SKKN Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Hậu Lộc 4
Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới chƣơng trình và SGK,
các trƣờng phổ thông đã đƣợc trang bị đồng bộ các thiết bị dạy học và thiết bị thí
nghiệm theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu để phục vụ
cho giảng dạy. Với quan điểm và mục tiêu là: “Học đi đôi với thực hành”, luôn đi
sâu vào phần thực hành với rất nhiều thí nghiệm. Vì vậy việc sử dụng phƣơng pháp
dạy học truyền thống dạy chay, dạy tại các phòng học thông thƣờng không còn
hiệu quả cao nữa mà phải sử dụng đến các thiết bị dạy học.
Các thiết bị dạy học là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội
dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó
khăn do sự suy diễn trừu tƣợng.
Sử dụng các thiết bị dạy học trong các tiết học lí thuyết và làm thực hành sẽ
giúp HS rèn luyện kĩ năng thao tác với các thiết bị dạy học, là một trong những
biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua thiết bị dạy học,
thí nghiệm thực hành để xây dựng các nội dung kiến thức (khái niệm, định luật,
quy tắc ) về sự vật, hiện tƣợng mà không có lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ đƣợc.
Các thiết bị dạy học hiện đại có sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhƣ máy
tính, máy chiếu, loa, giúp các nội dung kiến thức đƣợc làm rõ, giờ học trở nên sinh
động, hấp dẫn hơn do giáo viên có thể mô tả đƣợc các khái niệm trừu tƣợng.
Có thể nói với việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng,
0 MỤC LỤC Stt Nội dung Trang 1. 1.1 1.2 1.3 1.4 2. 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.2.1 2.3.2.2 2.3.2.3 2.3.2.4 2.3.2.5 2.3.2.6 2.3.2.7 2.3.2.8 2.4 3 3.1 3.2 Mở đầu........................................................................................ Lí do chọn đề tài.......................................................................... Mục đích nghiên cứu.................................................................. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................. Nội dung..................................................................................... Cơ sở lí luận................................................................................ Thực trạng nghiên cứu................................................................. Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học ở trƣờng THPT Hậu Lộc 4.. Về phía giáo viên ........................................................................ Về phía học sinh.......................................................................... Giải pháp..................................................................................... Các giải pháp thực hiện............................................................... Một số biện pháp thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học ở trƣờng THPT Hậu Lộc 4. Lập Sổ thiết bị giáo dục. Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học theo phân phối chƣơng trình Lên kế hoạch “ Phiếu báo sử dụng thiết bị” theo từng tuần Làm công tác cho mƣợn “ Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”. Khắc phục những thiết bị dạy học hƣ hỏng ................................ Công tác kiểm kê, đánh giá thiết bị qua từng năm học .............. Trách nhiệm của giáo viên, cán bộ thiết bị và học sinh.............. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......................................... Kết luận, kiến nghị................................................................... Kết luận....................................................................................... Những kiến nghị đề xuất............................................................. 1 1 2 2 2 2 2 3 3 7 8 8 8 8 8 9 10 11 12 13 13 14 15 19 19 19 1 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới chƣơng trình và SGK, các trƣờng phổ thông đã đƣợc trang bị đồng bộ các thiết bị dạy học và thiết bị thí nghiệm theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu để phục vụ cho giảng dạy. Với quan điểm và mục tiêu là: “Học đi đôi với thực hành”, luôn đi sâu vào phần thực hành với rất nhiều thí nghiệm. Vì vậy việc sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống dạy chay, dạy tại các phòng học thông thƣờng không còn hiệu quả cao nữa mà phải sử dụng đến các thiết bị dạy học. Các thiết bị dạy học là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tƣợng. Sử dụng các thiết bị dạy học trong các tiết học lí thuyết và làm thực hành sẽ giúp HS rèn luyện kĩ năng thao tác với các thiết bị dạy học, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành để xây dựng các nội dung kiến thức (khái niệm, định luật, quy tắc ) về sự vật, hiện tƣợng mà không có lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ đƣợc. Các thiết bị dạy học hiện đại có sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhƣ máy tính, máy chiếu, loa, giúp các nội dung kiến thức đƣợc làm rõ, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn do giáo viên có thể mô tả đƣợc các khái niệm trừu tƣợng. Có thể nói với việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quyết định thành công của giờ dạy. Trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố đặc biệt quan trọng, giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình này. Trong báo cáo của BCH TW Đảng khóa VIII đƣợc trình bày tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cƣờng cơ sở vật chất và từng bƣớc hiện đại hóa nhà trƣờng, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thƣ viện...” và “ Đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đƣa trang thiết bị vào quá trình dạy học, để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Trƣờng THPT Hậu Lộc 4 cũng đã tƣng bƣớc xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở vật chất, nhất là khu nhà thực hành bộ môn đáp ứng cho nhu cầu dạy và học ngày càng hiệu quả hơn. Nhà trƣờng mới đƣợc thành lập từ năm 2006 nên phần lớn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Vì vậy, việc xây dựng quản lý và sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Là một cán bộ quản lý thiết bị tôi luôn tự hỏi: Làm thế nào để mình quản lý tốt tài sản? Làm thế nào để sắp xếp đồ dùng dạy học một cách khoa học, hợp lý, dễ tìm, dễ lấy”. Đó là một điều mà tôi luôn trăn trở. Trong mỗi năm học tôi lại có thêm cho mình một ý tƣởng và tôi đã học hỏi đồng nghiệp cũng nhƣ tìm tòi học hỏi thêm qua sách, báo, qua mạng internet.. để có thể quản lí, sắp xếp một cách hợp lí, khoa học các loại thiết bị, đồ dùng dạy học. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Hậu Lộc 4”. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đối với giáo viên: + Dễ dàng trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học. + Trong quá trình dạy học, tránh đƣợc sự nhàm chán, tẻ nhạt, tạo đƣợc niềm vui, hứng thú của học sinh với nội dung bài học. + Giúp cho giáo viên dễ dàng triển khai cho học sinh học tập theo nhóm dƣới sự giám sát của giáo viên, học sinh vừa có thể học lí thuyết, vừa có thể học thực hành thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học. + Giúp cho giáo viên không ngừng trau rồi kiến thức, kĩ năng thực hành, làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm sinh động và đa dạng kiến thức. - Đối với học sinh: + Giúp học sinh ham mê, yêu thích môn học. + Giúp cho học sinh có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập và quản lí thiết bị dạy học. + Phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng. + Giúp cho học sinh có thể tiếp nhận kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan sát thí nghiệm, thực hành trên thiết bị dạy học, tiếp nhận kiến thức bằng việc trao đổi, tranh luận qua việc học tập hợp tác theo nhóm, tạo hứng thú học tập cho học sinh, biến học sinh từ thế bị động sang thế chủ động trong quá trình nhận thức, giúp cho hiệu quả của quá trình dạy học đƣợc tốt hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Cách quản lý, sắp xếp hợp lí đồ dùng, thiết bị dạy học ở phòng thực hành, phòng thiết bị. - Áp dụng cho các bộ môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Lịch sử và Địa lý ở Trƣờng THPT Hậu Lộc 4. - Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong quá trình dạy học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này thì tôi dùng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm, hoạt động thực tiễn. - Phƣơng pháp thực hành, thực nghiệm sƣ phạm. - Phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh. - Phƣơng pháp nghiên cứu thông tin. - Phƣơng pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, khối lƣợng kiến thức của nhân loại tăng nhanh chóng và chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin - khoa học kỹ thuật. Giáo dục là là nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại, trong đó trí tuệ là điều kiện của mỗi quốc gia. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục, trƣớc hết mỗi chúng ta - những nhà giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn trau rồi trí thức, rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để đáp ứng với yêu cầu của giáo dục. 3 Trong đổi mới phƣơng pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu đƣợc. Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ giáo viên truyền thụ kiến thức và làm cho bài giảng thêm sinh động, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và tính tích cực tiếp thu kiến thức của học sinh. Điều đó đã đƣợc thể hiện rõ thông qua Nghị quyết Số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế” đã đƣợc hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI thông qua. Trong đó có quan điểm chỉ đạo: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Tại Đại hội X, Đảng chủ trƣơng: Đổi mới toàn diện Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Có những điểm cần chú ý: - Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phƣơng pháp dạy và học; thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hƣng nề giáo dục Việt Nam. - Bảo đảm đủ số lƣợng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ Giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp Giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống, đánh giá và kiểm định chất lƣợng Giáo dục. Cải tiến nội dung và phƣơng pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục. Chƣơng IV Điều lệ trƣờng trung học về quy chế thiết bị giáo dục trƣờng học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: “ Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải đƣợc sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các phƣơng tiện bảo quản ( tủ, giá, hộp, ), vật che phủ, phƣơng tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy”. “ Thiết bị giáo dục phải đƣợc sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phƣơng pháp đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục ”. “Thiết bị dạy học phải đƣợc làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dƣỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tƣ tiêu hao”. “ Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nƣớc về quản lý tài sản”. Nhƣ vậy, để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ trên, ngoài những lí do khách quan, thì công tác quản lý, sắp xếp hợp lí thiết bị dạy học trong các nhà trƣờng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng để nâng cao hiệu quả dạy và học. 2.2. Thực trạng nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở vật chất, thiết bị ở Trường THPT Hậu Lộc 4. Trƣờng THPT Hậu Lộc 4 đƣợc thành lập ngày 14/06/2006 theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Tiền thân là cơ sở 2 trƣờng THPT Hậu Lộc I. Quy mô là trƣờng công lập loại I, với tổng số từ 28 lớp trở lên. 4 Bộ máy Nhà trƣờng gồm có: Ban giám hiệu, 8 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Hiện nay có tổng số 30 lớp với 1179 học sinh; là trƣờng công lập hạng 1. Tổng số cán bộ, giáo viên, CNV: 74 ngƣời, trong đó CBQL: 2, GV: 63 ngƣời, NV: 9 ngƣời. Đủ về số lƣợng, cơ cấu hợp lý, phẩm chất chính trị tốt; năng lực chuyên môn khá, giỏi; 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, có 35 GV dạy giỏi cấp trƣờng, 5 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 7 giáo viên có trình độ Thạc sĩ (chiếm10,8%), 1 CBQL có trình độ Cao cấp LLCT-HC, 4 GV có trình độ trung cấp LLCT, 1 GV đang học Thạc sĩ. Cơ sở vật chất, thiết bị nhà trƣờng tƣơng đối đầy đủ, đƣợc xây dựng theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đƣợc bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài. Số lƣợng các lớp học và số lƣợng học sinh thực hiện nghiêm túc theo định biên của Sở GD&ĐT và UBND Tỉnh Thanh Hóa quy định. Với quy hoạch lâu dài của nhà trƣờng là ổn định 30 lớp với số lƣợng 1260 học sinh, tuy nhiên ở thực tế địa phƣơng số học sinh THCS khá lớn nên trong những năm gần đây nhà trƣờng đang từng bƣớc ổn định về số lƣợng lớp và số lƣợng học sinh. Cụ thể: + Năm học 2014 – 2015 Trƣờng có 28 lớp với 1189 học sinh. + Năm học 2015 – 2016 Trƣờng có 28 lớp với 1179 học sinh. + Năm học 2016 – 2017 Trƣờng có 30 lớp với 1269 học sinh. Đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của UBND Tỉnh, Sở GD & ĐT Thanh Hóa, Huyện Hậu Lộc; bằng nguồn tiết kiệm của nhà trƣờng và huy động xã hội hóa giáo dục, chỉ sau 10 năm cơ sở vật chất nhà trƣờng tƣơng đối đầy đủ, khang trang gồm: Một khu nhà hiệu bộ đủ phòng làm việc; 30 phòng học kiên cố, cao tầng; năm học 2012 – 2013 nhà trƣờng có thêm 1 khu nhà học bộ môn 9 phòng cụ thể nhƣ sau: 1 phòng Thiết bị thí nghiệm, 1 phòng thực hành Vật lí – Công nghệ, 1 phòng thực hành Hóa - Sinh, 1 phòng Thƣ viện, 1 phòng đọc Tiếng anh, 2 phòng Tin học, 1 phòng truyền thống, 1 phòng y tế. Năm học 2015 – 2016 nhà trƣờng đƣợc xây thêm khu nhà tập đa năng đã và đang đƣợc đƣa vào sử dụng hiệu quả; khuôn viên, cảnh quan nhà trƣờng đƣợc xây dựng quy hoạch có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo môi trƣờng "Xanh- Sạch - Đẹp" và thân thiện. Trên cơ sở đó nhà trƣờng đã đƣợc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, UBND huyện Hậu Lộc đƣa vào kế hoạch xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia trong năm học tới. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học: Đƣợc nhà trƣờng phát động thƣờng xuyên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học, tổng số đồ dùng dạy học sử dụng hàng năm trên 200 đồ dùng, dụng cụ dạy học. Trƣờng đã phát động đến nay 100% CBGV có máy tính xách tay dùng cho giảng dạy và công tác, các lớp học đƣợc trang bị máy chiếu. Sử dụng và bảo quản CSVC: Luôn luôn đảm bảo tốt. Từng bƣớc, từng năm đƣợc đầu tƣ nâng cấp, trang thiết bị đƣợc bổ sung đầy đủ, đặc biệt trong năm học 2015 – 2016 nhà trƣờng đƣợc cấp thêm trang thiết bị với trị giá trên 1,5 tỷ đồng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trƣờng. Mặc dù trƣờng mới đƣợc thành lập đƣợc 10 năm, hệ thống cơ sở vật chất cơ bản đủ để phục vụ cho quá trình dạy học, tuy nhiên để đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện nay thì nhà trƣờng đang từng bƣớc bổ sung về cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị và đặc biệt là khâu quản lí, sắp xếp khoa học để thuận tiện cho quá trình dạy và học. 5 Một số hình ảnh về cơ sở vật chất của nhà trường: Hình ảnh: Khuôn viên Trường THPT Hậu lộc 4 năm học 2016 – 2017 Hình ảnh: Phòng thực hành thí nghiệm Hóa - Sinh 6 Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục nhƣ ngày nay thì nhà trƣờng còn gặp một số khó khăn trong quá trình giảng dạy nhƣ sau: - Đa số các thiết bị trong phòng các phòng học bộ môn đã hết khấu hao, hóa chất không còn sử dụng đƣợc, một số mới cấp thì không đủ các thành phần hóa chất theo yêu cầu, các bộ thí nghiệm không còn nguyên vẹn, nam châm hết từ tính, các dụng cụ thí nghiệm vỡ hỏng nhiều, vì là những thiết bị đặc thù nên tìm mua cũng rất khó (không mua bổ sung đƣợc). - Có nhiều thiết bị còn mới nhƣng không phù hợp vì qua quá trình thay sách giáo khoa đã bị lỗi thời. - Các phòng học bộ môn chƣa đƣợc cấp nƣớc sạch để phục vụ cho việc thực hành thí nghiệm. Một số hình ảnh về các thiết bị đồ dùng dạy học trong phòng thí nghiệm, thực hành: Hình ảnh: Các thiết bị Phòng thực hành Vật Lý sắp xếp chưa hợp lí, đang còn lộn xộn 7 Hình ảnh: Phòng thiết bị khi chưa được sắp xếp khoa học Hình ảnh: Phòng đựng thiết bị môn Hóa – Sinh chưa được sắp xếp khoa học 2.2.2. Về phía Giáo viên Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên thƣờng không chú trọng nhiều đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, máy