành: Tổ chức phỏng vấn trực tiếp đoàn viên.
	- Phương pháp phân tích số liệu.
 	- Phương pháp thống kê sử lí.
 	2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân - lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lí cơ quan, đơn vị; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia.
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của Công đoàn cơ sở càng ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn từ trung ương đến địa phương lớn mạnh.
Việc khen thưởng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, xuất phát từ thực tiễn của phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn trên cơ sở kết quả chấm điểm, đánh giá xếp loại cuối năm và thành tích thực hiện các đợt thi đua, các công trình sản phẩm thi đua; số lượng công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn ở các cấp công đoàn.
Việc bình xét khen thưởng đảm bảo công khai, dân chủ nhằm chọn lựa những tập thể, cá nhân thật sự tiêu biểu trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn ở địa phương, đơn vị; phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích đến phong trào của đơn vị và phong trào chung.
Tiêu chuẩn xét tặng bằng khen chuyên đề thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn số 168/HD-TLĐ ngày 10/02/2015; Hướng dẫn số 194/HD-TLĐ ngày 12/02/2015 và Hướng dẫn số 196/HD-TLĐ ngày 12/02/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các Ban chuyên đề Liên đoàn Lao động Tỉnh sẽ cụ thể hóa tiêu chuẩn và có hướng dẫn riêng cho từng chuyên đề.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Đặc điểm tình hình hoạt động Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thực trạng đội ngũ CNVCLĐ:
- Tổng số đoàn viên và nười lao động: 16 Đ/c ; Nữ: 14, tỉ lệ 87.5 %
- BCH gồm có 3 đ/c; có 1 nam và 2 nữ , có 3 Đảng viên.
- CĐCS gồm có 2 tổ: Tổ 1 và tổ 2
- Tổng số Đảng viên: 11đ/c; Nữ : 9 đ/c, tỉ lệ 81.8%.
- Trình độ Thạc sỹ: 1 Đ/c, Đại học 14 Đ/c; Cao đẳng: 1 Đ/c
+ Thuận lợi:
Công đoàn cơ sở luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Công đoàn ngành và Công đoàn cấp trên.
Có được sự giúp đỡ, phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường và sự chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ tạo điều kiện cho hoạt động Công đoàn có hiệu quả.
Các đồng chí trong Ban chấp hành trong nhiệm kì mới nhiệt tình, trẻ khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, trong sáng. Tập thể cán bộ đoàn viên công đoàn luôn đoàn kết nhất trí thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy, luôn có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn. 
+ Khó khăn:
- Trong Ban chấp hành là những đồng chí kiêm nhiệm nhiều công việc chuyên môn, có một đồng chí kinh nghiệm thực tiển hoạt động công đoàn còn ít, chỉ có được 2 đồng chí được tham gia tập huấn công tác công đoàn, đặc biệt là công tác thi đua khen thưởng.
- Công tác khen thưởng của Công đoàn cấp trên tuy đã thực hiện. Song chỉ tiêu phân bổ các danh hiệu cá nhân chưa có sự khích lệ các Công đoàn có số lượng đoàn viên ít nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của các đồng chí đoàn viên trong quá trình phấn đấu thành tích trong năm học.
- Kinh phí hoạt động còn ít ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động.
Giá cả thị trường luôn biến động và tăng theo các giai đoạn điều chỉnh lương ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm lí đoàn viên và người lao động
2.2.2. Chất lượng hoạt động Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2
 	 Keát quaû ñaït ñöôïc cuûa Công đoàn tröôøng Tiểu học Lương Sơn 2 caùc naêm theå hieän nhö sau:
Naêm hoïc
TS CNVC-LĐ
Đoàn viên Xuất sắc
Đoàn viên Khá
Xeáp loaïi CÑCS
Caáp khen CÑCS
SL
%
SL
TL
2014-2015
20
17
85%
3
15%
VMXS
LÑLÑ huyện
2015-2016
16
14
87.5%
2
12.5%
VMXS
LĐLĐ huyện
	Qua tự đánh giá chấm điểm theo Hướng dẫn 1931 của Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 27 tháng 12 năm 2014 về việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá công đoàn cơ sở, Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn tự đánh giá đạt được số điểm theo các tiêu chí như sau:
+ Tiêu chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, lao động (NLĐ) và tham gia quản lý: Tổng điểm 35 điểm – Đạt 32 điểm
+ Tiêu chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn: Tổng điểm 35 điểm- Đạt 33 điểm
+ Tiêu chuẩn 3. Công tác tuyên truyền và các hoạt động khác: Tổng điểm 20 điểm – Đạt 15 điểm
+ Điểm thưởng: 10 điểm – Đạt 5 điểm
Tổng điểm: 100 điểm – Đạt 82 điểm
Xếp loại: Vững mạnh
	Với kết quả trên có thể nói rằng trong các năm qua Công đoàn trường Tiểu học Lương Sơn 2 là Công đoàn luôn đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh ở các cấp. Tuy nhiên trong chương trình phát động các phong trào thi đua vẫn còn có những cá nhân đoàn viên còn có tính ỉ lại, ít tham gia các hoạt động, không có động cơ phấn đấu. Vì vậy kết quả đánh giá, xếp loại đoàn viên vẫn còn có những đồng chí chỉ đạt ở mức khá chất lượng đoàn viên đạt ở mức xuất sắc vẫn còn ở mức khiêm tốn. Từ những kết quả đạt được như trên Công đoàn cơ sở đã rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp trong công tác chỉ đạo thi đua khen thưởng Công đoàn như sau:
 	2.3. Những giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề
2.3.1. Lãnh đạo đơn vị cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng tổ chức Công đoàn.
Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người, của tập thể và lợi ích của đơn vị. Động cơ thi đua là lực thúc đẩy bên trong của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, là tổng hòa những nhân tố tình cảm, ý chí, niềm tin với phong trào thi đua. Động cơ thi đua hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của thi đua, thể hiện sâu sắc nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với sự lớn mạnh của đơn vị. Trên cơ sở xây dựng động cơ đúng mà xây dựng quyết tâm hoàn thành hoàn thành các chỉ tiêu, định mức của thi đua. Để làm được điều đó, ở đơn vị phải tập trung tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ đoàn viên và người lao động nắm vững mục đích, ý nghĩa chính trị - xã hội của thi đua, những quan điểm của Đảng ta và của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về thi đua, làm tốt việc giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng ăn thua, ganh đua, cục bộ, chạy theo thành tích, vì lợi ích động cơ cá nhân và những biểu hiện thiếu trung thực trong thi đua. 
Ban chấp hành công đoàn cần chỉ đạo thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất, không trọng tâm, không đúng đối tượng. 
Chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở, gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đây được xem là giải pháp then chốt, quan trọng nhất và mang tính quyết định đến hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng mà đơn vị cần quán triệt và có biện pháp thực hiện hiệu quả.
2.3.2. Thống nhất về tư tưởng trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong công đoàn cơ sở.
Việc thống nhất cao về tư tưởng trong lãnh đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ các mặt công tác nói chung và công tác thi đua, khen thưởng nói riêng đóng một vai trò quan trọng. Nó chính là “bộ não” có tác dụng điều khiển, tạo nên động lực phấn đấu đối với mỗi cán bộ, công chức của đơn vị, là tiền đề cơ bản, quan trọng nhất trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả, thành công công tác này. Không thể phát động phong trào thi đua, phát huy được tác động tích cực của việc khen thưởng, noi gương sáng điển hình tiên tiến, hay lấy thi đua, khen thưởng làm động lực, đòn bẩy để thúc đẩy các tập thể, cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc, xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao nếu tư tưởng không nhất quán, thông suốt, rõ ràng và đúng đắn.
Vì vậy, để công tác thi đua, khen thưởng phát huy tính tác động tích cực, cần có sự thống nhất cao về mặt tư tưởng, từ cấp ủy chi bộ đảng cần tăng cường sự lãnh 
đạo của mình đối với công tác thi đua khen thưởng; các tổ chức đoàn thể cần phối hợp vào cuộc một cách quyết liệt để công tác thi đua khen thưởng phát triển đồng bộ, sâu rộng, đạt kết quả và thường xuyên được duy trì; đơn vị cần xác định công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ chính trị quan trọng; mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và người lao động cần xác định tư tưởng thi đua, phấn đấu hết mình trong từng nhiệm vụ công tác, trong các lĩnh vực của đời sống, nâng cao chất lượng công tác về mọi mặt, hoàn thiện bản thân, hướng tới đạt chuẩn của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, viên chức đã được ban hành.
Thông qua các buổi sinh hoạt từ các tổ công đoàn, Ban chấp hành công đoàn nhà trường có những định hướng cụ thể về nội dung sinh hoạt và thống nhất về tư tưởng trong việc đăng ký chỉ tiêu thi đua và thực hiện công tác thi đua trong cả một năm học. Ban chấp hành động viên tư tưởng cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.
2.3.3. Công tác thi đua, khen thưởng phải gắn liền với nhiệm vụ, chính trị chuyên môn.
Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, Ban giám hiệu nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên quán triệt và cụ thể hóa các nội dung thi đua gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của mỗi cá nhân về công tác thi đua khen thưởng.
Đơn vị đã triển khai và cụ thể hóa các nội dung thi đua gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị chuyên môn của đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng tới toàn thể cán bộ đoàn viên qua đó khơi dậy, cổ vũ tinh thần đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lao động, tạo động lực cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn.
