SKKN Một số hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 6 và 7 ở trường THCS Định Tăng
Như chúng ta đã biết, môn học lịch sử được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường, có vai trò vô cùng quan trọng, to lớn tác động tích cực đến việc hình thành nhận thức của học sinh về tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người qua từng giai đoạn. Như bác Hồ kính yêu đã từng nói :
‘‘ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam’’
Nhận thức được điều đó, bản thân tôi là một giáo viên dạy Văn - sử, tôi luôn luôn đặt ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, là người “truyền lửa” thắp sáng những ước mơ, những tình cảm tốt đẹp cho các em. Trong suốt thời gian công tác giảng dạy tôi luôn trăn trở đặt ra những câu hỏi: - Làm sao để các tiết học lịch sử nói chung và các tiết dạy lịch sử địa phương nói riêng không khô khan, giáo điều, nặng lý thuyết.
Phải làm sao để giờ dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó giúp các em hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử quê hương mình sinh ra và lớn lên. Nơi mình đang sống có những di tích lịch sử nào để tự hào và gìn giữ. Đó chính là cái đích mà lịch sử địa phương cần hướng tới. không thể chấp nhận được một học sinh Yên Định không biết quê hương của Bà Triệu ở đâu? Hay nói rộng hơn là người con xứ Thanh cần phải biết rõ những phong trào, những cuộc khởi nghĩa dành độc lập dân tộc được khởi nguồn từ quê hương Thanh Hóa. Như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do ai lãnh đạo? nổ ra ở đâu? vào năm nào?. .để từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tiếp thu và phát huy di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc với những giá trị nhân văn truyền thống.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng, vai trò của lịch sử địa phương bản thân tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải tìm tòi ra những phương pháp, hình thức phù hợp nhất trong các tiết dạy lịch sử địa phương, giúp các em phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt đem lại hứng thú học tập, say mê tìm hiểu lịch sử địa phương ở các em hơn, vì thế, tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm về các hình thức, tổ chức dạy học các tiết lịch sử địa phương: “Một số hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 6 và 7 ở trường THCS Định Tăng” để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết, môn học lịch sử được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường, có vai trò vô cùng quan trọng, to lớn tác động tích cực đến việc hình thành nhận thức của học sinh về tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người qua từng giai đoạn. Như bác Hồ kính yêu đã từng nói : ‘‘ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam’’ Nhận thức được điều đó, bản thân tôi là một giáo viên dạy Văn - sử, tôi luôn luôn đặt ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, là người “truyền lửa” thắp sáng những ước mơ, những tình cảm tốt đẹp cho các em. Trong suốt thời gian công tác giảng dạy tôi luôn trăn trở đặt ra những câu hỏi: - Làm sao để các tiết học lịch sử nói chung và các tiết dạy lịch sử địa phương nói riêng không khô khan, giáo điều, nặng lý thuyết.... Phải làm sao để giờ dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó giúp các em hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử quê hương mình sinh ra và lớn lên. Nơi mình đang sống có những di tích lịch sử nào để tự hào và gìn giữ. Đó chính là cái đích mà lịch sử địa phương cần hướng tới. không thể chấp nhận được một học sinh Yên Định không biết quê hương của Bà Triệu ở đâu? Hay nói rộng hơn là người con xứ Thanh cần phải biết rõ những phong trào, những cuộc khởi nghĩa dành độc lập dân tộc được khởi nguồn từ quê hương Thanh Hóa. Như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do ai lãnh đạo? nổ ra ở đâu? vào năm nào?. ..để từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tiếp thu và phát huy di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc với những giá trị nhân văn truyền thống. Nhận thấy rõ tầm quan trọng, vai trò của lịch sử địa phương bản thân tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải tìm tòi ra những phương pháp, hình thức phù hợp nhất trong các tiết dạy lịch sử địa phương, giúp các em phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt đem lại hứng thú học tập, say mê tìm hiểu lịch sử địa phương ở các em hơn, vì thế, tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm về các hình thức, tổ chức dạy học các tiết lịch sử địa phương: “Một số hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 6 và 7 ở trường THCS Định Tăng” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 2. Mục đích nghiên cứu: - Để giúp học sinh yêu thích chủ động tích cực lĩnh hội tốt kiến thức lịch sử địa phương tôi luôn trăn trở tự đặt câu hỏi : - Làm thế nào để học sinh tiếp thu và nhận thức về lĩnh vực lịch sử địa phương một cách sâu sắc nhất? - Từ đó, giúp các em yêu thích say mê môn học lịch sử hơn, hình thành trong các em lòng yêu quê hương, yêu đất nước và tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, dân tộc. - Thông qua các tiết dạy lên lớp để giúp các em tìm hiểu kiến thức về lịch sử địa phương Thanh Hóa một cách dễ dàng, tự chủ và sáng tạo hơn. - Ngoài ra, còn rèn luyện thêm cho HS nhiều phương pháp và kỹ năng sống cần thiết như: phương pháp tự học, tự bồi dưỡng ... kỹ năng độc lập tự chủ, kỹ năng tập giao tiếp thuyết trình trước những nơi đông người, kỹ năng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong cuộc sống... 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương của giáo viên và học sinh ở trường THCS Định Tăng. - Phạm vi nghiên cứu: Các em học sinh khối lớp 6 và lớp 7 Trường THCS Định Tăng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học. - Phương pháp dạy học lịch sử . - Tài liệu về lịch sử địa phương. - Sách giáo khoa lịch sử 6, 7. - Sách giáo viên, Sách lịch sử địa phương Thanh Hóa. 4.2. Phương pháp điều tra sư phạm: - Trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học qua các chuyên đề cấp trường, cấp huyện. - Dự giờ thăm lớp, làm phiếu trắc nghiệm, phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh. - Làm bài kiểm tra, làm bài thu hoạch...để kiểm tra kiến thức học sinh, 4.3. Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã tiến hành ở nhiều lớp khác nhau với cùng 1 bài bằng nhiều phương pháp khác nhau để so, đối chiếu rồi rút ra kết luận. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Cơ sở lý luận: Quy luật nhận thức chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn mà lí luận chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra: “ Từ trực quan sinh động, đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận thức. Chân lý của sự nhận thức là hiện thực khách quan”. Phát triển từ lí luận chủ nghĩa biện chứng Mác- Lê Nin, ngày nay, luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh”. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục phổ thông, các giáo viên làm công tác giảng dạy nói chung cần có phương pháp giảng dạy hợp lí nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất những kiến thức phổ thông vận dụng vào thực tiễn. Lịch sử lại là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy - học lịch sử hiện nay, đặc biệt là các tiết dạy lịch sử địa phương nói riêng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo phù hợp với đặc điểm từng lớp học, nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, ngoài ra còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1 Giáo viên: Trong phân môn lịch sử được đưa vào giảng dạy ở các nhà trường thì các tiết dạy học lịch sử địa phương, thường là những tiết học mở về vấn đề thuộc giới hạn ở địa phương nên không có tài liệu hướng dẫn cụ thể buộc giáo viên phải tự định hướng nội dung bài dạy, phương pháp dạy cho phù hợp... chính vì thế một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thể nào để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất. Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp dạy học tích cực vào tiết học địa phương còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh . Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa đầu tư vào các tiết dạy chương trình lịch sử địa phương hoặc có khi còn bỏ qua. Đây là nội dung mới được đưa vào SGK lịch sử THCS. Cho nên, không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy học mang tính địa phương, tổ chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức học tập phù hợp nhất. 2.2. Học sinh. Khó khăn nổi bật hiện nay mà bất cứ giáo viên dạy môn lịch sử nào cũng thấy, đó là học sinh không thích học môn lịch sử, và luôn xem nhẹ nó là môn phụ nên chỉ cần học qua loa đại khái cốt có điểm là được. Các em còn lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ cho các tiết học về lịch sử địa phương nên ngay trên địa phương mình nhiều em cũng không biết có di tích lịch sử nào, có anh hùng dân tộc nào hoặc các truyền thống văn hóa phi vật thể nổi tiếng mang đậm tính địa phương các em đều không biết hoặc có biết cũng rất hời hợt 2.3.Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Năm học 2016- 2017, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm của thực trạng trên ở lớp 6A - sĩ số 26 học sinh và lớp 7A- sĩ số 28 học sinh như sau: Lớp Sĩ số Học sinh hứng thú và hiểu bài. Học sinh không hứng thú và chưa hiểu bài. SL % SL % 6A 26 12 46.2 14 53.8 7A 28 18 64,3 10 35,7 Như vậy, qua khảo sát ta thấy học sinh hứng thú và hiểu bài chưa cao, chất lượng dạy học còn thấp. Nếu cứ duy trì tình trạng dạy và học như thế thì chắc chắn sẽ không cải thiện được mà thậm chí còn làm cho học sinh ngày càng sa sút hơn, nhàm chán hơn khi học lịch sử địa phương. 3. Một số giải pháp đã được thực hiện: 3.1. Tổ chức trò chơi thi đố kiến lịch sử địa phương: Một số hình thức tổ chức trò chơi tôi đã thực hiện trong các tiết dạy học lịch sử địa phương: Rung chuông vàng, giải ô chữ, đuổi hình bắt chữ, hái hoa dân chủ... * Ví dụ: LSĐP 6 tiết 23: “ Cuộc Khởi nghĩa Bà Triệu”. tôi đã áp dụng: Hình thức tổ chức các trò chơi như: “ đuổi hình bắt chữ” - Gv: cho chạy một số hình ảnh lên máy chiếu: Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh đó và tìm đúng hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi ra trận. - HS: quan sát, suy nghĩ và phất cờ giành quyền trả lời. Tiếp theo GV đưa một số hình ảnh lựa chọn như: tên thật của Bà Triệu, quê quán, đền thờ... để hs quan sát lựa chọn hình ảnh: tên gọi, quê quán, đền thờ Bà Triệu đúng nhất. - GV: Cuối mỗi phần chơi, gv đưa ra nhận xét, ai lựa chọn được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ giành phần chiến thắng. * Sau cuộc chơi, GV chốt lại nội dung cần cho học sinh khắc ghi về người anh hùng dân tộc Bà Triệu trong buổi đầu của nhân dân ta chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc. *Ví dụ: Với hình thức tổ chức trò chơi: “hái hoa dân chủ” tôi đã áp dụng trong bài dạy: “Cuộc Khởi nghĩa bà Triệu” ở phần củng cố kiến thức: - GV: chuẩn bị một cây hoa kiến thức được dán lên bảng, gọi đại diện các tổ lên hái hoa trả lời câu hỏi. Tổ nào hái được nhiều hoa đúng thì tổ đó thắng cuộc. - Sau mỗi trò chơi gv chốt lại kiến thức, bài học được rút ra thông qua các trò chơi. Cách dạy bằng hình thức này vừa gây được húng thú cho học sinh vừa phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo ở các em. Quan trọng hơn nữa là giúp các em thể hiện được năng khiếu của chính mình, giúp các em tự tin hơn, hoà nhập vào tập thể lớp mà không thấy tự ti về sức học của mình. Đây chính hình thức giúp các em thể hiện khả năng của mình trước tập thể lớp. 3.2. Tổ chức thi vẽ tranh, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, tường thuật lại các cuộc khởi nghĩa ở địa phương. Để tạo tâm thế hứng khởi trong quá trình học tập, không chỉ thầy giảng - trò nghe và ghi chép đơn thuần nên tôi đã cung cấp kiến thức lịch sử địa phương thông qua hình thức thi vẽ tranh, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện. Giáo viên tổ chức cho hs thi vẽ tranh với đề tài di tích lịch sử, vẽ chân dung các anh hùng ở Thanh Hoá, vẽ các lược đồ khởi nghĩa, ... biểu tượng của quê hương và cho các em đặt lời bình cho những bức vẽ đó. * Ví dụ: Hình thức thi vẽ tranh. Đối với học sinh khối 6 và 7 có thể tổ chức cho các em thi vẽ tranh về hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi ra trận. Về hình ảnh Lê Lợi và 18 người tham gia Hội thề Lũng Nhai hoặc bia Vĩnh Lăng... Sau đó các em chú thích và viết lời bình cho bức tranh, đọc trước tập thể lớp. *Ví dụ: Hình thức thi đọc thơ, ngâm thơ: Khi Gv dạy tiết 32.LSĐP “ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu” GV có thể chia nhóm HS cho các em thi tìm các bài thơ, câu ca dao, tục ngữ viết về Bà Triệu. *Nhóm 1: Cử đại diện đọc : ''Ru con con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng, Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân" (Ca dao) * Nhóm 2: Cử đại diện đọc: “ Tùng sơn nắng quyện mây trời Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh” ( Thơ ca dân gian) Kết thúc cuộc chơi, gv nhận xét, cho điểm các nhóm và khắc sâu thêm về hình ảnh người nữ anh hùng dân tộc Bà Triệu còn sống