SKKN Một số hình thức tổ chức dạy học nâng cao chất lượng học Toán ở lớp 1
Như chúng ta đã biết ở bậc tiểu học, học sinh được học môn Toán, Tiếng Việt cùng với các môn học khác. Mỗi môn học đều góp phần vào hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong đó môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng vì:
+ Toán học là môn khoa học trí tuệ cao nhất, là chìa khoá mở cửa cho các ngành khoa học khác.
+ Các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và học tập tiếp môn Toán ở Trung học cơ sở.
+ Môn Toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống.
+ Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí tuệ thông minh, cách suy nghĩ độc lập, hình thành các phẩm chất cần cù, cẩn thận, tự tin, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Đối với lớp 1 môn Toán là môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực tế.
Hiện nay ở các trường Tiểu học đã và đang chỉ đạo rất khó với học sinh bởi ở bậc Mầm non các em chơi là chủ đạo nhưng bắt đầu vào lớp 1 các em đã phải làm quen với các con số, các phép tính và đặc biệt là phải học.
MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU. 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 4 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 10 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 11 1.Kết luận. 11 2.Kiến nghị. 11 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết ở bậc tiểu học, học sinh được học môn Toán, Tiếng Việt cùng với các môn học khác. Mỗi môn học đều góp phần vào hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong đó môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng vì: + Toán học là môn khoa học trí tuệ cao nhất, là chìa khoá mở cửa cho các ngành khoa học khác. + Các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và học tập tiếp môn Toán ở Trung học cơ sở. + Môn Toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống. + Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí tuệ thông minh, cách suy nghĩ độc lập, hình thành các phẩm chất cần cù, cẩn thận, tự tin, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Đối với lớp 1 môn Toán là môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực tế. Hiện nay ở các trường Tiểu học đã và đang chỉ đạo rất khó với học sinh bởi ở bậc Mầm non các em chơi là chủ đạo nhưng bắt đầu vào lớp 1 các em đã phải làm quen với các con số, các phép tính và đặc biệt là phải học. Trách nhiệm của giáo viên là phải tạo được hứng thú cho học sinh khi học và giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên. Làm được điều đó tức là giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của toàn ngành và đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học tôi đã nghiên cứu và đúc rút được kinh nghiệm về: “ Một số hình thức tổ chức dạy học nâng cao chất lượng học Toán ở lớp 1” 2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, đặc biệt là dạy học toán cho học sinh lớp 1 theo phương hướng phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi tians học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung, cấu trúc chương trình sách giáo khoa Toán 1 - Phương pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi cho học sinh trong giờ học toán, áp dụng trò chơi theo từng bài, từng phần của nội dung chương trình sách giáo khoa toán 1 - Học sinh lớp 1, sách giáo khoa toán 1, sách giáo viên toán 1,vui học toán 1 4. Phương pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài. - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Toán tuổi thơ, vui học toán 1. - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học -Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài. - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê xử lí số liệu. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Lứa tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 10 tuổi. Đặc điểm tâm sinh lý của các em đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh về thể chất và tư duy. Các em rất hiếu động, tự giác mang tính tập thể, ít đi sâu vào chi tiết, mang tính không chủ động. Các em phân biệt đối tượng còn chưa chính xác dễ mắc sai lầm, có thể còn lộn xộn. Sự chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy, nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì được sự chú ý không chủ định. Sự ghi nhớ các bài học của các em còn mang tính cụ thể, khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá còn hạn chế. Mặt khác, vui chơi là hoạt động không thể thiếu ở trẻ, mặc dù hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Tuy vậy, hoạt động vui chơi vẫn có vị trí rất quan trọng. Các nhà tâm lý học cho rằng : mỗi người khi cất tiếng khóc chào đời đều như một ngôi nhà trống chưa hề được trang bị đồ đạc, nhưng nhờ vui chơi cũng như các hoạt động khác, thế giới tinh thần đứa trẻ được tạo dựng như đồ đạc được kê trong nhà. Đối với lứa tuổi này, nếu học sinh chơi có nội dung tốt, lại được tổ chức hợp lý, đúng lúc sẽ có tác dụng phát triển năng khiếu, tính tình, sở thích ... Ngoài ra hoạt động vui chơi còn phát triển ở các em khả năng sức lao động dẻo dai. Chính vì vậy trong các giờ học nhất là giờ Toán phải tìm cách để cho giờ học được hấp dẫn và lý thú, kích thích học sinh trong quá trình học, hướng dẫn các em các thủ thuật ghi nhớ bài học qua trò chơi, câu đố...tư duy của các em được phát triển, các em sẽ nhạy bén hơn. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Đối với học sinh : Đến giờ học toán các em không háo hức, mong chờ như học các môn khác, nhiều em vừa học xong đã quên ngay. Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công và giảng dạy lớp 1C kết quả của môn toán cuối năm học đạt như sau: Sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi chú SL TL SL TL 33 31 93,9% 2 6,1% Trước kết quả như vậy, tôi cảm thấy đó không phải hoàn toàn là lỗi ở học sinh mà một phần là do giáo viên . Vì vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giúp học sinh có kết quả học tập tốt hơn. Năm học 2015 -2016 tiếp tục được phân công giảng dạy ở lớp 1 tôi đã đưa ra các giải pháp sau: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giải pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học - Hầu hết các tiết toán ở lớp 1 khi dạy dạng bài lý thuyết giáo viên nên sử dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú cho học sinh và giúp các em ghi nhớ một cách tự nhiên. Ví dụ 1: Bài “ Các số 1; 2; 3” (tiết 6 trang 11 SGK) * Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học: - 3 tấm bìa từ mỗi tấm bìa có 1 bông hoa; 3 tấm bìa từ mỗi tấm bìa có 1 quả cam; 3 tấm bìa từ mỗi tấm bìa có bức tranh 1 bạn gái. - 3 tấm bìa từ mỗi tấm bìa có ghi sẵn 1 trong các số 1; 2; 3. - 3 bìa từ, trên mỗi bìa từ đã vẽ sẵn: 1 chấm tròn; 2 chấm tròn; 3 chấm tròn. - Hộp đồ dùng học toán của học sinh. *Hoạt động 1: Giới thiệu số 1; 2; 3. - Giới thiệu số 1 theo các bước sau: Bước 1 : Quan sát - Giáo viên lần lượt gắn lên bảng cho học sinh quan sát các bức tranh có 1 bông hoa; 1 quả cam; 1 bạn gái. - Mỗi lần cho học sinh quan sát giáo viên đều cho học sinh nêu: “Có 1 bông hoa; có 1quả cam; có 1 bạn gái ” - Yêu cầu học sinh lấy trong hộp đồ dùng toán: 1 hình tròn; 1 hình tam giác; 1 hình vuông. Mỗi lần lấy ra học sinh đều nêu: có 1 hình tròn; 1 hình tam giác; 1 hình vuông. Bước 2: Giới thiệu số 1 - Giáo viên lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu : 1 bông hoa, có 1quả cam, có 1 bạn gái, 1chấm tròn... đều có số lượng là 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó, số một viết bằng chữ số 1, viết như sau...( viết số 1 lên bảng) giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, học sinh chỉ vào từng chữ số và đều đọc là một. - Yêu cầu học sinh lấy chữ số 1 ở hộp đồ dùng học toán - Giới thiệu số 2, số 3 tương tự như giới thiệu số 1. Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi. Cuối mỗi tiết toán hoặc giữa tiết căn cứ vào mục tiêu bài dạy giáo viên có thể lựa chọn các trò chơi phù hợp để học sinh được thay đổi không khí, được thoải mái nhưng vẫn có tác dụng củng cố kiến thức vừa học. Sau đây tôi xin đưa ra một số trò chơi áp dụng trong các tiết học như sau: Trò chơi 1: Cùng leo núi ( Lập phép tính đúng ) Trò chơi này dùng trong các tiết dạy về bảng cộng, trừ để phát triển tư duy lô gic và củng cố các bảng cộng, trừ đã học, rèn kĩ năng lập phép tính đúng. * Chuẩn bị: 3 hộp mỗi hộp có 12 tấm tròn nam châm ghi sẵn 12 số( tùy theo từng bài dạy để ghi số cho phù hợp), 2 tấm tròn nam châm ghi sẵn 2 dấu ( +), 2 tấm tròn nam châm ghi sẵn 2 dấu ( - ), 4 tấm tròn nam châm ghi sẵn 4 dấu ( = ), 3 bảng sắt. * Cách chơi : Mỗi học sinh tham gia chơi được nhận 1 hộp. Nhiệm vụ của mỗi bạn là sử dụng các số và dấu có trong hộp để gắn thành các phép tính đúng. Trong 1 phút ai lập được nhiều phép tính hơn người đó sẽ thắng. Ví dụ : Bài: “Phép cộng trong phạm vi 7”( tiết 49 trang 68 SGK). * Giáo viên chuẩn bị: - 3 bảng sắt. - 3 hộp: mỗi hộp có 12 tấm tròn nam châm có ghi sẵn các số 2, 5, 7 và 8 tấm tròn nam châm ghi sẵn dấu( +, -, =) * Cách chơi: - Giáo viên gọi 3 học sinh cùng chơi. - Giáo viên đưa cho mỗi em 1 chiếc hộp trong hộp có 12 tấm tròn nam châm có ghi sẵn các số 2, 5, 7 và 8 tấm tròn nam châm ghi sẵn dấu( +, -, =) Khi có hiệu lệnh “ bắt đầu” của cô thì các em phải dùng các số và dấu đã có lập thành các phép tính đúng 2 + 5 =7 5 + 2 = 7 7 - 2 = 5 7 - 5 = 2 Hết thời gian 1 phút, em nào lập được nhiều phép tính đúng hơn là thắng cuộc. Trò chơi 2: Ai nhanh? Ai đúng? Trò chơi này củng cố bảng cộng trong phạm vi 10. * Giáo viên chuẩn bị: Các tấm bìa ghi các số 0; 1, 2; 3; ; 10. * Cách chơi : Gọi 3 học sinh cùng chơi 1 lượt. Em đứng giữa sẽ làm trưởng trò. Khi em đứng giữa hô số nào thì em đứng bên phải và bên trái vừa nói vừa giơ số mà cộng lại được số mà trưởng trò yêu cầu, 3 em lần lượt thay nhau làm trưởng trò. Bạn nào thực hiện đúng, nhanh cả ba lượt chơi là người thắng cuộc. Ví dụ : Bài: Số 10. * Giáo viên chuẩn bị: 22 tấm bìa ghi các số 0; 1, 2; 3; ; 10. * Cách chơi : Gọi 3 học sinh cùng chơi 1 lượt. Em trưởng trò hô: “ 10 gồm”. Em bên phải hô: “ ba” ( giơ số 3). Em bên trái hô “và bảy ” ( giơ số 7). Lần lượt em bên phải, bên trái làm trưởng trò hô cho các bạn thực hiện. Bạn nào thực hiện đúng nhất, nhanh nhất được cả lớp thưởng một tràng pháo tay.(Tương tự như vậy đối với các số khác). Trò chơi 3: Bác nông dân giỏi Trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố cách sử dụng thước chia cm để đo đoạn thẳng. * Chuẩn bị: - 3 tờ bìa hình chữ nhật mặt sau có bông hoa chăm học; 3 thước thẳng chia cm. * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại diện 1 bạn tham gia chơi. - Giáo viên treo tờ bìa đã định kích thước và nói: Một bác nông dân được hợp tác xã chia cho một thửa ruộng hình chữ nhật nhưng chưa rõ kích thước là bao nhiêu. Em hãy giúp bác ấy đo lại thửa ruộng nhà mình. - Học sinh dùng thước đo các cạnh thửa ruộng ( tờ bìa ). Tuyên dương, khen thưởng cho học sinh đo nhanh và chính xác tờ bìa có bông hoa chăm học đó. Trò chơi 4: Rồng rắn lên mây Trò chơi này nhằm kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ: Củng cố các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10... * Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các phép tính cộng, trừ trong các bảng đã học. * Cách chơi: Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng. - Em cất tiếng hát : “ Rồng cuốn lên mây Rồng cuốn lên mây Ai mà tính giỏi về đây với mình” - Sau đó, em hỏi: “ Người tính giỏi có nhà hay không?” - Một em học sinh bất kỳ trả lời: “ Có tôi! Có tôi” - Em làm đầu rồng ra phép tính đố, ví dụ : “ 4+3 bằng bao nhiêu?” - Em tính giỏi trả lời ( nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng. Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn dần các bạn lên mây. * Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát, nắm vững kiến thức. Trò chơi 5 : Bác đưa thư Trò chơi này áp dụng khi dạy các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 3, 4, , 10. Kết hợp thói quen nói cám ơn khi người khác giúp một việc gì đó. * Chuẩn bị: - Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số trong các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 là kết quả của các phép cộng, trừ để làm số nhà . - Một số phong bì có ghi phép cộng, trừ trong các bảng đã học. - Một tấm thẻ đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện” * Cách chơi: - Gọi 5 em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi em 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai “Bác đưa thư” ngực đeo thẻ “Nhân viên Bưu điện” tay cầm tập phong bì. - Bốn em còn lại đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói: Bác đưa thư ơi Cháu có thư không? Đưa giúp cháu với Số nhà . . .là 8 Khi đọc đến câu cuối cùng “ Số nhà ....là 8” thì đồng thời em đó giơ thẻ ghi số 8 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “ Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này bác đưa thư phải chọn 1 trong các phong bì “9 – 1; 8 – 0; 10 – 2; 3 + 5, ” giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói: “ Cháu cảm ơn bác ạ”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà khác. Nếu “Bác đưa thư” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. ( Số nhà là các số khác tiến hành tương tự) Giải pháp 3: Sử dụng câu đố, truyện kể. Trong một số tiết học toán, giáo viên có thể dành 1 đến 2 phút để kể cho học sinh nghe một mẩu chuyện vui hoặc đặt một câu đố để học sinh được thư giãn. Việc này có tác dụng giúp học sinh củng cố kiến thức đã học vừa giúp các em có những kiến thức thực tế. Ví dụ 1: Bài các số 1, 2, 3. * Giáo viên có thể kể cho các em nghe câu chuyện: Hỏi mẹ. Một bà mẹ hỏi cô con gái 6 tuổi của mình: - Con gái yêu của mẹ, con có mấy cái tay, mấy cái chân, mấy cái tai, mấy con mắt, mấy cái miệng? Cô con gái nhẩm sau đó trả lời đúng tất cả các câu hỏi của mẹ. Rồi bỗng nhiên cô gái hỏi mẹ : - Mẹ ơi, tại sao người ta có 2 tay, 2 tai, 2 mắt và chỉ có 1 cái miệng? Bà mẹ cười âu yếm trả lời con: - Người ta chỉ cần 2 tay để làm được nhiều, cần 2 tai để nghe được nhiều, cần 2 mắt để nhìn thấy nhiều, chỉ cần 1 cái miệng để ăn vừa đủ và nói vừa đủ thôi, con yêu quý của mẹ! * Giáo viên có thể đọc cho các em nghe bài thơ: Bài học qua cầu Cầu hẹp trên sông sâu Dê đen và dê trắng Bước lên hai đầu cầu, Giữa cầu chúng gặp nhau. Con nào cũng muốn mau, Không nhường nhau một bước. Dê đen lên tiếng trước: - Tránh ra cho ta đi! Dê trắng chẳng kém gì: - Dẹp đường cho ta bước! Nạt nộ nhau chẳng được, Hai dê liền húc nhau. Cả hai toạc da đầu Cùng lăn tùm xuống nước. Không con nào sang trước, Không con nào sang sau. Nếu biết nhường nhịn nhau: Một con qua cầu trước, Một con bước sang sau, Thì chẳng phải toạc đầu, Hai con đều qua được. Ví dụ 2 : Bài số 8. Truyện kể: Con cua Ngày xưa, con cua cũng như mọi con vật khác có mắt nhìn thẳng, có chân đi thẳng về phía trước. Năm ấy, trời hạn nặng cây cối khô héo hết. Các con vật khát đến cháy cổ. Bác Cóc là câụ ông Trời, dẫn đầu 1 đoàn đại biểu các con vật trong đó có cua càng đi kiện ông Trời. Ông Trời thua kiện, phải làm mưa. Trên đường thắng lợi trở về. cua ta chẳng may bị ngã, mai cua nứt rạn gồ ghề, đôi mắt lồi ra và quay ngang. Từ đó họ hàng nhà cua không còn đi thẳng được nữa. Tuy hình dạng cua thay đổi, nhưng muôn loài vẫn nhận ra. Con cua tám cẳng hai càng. Một mai hai mắt rõ ràng con cua. Vì bây giờ đôi mắt đã quay ngang nên: Con cua tám cẳng hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày. Ví