SKKN Một số kĩ năng Giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn

SKKN Một số kĩ năng Giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn

 Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tình cảm,trí tuệ,thể chất và những kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp các cấp học cao hơn,đào tạo các em phát triển toàn diện. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới.

Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động. Môn toán ở bậc tiểu học sẽ giúp các em có những kiến thức cơ bản ban đầu về toán học như: số tự nhiên, số thập phân, phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.Hình thành các kĩ năng toán học, đo lường và giải toán ứng dụng thực tế, góp phần phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lý, cách diễn đạt lô gic, kích thích trí tưởng tượng góp phần hình thành biện pháp tự học, làm việc có kế hoạch, khoa học,chủ động, linh hoạt, sáng tạo và còn là công cụ giúp các em có kĩ năng sống và học tốt các môn học khác.

 Như chúng ta đã biết trong giai đoạn hiện nay, xu hư¬ớng chung của sự đổi mới phư¬ơng pháp dạy học ở bậc tiểu học, là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là ngư¬ời tổ chức, định h¬ướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới. Hình thành cho học sinh cách học, để các em có một công cụ vững chắc để các em bước vào đời .

 

doc 19 trang thuychi01 6500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ năng Giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung                                                                                       Trang
 1. MỞ ĐẦU...........................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................. ...1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................ ..2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................... ...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................. ..2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..2
2.1. Cơ sở lí luận ...............................................2,3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............3,4, 5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.............. 5- 16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường............................. 16,17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........17
3.1. Kết luận..17
3.2. Kiến nghị17,18
1 . MỞ ĐẦU
1.1 . Lí do chọn đề tài
 Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tình cảm,trí tuệ,thể chất và những kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp các cấp học cao hơn,đào tạo các em phát triển toàn diện. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới.
Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động. Môn toán ở bậc tiểu học sẽ giúp các em có những kiến thức cơ bản ban đầu về toán học như: số tự nhiên, số thập phân, phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.Hình thành các kĩ năng toán học, đo lường và giải toán ứng dụng thực tế, góp phần phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lý, cách diễn đạt lô gic, kích thích trí tưởng tượng góp phần hình thành biện pháp tự học, làm việc có kế hoạch, khoa học,chủ động, linh hoạt, sáng tạo và còn là công cụ giúp các em có kĩ năng sống và học tốt các môn học khác. 
 Như chúng ta đã biết trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học, là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới. Hình thành cho học sinh cách học, để các em có một công cụ vững chắc để các em bước vào đời .
 Chương trình toán lớp một, quán triệt cơ sở tư tưởng toán học hiện đại trong trường phổ thông, mang tính hiện đại , tính thực tiễn, tích hợp các nội dung bài học, tinh giản kiến thức lí luận, tăng cường thực hành vận dụng, giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Bên cạnh đó giúp học sinh hình thành phương pháp tự học tập, tự phát hiện vấn đề dựa trên đồ dùng trực quan, vốn sống để lĩnh hội kiến thức. Hình thành và phát triển khả năng tư duy, khả năng giao tiếp và sự hợp tác của học sinh. Chương trình phù hợp với nhận thức, sức khỏe của học sinhViệt Nam ở độ tuổi lớp một.
 Giải toán có lời văn ở tiểu học giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. 
 Đối với học sinh lớp một, tư duy lô gíc chưa phát triển, cơ bản mới là tư duy cụ thể. Toán có lời văn lại là mảng kiến thức trìu tượng đối với học sinh nên việc lĩnh hội, tiếp nhận tri thức giải các bài toán có lời văn đối với các em bước đầu gặp nhiều khó khăn.. Các em chưa nắm vững được trình tự các bước để giải một bài toán. Mặt khác một số em đọc chưa thông nên việc hiểu được yêu cầu của đề là rất khó.
 Do nhận thức về vấn đề trên như thế Năm học 2018-2019 với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và mảng kiến thức giải toán có lời văn nói riêng nên tôi đã chọn đề tài : “Một số kĩ năng Giúp học sinh lớp một giải toán có lời văn.” để góp phần phát triển năng lực.tư duy độc lập cho các em .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Từ thực tế dạy học toán ở lớp một tôi đã đi sâu vào nghiên cứu phương pháp dạy dạng bài “giải Toán có lời văn’’ để giúp học sinh có thêm phương pháp học dễ hiểu, dễ nắm bắt được nội dung kiến thức của bài hơn.
