Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh

- Mục đích khi  “Tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh” là qua nội dung của mỗi bài học ngoài việc giáo dục, phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy sáng tạo cho các em còn hình thành và phát triển ở các em tình yêu quê hương Ba Vì tư đó nuôi dưỡng và phát triển thành lòng yêu nước bằng những việc làm thiết thực như luôn yêu và tự hào về truyền thống của quê hương Ba Vì, bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

      - Giúp học sinh có năng lực vận dụng kiến thức liên môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, các chuyên đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bộ tài liệu chuyên đề “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, bộ tài liệu “Lịch sử Hà Nội”, “Địa lý Hà Nội” để khai thác nội dung của các tiết học và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao.

doc 16 trang Phúc Hảo 02/05/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lí do khách quan 
 Trong “Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” phần mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học có viết: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Định hướng chỉ đạo này vô cùng phù hợp với định hướng phát triển 5 kĩ năng của người học thể kỉ 21 (5Cs) của Mr. Paul Ingram đã được thế giới công nhận: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư cách công dân.
Hình minh họa 5 kĩ năng của người học thế kỉ 21 
 	Để có các công dân toàn cầu hội tụ đủ các kĩ năng trên vai trò của giáo dục không hề nhỏ. Và dạy học tích hợp chính là một trong những phương pháp dạy học mới đáp ứng được các đòi hỏi đó. 
Theo tôi hiểu dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kĩ năng học được ở môn này có thể sử dụng như công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để học tập môn Sinh học hoặc Địa lí; Văn học cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng để hiểu và thực hiện các yêu cầu của các môn học như Tiếng anh, Lịch sử, Toán 
1.2 Lí do chủ quan:
 Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng vì nó được dùng phổ biến khắp nơi trên thế giới, trong mọi lĩnh vực trong đó Công nghệ, Y học, Kỹ thuật và Giáo dục là những lĩnh vực mà tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất. 
 Với đối tượng học sinh trung học cơ sở , tôi luôn mong muốn các em thấy được Tiếng Anh là con đường ngắn nhất để tiếp cận kho tàng tri thức của nhân loại, là nền tảng cho mọi mối quan hệ với thế giới và cũng là công cụ để các em đưa Việt Nam đến bạn bè khắp năm châu.
 Với nhận thức như vậy tôi luôn muốn lồng ghép kiến thức các môn học vào các giờ học Tiếng Anh vừa làm cho giờ học gần gũi, dễ hiểu, vừa giúp các em biết cách sử dụng vốn Tiếng Anh trong mọi tình huống phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, từ đó các em sẽ tự tin hơn khi giao tiếp – vốn là một kĩ năng yếu của rất nhiều học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa như trường tôi.
 Từ thực tế giảng dạy tôi thấy có thể tích hợp kiến thức của rất nhiều môn học vào các giờ Tiếng Anh, như Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Hóa học Theo tôi hiểu dạy học tích hợp liên môn là hướng dẫn cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kĩ năng học được ở môn này có thể sử dụng như công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để học tập môn Sinh học hoặc Địa lí; Văn học cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng để hiểu và thực hiện các yêu cầu của các môn học như Tiếng anh, Lịch sử, Toán 
Việc tích hợp các môn học được tôi sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học và các nội dung lồng ghép đan xen, hòa chung vào nội dung các tiết học một cách tự nhiên giúp cho quá trình tiếp nhận thông tin của học sinh dễ dàng hơn và không bị gượng ép. Trong rất nhiều chủ đề tích hợp tôi đã thực hiện, chủ đề mà tôi tâm đắc nhất là:
“Tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh”
 	Trong chủ đề tôi đã sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn. Ngoài ra tôi còn sử dụng các chuyên đề giáo dục môi trường, giáo dục về bảo vệ rừng, bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, bộ tài liệu “Địa lý Hà Nội”, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Mục đích khi “Tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh” là qua nội dung của mỗi bài học ngoài việc giáo dục, phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy sáng tạo cho các em còn hình thành và phát triển ở các em tình yêu quê hương Ba Vì tư đó nuôi dưỡng và phát triển thành lòng yêu nước bằng những việc làm thiết thực như luôn yêu và tự hào về truyền thống của quê hương Ba Vì, bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
	- Giúp học sinh có năng lực vận dụng kiến thức liên môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, các chuyên đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bộ tài liệu chuyên đề “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, bộ tài liệu “Lịch sử Hà Nội”, “Địa lý Hà Nội” để khai thác nội dung của các tiết học và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao.
