SKKN Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4

SKKN Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4

Như chúng ta đã biết, thiết bị giáo dục là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà Giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng thời là nguồn tri thức là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.

Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố đặc biệt quan trọng, giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình này. Trong báo cáo của BCH TW Đảng khóa VIII được trình bày tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện.” và “ Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.

Hiện nay các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới đều rất quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho hệ thống Trường THPT. Nhà nước ta đã cố gắng trang bị cho các trường THPT tương đối đầy đủ các loại thiết bị dạy học tối thiểu cho các môn học. Bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị dạy học thiếu thốn. Vì vậy, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đưa việc dạy học và học lên một tầm chất lượng mới.

 

doc 20 trang thuychi01 26834
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 - MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, thiết bị giáo dục là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà Giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng thời là nguồn tri thức là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố đặc biệt quan trọng, giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình này. Trong báo cáo của BCH TW Đảng khóa VIII được trình bày tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện...” và “ Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.
Hiện nay các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới đều rất quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho hệ thống Trường THPT. Nhà nước ta đã cố gắng trang bị cho các trường THPT tương đối đầy đủ các loại thiết bị dạy học tối thiểu cho các môn học. Bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị dạy học thiếu thốn. Vì vậy, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đưa việc dạy học và học lên một tầm chất lượng mới.
Trường THPT Thạch Thành 4 được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 2006 – tiền thân là cơ sở 2 của trường THPT Thạch Thành 2 nên phần lớn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Vì vậy, việc xây dựng quản lý và sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Là một cán bộ quản lý thiết bị tôi luôn tự hỏi: “ Làm thế nào để mình quản lý tốt tài sản?; Làm thế nào để sắp xếp đồ dùng dạy học một cách khoa học, hợp lý, dễ tìm, dễ lấy”. Đó là một điều mà tôi luôn trăn trở. Vì vậy, cán bộ quản lý thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong trường học.
Trong mỗi năm học tôi lại có thêm cho mình một ý tưởng và tôi đã học hỏi đồng nghiệp cũng như tìm tòi học hỏi thêm qua sách, báo, qua mạng internet.. để có thể quản lí, sắp xếp một cách hợp lí, khoa học các loại thiết bị, đồ dùng dạy học. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đối với giáo viên: 
+ Dễ dàng trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học.
+ Trong quá trình dạy học, tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt, tạo được niềm vui, hứng thú của học sinh với nội dung bài học.
+ Giúp cho giáo viên dễ dàng triển khai cho học sinh học tập theo nhóm dưới sự giám sát của giáo viên, học sinh vừa có thể học lí thuyết, vừa có thể học thực hành thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học.
+ Giúp cho giáo viên không ngừng trau rồi kiến thức, kĩ năng thực hành, làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm sinh động và đa dạng kiến thức.
- Đối với học sinh:
+ Giúp học sinh ham mê, yêu thích môn học.
+ Giúp cho học sinh có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập và quản lí thiết bị dạy học.
+ Phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
+ Giúp cho học sinh có thể tiếp nhận kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan sát thí nghiệm, thực hành trên thiết bị dạy học, tiếp nhận kiến thức bằng việc trao đổi, tranh luận qua việc học tập hợp tác theo nhóm, tạo hứng thú học tập cho học sinh, biến học sinh từ thế bị động sang thế chủ động trong quá trình nhận thức, giúp cho hiệu quả của quá trình dạy học được tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cách quản lý, sắp xếp hợp lí đồ dùng, thiết bị dạy học ở phòng thực hành, phòng thiết bị.
- Áp dụng cho các bộ môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Lịch sử và Địa lý ở Trường THPT Thạch Thành 4.
- Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này thì tôi dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát sư phạm, hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thông tin.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
2 - NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
 Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khối lượng kiến thức của nhân loại tăng nhanh chóng và chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin - khoa học kỹ thuật. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại, trong đó trí tuệ là điều kiện của mỗi quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, trước hết mỗi chúng ta - những nhà giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn trau rồi trí thức, rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng với yêu cầu của giáo dục.
Trong đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu được. Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ giáo viên truyền thụ kiến thức và làm cho bài giảng thêm sinh động, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và tính tích cực tiếp thu kiến thức của học sinh. 
Điều đó đã được thể hiện rõ thông qua Nghị quyết Số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua. Trong đó có quan điểm chỉ đạo: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Tại Đại hội X, Đảng chủ trương: Đổi mới toàn diện Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có những điểm cần chú ý: 
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nề giáo dục Việt Nam.
- Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống, đánh giá và kiểm định chất lượng Giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục.
Chương IV Điều lệ trường trung học về quy chế thiết bị giáo dục trường học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: “ Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản ( tủ, giá, hộp, ), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy”. “ Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục ”. “Thiết bị dạy học phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao”. “ Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản”.
Như vậy, để đạt được mục tiêu như trên, ngoài những lí do khách quan, thì công tác quản lý, sắp xếp hợp lí thiết bị dạy học trong các nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng để nâng cao hiệu quả dạy và học.
2.2. Thực trạng nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở vật chất, Thiết bị DH ở trường THPT Thạch Thành 4.
Trường THPT Thạch Thành 4 được thành lập 14/06/2006 theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Tiền thân là cơ sở 2 trường THPT Thạch Thành 2. Quy mô là trường công lập loại I, với tổng số từ 18 lớp trở lên. 
Bộ máy Nhà trường gồm có: Ban giám hiệu, 4 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Hiện nay có tổng số 18 lớp với 774 học sinh; là trường công lập hạng 1.
Tổng số cán bộ, giáo viên, CNV: 52 người, trong đó CBQL: 3, GV: 35 người, NV: 6 người tính cả bảo vệ, GV hợp đồng 7 người. Đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, phẩm chất chính trị tốt; năng lực chuyên môn khá, giỏi; 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, có 07 GV dạy giỏi cấp trường, 3 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, có 01 quản lí đạt trình độ Thạc sĩ, 02 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, có 04GV có trình độ trung cấp LLCT. 
Đặc biệt năm học 2015-2016 nhà trường có một giáo viên được Đảng, Nhà nước tin tưởng bầu làm Đại biểu Quốc hội nhiệm kì 2015 2021. Đây là một thành quả vô cùng to lớn đới với trường THPT Thạch Thành 4.
Cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường đến nay đã được xây dựng tương đối đầy đủ, được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; được bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài.
Số lượng các lớp học và số lượng học sinh thực hiện nghiêm túc theo định biên của Sở GD&ĐT và UBND Tỉnh Thanh Hóa quy định. Với quy hoạch lâu dài của nhà trường là ổn định 19 lớp với số lượng 774 học sinh, tuy nhiên do trường năm trên địa ban vùng kinh tế 135 đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của người dân thấp, nên tình trạng học sinh không đi học cũng tương đối nhiều đã ảnh hưởng đến việc tuyển sinh đầu vào của nhà trường, và đến nay nhà trường đang từng bước đi vào ổn định số lượng lớp và số lượng học sinh. Cụ thể: 
+ Năm học 2016 – 2017 Trường có 19 lớp với 724 học sinh.
+ Năm học 2017 – 2018 Trường có 19 lớp với 739 học sinh. 
+ Năm học 2018 – 2019 Trường có 19 lớp với 774 học sinh.
