SKKN Một số giải pháp xã hội hóa giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Lê Lợi
Giáo dục đào tạo đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, Nhà nước đang đầu tư mang tính chất chiến lược cho giáo dục: "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển".
Chính vì vậy trong Nghị quyết TW2 khóa VIII có nêu mục tiêu cơ bản của giáo dục là: "Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc , có tư duy sáng tạo có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật ".
Đất nước ta hiện nay đang trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy nên yêu cầu đối với giáo dục ngày càng cao hơn, không những về trí thức mà còn về giáo dục, những thái độ hành vi đạo đức nhằm đào tạo con người phát triển một cách toàn diện có một người. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam ngày lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Đảng ta nhận định trong Nghị quyết TW2 khóa VIII: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận sinh viên, HS có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Vì vậy, trong những năm tới cần “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”.
1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục đào tạo đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, Nhà nước đang đầu tư mang tính chất chiến lược cho giáo dục: "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển". Chính vì vậy trong Nghị quyết TW2 khóa VIII có nêu mục tiêu cơ bản của giáo dục là: "Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có tư duy sáng tạo có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật". Đất nước ta hiện nay đang trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy nên yêu cầu đối với giáo dục ngày càng cao hơn, không những về trí thức mà còn về giáo dục, những thái độ hành vi đạo đức nhằm đào tạo con người phát triển một cách toàn diện có một người. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam ngày lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Đảng ta nhận định trong Nghị quyết TW2 khóa VIII: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận sinh viên, HS có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Vì vậy, trong những năm tới cần “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”. Các nghiên cứu lý luận cho thấy trong trường THCS nói chung và trường THCS Lê Lợi nói riêng, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Thế hệ học sinh THCS đang trong độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lý có sự biến đổi mạnh mẽ, rất nhạy cảm, rất thích cái mới nhưng chưa đủ tri thức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Do đó, công tác GDĐĐ cho các em giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Thực tiễn ở trường THCS Lê Lợi cho thấy, trong thời gian qua, đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích khả quan trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, chất lượng GDĐĐ cho học sinh còn nhiều boăn khoăn trăn trở, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ còn nhiều bất cập, cần được nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để tìm ra những vấn đề cần giải quyết và xác định những biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.... Để đáp ứng được yêu cầu đó việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là hoạt động giáo dục quan trọng trong năm mặt giáo dục Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ. Giáo dục đạo đức là hoạt động quan trọng hàng đầu vì nó là nền móng cho các mặt giáo dục. Khi nền kinh tế nước ta phát triển làm cho đời sống cũng được nâng cao các mối quan hệ được mở rộng ,nền kinh tế thị trường cùng với các chính sách mở cửa về khoa học, kỷ thuật, tăng trưởng kinh tế có thêm nhiều loại hình kinh doanh mới đem lại nhiều lợi nhuận cao. Văn hóa xã hội cũng được phát triển như báo tiếng, báo hình, các loại phim ảnh bạo lực và internet nó là nguyên nhân tác động đến việc GDĐĐ cho HS. Cùng với nó là sự gia tăng các tệ nạn xã hội, sự sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh nhà trường. Còn nhiều những hiện tượng học sinh có lối