SKKN Một số hoạt động gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới trong giờ học Tiếng Anh

Mục đích của hoạt động khởi động
Tạo ra môi trường học tập vui vẻ
Các hoạt động khởi động có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học và tạo ra môi trường học tập vui vẻ, làm tăng sự hứng thú của HS đối với việc học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học.
Nhiều hoạt động khởi động đòi hỏi HS phải hoạt động theo cặp, theo nhóm hay đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể lớp học cùng kết hợp với nhau để thực hiện yêu cầu của hoạt động . Đồng thời, thông qua những hoạt động này, học sinh có động cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã học, cũng như để tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi. Nhiệm vụ của giáo viên là phải khích lệ để tất cả HS hứng thú thực sự với hoạt động . Trong bầu không khí thư giãn, thoải mái do hoạt động tạo ra, việc tiếp thu thực sự mới diễn ra, và người học sử dụng được những ngôn ngữ mà họ đã được học và đã thực hành trước đó.
Là phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm
Hoạt động khởi động là phương pháp dạy học tích cực theo đường hướng lấy HS làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động, từng cá nhân phải giao tiếp với nhau, nghĩa là họ phải thảo luận trong nhóm với nhau để tìm ra kết quả cuối cùng. Như vậy, HS phải sử dụng ngôn ngữ để xóa đi khoảng cách, để trình bày thông tin cần thiết cho việc hoàn thành hoạt động .
Vì vậy, sử dụng hoạt động là cách tạo ra môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm, tạo cho HS nhiều cơ hội chủ động và tự chủ hơn để họ có thể làm chủ được mình trong các hoạt động giao tiếp.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay Tiếng Anh được coi như ngôn ngữ toàn cầu: là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu, cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Tiếng Anh cũng là môn thi bắt buộc trong kỳ thi vào THPT của tỉnh Vĩnh Phúc và kỳ thi quốc gia THPT. Nhưng thực trạng học tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề đau đầu của các nhà giáo dục cũng như các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh. Làm thế nào để tìm được một phương pháp học tiếng Anh chuẩn, giúp cho HS mình tiếp thu được kiến thức, vận dụng chúng như công cụ giao tiếp trong cuộc sống đời thường? Năm học 2018 – 2019 là năm học tiếp tục thực hiện đề án thực hiện chương trình đổi mới việc dạy tiếng Anh theo Quyết định số 1400/QĐ-TT ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020, nhằm đổi mới và tạo bước chuyển rõ nét về chất lượng, hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh. Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh (HS) sẽ học hiệu quả hơn nếu các em được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc sử dụng các hoạt động trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho HS, một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong việc học ngoại ngữ của các em. Đồng thời, chúng giúp và khích lệ HS duy trì việc học và sự hứng thú với việc học. Ngoài ra, chúng còn giúp cho giáo viên (GV) tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất 1 Email : thuydtvy@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Định Trung 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục: Một số hoạt động vào bài kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động cuả học sinh trước khi vào bài học mới. Học sinh được củng cố sự tự tin, kĩ năng trình bày trước tập thể , được luyện tập với nhiều tình huống giao tiếp sát thực với thực tế, giúp các em có một số hiểu biết nhất định về nội dung , kiến thức sắp được học. Vấn đề sáng kiến giải quyết: Áp dụng vào môn Tiếng Anh tại các trường THCS nhằm cung cấp một số hoạt động dạy học trước khi vào bài mới, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có hứng thú với bài học mới. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử . Ngày 15 tháng 10 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Nội dung của sáng kiến Một giờ dạy thành công là một giờ dạy mà tất cả HS đều tham gia sôi nổi, tích cực hợp tác với GV, với các bạn trong lớp. Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một giờ học tiếng Anh thành công và “Warm up activities” là một trong những yếu tố. Nếu GV thiết kế được hoạt động khởi động lôi cuốn, hấp dẫn, liên quan đến nội dung bài học, thu hút được sự quan tâm của HS đến nội dung bài học, kích thích sự tò mò khám phá một kiến thức mới cho các em thì giờ học sẽ thành công hơn rất nhiều. Đây cũng là cơ hội cho các em thể hiện kiến thức của mình về mọi lĩnh vực, phát triển ngôn ngữ , tự tin trong giao tiếp đặc biệt giúp các em học yếu mạnh dạn tham gia vào hoạt động giao tiếp. 7.1.1.Mục đích của hoạt động khởi động 7.1.1.1. Tạo ra môi trường học tập vui vẻ 3 cạnh tranh giữa họ mà còn khích lệ sự hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. HS yêu thích các trò chơi mang tính cạnh tranh. Và chính yếu tố cạnh tranh là động cơ để các em thành công trong trò chơi. Bởi thế, bên cạnh việc tổ chức các trò chơi mang tính cạnh tranh trên lớp, thì tổ chức các hoạt động mang tính hợp tác, khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau là điều cực kỳ quan trọng. 7.1.1.5. Cung cấp sự phản hồi ngay tức thì và thông qua đó kiểm tra kiến thức của HS một cách không chính thức Thông qua các hoạt động khởi động, dưới sự quan sát của mình, giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của HS cũng như những chỗ hổng cần được bổ sung trong quá trình tiếp thu kiến thức của họ. Bên cạnh việc cung cấp sự phản hồi ngay tức thì, các hoạt động còn giúp GV kiểm tra được kiến thức của HS mà không cần phải yêu cầu HS làm bài kiểm tra trên giấy, hay phải lên bảng làm bài tập, một cách nhàm chán và mệt mỏi. Hình thức đánh giá này đặc biệt hiệu quả và có sức thu hút đối với HS. 7.1.2.Một số nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức các hoạt động vào bài - Xác định đối tượng (lớp 6,7,8,9 ) và trình độ của học sinh ( khá - giỏi – trung bình) để thiết kế các hoạt động phù hợp không quá dễ hay khó. - Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách tham gia vào các hoạt động ( nếu là hoạt động mới được áp dụng lần đầu). - Khống chế thời gian, yêu cầu hoạt động cá nhân, cặp đôi hay nhóm cho từng hoạt động. - Giáo viên chủ động điều khiển và xử lý tình huống nếu có xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chính của hoạt động: ôn lại kiến thức cũ, dẫn dắt logic, gây hứng thú cho học sinh tìm hiểu kiến thức, nội dung bài học mới. - Khai thác triệt để tác dụng của hoạt động mình đã thiết kế. - Sử dụng các thủ thuật, phương pháp ở mỗi bài dạy, mỗi nội dung trong bài khác nhau tránh sự nhàm chán cho học sinh, nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều thủ thuật hay trò chơi trong một tiết học. 5 - Bao quát lớp học đảm bảo tất cả HS đều tham gia các hoạt động do GV thiết kế một cách tích cực, hiệu quả. - Tạo môi trường học tập, thân mật, thân thiện giữa HS với HS, HS với GV giúp các em có tâm thế thoải mái khi vào bài để bài học đạt được hiệu quả cao nhất. - Thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy và rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau. - Giáo viên nên sử dụng những đồ dùng dạy học tự làm hoặc sưu tầm liên quan đến nội hoạt động có chất lượng để hỗ trợ các hoạt động vào bài. 7.1.3. Một số hoạt động khởi động mang lại hiệu quả cao Khi soạn giáo án, GV nên nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung của bài dạy để lựa chọn hoạt động khởi động phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung bài dạy và nên thay đổi thường xuyên các hoạt động để tránh sự nhàm chán mà vẫn tạo cho học sinh sự hào hứng trong tiết học. Vậy làm thế nào để khơi dậy sự tò mò, chú ý của học sinh và tạo ra một hình ảnh hấp dẫn cho lớp học, để học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động do giáo viên thiết kế? Điều này phù thuộc vào trình độ, sự nhiệt tình của GV dạy, cơ sở vật chất của lớp học, ý thức học tập của học sinh. Có rất nhiều hoạt động khởi động có thể áp dụng với từng nội dung bài dạy như hoạt động ôn lại từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, luyện kỹ năng nghe, nói, viết, khả năng phán đoán, quan sát,của học sinh. Sau đây là một số hoạt động GV hay sử dụng trong phần khởi động: 7.1.3.2.Một số hoạt động phổ biến 7.1.3.2.1. English songs : Giáo viên chọn lựa các bài hát, clip có liên quan đến nội dung hoạt động nhằm ôn lại các từ vựng , rèn kỹ năng nghe cho học sinh, tạo không khí sôi nổi trước khi vào bài mới. HS có thể hoạt động cá nhân, cặp đôi hay nhóm. Có thể nghe – điền từ ; nghe – trả lời câu hỏi, ... 