Được sự quan tâm, đầu tư của Tỉnh, Sở GD & ĐT Thanh Hóa, Huyện Thạch Thành; bằng nguồn tiết kiệm của nhà trường và huy động xã hội hóa giáo dục, chỉ sau 10 năm cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, khang trang gồm: Một khu nhà hiệu bộ đủ phòng làm việc; 20 phòng học kiên cố, cao tầng và một số phòng học chức năng.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường đã xây thêm khu nhà để xe cho giáo viên và học sinh đã đưa vào sử dụng hiệu quả; xây mới tường rào, cổng, tu sửa khuôn viên với kinh phí lên tới hàng trăm triệu đồng, bồn hoa trong trường được quy hoạch một cách hợp lí, thoáng mát, sạch đẹp có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo môi trường "Xanh- Sạch - Đẹp" và thân thiện.
Hình ảnh: khuôn viên nhà trường
Phong trào tự làm đồ dùng dạy học: Được nhà trường phát động thường xuyên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổng số đồ dùng dạy học sử dụng hàng năm lên tới cả trăm đồ dùng, dụng cụ dạy học. Trường đã phát động đến nay 100% CBGV có máy tính xách tay dùng cho giảng dạy và công tác.
Sử dụng và bảo quản CSVC: Luôn luôn đảm bảo tốt. Từng bước, từng năm được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị được bổ sung tương đối đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường.
Mặc dù Trường mới được thành lập được 10 năm, hệ thống cơ sở vật chất tuy còn nghèo nàn nhưngcơ bản đủ để phục vụ cho quá trình dạy học, tuy nhiên để đáp ứng với mục tiêu giáo dục hiện nay thì nhà trường đang từng bước bổ sung về cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị và đặc biệt là khâu quản lí, sắp xếp khoa học để thuận tiện cho quá trình dạy và học. 
Một số hình ảnh về cơ sở vật chất của nhà trường:
Hình ảnh: Khuôn viên Trường THPT Thạch Thành 4 năm học 2018 - 2019
Hình ảnh: Khu hiệu bộ nhà trường
Hình ảnh: Học sinh trong buổi lễ tổng kết
Khuôn viên sân trường trong buổi lễ tổng kết năm học 2018-2019
Hình ảnh hoạt động thư viện nhà trường
Hình ảnh phòng thư viện
Hình ảnh phòng đựng đồ thí nghiệm
Hình ảnh: Phòng thực hành tin
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giáo dục như ngày nay thì nhà trường còn gặp một số khó khăn trong quá trình giảng dạy như sau:
- Đa số các TB thực hành các bộ môn đã hết khấu hao, hóa chất đã hết hạn không còn sử dụng được, một số mới cấp thì không đủ các thành phần hóa chất theo yêu cầu, các bộ thí nghiệm không còn nguyên vẹn, nam châm hết từ tính, các dụng cụ thí nghiệm vỡ hỏng nhiều, vì là những thiết bị hỏng nhiều, vì là những thiết bị đặc thù nên tìm mua cũng rất khó (không mua bổ sung được).
- Có nhiều thiết bị còn mới nhưng không phù hợp vì qua quá trình thay sách giáo khoa đã bị lỗi thời. 
- Chưa có đầy đủ phòng học bộ môn nên để tiến hành một bài thực hành còn khá vất vả, nhiều khi còn phải mang lên lớp vì phòng chức năng chưa đầy đủ. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với nhà trường
Một số hình ảnh về các TB ĐDDH học trong phòng thí nghiệm, thực hành:
H/a: các TB phòng thực hành vật lý sắp xếp chưa được hợp lí, đang còn lộn xộn
Hình ảnh phòng thiết bị khi chưa được sắp xếp khoa học
 Hình ảnh phòng đựng thiết bị môn Hóa – Sinh chưa được sắp xếp khoa học
2.2.2. Về phía giáo viên
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên thường không chú trọng nhiều đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, máy chiếu, giáo viên chỉ mang tính chất đối phó khi kiểm tra, thanh tra hồ sơ, cụ thể như sau:
- Sử dụng đồ dùng học tập còn mang tính hình thức, đối phó, hoặc sử dụng một cách chưa triệt để vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. 
