SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng

SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng

Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất cần thiết cho các em học sinh. Trong tiến trình đổi mới ấy, giáo dục kỹ năng tự quản cho học sinh là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.

Xây dựng phương pháp tự quản giữ vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Tự quản là những nhịp cầu giúp con người biết ý thức quản lý trong mọi hoạt động. Rèn luyện kỹ năng tự quản cũng là rèn luyện kỹ năng sống, rèn khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống,giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập. Vì không có con đường nào khác GVCN phải hướng tới việc rèn luyện kỹ năng tự quản cho học sịnh. Tự quản là việc làm cần thiết trong nội dung đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục nhân cách cho học sinh, chúng ta phải biến quá trình giáo dục thành thành tự giáo dục, tự phục phụ, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách học mói được xác lập bền vững, chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới đáp ứng được những yêu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Đã là một GVCN, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiêm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nề tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chăc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Như vậy, nhiệm vụ của người GVCN có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh. Do đó, xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm là vấn đề cần thiết, cần được thực hiện, nhânrộng.

Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, vất vả. Mỗi tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Nhiều học sinh có ý thức rèn luyện nhưng cũng có học sinh ý thức rèn luyện chưa tốt. Vậy từ đó mỗi GVCN đều trăn trở để đưa ra cách giải quyết và tìm cho mình phương pháp quản lý lớp có hiệu quả. Một GVCN thành công đồng nghĩa với GVCN có trách nhiệm giúp các em hoàn thiện chính mình hơn, xây dựng được tập thể vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Vì thế, để góp phần xây dựng nhà trường trong công tác quản lý và giáo dục học sinh tốt hơn nữa, công tác chủ nhiệm ở trường THPT chúng tôi nhận thấy việc xây dựng lớp học tự quản là rất cần thiết của bất kỳ GVCN nào. Vì họ thông thể ôm đồm làm thay việc cho học sinh và lúc nào cũng phải có mặt trên lớp để quản lý và chỉ đạo. Hơn nữa nếu GVCN lúc nào cũng hiện diện trên lớp sẽ khiến cho học sinh ỷ lại, thiếu sự tự giác, thiếu trách nhiệm với bản thân và tập thể làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em.

Qua thời gian chủ nhiệm lớp, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em thiếu ý thức về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản là kỹ năng tự quản. Nhiều học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, chưa tự giác học tập, rèn luyện, còn tâm lý ỉ lại vào thầy cô và cha mẹ. Ban can sự lớp chưa hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa được bồi dưỡng về năng lực tự quản lớp. Giáo viên quan tâm nhiều đến việc truyền đạt kiến thức cho học sinh chưa tập trung nhiều vào giáo dục. Giáo dục trang bị cho học sinh năng lực tự quản. Nhiều cha mẹ chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống tự lập, tự quản cho các em.