7 7.1.3.2.6. Word Jumble Race Đây là một trò chơi giúp HS học tiếng Anh có độ khó cao hơn. Giáo viên sẽ viết hoặc in ra nhiều câu tiếng Anh rồi sau đó cắt chúng thành từng từ. Tiếp theo, đặt các từ đó vào mũ, ly hay bất kỳ vật gì đó có thể đựng được. Lúc này, lớp sẽ được chia thành các nhóm gồm từ 2 – 4 học sinh. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là phải tìm và ghép các từ riêng lẻ thành câu có ý nghĩa và đúng ngữ pháp. Chiến thắng sẽ thuộc về nhóm có nhiều câu đúng với thời gian hoàn thành sớm nhất. 7.1.3.2.7. Jumping games HS sẽ đứng thành một hàng ngang ở một khoảng sân rộng. Nhiệm vụ của giáo viên là sẽ đọc danh sách các câu, từ liên quan đến những cấu trúc ngữ pháp đã dạy trước đó. Nếu nhận thấy câu vừa đọc là đúng thì các bé sẽ nhảy lên trước một bước. Còn nếu nghĩ là sai thì nhảy lùi về sau một bước. Tuy nhiên, nếu câu được đọc là đúng mà HS lại nhảy lùi về phía sau thì sẽ bị loại ngay ra khỏi hàng. 7.1.3.2.8. Simon says Đây là một trò chơi tiếng Anh cho HS cực kỳ đơn giản. Giáo viên chỉ cần nói “Simon says” kèm theo đó là một hành động mô tả câu nói này. Tuy nhiên, giáo viên có thể làm hành động khác với điều mình nói. Nếu như HS nào làm theo những hành động sai này thì sẽ bị loại ngay lập tức khỏi trò chơi. Bí quyết để chơi tốt trò này là chỉ nên nghe thật kỹ những gì giáo viên nói và làm theo, tốt nhất là không nên nhìn vào những động tác. 7.1.3.2.9. Word of Mouth Trước tiên, phải chia lớp thành 2 hàng dọc. Giáo viên sẽ nói thầm vào tai của HS đứng đầu mỗi hàng một từ gì đó. Sau đó, HS này sẽ có nhiệm vụ truyền tiếp cho bạn đứng sau mình và như vậy cho đến hết hàng. Bạn cuối cùng sẽ phải nhanh tay lên bảng viết từ đó ra. Nếu đội nào viết đúng và xong sớm thì sẽ chiến thắng. 9 cho không khí giữa GV và HS trở nên thân thiện hơn, và quan trọng hơn cả là giúp HS có được sự tự tin và hứng thú để tham gia bài học. - Giáo viên đặt 5-7 câu hỏi có liên quan đến bài học và bản thân học sinh để các em chủ động trả lời và đưa ra ý kiến của mình, từ đó giáo viên lấy thông tin từ học sinh và dẫn các em vào bài học 7.1.3.2.14. Hangman: Trò chơi này có thể áp dụng cho hầu hết các trình độ của HS. Giáo viên có thể điều chỉnh mức độ khó của trò chơi bằng cách bổ sung hoặc bỏ đi các gợi ý, ví dụ như gợi ý một hoặc hai chữ cái đầu, tiết lộ loại từ hay số âm tiết, tiết lộ từ thuộc nhóm nghĩa nào (công cụ, bệnh, phương tiện giao thông, ), miêu tả gốc từ hoặc nói cho học viên biết bạn đã dạy từ này vào lúc nào. Hangman là trò chơi kinh điển ở tất cả các lớp học tiếng Anh trong việc ôn tập từ vựng cho học viên 7.1.3.2.15. Chain games: Là một trò chơi trí nhớ dành cho cả lớp. Học sinh đầu tiên nói, “I went to the market and bought a pair of shoes”. Học sinh thứ hai thêm vào món đồ mà mình đã mua: “I went to the market and bought a pair of shoes and a hat”. Đây là một trò chơi tuyệt vời, không chỉ giúp luyện trí nhớ mà còn luyện cách sử dụng lượng từ ( một pint sữa, một kilo gạo, một chai rượu) và mạo từ (a, an, the). 7.1.3.16. Word square Mục đích của trò chơi là ôn lại các từ vựng cho HS GV treo lên bảng có chứa ô chữ. HS hoạt động theo nhóm ( 4-5HS) Sau 2 phút, các nhóm sẽ trao đổi kết quả và kiểm tra theo đáp án GV đưa. Đội nào tìm ra nhiều từ và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. 7.1.3.17. Who am I? Trò chơi này nhằm rèn kỹ năng giao tiếp cho HS. GV chuẩn bị thẻ ghi tên một nhân vật nổi tiếng/ địa danh / tên con vật. HS lên chọn thẻ và dán vào đằng sau lưng và đặt câu hỏi cho các bạn khác về mình Các bạn khác sẽ trả lời : Yes/No. 11
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_hoat_dong_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_truoc_khi_va.doc
Bìa SKKN 2019.doc
Đơn công nhận SKKN 2019.doc