sống thiếu lành mạnh, hành vi đạo đức sa xút vi phạm nội quy quy định của nhà trường và làm giảm chất lượng học tập - rèn luyện các mặt hoạt động khác. Đây không những là vấn đề nhức nhối của xã hội mà còn là mối lo ngại của những nhà quản lý giáo dục, là nỗi trăn trở của thầy, cô giáo cũng như các bậc phụ huynh. Chính vì vậy với trách nhiệm của một nhà trực tiếp quản lý giáo dục tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất, tích cực nhất để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người của thế kỷ 21 phát triển toàn diện cả trí lẫn mỹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu mạnh. Xuất phát từ những trăn trở của bản thân, thực tế của nhà trường, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp xã hội hóa giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Lê Lợi" 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, nhằm tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua "hai tốt" của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh phù hợp trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Khách thể: Quản lý hoạt động GDĐĐ tại trường THCS. - Đối tượng: Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS Lê Lợi – TP Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên, học sinh trường THCS Lê Lợi - TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm trở lại đây. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng các biện pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức, các văn bản của nhà nước. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra và khảo nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua các phiếu điều tra, thăm hỏi để thu thập thông tin, dữ kiện. - Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm, và các phương pháp khác hỗ trợ như phương pháp toán thống kê, phân tích, so sánh, để đánh giá xử lý số liệu thu thập được, định lượng và viết báo cáo. 1.5. Những điểm mới của SKKN. - Thay đổi môi trường nghiên cứu (là một phường trung tâm có mật độ dân số cao, nền kinh tế phát triển nhưng cũng là nơi trọng điểm về an ninh) - Một số gia đình phụ huynh và học sinh có nhiều mối quan hệ phức tạp hơn( ở với ông bà, tự lập hoàn toàn không có người quản lý ở nhà...). 2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức: Đạo đức con người là: đáng quý nhất, nó là thước đo giá trị của mỗi con người. Mục đích của giáo dục là thông qua dạy chữ để dạy người. Lúc sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ "Hiền dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Như vậy trong nhà trường quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tính phối hợp cao để bồi dưỡng cho các em các quan điểm, lập trường để trở thành một công dân tốt. Bồi dưỡng cho các em những hành vi, thói quen đạo đức lối sống, những tính cách con người mới XHCN. Giáo dục đạo đức giữ một vai trò hàng đầu trong công tác giáo dục toàn diện con người, giáo dục đạo đức không thể mang tính chất đơn lẻ mà phải có tính phối hợp cao giữa các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội. Từ đó người làm công tác giáo dục phải tìm tòi các biện pháp hiệu quả để đưa chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Nhà trường phải luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh, nghiên cứu kỹ thực trạng của từng trường hợp cụ thể để có biện pháp phối hợp giáo dục từng bước giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện. 2.1.2. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến đổi về phát triển cơ thể, tâm sinh lý- do sự phát triển nhảy vọt về sinh lý nên tạo sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý, là lứa tuổi đang chuyển dần sang những hoạt động của người lớn. Các em luôn có suy nghĩ cha mẹ, thầy cô lúc nào cũng coi mình là trẻ con nhưng đã nghĩa mình đã là người lớn rồi. Như vậy muốn giáo dục được các em thì ta phải hiểu được đặc điểm lứa tuổi, cá tính của từng em và lường trước được những phản ứng tác động trở lại của các em trong quá trình giáo dục, phải thực sự kiên nhẫn tìm rõ những nguyên nhân, xác định biện pháp thích hợp, kết hợp từ nhiều phía, tác động từ nhiều người