SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn có hiệu quả ở trường THPT Triệu Sơn 2

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn có hiệu quả ở trường THPT Triệu Sơn 2

1. Người xưa từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên ”(Trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- Thân Nhân Trung).[1]

Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà Nước ta luôn coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu Việt Nam”[2], luôn xác định “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [3] là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới.

Bộ giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là chú trọng tiếp tục xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn; khuyến khích và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong học tập; các học sinh có năng khiếu được học với chương trình nâng cao phù hợp với năng lực và nguyên vọng của các em; những năm trước, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải ba trở lên còn được tuyển thẳng vào Đại học theo nguyện vọng.

Chính vì vậy mà có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

 

doc 21 trang thuychi01 10471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn có hiệu quả ở trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Người xưa từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên ”(Trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- Thân Nhân Trung).[1]
Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà Nước ta luôn coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu Việt Nam”[2], luôn xác định “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [3] là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới.
Bộ giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là chú trọng tiếp tục xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn; khuyến khích và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong học tập; các học sinh có năng khiếu được học với chương trình nâng cao phù hợp với năng lực và nguyên vọng của các em; những năm trước, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia từ giải ba trở lên còn được tuyển thẳng vào Đại học theo nguyện vọng...
Chính vì vậy mà có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
2. Năm nào cũng vậy, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá đều tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi THPT. Kì thi này nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn học. Đồng thời, kết quả của cuộc thi này cũng là một căn cứ, một “kênh” thông tin quan trọng để Sở giáo dục và đào tạo đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế, hàng năm, trường THPT Triệu Sơn 2 vẫn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thầy và trò.
3. Nghề dạy học là một nghề “Cao quý nhất trong những nghề cao quí nhất”[4]. Người dạy học không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Thầy cô giáo vừa là người giúp các em lĩnh hội tri thức và vân dụng nó một cách linh hoạt vào cuộc sống, vừa chính là những kỹ sư xây đắp tâm hồn bao thế hệ học sinh. Người giáo viên dạy môn Ngữ văn càng có nhiều ưu thế nhất trong việc này.
Niềm vui sướng đối với người thầy người cô là đào tạo ra những học sinh học giỏi, chăm ngoan, thành đạt, có đạo đức, có nhân cách tốt đẹp, biết cư xử đúng với chuẩn mực đạo lí dân tộc... Nhưng một trong những niềm vui sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi . Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của người thầy. Là một giáo viên Ngữ văn đứng lớp giảng dạy hơn mười năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua nhiều năm học, tôi đã nhận thức sâu sắc được điều đó. 
4. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia giảng dạy. Mối băn khoăn luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi là: Làm thế nào để khơi dậy được tình yêu cháy bỏng về môn văn cho học sinh? Làm thế nào để học sinh đạt kết quả tốt nhất trong bài thi với ba tiếng đồng hồ mà không phải tiếc nuối khi ra khỏi phòng thi? Làm thế nào để học sinh đạt giải cao nhất như niềm mong mỏi của cả cô và trò?
5. Tôi đã tìm hiểu và tham khảo nhiều tài liệu, sách báo, tìm kiếm trên in-ter-net để thu thập những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi THPT... nhưng nhìn chung chưa thấy có nhiều chuyên đề trình bày thật sự hệ thống, thấu đáo, đầy đủ về vấn đề này.Và đặc biệt trong những tài liệu đó chưa bày tỏ một số suy nghĩ, quan điểm, kinh nghiệm...giống như cá nhân tôi trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
6. Năm học 2016 – 2017, đội tuyển Học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THPT Triệu Sơn 2 tham dự kì thi HSG tỉnh và đã đạt kết quả rất cao, cụ thể là: Đạt 05/05 giải, trong đó có 01 giải Nhất, 03 Giải Nhì và 01 giải Ba, xếp thứ 01 trên 106 trường THPT trong toàn tỉnh.