- Bồi dưỡng cho học sinh tiềm năng trí tuệ, tư duy sáng tạo, năng lực tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết vấn đề, để thích ứng được với thực tiễn cuộc sống.
- Giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực, kiến thức trên mọi lĩnh vực để trải nghiệm và vui thích khi có thể vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tạo không khí học tập sôi nổi, vui tươi gây hứng thú cho học sinh. Đề cao tính sáng tạo trong dạy học, tránh gò bó
- Áp dụng triệt để tính ưu việt của công nghệ thông tin áp dụng vào thực tế khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Chủ thể: Một số giải pháp tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh để phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước của học sinh.
- Khách thể: Học sinh lớp 9C, 9D của nhà trường năm học 2020-2021.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Thời gian nghiên cứu : Từ các năm học trước và năm học 2020 -2021.
- Khảo sát khả năng vận dụng ngôn ngữ: Sau bài 1 tại các lớp 9C, 9D 
- Thực nghiệm đề tài: Period 38 – Unit 5 : Communication ( Tiếng anh 9)
- Dạy thực nghiệm trên các lớp phụ trách từ tháng 9 năm học 2020 – 2021
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Sưu tầm tài liệu có liên quan: sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồng nghiệpĐặc biệt là sử dụng Internet. 
- Phương pháp vấn đáp: hệ thống câu hỏi gần với học sinh, sát thực tế, câu hỏi mở
- Phương pháp quan sát: Giúp GV ghi nhận lại tình hình học tập của HS.
- Phương pháp liên kết học sinh với bài học: Giúp học sinh trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức vào thực tế,
 - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên thực hiện giảng dạy tại các lớp được phân công.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm đánh giá hiệu quả của giải pháp.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh, dự dự giờ, rút kinh nghiệm, thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
- Phương pháp làm dự án, thuyết trình: Áp dụng sau các bài học, chủ yếu gắn với thực tế địa phương hoặc gắn với các hoạt động trong thực tế cuộc sống của học sinh.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1. Các căn cứ xây dựng đề tài
- Căn cứ vào điều I khoản 1 và 2 của Luật giáo dục số 38/2005/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12 như sau:
“1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
“2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
- Thực hiện quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" trong đó có nêu mục tiêu chung: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
- Căn cứ theo mục đích của thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể do bộ GD&ĐT xuất bản tháng 7/2017) trong đó nêu: “Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”. 
1.2. Đặc điểm tâm lí học sinh THCS
Đối với học sinh ở độ tuổi này có nhiều thay đổi nên cũng ảnh hưởng đến cuộc sống và cũng như việc học của các em như: Sự thay đổi nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hình thức học tập ở cấp THCS. Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ý, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ. Và với học sinh ở độ tuổi này có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với các em một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi mình như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em. Một yếu tố nữa của học sinh THCS đó là bài học phải súc tích về nội dung, phải gắn với cuộc sống thực tế của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của bài học , phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học đó.
Do vậy để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì giáo viên phải nắm bắt được tâm lý của các em để có cách dạy phù hợp và giúp các em phát triển được các năng lực và phẩm chất cơ bản của học sinh.	
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Thuận lợi:
+ Về phía Giáo viên:
- Giáo viên Tiếng anh luôn nhận được sự quan tâm của Ngành, của cấp trên, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
- Quê hương Tản Lĩnh là xã giàu truyền thống, có phong cảnh đẹp, có nhiều địa điểm du lịch đẹp.
- Là một trong những trường được Phòng Giáo dục đánh giá cao về chất lượng Dạy và Học. Tập thể giáo viên của nhà trường đoàn kết, có nghị lực, bản lĩnh, đầy nhiệt huyết.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tuy thiếu thốn nhưng khá khang trang, sạch đẹp.
+ Về phía học sinh:
- Đa số học sinh có nhận thức và hành vi trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hầu hết học sinh có ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập rèn luyện và bản thân.
- Mỗi bài học là một chủ đề rất gần gũi với học sinh nên các em luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, tìm hiểu các nội dung liên quan đến chủ đề. Mặt khác, các em được thỏa thích với những ý tưởng mới, được trao đổi, học hỏi rất nhiều từ bạn bè xung quanh. Thông qua các giờ học Tiếng anh, học sinh tự mình phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Giúp các em mạnh dạn hơn khi trình bày những ý kiến cá nhân trước tập thể.
- Học sinh rất yêu thích môn học vì là một giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực, lại tiếp thu được một số kiến thức trong xã hội, kĩ năng sống... Đó chính là một lợi thế, không phải môn học nào cũng có được. 