để khuyên răn, uốn nắn các em. Trên cơ sở đó đưa các em trở thành những con người có ích cho xã hội 2.2. Thực trạng: 2.2.1. Tình hình địa phương, nhà trường: - Địa phương: - Là đơn vị có truyền thống cách mạng lâu đời - Là địa bàn vùng Thành phố là điều kiện để phát triển kinh tế vì thế mà nó cũng rất phức tạp về trật tự an ninh. - Là địa phương có dân trí cao trong cụm nội Thành phố, hàng năm số học sinh đậu vào cao đẳng, đại học luôn xếp ở tốp dẫn đầu. - Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Phường nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục như sau : - Phát triển hệ thống GD-ĐT toàn diện và thống nhất bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, dạy nghề. - Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lớp và nguồn vốn phát triển giáo dục. - Cùng với các nhà trường xây dựng đội ngũ CBQL và GV các cấp học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn theo quy định. - Tăng cường xây dựng CSVC cho các trường học, chú ý phát triển các phòng học bộ môn, thư viện, phòng chức năng. - Xây dựng xã hội học tập, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân học tập và học tập suốt đời. - Tập trung thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Chú trọng nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục công dân và giáo dục thể chất, an toàn giao thông, phòng chống ma túy – AIDS. - Nhà trường: Có truyền thống thi đua "Dạy tốt - Học tốt" nhiều năm liền đạt trường tiên tiến cấp Thành Phố. Đội ngũ cán bộ giáo viên vững tay nghề, nhiệt tình trong công tác (đặc biệt là công tác chủ nhiệm). Đoàn đội, hội chữ thập đỏ là các tổ chức góp phần tích cực cho giáo dục đạo đức học sinh. Cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu đủ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng giáo dục được chuyển biến tích cực (học sinh giỏi đạt: 17%; khá: 45%; học sinh đạt giỏi các cấp Thành phố, Tỉnh: 25 - 30 giải/năm, tốt nghiệp hàng năm đạt 99% - 100%) 2.2.2. Thực trạng đạo đức học sinh: Trước kia với số học sinh của 1 trường THCS thì số học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, biết nghe lời cha (mẹ), thầy (cô) là chủ yếu, số học sinh chưa ngoan chỉ khoảng 2 -> 3%. Thời gian gần đây số học sinh chưa ngoan có chiều hướng gia tăng khoảng 4 -> 5%. Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và những mặt trái của xã hội làm ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Là người làm công tác giáo dục tôi nhận thấy thực sự lo ngại về đạo đức học sinh đặc biệt là ở địa bàn có cơ cấu kinh tế dịch vụ chiếm tới gần 40%. Những học sinh chưa ngoan biểu hiện ở việc vi phạm như: tỏ thái độ vô lễ với thầy cô, bỏ giờ, nói tục vi phạm một số tệ nạn xã hội (hút thuốc lá, đánh bài) Những biểu hiện đó được chia thành các nhóm sau: + Ở trong trường: Có thái độ thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không làm đầy đủ bài tập, không tham gia công tác tập thể, bỏ giờ, không thực hiện quy định chung. Đối với thầy cô thì thiếu lễ phép, doạ dẩm rủ rê bạn bè gây rối trong trường, phá hoại tài sản của công. + Ở ngoài trường: Thiếu lễ phép với cha mẹ, ông bà, nói dối gia đình, người thân để xin tiền la cà các quán ăn uống, đánh chát, chơi điện tử gây mất trật tự trong thôn xóm, ít nhiều ảnh hưởng tới trật tự trị an nơi cư trú. Thực trạng chất lượng GDĐĐ cho học sinh THCS Lê Lợi được thể hiện qua bảng thống kê sau: TT Tên đơn vị phố Số học sinh Xếp loai hạnh kiểm Tốt Khá TBình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tạnh Xá1 38 20 3,2 11 1,76 5 0,8 2 0,32 2 Tạnh Xá 2 30 16 2,56 10 1,6 3 0,48 1 0,16 3 Quảng Xá 1 35 18 2,28 12 1,92 2 0,32 3 0,48 4 Quảng Xá 2 37 19 3,04 13 2,08 4 0,64 1 0,16 5 Quảng Xá 3 39 21 3,36 13 2,08 3 0,48 2 0,32 6 Mật Sơn 1 32 20 3,2 8 1,28 2 0,32 2 0,32 7 Mật Sơn 2 34 19 3,04 10 1,6 2 0,32 3 0,48 8 Mật Sơn 3 38 22 3,52 13 2,08 2 0,32 1 0,16 9 Quang Trung 1 34 18 2,88 9 1,44 4 0,64 3 0,48 10 Quang Trung 2 36 20 3,2 11 1,76 2 0,32 3 0,48 11 Quang Trung 3 31 14 2,24 12 1,92 3 0,48 2 0,32 12 Kiều Đại 1 37 21 3,36 11 1,76 3 0,48 2 0,32 13 Kiều Đại 2 34 18 2,88 13 2,08 1 0,16 2 0,32 14 Đông