- Giáo viên dành nhiều thời gian dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm thì chưa có chủ động chuẩn bị.
- Khi dạy thực hành trên phòng thí nghiệm xong thì giáo viên chưa tự giác nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh phòng thực hành và vệ sinh dụng cụ thực hành. Giáo viên bộ môn chưa thực hiện đúng nội quy của phòng thự hành thí nghiệm.
- Việc lên lịch báo giảng còn chậm chễ.
- Giáo viên viết phiếu mượn thiết bị còn chậm chễ, chưa đúng thời gian quy định.
2.2.3. Về phía học sinh
- Do Trường học thuộc khu vực miền núi của huyện Thạch Thành, đời sống người dân khó khăn, trình độ dân trí thấp kém dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhiều, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về mọi mặt của nhà trường.
- Ý thức tự giác của nhiều học sinh không cao, nhiều em chưa chú ý trong quá trình học tập, còn mải chơi, nghịch ngợm, có khi làm hư hỏng các thiết bị dạy và học.
- Do các em đang trong quá trình phát triển, thích khám phá, tìm tòi, nếu như giáo viên không định hướng cho các em một cách đúng đắn, sát sao thì có thể làm cho các tiết dạy sẽ không thành công.
- Một số phụ huynh chưa thực sự để ý đến con em mình, còn ỷ lại cho nhà trường nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
2.3. Giải pháp
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
- Xác định rõ việc quản lí, sắp xếp hợp lí thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường là một trong những nội dung thiết yếu để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
- Xác định rõ việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là vấn đề thường xuyên và liên tục trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phải xây dựng cho Giáo viên và học sinh có ý thức tự giác và chủ động trong quá trình dạy và học, đặc biệt là việc sử dụng, bảo quản có hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học.
- Công tác kiểm tra đánh giá cơ sở vật chất, các thiết bị đồ dùng dạy học cần được thực hiện thường xuyên, để đảm bảo cho việc quản lí thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả, khoa học, có nề nếp, quy củ, có kế hoạch.
2.3.2. Một số biện pháp thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4.
2.3.2.1. Lập sổ “ Sổ thiết bị giáo dục”
Hàng năm các đồ dùng thiết bị được bổ sung từ các nguồn như: được cấp, tự mua sắm, tự làm, được tặng,Những đồ dùng thiết bị này đều được vào sổ “ Sổ thiết bị giáo dục”
Sổ thiết bị giáo dục được phân ra theo từng khối, từng môn như: Môn Vật lý – Công nghệ, Hóa - Sinh, Toán - Tin, .và thiết bị giáo dục dùng chung. Để quản lý đồ dùng thiết bị dạy học theo tôi nghĩ là phải lập sổ “Sổ thiết bị giáo dục”. 
Mẫu sổ Thiết bị giáo dục theo môn như sau:
Hình ảnh: Sổ Thiết bị hằng năm được ghi chép và kiểm kê đầy đủ.
Ưu điểm: Giúp người quản lí thiết bị kiểm kê thiết bị một cách rễ ràng và có hệ thống theo từng phân môn. 
Giúp người quản lý nắm bắt được số lượng thiết bị hiện có theo từng năm học theo từng môn học cụ thể.
Giúp lãnh đạo quản lí một cách tổng quát, rễ nhìn, rễ thấy và nắm được cụ thể từng loại thiết bị hiện có.
2.3.2.2. Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học
- Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các Thiết bị dạy học được trang bị, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tất cả Cán bộ giáo viên trong trường cùng nhân viên phụ trách thiết bị bố trí, sắp xếp hợp lí, khoa học các phòng thiết bị thực hành. Một yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng thiết bị và phòng thực hành ở trường THPT Thạch Thành 4 là: Phòng thiết bị, phòng thực hành phải tuân theo một số nguyên tắc sau: nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
- Thiết bị dạy học nhập về được phân loại theo: dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh,.theo khối, theo môn và thiết bị dùng chung. Được sắp xếp khoa học, đẹp mắt và mất ít thời gian khi tìm kiếm và dễ quản lý. 
- Khi sắp xếp thiết bị cần chú ý như sau:
+ Các kiểu sắp xếp: thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong. 
+ Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như: nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ tím.Nhà trường trang bị cho phòng thiết bị, phòng thực hành các giá thiết bị có nhiều ngăn để sắp xếp dễ dàng và thuận lợi. 
+ Không để hóa chất chung với các thiết bị như: Máy tính, máy chiếu,vì dễ bị oxi hóa làm hư hỏng.
+ Các hóa chất: lỏng để riêng 1 ngăn, rắn để riêng, được để trong tủ đựng hóa chất tránh bị bay mùi làm mất độ chính xác của hóa chất và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 
 + Các dụng cụ bằng thủy tinh, các hóa chất lỏng thì được sắp đặt ở ngăn thấp. Vì chúng dễ vỡ và tránh bị đổ hóa chất vào người. Sau đó ta dán nhãn mác tiêu đề lên giá thiết bị theo khối, theo môn để dễ tìm, dễ lấy.
+ Các thiết bị tranh ảnh, bản đồ, bảng phụ,cần được treo vào các giá treo theo từng môn cụ thể và được phân theo chương trình, theo học kì, theo từng tuần để giáo viên dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo. 
Ví dụ: Vật lý khối 10 – thiết bị thực hành, Vật lý khối 12 – Thiết bị biểu diễn, Tranh, bản đồ.
Ưu điểm: mang tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính tiện dụng.
2.3.2.3. Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học theo phân phối chương trình
 Đầu năm học nhà trường đã triển khai đến các tổ chuyên môn làm “ Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học ” theo từng khối, từng môn học. Trong sổ kế hoạch này tổ chuyên môn đã nêu được: Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào? Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (Thiết bị hiện có của nhà trường hay thiết bị tự làm) để có những kiến nghị, đề xuất với nhà trường
Mẫu Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của tổ Toán- Lý - Hóa
Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn cán bộ phụ trách thiết bị sẽ có kế hoạch chung về việc sử dụng đồ dùng dạy học cho toàn trường.
Để có thời gian chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, hóa chất thực hành theo yêu cầu của giáo viên bộ môn.
Cách này giúp bố trí được thời gian chuẩn bị đồ dùng, tránh mượn trùng lặp một loại đồ dùng trong cùng một tiết dạy mà số lượng đồ dùng ít.
Ví dụ: Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của đồng chí: Nguyễn Hữu Quang – Giáo viên dạy môn Hóa
	 MÔN: HÓA HỌC KHỐI LỚP 10
Tiết PPCT
Tên thí nghiệm hoặc TBDH cần có
TB được cấp
TB
tự làm
Trình
 chiếu
Có nhưng hỏng
Chưa có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
6
Vi deo mô phỏng thí nghiệm sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Tự làm
CNTT
15
Máy chiếu, màn chiếu
Được cấp
CNTT
24
Bài thực hành: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học.
Được cấp
Tự làm
 Ưu điểm: Dựa vào kế hoạch của từng tổ thì cán bộ phụ trách thiết bị sẽ có kế hoạch chung về việc sử dụng thiết bị cho toàn trường.
2.3.2.4. Lên kế hoạch “ Phiếu báo sử dụng thiết bị” theo từng tuần
- Đầu năm học mỗi Tổ đã có quyển “ Kế hoạch sử dụng thiết bị ”. Khi chuẩn bị thiết kế bài giảng trên lớp, giáo viên tra cứu vào đó để biết được tiết học cần chuẩn bị những đồ dùng dạy học nào để phục vụ tiết dạy và dăng kí theo mẫu “Phiếu b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_viec_quan_ly_sap_xep_do_dung_thi.doc
  • docbi SKKN 2018.doc
  • docDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docMỤC LỤC SKKN 2019.doc