 Với tất cả mọi nỗ lực của cá nhân trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn (đặc biệt là học sinh lớp 12) qua một số năm học; với cả niềm mong ước và hy vọng là được trao đổi kinh nghiệm dạy học cùng đồng nghiệp, mong nhận được sự góp ý chân thành của những người trong nghề; và mong góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh nhà... tôi lựa chọn đề tài : Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn có hiệu quả ở trường THPT Triệu Sơn 2.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Việc tôi áp dụng những giải pháp trong sáng kiến trên vào việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn trước hết để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học, nhằm đạt kết quả cao nhất trong kì thi Học sinh giỏi môn Văn cấp tỉnh.Vì đây là một thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. 
Thứ hai, những giải pháp này nhằm tạo được sự phấn khởi trong học tập, nhất là tạo được hứng thú cho học sinh trong các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, tránh được sự dàn trải về kiến thức.
 Sau nữa, việc nghiên cứu đề tài còn là cơ hội để tôi củng cố, bồi đắp và nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân. 
Đây cũng là dịp tốt để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm dạy học sinh giỏi với các đồng nghiệp của mình - không chỉ trong trường THPT Triệu Sơn 2 mà còn là các đồng nghiệp nói chung khi đang tham gia giảng dạy môn Ngữ văn..
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc áp dụng một số giải pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi có hiệu quả ở môn Ngữ văn cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2(chủ yếu là học sinh hai lớp 12A1 và 12A2).
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập thông tin lý luận ở các bài tham luận, trên Internet
2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
Sử dụng các phương pháp : Quan sát, điều tra, phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
3. Phương pháp chuyên gia.
- Tham khảo kinh nghiệm của một số đồng nghiệp làm công tác bồi dưỡng đội tuyển HSG lâu năm ở trong trường và các trường phổ thông trong tỉnh. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt - khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ văn chương, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết bài ( nhiều em có thể viết bài gửi các báo, có những đề tài nghiên cứu phù hợp với lứa tuổi). 
Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Đó là yêu cầu của ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường và cũng là mục tiêu của người bồi dưỡng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau dồi không ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
 Qua một số năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi (Từ lớp 10 đến lớp 12, chủ yếu là học sinh lớp 12) tôi đã có được những thành công nhất định và trên cơ sở ấy đúc rút ra một số kinh nghiệm. Vậy nên với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn thiết tha là được trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, chia sẻ, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh nói chung. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới chủ yếu của sáng kiến kinh nghiệm .
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Những thuận lợi và khó khăn đối với giáo viên khi thực hiện đề tài
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
1.1. Thuận lợi
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
+ Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; đồng nghiệp nhiệt tình, hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy...
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài:
+ Là một giáo viên nhiệt tình và tâm huyết, tôi thường xuyên nghiên cứu giảng dạy, dành nhiều thời gian để suy ngẫm về chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng. Vì thế qua từng năm công tác kinh nghiệm giảng dạy cũng được tích luỹ phong phú hơn.
1.2. Khó khăn
- Chất lượng đầu vào (lớp 10) không cao, ít có những học sinh đam mê và có tư chất văn chương thực sự .
- Tài liệu, sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng.
- Do xu hướng lựa chọn nghề nghiệp gần đây của xã hội mà tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao đối với môn Ngữ văn (Bởi vì môn Ngữ văn trong nền kinh tế thị trường có đầu ra khá thấp so với các môn tự nhiên, điều kiện và cơ hội xin việc làm rất khó đối với những ngành có bộ môn Ngữ văn). Việc thuyết phục học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn khó hơn so với các đội tuyển tự nhiên, nhiều em yêu văn nhưng lại gặp sự phản đối từ gia đình...
- Chất lượng đội tuyển không đồng đều, áp lực trong việc phải có giải và đạt giải cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên và cả học sinh...
2. Thực trạng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
Tôi ra trường và giảng dạy môn Ngữ văn vào tháng 10 năm 2004 tại trường THPT Quan Hoá, đến tháng 7 năm 2008 tôi chuyển công tác về trường THPT Triệu Sơn 2. Tính đến nay tôi cũng đã dạy học được 13 năm. Trong thời gian dạy học tại trường THPT Quan Hoá tôi cũng đã có hai năm học được giao trách nhiệm chính trong việc bồi duỡng học sinh giỏi. Tôi cũng đã có nhiều cố gắng song hiệu quả công việc chưa cao. 