Phát 1 33 20 3,2 10 1,6 2 0,32 1 0,16 15 Đông Phát 2 35 19 3,04 12 1,92 3 0,48 1 0,16 16 Hải Thượng Lãn Ông 41 21 3,36 12 1,92 5 0,8 3 0,48 17 Ngọc Dao 25 15 2,4 7 1,12 2 0,32 1 0,16 18 Nguyễn Sơn 15 8 1,28 5 0,8 2 0,32 0 0 19 Nam Thành 21 12 1,92 7 1,12 1 0,16 1 0,16 Tổng 625 341 54,48 200 32 51 8,16 34 5,36 Qua tổng hợp điều tra thì số học sinh có đạo đức trung bình, yếu ở đầu năm cao hơn hẳn so với cuối năm và so với kế hoạch của nhà trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó nhưng cơ bản là các nguyên nhân sau: - Nguyên nhân thứ nhất: Do đặc điểm lứa tuổi này các em đang tràn đầy khát vọng, ước muốn nhưng vì bản thân chưa tránh khỏi ràng buộc gia đình để có cuộc sống độc lập mà vẫn đang chịu sự chi phối, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội vì vậy các em cảm thấy mình bị lệ thuộc, không muốn có sự quản lý giám sát của mọi người xung quanh mình dẫn đến đi chơi theo nhóm bạn, bỏ nhà đi xa và cho rằng mình đang thử thách với cuộc sống. Mặt khác một số học sinh luôn có mặc cảm về hoàn cảnh gia đình, mặc cảm với bạn bè, thầy cô từ đó có những trạng thái tình cảm bất thường thích coi mình là người lớn, yêu cầu người khác phải tôn trọng mình, luôn muốn tìm hiểu các mặt trái ngoài xã hội nên số em có thái độ khác thường, thích dọa nạt, đánh bài vô cớVí dụ như em Nguyễn Văn Long lớp 9A4 thể hiện rõ quan điểm thầy cô, bố mẹ không được xưng hô với các em là anh(chị) nhưng khi các em xưng hô với người trên lại không chuẩn mực. Hoặc một số em thích ăn quà, mua quần áo xin nói dối bố mẹ xin tiền nạp các khoản đóng góp để lấy tiền chi vào các việc như trên. - Nguyên nhân thứ hai: Tác động của gia đình Gia đình là trường học đầu tiên của các em đồng thời cũng là môi trường có tác động lớn nhất, nhiều thời gian nhất đến quá trình phát triển nhân cách học sinh. Tác động không tốt từ phía gia đình như cha mẹ nuông chiều con cái, lúc nào cũng tin tưởng tuyệt đối ở con mình ít dành thời gian quan tâm đến các em dẫn đến các em xao nhãng học tập, tụ tập bạn bè, thiếu ý thức kỷ luật. Mặt khác do cha mẹ ly hôn, gia đình lộn xộn, bố mẹ hay cãi nhau, cha mẹ phân biệt đối xử với con cái, cha mẹ bận làm ăn, buôn bán Không có thời gian quan tâm đến con cái làm các em cảm thấy cô đơn, dễ dàng bị kẻ xấu lôi kéo. Ví dụ như em Lê Văn Vũ lớp 9A1 cha mẹ quý em của em hơn vì em ngoan, học giỏi dành sự quan tâm cho em nhiều hơn nên em Vũ cảm thấy như mình bị bỏ rơi không làm nên được gì dẫn đến em vi phạm khuyết điểm nhiều lần. Em Bùi Văn Toàn là một học sinh học trung bình khá nhưng ở lớp em thường có thái độ không đúng với bạn bè như hay cãi nhau, đánh bạn được nhắc nhở nhiều lần nhưng không có chiều hướng tốt lên. Tìm hiểu nguyên nhân thì hoàn cảnh em rất phức tạp mặc dù kinh tế khá giả nhưng bố mẹ thường xuyên đánh bài, gia đình hay xảy ra đánh nhau, bố dạy con chủ yếu là roi vọt mà không tìm hiểu nguyên nhân, mong muốn của con trẻ vì thế đã tạo cho các em chán nản bi quan dẫn đến vi phạm khuyết điểm. - Nguyên nhân thứ ba: tác động của hoàn cảnh, môi trường + Một số gia đình thuần nông, buôn bán phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về giáo dục nên muốn cho con bỏ học để làm ruộng, bán hàng tăng thêm thu nhập cho gia đình. + Một số học sinh say sưa với phim ảnh, truyện tranh, đánh bi a, chơi điện tử từ đó học kém đi và hay vi phạm các quy định của nhà trường dẫn đến đạo đức giảm sút. - Nguyên nhân thứ tư: Khả năng tiếp thu của một số học sinh quá kém, không tiếp thu được những kiến thức cơ bản tối thiểu ở lớp học nên chán học, đối phó với việc học tập, nói chuyện trong giờ học, nghịch phá, đánh nhau - Nguyên nhân thứ 5: Năng lực tổ chức, quản lí và giáo dục đạo đức học sinh của GVCN. + Nhìn chung cán bộ, giáo viên khi được phân công chủ nhiệm đều rất nhiệt tình, sát sao với lớp, làm kết hoạch chủ nhiệm, phân công cán bộ lớp, xử lí tốt các trường hợp vi phạm của học sinh. + Trong thực tế vẫn còn cá biệt một vài trường hợp chưa nhiệt tình với lớp, chưa gần gũi với học sinh, chưa giám hy sinh thời gian, công sức để gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh và tìm ra giải