dụ 3: Phép cộng trong phạm vi 3. Toán vui: Hai người là bố Hai người là con. Cộng lại cho tròn Ba người cả thảy Tính toán như vậy Liệu có sai không. Em giải thích giùm? Ví dụ 4 : Phép cộng trong phạm vi 4. Toán vui: Có bao nhiêu đôi ủng Mà ban Phương mua về Để mèo được đi hia Chân khỏi phải dầm nước. Ví dụ 5: Phép cộng trong phạm vi 5 Một đàn ngỗng đi trên đường đê. Con đi bên phải ở bên phải bốn con, con đi bên trái ở bên trái bốn con, con đi ở giữa ở giữa bốn con. Hỏi đàn ngỗng có tất cả bao nhiêu con và chúng đi như thế nào? Ví dụ 6: Phép cộng trong phạm vi 6 Sáu quả bóng bay Ba màu xanh vàng đỏ Ít nhất bóng màu vàng Nhiều nhất bóng màu đỏ Em hãy tính xem thử Mỗi loại là bao nhiêu? Ví dụ 7: Phép cộng trong phạm vi 9. Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người ? Ví dụ 8: Phép trừ dạng 17 – 3 Vừa trống vừa mái Đếm đi đếm lại Tất cả mười lăm Mái hơn mười ba Còn là gà trống Đố em tính được Trống, mái mấy con? Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã áp dụng các giải pháp trên vào dạy các tiết toán ở lớp 1C Trường Tiểu học Hoằng Trường ngay từ đầu năm học. Qua theo dõi tôi thấy: Mỗi khi đến giờ học toán học sinh háo hức hơn tâm lí phấn chấn và đặc biệt kết quả thu được sau mỗi tiết học tốt hơn. Không có học sinh nào là không thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 3; 4; ; 10, việc lập phép tính hoặc điền số vào phép tính các em làm tương đối nhanh và đúng. Nhờ vậy kết quả thi cuối kỳ 2 vừa qua kết quả môn toán đạt được như sau: Sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi chú SL TL SL TL 32 32 100% 0 0 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Môn toán ở Tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, để có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác và có nhiều tác dụng trong việc rèn luyện trí thông minh, tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nề nếp, phong cách làm việc có khoa học, góp phần giáo dục những đức tính của con người như cần cù, kiên trì, chịu khó Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện áp dụng các hình thức tổ chức dạy học, tôi nhận thấy những ưu điểm khả quan đã nêu. Việc áp dụng hình thức dạy học như thế cơ bản là học sinh vận dụng nhiều, được làm việc nhiều hơn. Giáo viên không cần giảng nhiều mà chỉ là người hướng dẫn và cách tiến hành bài học để học sinh chủ động nắm kiến thức mới. Tiết dạy nhẹ nhàng, học sinh hứng thú sôi nổi, nhiệt tình trong học tập. không có thời gian cho các em làm việc riêng, các em không bị gò bó, ép buộc mà tự các em thấy hào hứng khi được tham gia vào bài học như một trò chơi yêu thích. Mặt khác nội dung và phương pháp dạy học gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau để quá trình dạy học đạt kết quả cao. Nhu cầu môn toán càng cao, giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm thoả mãn yêu cầu kỹ năng tính toán. Trong quá trình dạy học cần phải có sự quan tâm của phụ huynh đối với con em mình để các em ngày càng tiến bộ. 2. Kiến nghị * Đối với giáo viên: - Trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài dạy. - Cần sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học gây hứng thú cho học sinh. - Cần đặc biệt qua tâm đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để có hình thức tổ chức dạy học hiệu quả. - Mỗi giáo viên cần tự làm thêm những đồ dùng dạy học giúp cho giờ học sinh động hơn. * Đối với nhà trường, phòng giáo dục - Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, trọng tâm về nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên. - Cần tổ chức các buổi chuyên đề triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng để áp dụng rộng rãi trong nhà trường. - Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị - đồ dùng dạy học tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc_nang_cao_chat_luong_ho.doc