Kết quả cụ thể là: 
+ Năm học 2005 - 2006: đội tuyển gồm 03 em nhưng không đạt một giải nào.
+ Năm học 2006 - 2007: đội tuyển 02 em thì có một em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh.
Tại trường THPT Triệu Sơn 2, những năm học từ 2007 - 2008 trở về trước, số lượng giải học sinh giỏi văn hàng năm cũng khá thấp, dao động từ 2/10 đến 4/10 học sinh.
Từ năm học 2008 - 2009 đến nay, đặc biệt là ba năm học (2014 - 2015, 2015 - 2016 và 2016 - 2017), sau khi tôi và một số đồng nghiệp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Số lượng và chất lượng giải đều tăng lên (Sẽ chứng minh ở phần kiểm nghiệm). Đó là điều vui mừng không thể nói hết bằng lời.
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN CÓ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố: đó là có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, sự quan tâm sâu sắc từ phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường ; là sự ủng hộ, tạo điều kiện của gia đình học sinh, của giáo viên chủ nhiệm... nhưng quan trọng nhất vẫn là hai yếu tố giáo viên đứng lớp và học sinh.
Phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng phong phú, khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tiếp nhận văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin tập trung vào những giải pháp mà bản thân tôi đã và đang làm cũng như những điều tôi chiêm nghiệm được qua thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Tôi (và đồng nghiệp của mình trong tổ Văn trường THPT Triệu Sơn 2) đã rút ra những kinh nghiệm hữu hiệu sau đây trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
1. Người giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp
Như trên đã nói, thực tế dạy học văn ngày nay gặp rất nhiều rào cản, mà những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: có thể là do chương trình quá nặng, do giáo viên dạy kém nhiệt tình, tâm huyết, hoặc do xu hướng, thực trạng của nền kinh tế thị trường đã khiến nhiều gia đình định hướng cho con em họ không theo những môn khoa học xã hội...trước khá nhiều bất lợi như thế, người giáo viên phải làm thế nào để dạy tốt môn văn và khiến học sinh yêu thích, say mê? Đó là câu hỏi làm trăn trở mỗi trái tim, đánh động lương tâm nghề nghiệp của biết bao thầy cô và cả những nhà quản lí giáo dục.
Cá nhân tôi nhận thấy, muốn làm cho học sinh yêu thích môn Ngữ văn, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này, điều trước tiên là người giáo viên dạy văn phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và thổi bùng ngọn lửa ấy vào các em học sinh.
Người giáo viên phải thật sự yêu bộ môn văn và xem việc giảng dạy là trách nhiệm, sứ mệnh cao cả, vinh quang. Bởi vì việc thầy cô yêu nghề, yêu môn văn sẽ là tiền đề tốt nhất để động viên, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; đó cũng là động lực để thầy cô cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với tưng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả, làm cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương.
Thật vậy, kinh nghiệm quí giá này tôi rút ra được sau năm học 2006 – 2007, lúc đó tôi còn dạy học ở THPT Quan Hoá. 
Thật ra, nói một cách khách quan, chất lượng học sinh miền núi bao giờ cũng có những hạn chế nhất định so với học sinh miền xuôi. Vì thế mà trong các kì thi, nhất là thi học sinh giỏi toàn tỉnh thường không có giải hoặc giải không cao. Tuy nhiên lí do chính là do bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh.
Năm học 2005 - 2006, đội tuyển văn của trường THPT Quan Hoá rất ít vì không có nguồn từ trước đó. Khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi không cho thi mà trực tiếp chọn luôn 03 học sinh (căn cứ vào kết quả và năng lực của các em trên lớp). Có thể nói là tôi đã “bắt cóc” ba em vào đội tuyển.Tôi hướng dẫn cho học sinh tự học, tôi đã dạy một số chuyên đề nhưng cũng không hết được vấn đề cơ bản. Tôi cũng không tự tin là học sinh của mình 
có thể đạt giải, vì từ trước tới thời điểm đó chưa có một học sinh nào đạt giải học sinh giỏi tỉnh môn văn. Hơn nữa tôi nghĩ “Học sinh của mình xuất phát điểm rất thấp, có dạy thì cũng không thể tiến bộ vượt bậc được, làm sao có thể đọ sức được với những học sinh miền xuôi giỏi giang, lại học ngày học đêm?”. Vì thế, nhiều lúc lòng nhiệt tình và sự quyết tâm của tôi không còn nữa. Kết quả năm đó không em nào đạt giải.
Đến năm học 2006 – 2007, tôi tiếp tục dạy lớp 12 và có nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển. Năm đó tôi chỉ chọn 02 học sinh là Phạm Văn Long và Nguyễn Hà Phương, cả hai em đều dân tộc Thái. Tôi đã động viên các em rất nhiều để khích lệ tinh thần, và ba cô trò đều cố gắng (phần vì trách nhiệm nặng nề, phần vì trong thâm tâm tôi vẫn mong học sinh của mình có thể đạt giải). Có khi học sinh phải học cả ban đêm. Tôi giao bài tập cho các em viết rồi đọc, sửa chữa...kết quả năm đó em Hà Phương đạt giải khuyến khích cấp tỉnh. Niềm vui vỡ oà trong tôi. Tôi nhận ra rằng không có gì là không thể, nếu mình nhiệt tình, biết động viên học sinh và luôn khát khao chiến thắng thì sẽ góp phần quan trọng đem lại thành công. Dù rằng kết quả còn vô cùng khiêm tốn nhưng nó là động lực giúp tôi bước tiếp hành trình gian nan của mình.