 Học giải toán có lời văn, giúp các em luyện tập củng cố vận dụng các kiến thức kĩ năng, thao tác thực hành đã được rèn luyện kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập, sáng tạo, linh hoạt khêu gợi khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi và có thể coi việc học giải toán có một vị trí rất quan trọng .
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Kĩ năng giải toán có lời văn lớp một.
 - Học sinh khối 1 cụ thể là học sinh lớp 1A trường Tiểu học Phú Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, nên cần có những con người lao động năng động, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới đang diễn ra từng ngày. Một trong những quan điểm dạy học hiện đại đó là tích cực hóa hoạt động học của học sinh trong quá trình dạy học. Trong dạy học toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động những kiến thức đã được học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng tốt để luyện tập thực hành. Điều này đòi hỏi giáo viên trong mỗi tiết dạy phải tăng cường các yếu tố giải quyết các câu hỏi, các bài tập, tình huống...để học sinh tìm ra tri thức và chiếm lĩnh tri thức đó.
 Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:
- Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, cách viết, so sánh các số tự nhiên....
- Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ dài, khối lượng thời gian, .... Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các số đo đơn giản.
- Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp.
- Biết cách giải và trình bày bài giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện đúng quy trình bài toán.
- Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp...
- Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. Và như chúng ta đã biết việc giải toán có lời văn ở lớp một là chương trình hoàn toàn mới và khó. Việc hoạt động học tập đối với các em còn mới mẻ. vì thế qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy trong quá trình dạy học toán ở lớp một gặp rất nhiều khó khăn cho học sinh đặc biệt là giải toán có lời văn. Trong mạch kiến thức toán ở tiểu học thì kiến thức giải toán có lời văn là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp một.Trước tình hình đó, là một giáo viên, tôi suy nghĩ rằng mình phải tìm ra một số biện pháp giảng dạy phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại của học sinh, đồng thời giúp bản thân tích lũy thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm nhằm giúp các em giải tốt các bài toán có lời văn. Bởi vì: Đối với lớp một thì vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy logic của các em còn rất hạn chế. Nhiều khi với một bài toán có lời văn, các em có thể thực hiện đúng phép tính nhưng không trả lời hoặc lí giải là tại sao em lại đặt được phép tính như vậy. Thực tế cho thấy học sinh thực sự lúng túng khi giải một bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải. chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải...vv, mà làm bài một cách rập khuôn, bắt chước.
2.2 . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : 
 Trong quá trình giảng dạy ở tiểu học đặc biệt là dạy học sinh lớp một, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp một. Nguyên nhân là do trẻ mới bắt đầu được tiếp xúc làm quen với dạng toán này mà tư duy của các em chưa có sự logic mới chỉ dừng lại ở cụ thể, trực quan sinh động. Cho nên khi gặp dạng toán này các em vô cùng lúng túng, với các thao tác tư duy như quan sát, so sánh, phân tích...quả là một thử thách không nhỏ trong khi nhiều em đọc chưa thông, viết chưa thạo, nhiều em đang còn phải đánh vần từng chữ dẫn đến đọc được đề bài nhưng không hiểu được đề bài nói gì. Vì vậy để các em đọc và hiểu được đề toán và giải được bài toán có lời văn là vô cùng khó khăn. 
 Năm học 2018 - 2019 tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 1A với 28 học sinh, đa số các em có bố mẹ làm nông nghiệp nên việc quan tâm kèm cặp cho các em học tập còn hạn chế, một số phụ huynh thì chưa hiểu cách giải và cách trình bày một bài toán giải có lời văn như thế nào, cho nên việc hướng dẫn con em mình cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh lớp một học tập và rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn đòi hỏi giáo viên phải kiên trì tỉ mỉ, tận tâm, tận lực với các em, tránh nôn nóng. Qua thực tế tôi rút ra một số nhận định sau:
*Về phía giáo viên:
 - Giáo viên yêu nghề, hăng say với nghề nghiệp, tận tâm, tận lực với học sinh, gần gũi với học sinh khi hướng dẫn các em học tập và vui chơi. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
 - Việc dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức theo kiểu áp đặt, chưa chú ý phát huy tính tích cực, chủ động phát hiện kiến thức ở học sinh.