pháp giáo dục cụ thể đối với từng em. + Một số đồng chí giáo viên rất nhiệt tình với lớp nhưng lại dễ tính, thiếu cương quyết khi xử lí những học sinh vi phạm, thể hiện năng lực trong công tác chủ nhiệm lớp chưa tốt. + Một số đồng chí GVCN vì sợ ảnh hưởng đến thi đua của lớp mà không báo cáo các trường hợp vi phạm của một số học sinh lên Ban giám hiệu để có biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến sai phạm của học sinh ngày càng tăng. - Nguyên nhân thứ sáu: Về giáo viên bộ môn ở các lớp. + Một số giáo viên bộ môn chưa xác định được trách nhiệm của mình về đạo đức học sinh mà xem đó là việc của giáo viên chủ nhiệm và đoàn đội nên trong các tiết dạy của mình trên lớp không để ý đến việc rèn đạo đức (ý thức kỷ luật, nề nếp học tập...) + Một số đồng chí giáo viên bộ môn chưa hiểu việc giáo dục đạo đức học sinh được đan xen lồng vào chương trình các tiết dạy bộ môn. - Nguyên nhân thứ bảy: Tác động giáo dục đạo đức học sinh của đoàn, đội, hội CTĐ. Đoàn đội đã rất tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nhưng tính hiệu quả ở một số nội dung còn hạn chế như: + Chất lượng sinh hoạt 15 phút một số buổi chưa cao, chưa cụ thể được các hoạt động. + Công tác tổ chức các hoạt động tập thể với quy mô cả trường còn hạn chế (Về chất lượng, số buổi...) + Đội cờ đỏ kiểm tra nề nếp, ghi chép, tập hợp số liệu theo dõi nhưng xử lý các hiện tượng, sự việc từ các số liệu đó chưa hiệu quả ở một số trường hợp. Có thể nói trong những học sinh có đạo đức yếu kém thì đến 90% là học lực trung bình và yếu. Như vậy tình trạng đạo đức của học sinh có nhiều nguyên nhân tác động đến. Trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục là phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, đề ra các biện pháp cụ thể, phối hợp với các tổ chức có liên quan để giáo dục đạo đức cho các em trở thành công dân có ích cho xã hội. 2.3. Giải pháp. 2.3.1. Các giải pháp giáo dục phối hợp trong nhà trường. 2.3.1.1. Đối với Chi bộ, nhà trường: - Lập kế hoạch về giáo dục đạo đức học sinh. - Chi bộ chỉ đạo các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, các tổ chuyên môn lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng theo dõi tình hình đạo đức học sinh. - Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp là những đồng chí nhiệt tình có năng lực về công tác chủ nhiệm. - Phân công trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể nhà trường về việc phối hợp giáo dục đạo đức học sinh. - Cho học sinh toàn trường làm bản cam kết thực hiện nội quy, quy định của học sinh THCS. - Thông qua sinh hoạt tập thể, các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. - Giao ban toàn trường một lần/tuần để nắm bắt diễn biến đạo đức của học sinh để tìm biện pháp giáo dục kịp thời. 2.3.1.2. Đối với Đoàn Đội - Hội chữ thập đỏ - Hội phụ huynh. + Đối với công tác đoàn đội : - Duy trì nề nếp - nội quy công tác đoàn - đội của nhà trường. - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt - vui chơi lành mạnh như: Tổ chức sân chơi bộ môn, phát động các hoạt động thi đua trào mừng các ngày lễ lớn trong năm (ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn, ngày nhà giáo Việt Nam) Thông qua những hoạt động đó để giáo dục đạo đức, bồi dưỡng cho các em về truyền thống, lòng tự hào dân tộc, để từ đó các em thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình - xã hội. - Xây dựng các nội quy, cho buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ cho phong phú, chất lượng ( thứ 2, 5 chữa bài tập truy bài; thứ 3, thứ 6 đọc báo thiếu niên và các mẫu chuyện về tấm gương thiếu niên dũng cảm; thứ 4, thứ 7 sinh hoạt vãn nghệ tập các bài hát truyền thống ) để các em thực sự thấy được nó cần thiết trong việc học tập và rèn luyện đạo đức . - Xây dựng mô hình các lớp điển hình tiên tiến về tinh thần tự quản trong các buổi sinh hoạt. - Thành lập đội cờ đỏ mỗi chi đội gồm 2 đội viên, phân công kiểm tra chéo nền nếp sinh hoạt ở các chi đội. - Hàng tuần có giao ban đội để nhận xét, biểu dương, nhắc nh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xa_hoi_hoa_giao_duc_trong_cong_tac_gia.doc