SKKN Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp

SKKN Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp

- Hiện nay các kỳ thi học sinh giỏi lới 12, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ môn Địa lý đều có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế đáp ứng yêu cầu của đề bài.

- Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy hoc, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiên để học tập, rèn luyện các kỹ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn cho các em trong các kì thi môn Địa lí. Do vậy Atlat Địa lí Việt Nam không thể thiếu trong giảng dạy và học tập Địa lí lớp 12 -THPT.

- Đặc biệt theo chương trình đổi mới của Bộ GD-ĐT thì kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu từ năm học 2016 -2017 thi theo hình thức trắc nghiệm. Như vậy đòi hỏi học sinh không chỉ biết khai thác Atlat mà còn phải rèn luyện để có kỹ năng khai thác Atlat nhanh nữa.

- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam gồm 27 trang, thể hiện các vấn đề về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - lao động, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, Tuy nhiên tôi chỉ đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một vấn đề nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy, ôn tập cho học sinh.

Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp ” - chương trình Địa lí 12 THPT

 

docx 20 trang thuychi01 6643
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề
2
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
2.3.1. Giải pháp
3
2.3.2. Tổ chức thực hiện
3
2.3.2.1. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 21
3
2.3.2.2. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 22
8
2.4. Hiệu quả
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay các kỳ thi học sinh giỏi lới 12, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ môn Địa lý đều có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tếđáp ứng yêu cầu của đề bài.
- Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy hoc, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiên để học tập, rèn luyện các kỹ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn cho các em trong các kì thi môn Địa lí. Do vậy Atlat Địa lí Việt Nam không thể thiếu trong giảng dạy và học tập Địa lí lớp 12 -THPT.
- Đặc biệt theo chương trình đổi mới của Bộ GD-ĐT thì kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu từ năm học 2016 -2017 thi theo hình thức trắc nghiệm. Như vậy đòi hỏi học sinh không chỉ biết khai thác Atlat mà còn phải rèn luyện để có kỹ năng khai thác Atlat nhanh nữa.
- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam gồm 27 trang, thể hiện các vấn đề về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - lao động, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế,Tuy nhiên tôi chỉ đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một vấn đề nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy, ôn tập cho học sinh.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp ” - chương trình Địa lí 12 THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiên đề tài “Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp ” - chương trình Địa lí 12 THPT, tôi hướng tới mục đích:
- Cần xác định cho học sinh hiểu rằng: nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức trong Atlat sẽ bị bỏ sót, đặc biệt là kiến thức về sự phân bố cụ thể, số lượng, qui mô, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng Địa lí, sẽ không được đề cập đầy đủ và hợp lí. Vì thế khi các em có kỹ năng dử dụng Atlat thành thạo các em sẽ dễ dàng làm chủ kiến thức một cách toàn diện mà chủ động chứ không thụ động.
- Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần biết phân tích các biểu đồ, số liệu,trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của đối tượng địa lí. Các biểu đồ thể hiện trong Atlat là một kênh thông tin không thể thiếu đối với học sinh, vì bài tập kỹ năng vẽ biểu đồ là một khâu bắt buộc trong đề thi của các kì thi học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia hiện nay. Nếu các em còn lúng túng với cách nhân diện biểu đồ thì có thể dựa vào các dạng biểu đồ trong Atlat để tham khảo.
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam một cách hiệu quả thì học sinh không còn khó khăn khi phải nhớ nhiều số liệu, địa danh,vì trong Atlat khá đầy đủ các biểu đồ, các số liệu, sự phân bố các đối tượng địa lí,và các em học sinh được phép sử dụng trong phòng thi.
Do vậy nếu học sinh có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học tập và ôn thi Địa lí sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nó giúp học sinh hình dung được tình hình phân bố và phát triển của các đối tượng địa lí theo không gian lãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế phải ghi nhớ máy móc. Từ đó học sinh có thể phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp, nắm vững kiến thức hơn, đạt kết quả cao trong các kì thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa Địa lý 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
- Atlat địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sơ lý thuyết: Sưu tầm, tìm đọc các tài liệu liên quan.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng công thức toán học thống kê để thấy được kết quả đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
	- Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có từ lâu. Nhưng việc sử dụng thường xuyên vào giảng dạy và học tập ở bộ môn Địa lý lớp 12 nhiều nơi vẫn còn hạn chế.
	- Khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam đối với học sinh còn khó khăn, trìu tượng, Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, bài làm của các em.
	- Khi học sinh có kỹ năng tự nghiên cứu, khai thác kiến thức thì các em có thể tham khảo nhiều tài liệu, sách giáo khoa và trên mạng Internet, để phục cho việc học 
	Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một đề tài nhỏ đó là “ Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí công nghiệp ”, chương trình Địa lí 12 THPT.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
	- Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện để khám phá, tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nó diễn giải các vấn đề địa lí. Atlat là nguồn cung cấp kiến thức thông tin tổng hợp, hỗ trợ rất lớn các em trong các kì thi môn Địa lí.
	- Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng Atlat trong thực tế còn nhiều khó khăn. Đa số học sinh chưa thấy hết được tầm quan trọng của Atlat nên trang bị chưa đầy đủ, ít khi sử dụng. Mặt khác học sinh có Atlat còn yếu về kĩ năng sử dụng để khai thác thông tin từ Atlat. Từ đó việc học tập Địa lí chưa có hiệu quả cao.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Giải pháp:
Bước 1: Hướng dẫn cho học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ, phương hướng của một số đối tượng địa lí thể hiện trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và trang 22 ( công nghiệp chung và các ngành công nghiệp trọng điểm)
Bước 2: Cách thể hiện tỉ lệ của bản đồ, kí hiệu, chú giải, các biểu đồ,
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp làm để khai thác kiến thức có trong Atlat về phần công nghiệp chung và các ngành công nghiệp trọng điểm
2.3.2. Tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 (công nghiệp chung)
Trang 21 có một bản đồ đó là bản đồ công nghiệp chung, tỉ lệ 1:6.000.000.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 kết hợp trình chiếu lên màn hình powerpoint, gọi một học sinh xác định phương hướng trên bản đồ và các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích:
Cụ thể
- Bản đồ công nghiệp chung:
Nội dung chủ yếu của trang bản đồ thể hiện những đặc điểm chung của công nghiệp Việt Nam và sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp.
– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này ta có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang).
– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đề tìm hiểu và có gợi ý, hướng dẫn làm bài.
 Nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 1:
Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, trong các tỉnh, tỉnh nào có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm dưới 0,1% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước?
A. Ninh Thuận. B. Bình Thuận. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, nhóm ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước phân theo nhóm ngành của nước ta là
A. công nghiệp khai thác.
B. công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.
C. công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. công nghiệp chế biến.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành nước ta là:
A. Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến.
B. Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.
C. Giảm trọng giá trị sản xuất công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước và công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến.
D. Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khai thác.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, khu vực kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế là:
A. Khu vưc Nhà nước. B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Khu vực công nghiệp chế biến. D. Khu vực ngoài Nhà nước.
Câu 5: Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2007 so với năm 1994 tăng
A. 1,3 lần. B. 8,1 lần. C. 1,8 lần. D. 9,1 lần .
Câu 6: Căn cứ vào biểu đồ tròn “cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước ta phân theo thành phần kinh tế” thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài nhà nước ta năm 2007 so với năm 2000 tăng
A. 9,9 % B. 8,9 %. C. 10,9 %. D. 7,9 % .
Câu 7: Căn cứ vào biểu đồ tròn “cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước ta phân theo thành phần kinh tế” thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài nhà nước ta năm 2007 so với năm 2000 tăng
A. 4,1 lần B. 1,6 lần. C. 1,5 lần. D. 1,4 lần .
Câu 8: Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 21, tỉnh nào có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 10 nghìn tỉ đồng?
A. Ninh Thuận. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam
Câu 9: Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 21, tỉnh nào có giá trị sản xuất công nghiệp từ 0,5 - 1 nghìn tỉ đồng?
A. Ninh Thuận. B. Quảng Ninh. C. Thanh Hóa. D. Quảng Nam.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2000 so với năm 2007 khu vực có tỉ trọng giảm là
A. khu vực nhà nước. B. khu vực ngoài nhà nước. 
C. khu vực công nghiệp chế biến. D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
* GV gợi ý : Ở nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 1 này các em phải khai thác được những vấn đề sau của Atlat trang 21:
- Phần “giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh” phải xác định được các nền màu tương ứng với các mức giá trị sản xuất công nghiệp.
- Khai thác thông tin, xử lí được số liệu của cả 3 biểu đồ đó là: 
 + Biểu đồ cột “ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm” 
 + Biểu đồ tròn” cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước ta phân theo thành phần kinh tế” năm 2000 và năm 2007.
 + Biểu đồ tròn” cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước ta phân theo nhóm ngành kinh tế” năm 2000 và năm 2007.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trả lời các câu hỏi dựa vào Atlat, trong khi đó giáo viên trình chiếu.
* Giáo viên củng cố và đưa ra đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
Đáp án
A
D
C
B
C
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
B
C
A
Nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 2:
Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí?
A. Hải Phòng. B. Việt Trì. C. Vũng Tàu. D. Biên Hòa.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh được xếp theo thứ tự qui mô giá trị sản xuất công nghiệp từ lớn đến bé là:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên.
B. Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.
D. Bắc Ninh ,Hưng Yên, Hà Nộ, Hải Phòng.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất?
A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu. C.Thành phố Hồ Chí Minh. D. Hà Nội.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp Đà Nẵng bao gồm các ngành 
A. cơ khí, đóng tàu, dệt may, hóa chất, vật liệu xây dựng.
B. đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
C. cơ khí, đóng tàu, dệt may, hóa chất, điện tử.
D. đóng tàu, dệt may, hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào không phải là trung tâm công nghiệp?
A. Biên Hòa. B. Phan Thiết. C. Thủ Dầu Một. D. Bảo Lộc.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào có qui mô sản xuất công nghiệp cao nhất trong các trung tâm công nghiệp dưới đây?
A. Hạ Long. B. Hải Phòng. C. Hà Nội. D. Hải Dương.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nước ta có giá trị sản xuất trên 120 nghìn tỉ đồng là 
A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Nội và Biên Hòa.
C. Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. D. Biên Hòa và Vũng Tàu.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nước ta có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng?
A. Cần Thơ. B. Phan Thiết C. Hải Phòng. D. Biên Hòa.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ. B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng Bằng Sông Cửu Long. D. Đồng Bằng Sông Hồng và vùng phụ cận.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, trong cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Biên Hòa không có ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.
C. Công nghiệp dệt may. D. Công nghiệp điện tử.
* GV gợi ý : Ở nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 2 này để khai thác được các yếu tố của bản đồ công nghiệp chung thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 21 cần phải:
- Kết hợp với trang 2 thuộc Atlat địa lí Việt Nam nhận diện các kí hiệu công nghiệp.
- Kết hợp với trang 2 thuộc Atlat địa lí Việt Nam nhận diện qui mô khác nhau của các trung tâm công nghiệp qui ước theo giá trị sản xuất (dưới 9 nghìn tỉ đồng, từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng , từ 40 - 120 nghìn tỉ đồng, trên 120 nghìn tỉ đồng)
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trả lời các câu hỏi dựa vào Atlat, trong khi đó giáo viên trình chiếu.
* Giáo viên củng cố và đưa ra đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
Đáp án
B
A
C
C
D
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
C
A
B
A
B
2.3.2.2. Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 ( Các ngành công nghiệp trọng điểm)
* Công nghiệp năng lượng.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22( quan sát bản đồ công nghiệp năng lượng) kết hợp trình chiếu lên màn hình powerpoint, gọi một học sinh xác định phương hướng trên bản đồ của các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích
Cụ thể:
GV hướng dẫn cho học sinh :
Nội dung chính thể hiện trên bản đồ công nghiệp năng lượng là các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các cụm diezen, các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, các mỏ than, mỏ dầu đang khai thác, hệ thống đường dây tải điện (500 KV, 220 KV) và các trạm biến áp. Trên bản đồ này ngoại trừ hệ thống đường dây tải điện được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến, các đối tượng còn lại đều được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu. Ngoài ra còn có các biểu đồ: thể hiện sản lượng dầu thô, than sạch, điện và tỉ trọng của công nghiệp năng lượng trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Đây là những nội dung nhằm thể hiện rõ thêm sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam.
– Về cơ cấu, SX điện năng bao gồm nhiệt điện và thủy điện, trong đó thủy điện chiếm chủ yếu.
 – Về phân bố, các nhà máy nhiệt điện tập trung ở khu vực ĐBSH và vùng phụ cận, do ở đây có nguồn nguyên liệu than và thị trường tiêu thụ. Lớn nhất là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, công suất 440.000 KW, dự kiến xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, công suất 600.000 KW. Khu vực ĐNB có các nhà máy (kể tên và công suất) bởi có nguồn nguyên liệu dầu mỏ và khí đốt, thị trường tiêu thụ lớn.
– Các nhà máy thủy điện tập trung ở TDMNBB, Tây Nguyên, ĐNB do ở đây có nguồn thủy năng to lớn (kể tên các nhà máy ở từng khu vực và công suất).
– Hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp.
– Các mỏ than, dầu khí đang được khai thác.
– Khai thác biểu đồ để biết sản lượng khai thác và tốc độ tăng trưởng của than, dầu, điện, tỉ trọng của ngành năng lượng trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp.
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đề tìm hiểu và có gợi ý, hướng dẫn làm bài
Nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 3:
Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) trong nhà máy điện sau đây nhà máy điện nào là nhà máy thủy điện?
A. Thác Mơ. B. Phú Mỹ. C. Thủ Đức. D. Bà Rịa.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) sản lượng điện nước ta năm 2007 so với năm 2000 tăng
A. 2,4 lần B. 2,5 lần. C. 3,4 lần. D. 4,4 lần .
Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) sản lượng khai thác than sạch nước ta năm 2007 so với năm 2000 tăng
A. 2,1 triệu tấn B. 30,9 triệu tấn C. 20,9 triệu tấn. D. 3,1 triệu tấn.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp năm 2007 so với năm 2000 
A. tăng 2,6 % B. tăng 3,6 % C. giảm 2,6 % D. giảm3,6 %
Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) các mỏ dầu ở thềm lục địa phía Nam nước ta là:
A. Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng.
B. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng.
C. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải, Rồng.
D. Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Lan Tây.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) trong nhà máy điện nào không thuộc vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thác Bà. B. Hòa Bình . C. Cửa Đạt. D. Tuyên Quang.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam chạy từ
A. Hòa Bình - Thủ Đức B. Hòa Bình - Phú Lâm 
C. Hòa Bình - Pleiku D. Đà Nẵng - Phú lâm 
Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượng) trong nhà máy thủy điện sau đây nhà máy thủy điện nào đang xây dựng?
A. Thác Bà. B. Hòa Bình. C. Sơn La. D. Tuyên Quang.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 (công nghiệp năng lượ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_ki_thuat_khai_thac_atlat_dia_li_viet_nam_phan_di.docx