2.2. Khó khăn :
+ Về phía Giáo viên:
- Việc tích hợp nội dung kiến thức nhiều môn học vào các giờ học Tiếng anh đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo và lựa chọn nội dung tích hợp thật hợp lí nếu không sẽ không đủ thời gian và các nội dung tích hợp sẽ không hòa chung vào nội dung bài một cách tự nhiên.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn chưa có nên giáo viên còn gặp khó khăn khi muốn sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
- Một phần do thời lượng một tiết học rất ngắn nên việc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh ít giáo viên chú trọng. 
+ Về phía Học sinh:
- Tính tích cực, tự lực và sáng tạo của một số học sinh chưa cao, ít quan tâm vận dụng kiến thức, chưa biết cách khai thác các tài nguyên sẵn có, khả năng vận dụng kiến thức trong thực hành chưa cao. Các em thường phụ thuộc giáo viên khi phải làm các bài tập sáng tạo, chưa chủ động nên còn hiện tượng chép bài của bạn. Việc tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông chưa tích cực.
- Phòng chức năng không có nên trong những tiết có hoạt động nhóm còn mất trật tự gây ảnh hưởng đến các giờ học khác.
- Một vấn đề chung đó là đại đa số học sinh còn rất hạn chế trong khả năng giao tiếp, phân tích, nhận xét đánh, giá bài làm của bản thân và của bạn nhiều em còn rụt rè, nhút nhát, ngại và chưa tự tin đứng trước đông người để thuyết trình...
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình giảng dạy cũng như mọi giáo viên khác tôi cũng chú ý khai thác nội dung kiến thức, lồng ghép với các nội dung kiến thức có liên quan. Càng đi sâu tìm hiểu về dạy học theo định hướng tích hợp liên môn nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tôi thấy mình cần thay đổi bản thân mình trong phương pháp giảng dạy, đổi mới ý tưởng, tư duy để giảm bớt những rào cản tiếp cận môn ngoại ngữ cho học sinh. Giáo viên không nên làm cho việc dạy và học trở nên quá phức tạp, không nên coi tích hợp là một cái gì đó to tát và xa xôi mà hãy coi đó là một phần của giờ học, giáo viên nhẹ nhàng, khéo léo đưa các kiến thức của các môn học khác hòa vào nội dung bài học một cách thự nhiên. Dựa vào từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể đưa ra những yêu cầu đơn giản để khuyến khích học sinh yếu, đặt ra những thách thức cho học sinh giỏi để học sinh luôn ý thức học hỏi, nâng cao năng lực của mình để giải quyết các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Nếu làm được như vậy tôi tin học sinh sẽ phát huy được tối đa các phẩm chất và năng lực của cá nhân.
 Để chứng minh cho nhận định của mình vào đầu năm học, ở bài 1 tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 9C và 9D (Unit 1 – Local environment), trước khi học tiết “Communication”, tôi yêu cầu mỗi lớp chia thành 3 nhóm tìm hiểu về các địa điểm lịch sử, du lịch, giải trí hấp dẫn du khách trên và xung quanh địa bàn xã Tản Lĩnh. 
3.1 Nội dung khảo sát: 
+ Về hình thức: Các nhóm có thể quay video clip, làm bài power point, vẽ tranh hoặc thuyết trình.
+ Về nội dung: Dùng sự hiểu biết của bản thân và sử dụng kiến thức đã được học qua các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, các chuyên đề lịch sử địa phương, địa lí địa phương, các hoạt động trải nghiệm,.... các nhóm gắp thăm chọn 1 trong 3 địa điểm để giới thiệu dựa vào các câu hỏi gợi ý sau:
Ba Vi mountain – King pond
Da Chong Historical site (K9)
Ba Vi National Park
Suggested questions: 
+ Where is the place? 
+ When was this site built?
+ What are the significant features of this site?
+ What can you do when you go there?
+ Why do you think this place atrracts tourists?
+ Do you like to live in Ba Vi?
+ Thời gian: Các nhóm có 1 tuần để chuẩn bị và có 3 phút để trình bày trước lớp.
+ Tiêu chí (TC) đánh giá: Tổng số 10 điểm
- TC1 (4 điểm): Thái độ tham gia nhiệm vụ của các thành viên trong quá trình chuẩn bị và thuyết trình (giáo viên quan sát và phỏng vấn các thành viên một cách khéo léo để đánh giá), có sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- TC 2 (3 điểm): Nội dung bài hay, phong phú, có tích hợp kiến thức từ các môn học có liên quan, có nguồn tài liệu rõ ràng, thể hiện được niềm tự hào về quê hương Ba Vì.