 - Trong quá trình dạy, giáo viên chưa chú trọng đến việc phân tích đề bài, xác định từ khóa mấu chốt của bài toán mà giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc đề bài, gọi học sinh lên bảng làm rồi nhận xét đúng, sai.
 - Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho học sinh khi dạy những bài trước. Đối với những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, hầu như học sinh đều làm đúng phép tính nên giáo viên chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào đặt phép tính và tính kết quả mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
 - Một số giáo viên chưa linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức dạy học, vì thế chưa tạo được hứng thú học toán cho học sinh.
*Về phía học sinh:
 - Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp một, tư duy mới chỉ ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển mang tính trực quan là chủ yếu. Mà mạch kiến thức giải toán có lời văn lại tương đối trìu tượng nên học sinh gặp nhiều khó khăn.
 - Việc đọc trơn ở một số em chưa tốt cộng với các em chưa hiểu rõ ý nghĩa các thuật ngữ toán học trong bài toán nên còn nhầm lẫn.
 - Nhiều em không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải nên có khi lại nêu lại câu hỏi của bài toán.
 - Một số em sức khỏe chưa đảm bảo, quá nhỏ so với những em cùng lứa tuổi, một số em đọc còn chưa thông nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn. Nhiều em thiếu sự quan tâm của gia đình đối với việc học của các em vì bố mẹ các em đi làm ăn xa, phó mặc cho cô giáo, phó mặc cho ông bà ở nhà.
 Từ những khó khăn trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu đưa ra một số biện pháp giúp các em không những đọc thông, viết thạo mà còn giúp các em học tốt môn toán, biết trình bày bài toán giải đúng quy cách và khoa học hơn.
 Kết quả của thực trạng:
 Ngay từ những ngày đầu của học kỳ 2, sau khi học sinh được tiếp cận với dạng toán giải có lời văn, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán, nhất là mảng kiến thức giải toán có lời văn, tôi đã tiến hành khảo sát kiểm tra chất lượng học sinh lớp mình phụ trách năm học 2018 - 2019. Tôi ra đề khảo sát cho học sinh như sau: 
 Đề toán: Có 5 con gà, có thêm 4 con gà đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
- Sau khi khảo sát chất lượng tôi thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Viết câu lời giải đúng
Viết đúng phép tính
Viết đúng đáp số
Trình bày bài đủ và đúng
1A
28
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
25
9
32
6
21.5
6
21.5
 Với chất lượng ban đầu như vậy, tôi suy nghĩ, trăn trở tìm tòi giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh hoàn thành, giảm tối thiểu tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của vấn đề trên. Tôi đã tìm hiểu sưu tầm, tham khảo tài liệu liên quan đến việc giải toán có lời văn như sau:
* Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình lớp một đặc biệt là nội dung mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp một.
* Các giải pháp cụ thể cho hoạt động học tập theo các mức độ khác nhau.
- Hướng dẫn học sinh giải toán theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Chú trọng đến việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh.
 2.3.1. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn toán ở lớp một và đặc biệt là mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp một.
 a. Trong chương trình toán lớp một, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa đưa ngay “ Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 23 học sinh mới được chính thức học cách giải “ Bài toán có lời văn”. Song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm dạng toán này ngay tứ bài phép cộng trong phạm vi 3.( Bài luyện tập tuần 7).
- Bắt đầu từ tuần 7 đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “nhìn tranh nêu phép tính”. Ở đây học sinh làm quen với việc:
+ Xem tranh vẽ.
+ Nêu bài toán bằng lời.
+ Nêu câu trả lời.
+ Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
-Từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời. Sau đó nêu cách giải và tự điền số, phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống. Ở phần này không còn tranh vẽ nữa.
- Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh có tiền đề giải toán có lời văn là chuẩn bị cho học sinh cả về cách viết câu lời giải và phép tính. Chính vì vậy ngay sau các bài tập “ Nhìn tranh điền phép tính thích hợp”. Chúng ta cần phải đặt thêm những câu hỏi để học sinh trả lời miệng.
- Tiếp theo trước khi chính thức học “ Giải toán có lời văn”. Học sinh được học dạng bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn gồm 2 thành phần chính. Đó là cái “đã biết”, và cái “phải tìm”. Vì vậy có thể nêu mục tiêu của tiết này là chỉ giới thiệu cho học sinh hai bộ phận của một bài toán:
+ Những cái đã biết.( Dữ kiện)
+ Cái phải tìm.( Câu hỏi)
 Loại bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “bài toán có lời văn.”
 b. Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán “Thêm - bớt”; “Tìm tất cả- còn lại”