docx 60 trang Thu Kiều 22/09/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC TỰ QUẢN 
 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
 TẠI TRƯỜNG THPT NÓI CHUNG VÀ TRƯỜNG THPT 
 NGUYỄN CẢNH CHÂN NÓI RIÊNG”.
 (Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm) MỤC LỤC
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................2
1. Mục tiêu chung ....................................................................................................2
2. Mục tiêu cụ thể mà biện pháp hướng tới .............................................................3
3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu và áp dụng .......................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
Phần 2. NỘI DUNG.................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................................4
1. Cơ sở lý luận........................................................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................4
1.2. Một số yêu cầu đối với việc xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm 
lớp ở trường phổ thông hiện nay .............................................................................4
1.2.1. Đáp ứng mục tiêu đào tạo mới thời mở cửa ..................................................4
1.2.2. Thỏa mãn việc thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, lấy học 
trò làm trung tâm .....................................................................................................5
1.2.3. Lựa chọn và đặt niềm tin vào đội ngũ ban cán sự lớp...................................5
1.2.4. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của tuổi mới lớn ...................................................5
1.3. Vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp .......................................................6
1.3.1.Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học 
sinh 6
1.3.2. Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học ....................................................6
1.3.3. Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết ...........................6
1.3.4. Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp.............................6
1.3.5. Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp...............................7
3.6. Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục................7
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................7
III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỚP HỌC TỰ QUẢN NHẰM NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT 
NGUYỄN CẢNH CHÂN........................................................................................8
1. Thuận lợi..............................................................................................................8
2. Khó khăn, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân.............................................................9
2.1. Khó khăn, hạn chế, tồn tại ................................................................................9
 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Đọc là
CBCCVC Cán bộ công chức, viên chức
CBQL Cán bộ quản lý
CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
CSGD Cơ sở giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GV Giáo viên
THPT Trung học phổ thông
 5 Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta đang được chuyển hướng từ trang 
bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất cần thiết cho các em học sinh. 
Trong tiến trình đổi mới ấy, giáo dục kỹ năng tự quản cho học sinh là một trong 
những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy 
học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.
 Xây dựng phương pháp tự quản giữ vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã 
hội. Tự quản là những nhịp cầu giúp con người biết ý thức quản lý trong mọi hoạt 
động. Rèn luyện kỹ năng tự quản cũng là rèn luyện kỹ năng sống, rèn khả năng 
thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống,giúp học sinh biết 
giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập. Vì không có con đường nào khác 
GVCN phải hướng tới việc rèn luyện kỹ năng tự quản cho học sịnh. Tự quản là 
việc làm cần thiết trong nội dung đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục 
nhân cách cho học sinh, chúng ta phải biến quá trình giáo dục thành thành tự giáo 
dục, tự phục phụ, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế 
nhân cách học mói được xác lập bền vững, chất lượng giáo dục của chúng ta mới 
không bị tụt hậu, mới đáp ứng được những yêu ngày càng cao của cuộc sống hiện 
đại. Đã là một GVCN, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối 
với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và 
nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiêm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nề tảng 
vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chăc chắn sẽ có 
những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Như vậy, nhiệm 
vụ của người GVCN có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập 
cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh. Do đó, xây dựng lớp học tự quản 
nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm là vấn đề cần thiết, cần được thực 
hiện, nhân rộng.
 Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, vất vả. Mỗi tập 
thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Nhiều học sinh có ý thức rèn luyện nhưng 