Năm học 2016 – 2017, sau 13 năm cố gắng không biết mệt mỏi trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đội tuyển học sinh giỏi của trường THPT Triệu Sơn 2 đã được xếp thứ nhất trên 106 trường THPT trong toàn Tỉnh (Học sinh đạt giải Nhất là em Dương Hồng Hà – lớp 12A1 do tôi trực tiếp dạy trong ba năm).
Vì thế tôi thiết nghĩ, ngày nay dù càng nhiều những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới ra đời, các thầy cô giáo có thể tham khảo nhiều cách thức khác nhau và áp dụng vào công tác giảng dạy. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì thầy cô cũng chỉ có thể thành công khi chủ động được kiến thức và thật sự tâm huyết , “sống chết” với nghề.
2. Chủ động phân loại học sinh, phát hiện ra những học sinh có khả năng về môn văn để tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi
Đây là công việc mà tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ Văn trường THPT Triệu Sơn 2 đã và đang làm để có thể phát hiện và lựa chọn được những học sinh có tư chất, những ứng viên vào đội tuyển.
Để có được những học sinh giỏi văn trong đội tuyển của nhà trường, trong quá trình dạy tôi luôn chú ý để tìm ra những hạt nhân sáng giá nhất. Đầu tiên, tôi chú ý đến những em có đầu vào lớp 10 cao hơn những em khác (từ 7 điểm trở lên). Sau đó tôi theo dõi quá trình học tập lớp 10 của các em qua các điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, qua kết quả thi học sinh giỏi trường (nếu có), rồi gặp gỡ, động viên...để tạo nguồn cho đội tuyển.
Bằng việc làm này, hằng năm tôi và đồng nghiệp đã lựa chọn được một số học sinh có tố chất, yêu thích môn văn...để chuẩn bị cho việc thành lập đội tuyển chính thức khi các em học lớp 12. 
Tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi là khâu quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng đội tuyển.Vì thế từ năm học 2008 – 2009, khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi ( cùng với một đồng nghiệp nữa), tôi rất chú trọng việc này. Làm thế nào lựa chọn được những em học sinh yêu và đam mê văn học? Làm sao chọn lựa được những em có tư chất tốt và siêng năng, cần cù luyện tập để gặt hái được những kết quả tốt nhất? Những câu hỏi ấy cứ làm tôi trăn trở mãi. 
Thời gian từ năm học 2008 - 2009 đến 2013 - 2014, tôi cùng với đồng nghiệp đã tiến hành lựa chọn đội tuyển chính thức bằng cách: cho học sinh đăng kí dự thi tuyển, sau đó tiến hành thi chọn rất nghiêm túc, chặt chẽ, theo cấu trúc đề học sinh giỏi. Tôi chấm và chọn ra những bài viết đạt từ 10,0 điểm trở lên ( thang điểm 20). Tiếp tục dạy một thời gian ngắn (2 tuần), rồi cho thi tiếp vòng 2, chọn lấy 15 em theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. Tôi lại dạy 2 tuần nữa, chọn ra 12 học sinh. Cuối cùng chọn 10 học sinh trong đội tuyển chính thức. Lúc này khoảng cuối tháng 11, còn khoảng hơn 3 tháng là đến kì thi HSG cấp tỉnh.
 Chúng tôi tập trung dạy rất tích cực (theo kế hoạch đã chuẩn bị) để một mặt vừa cung cấp kiến thức cho các em, mặt khác rèn kĩ năng làm bài và giúp các em ổn định tâm lí khi thi. Trong những năm học ấy, đội tuyển HSG của Triệu Sơn 2 phủ giải từ 75% đến 100%. Tuy nhiên chất lượng giải chưa cao.
Từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017 (3 năm – một khóa học sinh), tôi và đồng nghiệp đã làm khác đi trong việc chọn đội tuyển. Chúng tôi nhận ra rằng, muốn có chất lượng thật tốt thì phải đào tạo từ “gốc” chứ không phải chỉ có mình “ngọn”. Nghĩa là việc tuyển chọn phải thực hiện ngay từ lớp 10 và phải tranh thủ thời gian bồi dưỡng liên tục qua ba năm học mà không đợi đến lớp 12, vì khi ấy thời gian gấp gáp, hiệu quả sẽ không cao. 
Thứ nữa, phải chọn đúng đối tượng. Không phải ngay từ đầu ta đã có sẵn “Ngọc” mà phải “Đãi cát tìm vàng”. Tôi đã học theo một số kinh nghiệm của thầy Lê Văn Khải - giáo viên trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa. (Xem phụ lục 1). Có thể nói giải pháp này đã phát huy hiệu quả tối đa.
3. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển và phân công người dạy rõ ràng
Song song với việc thành lập đội tuyển, tôi đã lập bản kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển và dự kiến người dạy hỗ trợ với mình (Căn cứ vào sở trường của mỗi người mà phân công chuyên đề dạy phù hợp) để trình tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu xét duyệt.
Trong kế hoạch tôi dự kiến các chuyên đề ôn luyện, số tiết thực hiện...Thông thường kế hoạch của tôi gồm các nội dung sau: Tên chuyên đề; thời gian thực hiện; người thực hiện; số tiết cho từng chuyên đề; thời gian kiểm tra chất lượng lần 1, 2, 3, 4; người chấm bài.
Khi làm được điều này, tôi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mo.doc
  • docBìa skkn.doc.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docphụ lục skkn 2017.doc