mãi với non sông đất Việt, sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và là niềm tự hào của quê hương xứ Thanh. * Ví dụ: Với hình thức thi kể chuyện, tường thuật lại các cuộc khởi nghĩa ở địa phương. - Khi dạy bài LSĐP: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên mảnh đất Thanh Hóa (1418 - 1423). - Gv: Tổ chức cho HS thi kể chuyện về: “Lê Lợi trong buổi đầu khởi nghĩa” Hoặc kể câu chuyện: “Lê Lai liều mình cứu chúa” ... - GV tổ chức cho các nhóm thi với nhau, nhóm nào kể chuyện hay hấp dẫn, đầy đủ tình tiết thì nhóm đó được điểm cao, biểu dương. * Nhận xét: Từ những hình thức các hoạt động dạy học nêu trên đã tạo nên sự hứng thú cho các em vui vẻ, tinh thần sảng khoái từ đó kiến thức lịch sử địa phương được nhẹ nhàng khắc sâu trong tâm trí các em về các danh nhân văn hóa, về các vị anh hùng dân tộc, về truyền thống quê hương địa phương, đất nước. 3.3. Hình thức tổ chức HS tham gia làm hướng dẫn viên du lịch: - Với hình thức tổ chức dạy học này, nhằm phát huy tính sáng tạo, độc lập của học sinh. Giúp các em có khả năng vận dụng và tổng hợp kiến thức, nắm vững kiến thức lịch sử địa phương trong bài học. - Rèn khả năng tự tin, chủ động, sáng tạo đặc biệt tập khả năng thuyết trình, nói lưu loát truyền cảm trước tập thể. * Ví dụ: LSĐP 6 tiết 23: “ Cuộc Khởi nghĩa Bà Triệu”. tôi đã áp dụng: - Tổ chức cho HS thi làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách biết về căn cứ của nghĩa quân tại Phú Điền, Hậu lộc, Thanh Hóa. GV: cho HS sử dụng máy chiếu để giới thiệu về căn cứ khởi nghĩa Bà Triệu. HS: Thể hiện phần hiểu biết của mình: Thưa các bạn! Mời các bạn đi từ thành phố Thanh Hóa ra phía Bắc Hà Nội khoảng 17km là đến khu căn cứ của nghĩa quân Bà Triệu ( nay thuộc làng Phú Điền, Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) Căn cứ của nghĩa quân là ở thung lũng nhỏ giữa hai dãy núi đá vôi thấp. Phía Bắc là núi Châu Lộc. Phía Nam là đoạn cuối dãy núi chạy theo sông Mã. - Thung lũng mở rộng về phía đồng bằng ven biển, nằm ở cửa ngõ từ Đồng bằng Bắc Bộ vào Thanh Hóa à Địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho thế “công” lẫn “thủ”. Ngày nay đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai, sát quốc lộ 1A thuộc làng Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa,cách Hà Nội khoảng150km đi về phía Nam.Đối diện với Đền qua quốc lộ 1A là núi Tùng - nơi đặt lăng mộ Bà Triệu( cách quốc lộ 1A khoảng 2km). Nơi đây bà cùng với nghĩa quân đã anh dũng chống lại quân Ngô tấn công. Do lực lượng chênh lệch Bà đã quỳ xuống vái trời đất:“ sinh vi tướng, tử vi thần”( sống làm tướng, chết làm thần ) rồi rút gươm tự vẫn. Bà hy sinh vào ngày 21/2 Mậu Thìn (248). Để tưởng nhớ công ơn của Bà nhân dân đã lập đền thờ quanh năm hương khói thờ phụng. ( Đền thờ Bà Triệu, sát quốc lộ 1A ) ( Cổng vào Lăng mộ Bà Triệu trên núi Tùng) * Trong tiết dạy - học lịch sử địa phương gv kết hợp cả hình thức thi làm hướng dẫn viên du lịch đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tạo cho các em tâm lí phấn khởi, thi đua tìm hiểu kiến thức lịch sử hình thành kiến thức lịch sử địa phương cho HS một cách tự nhiên, nhẹ nhàng kết hợp giữa việc học mà chơi - vui chơi để lĩnh hội kiến thức. Tiến cao hơn bước nữa hình thành trong trái tim các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Giúp các em yêu hơn về lịch sử Việt Nam nói chung, về lịch sử địa phương quê em nói riêng. Có ý thức bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương. 3.4.Tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử: Hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương như: dạy trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng, đối thoại trực tiếp với nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử hay tham quan tại các di tích lịch sử đó mới phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại, giúp các em tự khám phá, tự phát hiện. Với hình thức tổ chức tham quan di tích lịch sử đã được nhà trường chúng tôi tổ chức cho học sinh khối 6 & 7 năm học: 2015-2016 đi tham quan tại khu di tích: “ Thành nhà Hồ và khu di tích Lam Kinh.” * Ví dụ : Giáo viên tổ chức cho HS tham quan khu di tích văn hóa thế giới Thành nhà Hồ. - GV: Lên kế hoạch cụ thể, cần định hướng cụ thể về chuyến tham quan di tích: ? Tìm hiểu về thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới . ? Nhà Hồ với những cải cách của Hồ Quý Ly ( Năm 1400 – 1407) Giáo