- Bài toán “Thêm”. 
 Ví dụ: “ Lúc đầu, tổ em có 6 bạn. Sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?”
- Bài toán “ Bớt”.
 Ví dụ : An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bóng bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
 - Bài toán “ Bớt”.Dạng tìm số hạng
 Dạng này khá phổ biến, đôi khi có bài biến tấu một chút, dạng này ít vì hơi khó.
 Ví dụ: Lớp 1A có 28 bạn, trong đó có 13 bạn nam. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nữ?
 Các bài toán ở lớp một phải đảm bảo tính cập nhật, Gắn liền và gần gũi với cuộc sống xung quanh đối với học sinh. Từ nội dung trên với những yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp một là các em bước đầu biết vận dụng các kiến thức kĩ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường gặp.
 Việc giải và trình bày các bài giải theo đúng quy trình giải toán có lời văn giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy( so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tượng) cho học sinh.
 Học giải toán ở lớp một còn là tiền đề để học sinh học tốt việc giải các dạng toán cơ bản ở các lớp trên.
2.3.2 Giúp học sinh chuẩn bị cho việc học giải toán.
 Đây là bước đầu các em được học giải toán, nên ở học kì 1 chủ yếu tôi giúp học sinh thực hiện các thao tác xem tranh vẽ, tập phát biểu bài toán bằng lời, tập nêu câu trả lời và điền phép tính thích hợp ( với tình huống trong tranh)
* Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp. ( Được bắt đầu từ tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập)
+ Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
Ví dụ : Sau khi xem tranh vẽ SGK trang 63.
Hướng dẫn học sinh nêu: Trên cành cây có 3 con chim đang đậu. Thêm 2 con bay đến đậu. Hỏi trên cành cây có tất cả mấy con chim?
Học sinh tập nêu câu trả lời: Trên cành cây có tất cả 5 con chim.
* Cho nhiều học sinh tập nêu. Học sinh khá, giỏi nêu trước, học sinh trung bình và học sinh yếu nêu sau, để dần tạo cho các em có kỹ năng nhìn tranh nêu đề toán cũng như cách trả lời yêu cầu của bài toán. Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: “ thêm” có nghĩa là: “cộng” Sau đó các em hiểu và tự viết phép tính thích hợp vào ô trống: 3 + 2 = 5
Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85.
và qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi làm dạng bài tập như trên. Đó là:
 - Xem tranh vÏ.
 - Nªu bµi to¸n b»ng lêi.
 - Nªu c©u tr¶ lêi
 - §iÒn phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng trong tranh.
 Đây không chỉ là chuẩn bị cho học sinh bước lấy đà làm nền tảng cho việc 
“ Giải toán có lời văn ” mà còn rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh, nên bước đầu tôi cho vài học sinh khá giỏi nêu trước sau đó tôi khuyến khích, động viên các 
em học trung bình, học yếu trả lời lại. Khi các em đã làm quen được rồi, tôi lại khuyến khích, động viên các em học trung bình, học yếu nêu trước, khi các em nêu được thì cổ vũ các em bằng những lời khen cùng với những tràng vỗ tay của các bạn giúp các em mạnh dạn và tự tin. Đối với học sinh lớp một, bước đầu để các em làm quen với giải toán có lời văn thì trực quan để thu hút sự chú ý của các em là một điều cực kỳ quan trọng. Mặt khác trực quan cũng là một kiểm chứng thực tế cụ thể. Vì vậy trước khi cho các em nêu câu trả lời thì tôi thường cho các em quan sát thật kỹ tranh và một số gợi ý của giáo viên.Việc làm trên đây góp một phần không nhỏ vào việc giúp các em có một lượng kiến thức và kỹ năng làm tiền đề cho việc giải toán có lời văn ở học kì 2.
* Giai đoạn 2: Tuần 16: ( Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) Từ giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.
Bài 3( b) trang 87: Có : 10 quả bóng
 Cho: 3 quả bóng
 Còn : . . . quả bóng?
Tương tự như ở giai đoạn 1. Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt bài toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: “Có, cho, còn” để tiếp tục hướng dẫn học sinh:
“ cho” là bớt đi và từ “còn” có nghĩa là sau khi cho đi thì còn lại là bao nhiêu? Nên chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào ô trống.
10
-
3
=
7
 Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu trả lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi học sinh bước vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn”
*Giai đoạn 3: - Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. 
 * Giúp học sinh nhận biết cấu tạo làm quen với các bài toán có lời văn.
Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi.Tôi đã giúp học sinh hiểu mỗi bài toán có lời văn ( đề toán) thường có hai phần đó là những cái đã cho ( đã biết ) và những cái phải tìm ( chưa biết ). 
 Đây là một trong những điểm mới trong chương trình toán 1. Nên học sinh cần nắm vững mỗi bài toán có lời văn ( đề toán) thường có hai phần đó là những cái đã cho ( đã biết ) và cái phải tìm ( chưa biết). Tôi cho học sinh nhận biết các thành

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ki_nang_giup_hoc_sinh_lop_mot_giai_toan_co_loi_v.doc