- TC 3 (3 điểm): Hình thức đẹp, trình bày rõ ràng.
	3.2. Nhận định, đánh giá về nội dung khảo sát và tiêu chí đánh giá:
	Đây là một dự án nhỏ đòi hỏi học sinh thực hiện theo nhóm. Hình thức trình bày đa dạng, các nhóm có thể tùy chọn hình thức thể hiện nên học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo. Nội dung đều nói về các địa danh gần gũi với các con nên theo đánh giá chủ quan của tôi các con sẽ thực hiện rất tốt nhiệm vụ này.
	Tiêu chí đánh giá được thông báo trước khi các nhóm nhận nhiệm vụ. TC 1 được tôi đánh giá cao nhất vì nó thể hiện rõ nhất kĩ năng làm việc nhóm, thái độ, phẩm chất của học sinh. TC 2 và 3 được đánh giá ngang nhau để các con có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi thành viên trong nhóm góp phần tạo nên thành công chung của cả nhóm. Điểm sẽ được chấm bằng hình thức giơ tay biểu quyết trước lớp theo quy tắc số đông.
3.3 Kết quả: 
+ Về hình thức: Các con chọn nhiều hình thức thể hiện khác nhau
Nhóm 1 (9C) và 3 (9D): Poster + thuyết trình
Nhóm 2 (9C) và 2 (9D): Power point
Nhóm 3 (9C) và 1 (9D): Video
+ Về thái độ hợp tác: Các nhóm đều có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, tuy nhiên một số thành viên chưa tập trung, chưa nhiệt tình tham gia.
+ Về nội dung: Hầu hết các nhóm chỉ trả lời đúng các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra mà chưa biết khai thác, tích hợp thông tin của các môn học khác vào để làm phong phú thêm cho câu trả lời của nhóm mình. Nhóm 2 của lớp 9D đã tích hợp được truyền thuyết Sơn Tinh khi giới thiệu về núi Ba Vì – Ao Vua (Ba Vi mountain – King pond). Các nhóm đều thể hiện được sự yêu thích với vẻ đẹp của quê hương nhưng chưa thể hiện được trách nhiệm của cá nhân để giữ gìn và quảng bá vẻ đẹp đó.
+ Về hình thức: Sản phẩm của các nhóm đều đẹp, phù hợp với đối tượng học sinh.
Chấm điểm theo tiêu chí: 
Lớp
Nhóm
Tiêu chí
Tổng
(10 đ)
1 (4 đ)
2 (3 đ)
3 (3 đ)
9C
1
3
1
2,5
6,5
2
3,5
1,25
2,5
7,25
3
3
1,5
2,5
7
9D
1
3,5
1,5
2,5
7,5
2
3
1,25
2,5
6,75
3
3,5
1,5
2,75
7,75
Từ bảng kết qua có thể thấy kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng thuyết trình của các con có bước cải thiện nhưng về nội dung các con bị trừ điểm rất nhiều khiến tôi thấy rất trăn trở, cùng với việc quan sát, phân tích trong suốt năm học trước càng thôi thúc tôi tiếp tục áp dụng đề tài vào giảng dạy.
4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Giải pháp 1:
Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các tiết học có nội dung tích hợp về tình yêu quê hương đất nước
Giải pháp 2:
 Rèn kĩ năng chủ động tìm kiếm, xử lí thông tin. Trang bị kĩ năng ứng dụng công nghệ thông vào giải quyết các vấn đề theo yêu cầu.
Giải pháp 1:
Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các tiết học có nội dung tích hợp về tình yêu quê hương đất nước
* Mục đích: Lập kế hoạch cho các tiết học có nội dung tích hợp, chuẩn bị sẵn các kịch bản khi lên lớp, giúp giáo viên chủ động và ứng phó kịp thời, đúng đắn các tình huống sư phạm có thể xảy ra trên lớp. Khi lập kế hoạch cụ thể nội dung tích hợp cho mỗi tiết dạy giúp giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế của từng lớp như sự tiếp thu, hoàn cảnh học sinh...để điều chỉnh, thay đổi nội dung, hình thức tích hợp cho phù hợp và sát với khả năng nhận thức của học sinh. Khi lập kế hoạch chi tiết giáo viên sẽ chủ động trong việc tích hợp nội dung gì, tích hợp như thế nào cho phù hợp với nội dung bài và đối tượng học sinh.
Lập được kế hoạch dạy học chi tiết trong mỗi tiết học hoàn chỉnh không chỉ đơn thuần là thực hiện cho đúng nhiệm vụ khi lên lớp mà nó còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với học sinh. Có thể nói

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_mon_tieng_anh.doc