cũng có học sinh ý thức rèn luyện chưa tốt. Vậy từ đó mỗi GVCN đều trăn trở để 
đưa ra cách giải quyết và tìm cho mình phương pháp quản lý lớp có hiệu quả. Một 
GVCN thành công đồng nghĩa với GVCN có trách nhiệm giúp các em hoàn thiện 
chính mình hơn, xây dựng được tập thể vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến 
lên. Vì thế, để góp phần xây dựng nhà trường trong công tác quản lý và giáo dục 
học sinh tốt hơn nữa, công tác chủ nhiệm ở trường THPT chúng tôi nhận thấy việc 
xây dựng lớp học tự quản là rất cần thiết của bất kỳ GVCN nào. Vì họ thông thể 
ôm đồm làm thay việc cho học sinh và lúc nào cũng phải có mặt trên lớp để quản 
lý và chỉ đạo. Hơn nữa nếu GVCN lúc nào cũng hiện diện trên lớp sẽ khiến cho
 1 sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc kết hợp các hình thức giao tiếp chưa được 
 quan tâm.
 2. Mục tiêu cụ thể mà biện pháp hướng tới
 - Học sinh: Biết tự quản trong mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi, rèn 
luyện trong giờ chính khoá cũng như ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội.
 Xây dựng tính tự quản cho học sinh ngay trong việc hướng dẫn cán sự lớp tổ 
chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, ngoài giờ lên 
lớp và trong tất cả các giờ học để việc học đạt kết quả tốt nhất. Trong lớp xây dựng 
các em hầu hết làm cán sự lớp để các em có trách nhiệm.
 - Giáo viên: Tìm và đưa ra giải pháp hợp lý, có hiệu quả để biến lớp học của 
những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, 
chỉ đạo của GVCN. Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. Ban 
cán sự lớp triển khai và tổng kết các hoạt động trong tuần, tháng, GVCN đóng vai 
trò tham mưu khi cần thiết.
 3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu và áp dụng
 Đối tượng: Học sinh lớp 12 A3 (năm học 2021-2022) và lớp 10A3 (năm học 
2022-2023), Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.
 Thời gian: Năm học:2021- 2022, 2002 - 2003,
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Để thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 * Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 *.Phương pháp điều tra
 * Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 * Phương pháp đánh giá.
 3 thừa biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sự hòa nhập với cộng 
đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết 
vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ 
mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanh nhạy, chủ động, phù hợp 
nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình 
thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để nó được tập dượt, rèn luyện tính tự 
giác tự quản, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường 
phổ thông cơ sở.
 1.2.2. Thỏa mãn việc thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích 
cực, lấy học trò làm trung tâm
 Trong chuyên môn, chúng ta đang rất tích cực thực hiện phong trào này, trong 
khi đó, công tác chủ nhiệm xưa nay chúng ta vẫn còn duy trì mãi cách giáo dục thụ 
động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả các hoạt động, còn học trò cứ mãi mãi 
giữ vai trò thụ động. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là cần phải đổi mới, phải thực sự lấy 
học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tác chủ 
nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự ý thức, tự quản 
lấy chính mình, tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới được 
xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục con người của chúng ta mới không bị tụt 
hậu, mới thỏa mãn được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
 1.2.3. Lựa chọn và đặt niềm tin vào đội ngũ ban cán sự lớp
 Làm thế nào tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất 
lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Một thực tế không thể phủ nhận: Hiện nay 
rất nhiều giáo viên đã phải đầu tư cho công tác chủ nhiệm một quỹ thời gian lớn 
gấp nhiều lần con số 4 tiết/ tuần mà nhà nước dành cho. Ấy vậy mà kết quả chẳng 
mấy khi được như ý. Họ băn khoăn, lo ngại không biết lấy thời gian đâu. Trong khi 
đó thời gian đối với giáo viên bây giờ là vô cùng hạn chế, chi phối cho rất nhiều 
công việc trong một ngày: dành cho việc soạn giáo án; soạn bài cải tiến phương 
pháp giảng dạy; thao giảng; làm đồ dùng dạy học; chấm bài kiểm tra. Để giải 
quyết mâu thuẫn này, người GVCN chỉ có con đường ngắn nhất là phải xây dựng 
và duy trì thành công mô hình lớp tự quản. Vì vậy, việc chọn được đội ngũ cán sự 
lớp có năng lực, nhiệt tình cùng tầm ảnh hưởng lớn với tập thể, từ đó giao phó 
quyền hạn cho các em quản lý là một việc làm hết sức cần thiết.
 1.2.4. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của tuổi mới lớn
 Học trò bậc trung học nói chung, các em đang trong lứa tuổi chuyển hoá tích 
cực về đặc điểm cơ thể, nhân cách cũng như quan hệ xã hội. Trong đó, nổi bật nhất 
là đặc điểm rất ưa hoạt động, ham khám phá và tìm hiểu những điều mới lạ, hấp 
dẫn. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, mà còn 
rất muốn khám phá ra chính mình. Trong mọi hoạt động hàng ngày, không em nào 
không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cách hòa mình với tập thể. 
Các em rất cần tự biết mình là ai, từng bước muốn khẳng định được tiếng nói, vị trí
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_tu_quan_nham_nang_cao.docx
  • pdfNguyễn Thị Hiên- thpt Nguyễn cảnh Chân- Chủ nhiệm.pdf