viên hướng dẫn đưa ra một số gói câu hỏi trước khi các em đến thành nhà Hồ, để làm cơ sở định hướng cho các em bắt đầu tìm hiểu về di tích thành nhà Hồ. * Ví dụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí tổng quan thành nhà Hồ? + Nhóm 2: Tìm hiểu về những kì tích trong việc xây thành? + Nhóm 3: Tìm hiểu sự sáng tạo, cách tân và huyền bí trong lĩnh vực xây thành? Tìm hiểu đá xây thành được lấy ở đâu? * Tiến hành tham quan và khám phá: - HS được khám phá di tích thành nhà Hồ, được nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh giới thiệu về thành nhà Hồ, và quan trọng là các em được tận mắt quan sát các cổng thành, các bức tường thành còn khá vững chắc nguyên vện như thách thức với thời gian. con đường hoàng gia được lát đá nguyên khối và các viên gạch lát khắc ghi thời đại Trần - Hồ . được quan sát khu bảo tàng lưu giữ các mẫu hiện vật trong quá trình xây thành và vương triều nhà Hồ.(viên đạn bằng đá, các đầu mũi tên bằng đồng, mô hình súng thần cơ, đối trọng của đòn bẩy bắn đá...). ( Tường thành phía ngoài ) ( Các hiện vật trong khu bảo tàng) * Hiệu quả của chuyến tham quan di tích lịch sử: Việc trải nghiệm thực tế trong quá trình đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương đã đem lại hiệu quả hiểu biết về kiến thức lịch sử địa phương rất sâu sắc trong mỗi học sinh . - Thay đổi hình thức học tập của học sinh bằng việc trãi nghiệm thực tế. - Tạo tâm lý vui sướng, phấn khởi khi tận mắt chứng kiến những danh lam thắng cảnh đẹp, những di tích lịch sử địa phương mà thầy cô giáo đã giảng dạy. - Tìm hiểu kỹ hơn sâu hơn và có những phát hiện mới mẻ về những kiến thức lịch sử địa phương thông qua các chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế. - Giúp các em hiểu sâu sắc hơn những bài học về lịch sử địa phương có trong nhà trường. - Mang lại sức khỏe sảng khoái tinh thần niềm vui và những bài học bổ ích từ những chuyến tham quan lịch sử địa phương. - Tạo cho các bạn học sinh có các kỹ năng sống tốt đẹp hơn: tự lập, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tự xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống thực tế, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước. 3.5. Giáo án thực nghiệm: Tiết 32: Lịch sử địa phương CUỘC KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Tình hình đất nước trước khởi nghĩa Bà Triệu và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa. - Tiểu sử Triệu Thị Trinh, căn cứ và diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng kính phục, biết ơn các vị anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, lòng căm thù quân xâm lược. 3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ địa phương, tường thuật sự kiện lịch sử, tư duy phân tích, tổng hợp. II. CHUẨN BỊ - Máy chiếu - Các tư liệu, hình ảnh có liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu. III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, tường thuật, kể chuyện lịch sử, đọc thơ, vẽ tranh ảnh... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu diễn biến, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? 2. Giới thiệu bài: - HS xem một số hình ảnh liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu (Thanh Hóa, quê hương Bà Triệu, căn cứ Núi Nưa, Phú Điền). - Giới thiệu: Trong một ngàn năm Bắc thuộc, cùng với nhân dân Giao Chỉ và Nhật Nam, người quận Cửu Chân đã không ngừng vùng lên đấu tranh để giành độc lập tự chủ. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Tương truyền kể rằng: Bà là một người nổi tiếng xinh đẹp, đến tuổi cập kê nhiều người dạm hỏi, bà đã khảng khái nói rằng: “ tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô dành lại giang sơn, cưỡi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Năm 246, bà Triệu cùng với anh trai là Triệu Quốc Đạt đã phất cờ khởi nghĩa, nhân dân khắp nơi nổi dậy hưởng ứng. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và cuộc khởi nghĩa . 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * Hoạt động 1: Tình hình đất nước. - HS tự đọc SGK. ? Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tình hình đất nước ta như thế nào? - Tiếp tục bị nhà Đông Hán đô hộ. - Chính quyền Đông Hán tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta. - Phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạm lắng, song sau đó lại tiếp tục
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc_lich_su_dia_phuong_cho.doc