Tuyên truyền vận động cho cán bộ đoàn viên và người lao động hiểu rõ được bản chất của công tác thi đua khen thưởng không phải là ở một tổ chức nào mà nó xuyên suốt trong các tổ chức, đoàn thể chính trị, các cơ quan đơn vị. Vì vậy việc gắn kết với nhiệm vụ chuyên môn là nhiệm vụ hết sức quan trọng nếu Công đoàn biết lắng nghe, chia sẻ và động viên kịp thời thì khích lệ được tinh thần làm việc của mọi người.
Chính nhờ những kinh nghiệm như trên mà tất cả đoàn viên và người lao động đã tạo được niềm tin vào những việc làm của Ban chấp hành công đoàn, tạo cho họ những động cơ và thái độ nghiêm túc trong mọi công việc, vừa dân chủ và đảm bảo được việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đầu năm. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2.3.4. Nâng cao nhận thức, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ đoàn viên đối với công tác thi đua, khen thưởng.
Bên cạnh sự lãnh đạo sâu sát của Cấp ủy, Chi bộ, lãnh đạo của đơn vị, sự thống nhất trong tư tưởng và hành động trong chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua thì trách nhiệm, sự nỗ lực, ý thức của mỗi đoàn viên đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó phát huy được sức mạnh của cả tập thể trong việc phấn đấu, hướng tới mục tiêu chung của toàn Ngành. Do đó, các đơn vị cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các hình thức phù hợp như có văn bản triển khai sâu rộng đến toàn đơn vị, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác thi đua khen thưởng, tổ chức các cuộc thi viết về chủ đề thi đua khen thưởng, Qua đó, nhằm làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, công chức,viên chức ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mình đối với công tác này.
Tổ chức chuyên đề về công tác thi đua khen thưởng
2.3.5. Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
Việc phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” phải được đặc biệt coi trọng; quan tâm lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực và đòn bẩy phấn đấu cho các cán bộ, công chức, viên chức. Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Phát hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi người lãnh đạo đơn vị phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và thành tích của từng tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua. Phải thông qua phong trào thi đua để phát hiện ra những điển hình tiên tiến. Khi điển hình tiên tiến xuất hiện, dù là còn mới, còn nhỏ phải nhanh chóng bồi dưỡng điển hình ngày một hoàn thiện, hoàn chỉnh, trở thành mẫu mực để toàn đơn vị học tập. Nội dung bồi dưỡng toàn diện trên tất cả các mặt, chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực, động cơ thi đua đúng đắn, ý thức trách nhiệm, biết giữ gìn và phát huy tác dụng trong mọi thời gian, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện phong trào thi đua, khắc phục tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, tự cao, tự đại. Bồi dưỡng các điển hình tiên tiến bằng nhiều biện pháp như giao nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với động viên, khích lệ, đặt ra yêu cầu cao để họ phấn đấu rèn luyện. Tránh hiện tượng áp đặt, chủ quan cố tạo ra điển hình, khắt khe trong xây dựng điển hình hoặc đề cao quá mức phản tác dụng.
Cần lưu ý rằng việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn.
2.3.6. Tiêu chí đánh giá công tác thi đua khen thưởng Công đoàn
- Từ năm học 2012-2013 Ban chấp hành đã dự thảo Qui chế đánh giá xếp loại đoàn viên và đưa ra toàn thể đoàn viên góp ý và xây dựng. Từ năm học đó đến nay hàng năm Ban chấp hành đều xin ý kiến bổ sung, điều chỉnh quy chế từ các đoàn viên công đoàn. Vì vậy tính đến thời điểm hiện tại Quy chế đánh giá, xếp loại đoàn viên đã tương đối hoàn hảo. Toàn văn quy chế được thể hiện các nội dung như sau:
QUI CHẾ
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
NĂM HỌC 2016 - 2017
(Ban hành theo Quyết định số 02/QĐ- CĐCS ngày 26 tháng 09 năm 2016 của Chủ tịch CĐCS trường Tiểu học Lương Sơn 2).
(Được trích ở các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Quy chế)
Điều 4. Cách phân loại đoàn viên công đoàn cơ sở
 	- Được xếp hàng tháng, kỳ, cả năm theo 3 mức (Xuất sắc, khá, Yếu kém)
Điều 5. Quy định đánh giá
Tổng điểm tối đa để đánh giá xếp loại đoàn viên là 20 điểm. Được phân chia theo các tiêu chí như sau:
Điều 6. Những tiêu chí đánh giá và mức điểm cụ thể
1. Công tác chuyên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_cong_tac_thi_dua_khen_thuong.doc