chiếu, giáo viên chỉ mang tính chất đối phó khi kiểm tra, thanh tra hồ sơ, cụ thể nhƣ sau: - Sử dụng đồ dùng học tập còn mang tính hình thức, đối phó, hoặc sử dụng một cách chƣa triệt để vì vậy chƣa phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. - Giáo viên dành nhiều thời gian dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm thì chƣa có chủ động chuẩn bị. - Khi dạy thực hành trên phòng thí nghiệm xong thì giáo viên chƣa tự giác nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh phòng thực hành và vệ sinh dụng cụ thực hành. Giáo viên bộ môn chƣa thực hiện đúng nội quy của phòng thự hành thí nghiệm. - Việc lên lịch báo giảng còn chậm chễ. 8 - Giáo viên viết phiếu mƣợn thiết bị còn chậm chễ, chƣa đúng thời gian quy định. 2.2.3. Về phía học sinh - Do Trƣờng học thuộc khu vực bãi ngang ven biển của Hậu Lộc, số lƣợng học sinh đông nên cũng ảnh hƣởng đến quá trình quản lí trong quá trình thực hành thí nghiệm. - Ý thức tự giác của nhiều học sinh không cao, nhiều em chƣa chú ý trong quá trình học tập, còn mãi chơi, nghịch ngợm, có khi làm hƣ hỏng các thiết bị dạy và học. - Do các em đang trong quá trình phát triển, thích khám phá, tìm tòi, nếu nhƣ giáo viên không định hƣớng cho các em một cách đúng đắn, sát sao thì có thể làm cho các tiết dạy sẽ không thành công. 2.3. Giải pháp 2.3.1. Các giải pháp thực hiện - Xác định rõ việc quản lí, sắp xếp hợp lí thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trƣờng là một trong những nội dung thiết yếu để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục. - Xác định rõ việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là vấn đề thƣờng xuyên và liên tục trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phải xây dựng cho Giáo viên và học sinh có ý thức tự giác và chủ động trong quá trình dạy và học, đặc biệt là việc sử dụng, bảo quản có hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học. - Công tác kiểm tra đánh giá cơ sở vật chất, các thiết bị đồ dùng dạy học cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, để đảm bảo cho việc quản lí thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả, khoa học, có nề nếp, quy cũ, có kế hoạch. 2.3.2. Một số biện pháp thực hiện nâng cao hiệu quả quản lí, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học ở Trường THPT Hậu Lộc 4 2.3.2.1. Lập Sổ thiết bị giáo dục Hàng năm các đồ dùng thiết bị đƣợc bổ sung từ các nguồn nhƣ: đƣợc cấp, tự mua sắm, tự làm, đƣợc tặng,Những đồ dùng thiết bị này đều đƣợc vào sổ “ Sổ thiết bị giáo dục” - Sổ thiết bị giáo dục đƣợc phân ra theo từng khối, từng môn nhƣ: Môn Vật lý – Công nghệ, Hóa - Sinh, Toán - Tin, .và thiết bị giáo dục dùng chung. Thiết bị và dụng cụ đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công tác bảo quản, không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng, thiết bị mới mua về của các bộ môn. Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ lấy mỗi khi sử dụng. Để quản lý đồ dùng thiết bị dạy học theo tôi nghĩ là phải lập sổ “ Sổ thiết bị giáo dục”. Mẫu sổ Thiết bị giáo dục nhƣ sau: 9 Hình ảnh: Sổ Thiết bị hằng năm được ghi chép và kiểm kê đầy đủ. Ƣu điểm: Khi có đợt thanh tra kiểm tra cơ sở vật chất thì Ban giám hiệu nhà trƣờng và đoàn kiểm tra dễ dàng kiểm tra việc quản lý đồ dùng dạy học. Giúp cán bộ quản lý nắm bắt đƣợc số lƣợng thiết bị hiện có theo từng năm học. 2.3.2.2. Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học - Để nâng cao chất lƣợng sử dụng và khai thác có hiệu quả các Thiết bị dạy học đƣợc trang bị, Ban giám hiệu nhà trƣờng chỉ đạo tất cả Cán bộ giáo viên trong trƣờng cùng nhân viên phụ trách thiết bị bố trí, sắp xếp hợp lí, khoa học các phòng thiết bị thực hành. Một yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng thiết bị và phòng thực hành ở trƣờng THPT Hậu Lộc 4 là: Phòng thiết bị, phòng thực hành phải tuân theo một số nguyên tắc sau: nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. - Thiết bị dạy học nhập về đƣợc phân loại theo: dụng cụ, hóa chấ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_trong_viec_quan_ly_sap_xep_do_dung_thi.pdf