SKKN Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: E – Learning và computer base training (cbt)
Công nghệ thông tin phát triển, mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới việc giảng dạy và học tập dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, chứ không đơn thuần là thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép như hiện nay. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh phương pháp sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động.
Nhờ máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động, tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp truyền thống. Nội dung bài giảng với hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý, hứng thú của học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC: E – LEARNING VÀ COMPUTER BASE TRAINING (CBT). Người thực hiện: Hoàng Thị Thu Hằng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học THANH HÓA NĂM 2017 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ thông tin phát triển, mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới việc giảng dạy và học tập dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, chứ không đơn thuần là thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép như hiện nay. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh phương pháp sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nhờ máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động, tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp truyền thống. Nội dung bài giảng với hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý, hứng thú của học sinh. Cùng với đó là công nghệ phần mềm phát triển mạnh, đặc biệt các phần mềm giáo dục đạt những thành tựu đáng kể. Các bậc phụ huynh có thể chia sẻ kinh nghiệm về nuôi dạy con; các giáo viên có thể chia sẻ tài liệu, bài giảng và giáo án với nhau. Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội, diễn đàn để trao đổi những kiến thức về học tập và thi cử v.v Là một giáo viên giảng dạy môn Tin học trong nhà trường, được tiếp thu và cập nhật các thông tin, ứng dụng mới nhất của CNTT phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, tôi xin trình bày một số hiểu biết của mình trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Cụ thể là sử dụng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học là: E – Learning và Computer Base Training (CBT). PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. E – LEARNING: (Học dựa vào máy tính) E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau: E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton) hay E-Learningmột thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc), hay E-Learning là cách thức học mới qua mạng Internet, qua đó học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học suốt đời (EDUSOFT LTD.), Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm thông tin: Internet là kho tài nguyên khổng lồ, là nơi lưu trữ tri thức của toàn nhân loại trong tất cả các lĩnh vực và luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Vấn đề quan trọng với giáo viên là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet như thế nào trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin trực tuyến phục vụ cho việc giảng dạy: Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến ( là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày. là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Thư viện tư liệu giáo dục ( là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam. Thư viện bài giảng điện tử ( Đây là trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước. Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí; Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm Google ( Yahoo ( Baamboo ( ) Monava ( ) ... Trên thực tế, để có thể khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin đã kể trên, người giáo viên cần trang bị một số kĩ năng cần thiết như sau: Nắm được nội dung chính các website cần thiết đối với người giáo viên: edu.net.vn, thuvienvatly.com, thuvienhoahoc.com, vatlytuoitre.com, toanhoctuoitre.com, diendantinhoc.com.vn, violet.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, v.v Tìm kiếm thông tin trên các website tìm kiếm bằng các lựa chọn kiểu và từ khoá thích hợp. Có kĩ năng tìm kiếm, download, lưu trữ và sử dụng các bài giảng tham khảo, phần mềm dạy học, đề kiểm tra, các tư liệu giáo dục khác, v.v dưới dạng text, hình ảnh, flash, video, các file .ppt, .pdf, .zip, .rar, .exe v.v... phục vụ cho giảng dạy. Biết cách sử dụng email để gửi thư, đính kèm tư liệu đến các bạn đồng nghiệp. Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội Khi kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, những tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng. Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT ( trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, các cuộc vận động, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra còn có Diễn đàn giáo viên trong hệ thống thư viện trực tuyến của Violet ( diễn đàn dạy học Intel ( ...và còn rất nhiều diễn đàn giáo dục khác. Với bộ môn Tin học phổ thông, hai diễn đàn thực sự đáng quan tâm là Diễn đàn tin học ( và Diễn đàn Olympic Tin học Việt Nam ( Qua đánh giá kết quả dạy học năm học 2008-2009 của bản thân, tôi thấy, việc giáo viên trao đổi trên hai diễn đàn này, đồng thời giới thiệu cho học sinh giỏi cùng trao đổi, học hỏi và tham gia giải bài tập, luyện tập tại trang giải bài trực tuyến có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện tư duy rất tốt, hữu ích. Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet có thể kể đến ở đây là tham gia các mạng xã hội như: facebook, twitter, II. Computer Base Training (CBT): (Dạy dựa vào máy tính) Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn. Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại. Để soạn các bài giảng điện tử, hiện nay giáo viên được khuyến khích sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, trong đó, phổ biến nhất là phần mềm Microsoft PowerPoint. Đây là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh hoạ ... Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng trong PowerPoint, người giáo viên cần có một số kĩ năng sau: Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử: Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình của bài giảng, và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học bộ môn. Trong chương trình THPT, hình thành kiến thức mới cho học sinh được phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phưong pháp thực nghiệm... Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp giảng dạy bộ môn. Kĩ năng cơ bản về kĩ thuật PowerPoint: Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản ...trên các đối tượng do người thiết kế lựa chọn. Kĩ năng sử dụng các công cụ vẽ: Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần đưa những hình ảnh minh họa cho bài giảng như mô tả dụng cụ thí nghiệm, mô tả hoạt động của một thiết bị, mô tả một quá trình vật lý, hoá học... cần có kĩ năng sử dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kĩ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp, ... sao cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp. Sử dụng phần mềm dạy học trong giảng dạy Hiện nay, cùng với sự phát triển ứng dụng của CNTT, những sản phẩm phần mềm phục vụ cho quá trình dạy và học đã xuất hiện khá phong phú. Mỗi sản phẩm đều có một đặc trưng riêng, phục vụ cho mục tiêu xác định, và cũng không có một sản phẩm nào vạn năng thay thế được các sản phẩm khác. Mỗi giáo viên có thể tham khảo các phần mềm và lựa chọn phần mềm nào có thể dùng đưa vào bài giảng trên lớp, phần mềm nào dùng hướng dẫn học sinh tự học để củng cố kiến thức. Một số phần mềm dạy học thường dùng cho khối THPT có thể download miễn phí trên mạng. Nhiều phần mềm khác có thể tìm kiếm địa chỉ trên các website của mạng giáo dục. Có thể dễ dàng kể ra đây không ít các phần mềm dạy học như vậy: Phần mềm hỗ trợ giảng dạy môn toán hình học (Geometer Sketchpad, Cabri, Maple); các phần mềm thí nghiệm vật lý, hoá học ảo (Crocodile Physics, Crocodile Chemistry); phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập địa lý (3D World Map); Anh văn v.v Bản thân tôi, khi giảng chương trình Tin học lớp 10, §4, Bài toán và thuật toán, sử dụng phần mềm mô phỏng hoạt động của các thuật toán, học sinh rất hứng thú, say mê, nhanh chóng hiểu bài. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN: Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là E-learning (học dựa vào máy tính) và Computer Base Training (CBT - dạy dựa vào máy tính). Trong đó: E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông qua mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu, màn hình cỡ lớn và các thiết bị đa phương tiện (multimedia) để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các bài giảng điện tử (BGĐT), phần mềm dạy học (PMDH), phần mềm máy tính, các tư liệu phim, ảnh, âm thanh, sự tương tác người và máy, v.v Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất: Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ (CBT). Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ (E-learning). Thực tế, trong giảng dạy ở nhà trường phổ thông, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, thì việc áp dụng CNTT trong dạy học vẫn còn một số tồn tại: Bài giảng còn nặng về "kênh chữ", chưa khai thác được "kênh hình" nên chưa khai thác được tính ưu việt của công nghệ trong dạy học. Một số bài giảng còn trình bày thông tin trên máy tính thay bảng viết, học sinh khó nắm được bố cục bài giảng. Một số tính năng của PowerPoint có thể được sử dụng có hiệu quả trong thiết kế bài giảng nhưng chưa được giáo viên khai thác hiệu quả, ví dụ như sử dụng các công cụ để vẽ hình, sử dụng các hiệu ứng cho các đối tượng, kỹ thuật chèn các ảnh video, flash... nên bài giảng có sử dụng CNTT nhưng chưa sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều khiển tiến trình bài giảng. Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet của giáo viên chưa được tốt nên các tư liệu đưa vào bài giảng điện tử chưa được phong phú. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học mới dừng ở các bài giảng trình diễn trên lớp, chưa hỗ trợ học sinh tự học, tự đánh giá kết quả học tập, cũng như giúp học sinh tìm kiếm những kiến thức mới. Ứng dụng CNTT trong dạy học không còn là chuyện xa vời nhưng cũng chưa phải là chuyện dễ như trở bàn tay. Xã hội cần quan tâm đúng mức, cần ủng hộ việc ứng dụng CNTT vào dạy học từ mọi góc độ khác nhau. Khi đó, chúng ta mới có một xã hội phát triển thật sự vì nó có hệ thống giáo dục phát triển. 2. ĐỀ XUẤT: - Trang bị thêm các thiết bị như: máy tính, máy chiếu, mạng internet. - Mở thêm các lớp tập huấn để nâng cao trình độ của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày2tháng 06 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Thu Hằng PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ PHẦN MỀM TẠO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh. LectureMaker: là phần mềm khá dễ dùng, giao diện thân thiện và có cấu trúc gần giống chương trình PowerPoint của hãng Microsoft. Bên cạnh đó, LectureMaker có một số điểm mạnh như chèn được nhiều định dạng file (PowerPoint, Flash, PDF, website, video, hình ảnh...), xuất ra nhiều định dạng (exe, web, gói SCORM, ...), có tính năng tương tác cao, ... Wincam: được thiết kế để ghi lại mọi thứ đang diễn ra trên màn hình máy tính. So với các phần mềm khác có cùng chức năng thì hình ảnh do Wincam ghi lại mịn màng, rõ ràng và nhanh hơn nhiều. Wincam ghi lại được cả những hiệu ứng đặc biệt, âm thanh và những công cụ tương tác khác. Ngoài ra, có thể tìm thấy rất nhiều các phần mềm tạo bài giảng điện tử khác, cho từng môn học riêng biệt trên mạng Internet. PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ PHẦN MỀM DẠY HỌC 3DproS: mô phỏng các hiện tượng toán học, vật lí, hoá học trực quan. 3D World Map: công cụ dạy học địa lý trực quan. Cabri II Plus: cho phép tạo ra các hình hình học động trên mặt phẳng 2D hỗ trợ cho việc học và dạy trong nhà trường phổ thông: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường tròn, cung tròn, đường conic, vector, các hình đa giác phẳng tùy ý. Cabri 3D: cho phép tạo ra các hình hình học động trong không gian 3D hỗ trợ cho việc học và dạy trong nhà trường phổ thông. Với Cabri 3D có thể vẽ được các đối tượng hình học trong không gian: điểm, mặt phẳng, đường thẳng, hình cầu, hình nón, hình lăng trụ, các hình chóp, hình đa diện, các mặt cắt và thiết diện cắt, vector trong không gian. CHEMIX School: Hóa học trong nhà trường Crocodile Chemistry: mô phỏng phòng thí nghiệm hoá học trên máy tính. Crocodile Physics: mô phỏng phòng thí nghiệm vật lí trên máy tính. Geometer Sketchpad: là phần mềm gọn nhẹ, giúp giáo viên và học sinh thực hành trên máy các bài toán hình học ( phẳng- không gian). Graphsight: phần mềm vẽ đồ thị hàm số. NetOp School: phần mềm dạy học thực hành tin học, ngoại ngữ. PhyLab: Phòng thí nghiệm vật lí ảo Seterra: Phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập môn Địa lí IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tài liệu ebook, Kĩ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. [2] Website [3] Một số thông tin sưu tầm trên Internet. MỤC LỤC
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc