SKKN Dạy học một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10, 11 theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh

SKKN Dạy học một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10, 11 theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”[1]. Có thể nhận thấy, mục tiêu của giáo dục đã chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực và hình thành kỹ năng sống cho người học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục còn nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh. Bên cạnh môn Giáo dục công dân, môn Văn là một trong những môn học có chức năng giáo dục mạnh mẽ.

Từ bao đời nay, văn chương nghệ thuật luôn là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Nguyên Ngọc từng khẳng định “ nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người” bởi “văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Có lẽ vì thế, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới“ níu giữ mãi mãi tính người cho con người”.

 

doc 19 trang thuychi01 5230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10, 11 theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, 11 THEO HƯỚNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ
 CHO HỌC SINH
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Dịu
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung
4
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.1.1. Con người ứng xử với thiên nhiên qua phản ánh của văn học
4
2.1.2. Con người ứng xử với gia đình, xã hội phản ánh trong văn học
6
2.1.3. Con người ứng xử với bản thân trong văn học
8
2.2. Thực trạng vấn đề
9
2.2.1. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử trong văn học ở nhà trường phổ thông ở bộ môn Văn hiện nay
9
2.2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh
10
2.3. Một số giải pháp vận dụng trtong giờ học văn vào giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.
12
2.3.1. Tạo lập nhóm để giải quyết vấn đề
12
2.3.2. Xây dựng tiết học kiểu phòng tranh để nhận thức theo hướng trực quan
13
2.3.3. Xây dựng tiết học theo hướng đối thoại về các vấn đề ứng xử trong văn học và thái độ ứng xử của giới trẻ hôm nay với các vấn đề xã hội
13
2.3.4. Tạo môi trường vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào giáo dục văn hóa ứng xử cho HS
13
2.4. Giới thiệu một số bài học theo hướng vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.
13
2.5. Hiệu quả của SKKN
16
3. Kết luận và kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”[1]. Có thể nhận thấy, mục tiêu của giáo dục đã chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực và hình thành kỹ năng sống cho người học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục còn nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh. Bên cạnh môn Giáo dục công dân, môn Văn là một trong những môn học có chức năng giáo dục mạnh mẽ. 
Từ bao đời nay, văn chương nghệ thuật luôn là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Nguyên Ngọc từng khẳng định “ nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người” bởi “văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Có lẽ vì thế, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới“ níu giữ mãi mãi tính người cho con người”.
Đặt văn học vào bối cảnh hiện tại của đất nước, nhất là trong thực trạng tư tưởng, thẩm mĩ, văn hóa của HS đang bị tác động mạnh bởi sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu, văn học đang phải đứng trước nhiều thử thách. Làm thế nào để phát huy hết sức mạnh giáo dục của văn chương? Làm thế nào để văn chương được thẩm thấu vào thế hệ trẻ - những con người đang rời xa những giá trị tinh thần cao đẹp? Đặc biệt, hiện nay vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh đang được toàn xã hội, nhà trường cùng các bậc phụ huynh dành nhiều sự quan tâm. Những tiết học văn nên thực hiện như thế nào để đưa văn hóa ứng xử tốt đẹp trong văn học vào giáo dục nhân cách cho giới trẻ? 
Văn hóa ứng xử trong văn học là một phương diện rất quan trọng khi giảng dạy văn chương. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các giờ học văn vẫn chưa thực sự đưa vấn đề này giảng dạy có chiều sâu. Các tiết học vẫn còn đi vào chi tiết về nghệ thuật và nội dung cơ bản của tác phẩm. Nhiều HS tỏ ra chán nản mỗi khi học văn. Nên chăng một sự thay đổi phương pháp?
Với suy nghĩ đó, tôi đã đưa ra sáng kiến: “Dạy học một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10, 11 theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ”. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi rất mong muốn thông qua sáng kiến này có thể đem đến một cách tiếp nhận mới, giúp các em học sinh có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn các giá trị văn hóa ứng xử cao đẹp được biểu hiện trong văn học, đồng thời các em sẽ nhận thức hành vi của bản thân để thay đổi. Và qua các tiết học các em sẽ có hứng thú hơn với bộ môn văn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tôi tập trung nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 10,11, cơ bản.
HS các lớp 10A4; 10A5 và 11A C2; 11C6 trường THPT Triệu Sơn 4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các phương pháp sau: 
- Phương pháp quan sát thực địa
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thực nghiệm 
- Phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN - TÌM HIỂU VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG VĂN HỌC
Macxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học”, có nghĩa văn học là khoa học về con người. Trong bất kỳ thời đại nào con người vẫn là đối tượng trung tâm của văn học, bởi Mac đã khẳng định “Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới.”.
Khám phá thế giới con người, văn học bao giờ cũng khám phá những tâm tư, tình cảm, thái độ, cách hành động của con người trước cuộc sống. Và hơn bất kì loại hình nghệ thuật nào mục đích cuối cùng của văn chương là mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ về xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của con người. 
Qua khảo sát các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm văn học giảng dạy trong nhà trường nói riêng, tôi nhận thấy mỗi tác phẩm văn học đều thể hiện một cách ứng xử tốt đẹp của nhà thơ, nhà văn, nhân vật đối với các vấn đề cuộc sống. Từ quá trình tìm hiểu, phân tích, tôi thấy văn hóa ứng xử trong các tác phẩm văn học được biểu hiện chủ đạo ở ba khía cạnh: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên, văn hóa ứng xử với gia đình, xã hội; văn hóa ứng xử với bản thân.
Con người ứng xử với thiên nhiên qua phản ánh của văn học
Thiên nhiên là đối tượng thẩm mĩ quen thuộc của tất cả các nghệ sĩ. Từ thời văn học chưa thành văn, nhân dân đã sáng tác truyền miệng những tác phẩm về thiên nhiên như Nữ Oa vá trời, Thần trụ trời, Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, hay câu chuyện về thế giới các vị thần trên đỉnh O-lem pơ trong thần thoại Hy Lạp,... Các tác phẩm đã thể hiện cách ứng xử của nhân dân đối với thiên nhiên đó là lòng biết ơn và thái độ kính sợ, bởi thiên nhiên vừa là bà mẹ hiền, nguồn tài nguyên vô tư, vô tận nuôi dưỡng chở che cho con người, vừa là kẻ thù lớn nhất đã hơn một lần hủy diệt sự sống của họ. 
Đến thời trung đại, thiên nhiên được trân trọng gọi tên bằng những mỹ danh tiếng Hán đầy cổ kính. Con người càng đối mặt với cuộc sống cộng đồng áp lực, bức bối bao nhiêu càng có nhu cầu được trở về cội nguồn, hòa mình vào thiên nhiên bấy nhiêu. Họ coi thiên nhiên là cái nôi đã sản sinh ra sự sống nguyên sơ, thiên nhiên là điển hình của sự trong sạch, thanh khiết, và trở về với thiên nhiên là để di dưỡng tâm hồn, để tâm hồn và nhân cách của mình được gạn đục khơi trong, và cũng là cách con người đối lập mình với xã hội ô trọc đầy thị phi, nhơ bẩn. Trở về với thiên nhiên trong sạch chính là sự lên tiếng phê phán cộng đồng xã hội không có đất sống cho những quyền cơ bản của con người, một xã hội phản nhân văn, phi nhân đạo, là cách để những con người nhiệt thành với cuộc đời, nhận thức lại mình và thế giới của họ để tự cải tạo. Ta có thể thấy trong khắp các trang viết, không chỉ thấy thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật mà còn thấy một tấm lòng tha thiết với cảnh vật. Đó là tình yêu vĩnh cửu với thiên nhiên vô tận, với vẻ đẹp hùng vĩ , tráng lệ của núi cao, vực thẳm, sông sâu, cũng có thể là vẻ giản dị của nhành hoa, ngọn cỏ, con cò, con ếch,... 
Ta bắt gặp một Nguyễn Trãi sau khi chiêm nghiệm, thấm thía đến tận cùng quy luật “cung tàn điểu tận” của cuộc đời:
“ Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng
Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”
 ( Tự thuật 9)
đã khát khao được trở về quê ngoại Côn Sơn, khao khát sống giữa thiên nhiên để được khuây khỏa, giải tỏa những khát vọng dang dở của một nhà chính trị lỗi lạc:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
( Côn Sơn ca)
Một Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về với thiên nhiên để hóa thánh bởi ông quá mệt mỏi với hoạn lộ đầy những tranh đua, tính toán ích kỷ, tàn nhẫn, thậm chí còn chà đạp lên luân thường đạo lý, những nguyên tắc sống cơ bản của con người. Khi “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” thì cũng là lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về thiên nhiên “ Để rẻ công danh đổi lấy nhàn”:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
“Đông ăn măng trúc, thu ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
 ( Nhàn)
Triết lý sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tôn thờ thiên nhiên, không gian nguyên thủy của sự sống. Trong không gian đó, con người được tồn tại với tư cách con người đúng nghĩa. Với ông, con người đích thực là con người gắn bó với thiên nhiên, không gian sinh tồn đầu tiên của mình. Thiên nhiên trả lại cho con người quyền được sống với chính mình, và khi đó, dù phải lao động tay chân để kiếm miếng ăn, con người cũng cảm thấy hết sức nhẹ nhàng, thảnh thơi, thanh thản. 
Còn Tam Nguyên Yên Đổ, trong những ngày ở ẩn ông cũng thường tìm đến thiên nhiên nơi ông được sinh ra và lớn lên để gửi gắm vào đó một nỗi buồn không thể nói nên lời trước thời cuộc suy tàn, đảo điên mà ông đang sống. Là người lo lắng cho hưng vong của một quốc gia, một dân tộc, nhưng không thể làm gì khác ngoài ngâm thơ, uống rượu, Nguyễn Khuyến tựa gối, ôm cần giữa ao thu lạnh lẽo nước trong veo, ngắm chiếc lá vàng thả vào không gian xanh một khoảnh khắc bừng sáng của mùa thu, của vũ trụ và đất trời. 
Thiên nhiên và những nhà Nho ưu thời, mẫn thế, bất đắc chí dường như có mối duyên nợ ba sinh thì phải? Bao giờ người đọc sách thánh hiền khi gặp phải lúc trắc trở va vấp trên hoạn lộ, những khi không hanh thông đắc thời trong đời thường, họ có nhu cầu quay về thiên nhiên sống đời ẩn dật. Họ gắn kết với thiên nhiên như vậy, phải chăng vì bản năng con người khi gặp khó khăn tuyệt vọng, bao giờ cũng luôn hướng về cội nguồn sâu thẳm? Phải chăng thiên nhiên chính là nguồn năng lượng khổng lồ giúp họ có thêm chút nghị lực để tiếp tục sự sống, để sống tiếp khi giấc mơ công danh giúp đời dang dở? Có lẽ bởi ý thức được giá trị cao cả của thiên nhiên như vậy nên khắp các trang thơ của các nhà Nho ta nhận ra cách ứng xử rất yêu quý và trân trọng. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ, là máu thịt, sự sống của con người. 
Bước vào thời hiện đại, con người vẫn tìm đến thiên nhiên như một nguồn mạch sự sống dồi dào, một nguồn cảm hứng vô tận để được tiếp thêm sức mạnh, để hồi sinh trước áp lực cuộc sống đô thị. Thiên nhiên là “thiên đường trên mặt đất” trong tiếng thơ rạo rực của Xuân Diệu:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
 Này đây hoa của đồng nội xanh rì
(Xuân Diệu)
Là bức tranh tràn ngập ánh sáng, mướt mát màu xanh hay lung linh huyền ảo trong thơ Hàn Mặc Tử: 
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
 ( Hàn Mặc Tử)
Nhìn chung, thiên nhiên trong cảm quan của con người là sinh thể sống, cùng đồng hành, chia sẻ, chở che cho con người. Thiên nhiên là nơi cứu rỗi tâm hồn con người để con người tìm lại sự bình an, tĩnh lặng và tự do. Thiên nhiên trở thành điểm tựa tinh thần trong cơn bĩ cực, thiên nhiên nuôi dưỡng cái phần thân tình chất phác của con người khỏi những hỗn tạp, ganh ghét, trói buộc của cuộc sống. Bởi vậy, hầu hết cách ứng xử của con người với thiên nhiên trong văn học là sống gần gũi với tự nhiên, yêu thương và trân quý.
2.1.2. Con người ứng xử với gia đình, xã hội phản ánh trong văn học
Mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và cộng đồng là mối quan hệ đặc trưng của xã hội. Con người không được sinh ra với một trái tim thép để luôn luôn mạnh mẽ, họ cũng có những khoảnh khắc bất lực, mệt mỏi, yếu đuối, tuyệt vọng. Và những lúc như vậy gia đình, cộng đồng, tập thể, xã hội chính là một thế lực trợ sức cho cá nhân thêm vững đôi chân, chắc trái tim để đương đầu với khó khăn, thử thách. Giữa một cá nhân và gia đình, cộng đồng nơi nó thuộc về bao giờ cũng có mối liên hệ khăng khít, mật thiết với nhau, giống như những mảnh ghép trong một bức tranh, những viên gạch xây nên một bức tường, theo quy luật: một người vì mọi người, mọi người vì một người. 
Trong văn học dân gian đã có nhiều câu ca dao ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân và gia đình, cộng đồng: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “ Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở, hay đỡ đần”; hay câu chuyện ngụ ngôn về bó đũa để nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức sống tôn trọng gia đình, tập thể, cộng đồng. 
Thời trung đại rồi đến thời hiện đại, con người càng ý thức sâu sắc về trách nhiệm, ý nghĩa của mình với gia đình, cộng đồng, xã hội. Họ không chỉ tìm đến với gia đình, cộng đồng như một thế lực khả dĩ che chở cho họ khỏi những thế lực khác đe dọa, mà cộng đồng chính là nơi định nghĩa nên con người của họ, họ có nhu cầu tìm lấy cho mình một chỗ đứng trong cộng đồng, xác lập vị thế, trách nhiệm của mình trong thế giới họ đang tồn tại. Chính chỗ đứng ấy lại sẽ khẳng định cho họ một gương mặt riêng, một giá trị riêng. Trong văn học, tinh thần ấy thể hiện qua hai giá trị căn cốt là giá trị nhân đạo và lòng yêu nước. 
Thời trung đại, con người hành xử với xã hội theo quy luật trung đại, mà chủ yếu là những giáo điều căn bản của đạo Nho: Tam cương ngũ thường. Ba mối quan hệ cơ bản là với đất nước (được thể hiện rõ nhất là với vua, người đứng đầu điều hành đất nước), với gia đình (được thể hiện qua cách hành xử với người trụ cột, người chủ gia đình, người đàn ông có uy quyền nhất là cha), với xã hội, được nhấn mạnh vào cách bạn bè cư xử, đối đãi với nhau. Với vua, con người thời trung đại phải tuyệt đối trung thành, kiểu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Với cha, người ta phải tôn trọng, kính sợ, không được làm trái ý. Và với bạn bè, việc đối đãi giao tế, phải ngay thẳng, chân thành, đúng mực, điều ta không muốn làm thì cũng không được thực hiện với người khác. Con người sống trong xã hội phong kiến phải lập thân, lập công, lập danh để định nghĩa tư cách bản thân trong đời. Trong cả ba trách nhiệm này, con người đều có trách nhiệm phục vụ cho đất nước, cho dân tộc, bảo vệ giới hạn bờ cõi của quốc gia, xây dựng kiến thiết triều đại. Điều đó cho thấy giá trị một cá nhân được xác lập qua việc cá nhân đó làm gì cho cộng đồng nó thuộc về. Và trong thời trung đại, đó là ý nghĩa sống của một con người, là câu chuyện sống chết. Phạm Ngũ Lão sống chết vì những chiến công của mình góp vào chiến thắng chung của cả dân tộc trước kẻ xâm lược sừng sỏ, đầy dã tâm. Cả một đời sống cuộc sống của người hùng nơi trận mạc, trải qua bao nhiêu thăng trầm từ bại đến thắng, từ “da ngựa bọc thây” đến “áo mũ cân đai” ca khúc khải hoàn, thế nhưng người hùng của cả thời đại ấy đã tỏ lòng như sau:
“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
(Thuật hoài- Phạm Ngũ Lão)
Cho đến cuối cùng, người hùng vẫn là người hùng trong cách hành xử đẹp với thời đại, với cộng đồng. Ông đã không ngủ say trên chiến thắng để tự kiêu, ngạo mạn với đời, trái lại vẫn tha thiết được chảy máu, được đổ mồ hôi, được sống chết vì nghĩa lớn của cuộc đời mình. Đó chẳng phải là cách ứng xử đạo đức và tốt đẹp hay sao. Qua Phạm Ngũ Lão, người ta không chỉ thấy một người hùng, mà là cả một thế hệ những người hùng đã định nghĩa mình bằng hào khí Đông A thời Trần. Đó là Trần Hưng Đạo, là Phạm Nhật Duật, là Trương Hán Siêu,... 
Bên cạnh lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của trang nam nhi với đất nước, văn học lại phản ánh cách ứng xử văn hóa của con người trước quyền sống của con người. Cách hành xử giữa con người với con người lúc này được thể hiện qua tình thương yêu sâu sắc, sự đồng cảm trước những nỗi khổ đau trong cuộc đời, là sự tố cáo, lên án, đả phá thế lực phản nhân văn, phi nhân đạo áp bức chà đạp lên quyền sống con người. Những nhà văn, nhà thơ lúc này hướng về người phụ nữ để thông cảm, thương xót và ngợi ca họ bằng ngòi bút của mình bởi người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của xã hội phong kiến thối nát. Tiếng nói thương cảm ấy bắt đầu từ nàng Vũ Nương trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đến Thúy Kiều, Thúy Vân trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,... Tất cả đã làm nên một cung đàn xót thương cho số phận kiếp hồng nhan. 
Ở văn học hiện đại, các nhà thơ, nhà văn cũng đi vào khai thác triệt để mối quan hệ giữa cộng đồng với cá nhân và ngược lại trong thời bình lẫn thời chiến. Trong thời chiến, con người không thể ích kỷ, vì mỗi một bước đi của dân tộc, mỗi một hơi thở của cộng đồng cũng gắn bó mật thiết với sự tồn tại và quyền lợi của mỗi cá nhân. Muốn chiến thắng kẻ thù hiếu chiến, dã tâm, con người cần sức mạnh của cả một cộng đồng, một dân tộc. Thế nên mỗi việc làm của một cá nhân đều hướng về toàn thể dân tộc, những con người cùng chia sẻ với mình một vận mệnh. Đó là văn hóa ứng xử cao đẹp với Tổ quốc, nhân dân, với gia đình. Ta hiểu tại sao một Tnú ( Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) có thể chịu bị đốt cháy cả mười đầu ngón tay của mình mà vẫn trung thành với Cách mạng; cậu bé Việt ( Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) chưa đủ tuổi mà vẫn xin tòng quân,... Những con người ấy, họ không hành động vì bản thân mình mà cho chiến thắng của dân tộc, bởi họ biết đó là cách tốt nhất, duy nhất để những người thân yêu của mình được sống và mình có được hạnh phúc bên họ. 
Đất nước hòa bình, khi mọi yêu cầu của thời chiến không còn, con người được trả về đời thường với tất cả những quy luật chìm nổi vốn có của nó, họ có nhu cầu nghĩ về mình nhiều hơn. Tuy nhiên, con người không vì thế mà lãng quên cộng đồng. Hành động của nhân vật Phùng và Đẩu trong câu chuyện “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu chẳng phải bắt nguồn từ lòng thương cảm cho số phận người phụ nữ bất hạnh phải chịu những trận đòn khủng khiếp của người chồng? Hành động người mẹ chấp nhận đòn roi của người chồng vũ phu chẳng phải bắt nguồn từ tình mẫu tử? Mỗi trang văn là mỗi trang đời đem đến cho người đọc bao suy ngẫm trước cuộc sống. Để từ đó, mỗi người tự đặt câu hỏi: Ta nên ứng xử như thế nào trước cuộc đời để cuộc đời không còn những cảnh thương tâm?
2.1.3. Con người ứng xử với bản thân trong văn học
Trong văn học dân gian và văn học trung đại, Con người luôn tự trói buộc mình vào nhiều quy tắc. Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:
“ Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”
 Người nam nhi sinh ra ở đời phải thấm nhuần hai chữ “Công danh”, giữ trọn hai chữ “ trung hiếu”. Lập chí, lập thân, đem lại công danh rạng rỡ, hiển vinh là cách xử thế của người con trai thời phong kiến. Bởi vậy, dù con đường khoa cử gian nan những người nam nhi ấy vẫn “ trèo đèo”, “lội suối” vào kinh ứng thí. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,.. đã có biết bao áng thơ nói lên khát khao ấy:
“ Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” 
 ( Nguyễn Trãi)
“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
 ( Nguyễn Công Trứ)
Bước sang hiện đại, ý thức cá nhân được giải phóng một cách triệt để. Không còn phải giấu đi gương mặt mình lẫn vào sương khói của rừng thu bảng lảng hay ánh trăng mờ trên cao, người hiện đại tự tin đứng giữa đất trời để cảm nhận hết sức mạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_mot_so_tac_pham_van_hoc_trong_chuong_trinh_ngu.doc