SKKN Một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá

 Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy phải phát triển mạnh nền giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguồn vốn, người có hàm lượng chất xám cao để phát triển kinh tế xã hội, tạo đà cho kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong các văn kiện của Đại hội Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” phát triển giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ đã từng nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa” (1). Đó là những con người có nhân cách, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp cao, tự chủ sáng tạo, có kỷ luật, yêu chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển những bước nhảy vọt đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin. Nhưng khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì đó cũng là những sản phẩm do con người phát minh, sáng chế tìm ra. Để có được những con người như thế thì phải có một nền giáo dục phát triển tương xứng với thời đại của nó. Công việc này không ai có thể làm được ngoài đội ngũ nhà giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”(2). Ông cha ta từ xưa tới nay cũng đã nói: “Không có thầy đố mày làm nên”. Bởi vì người thầy đã đào tạo nên những con người có nhân cách, có tri thức, có lý tưởng cao đẹp, những con người có đủ “đức, trí, mĩ, thể” để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở để người học tiếp thu một cách chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

doc 21 trang thuychi01 8681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 	Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy phải phát triển mạnh nền giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguồn vốn, người có hàm lượng chất xám cao để phát triển kinh tế xã hội, tạo đà cho kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong các văn kiện của Đại hội Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” phát triển giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ đã từng nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa” (1). Đó là những con người có nhân cách, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp cao, tự chủ sáng tạo, có kỷ luật, yêu chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển những bước nhảy vọt đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin. Nhưng khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì đó cũng là những sản phẩm do con người phát minh, sáng chế tìm ra. Để có được những con người như thế thì phải có một nền giáo dục phát triển tương xứng với thời đại của nó. Công việc này không ai có thể làm được ngoài đội ngũ nhà giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”(2). Ông cha ta từ xưa tới nay cũng đã nói: “Không có thầy đố mày làm nên”. Bởi vì người thầy đã đào tạo nên những con người có nhân cách, có tri thức, có lý tưởng cao đẹp, những con người có đủ “đức, trí, mĩ, thể” để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở để người học tiếp thu một cách chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
	Trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành nơi chấp cánh cho hàng vạn học sinh THPT vào các trường Đại học, cao đẳng và các trường đào tạo nghề để phục vụ cho quê hương, đất nước. Trong quá trình phát triển nhà trường luôn coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng và xứ mệnh của nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn nhiều bất cập về cả cơ cấu và chất lượng đào tạo đã ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường. 
	Xuất phát từ nhận thức đó, với tư cách là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Văn Hưu, tôi lựa chọn vấn đề “Một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường theo tinh thần Nghị quyết số 29/Nghị quyết Trung ương 8 ( khoá XI ) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”(3). Với kinh nghiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác xây dựng đội ngũ chưa nhiều, bản thân tôi rất mong được sự góp ý trân thành của các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn.!.
1.2. Mục đích nghiên cứu   
Đề xuất những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015 -2016. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông
 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 - Khái niệm giáo viên 
 + Giáo viên: Theo Từ điển tiếng Việt - NXB khoa học xã hội Hà Nội năm 1994 định nghĩa: Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. 
+ Theo Luật Giáo dục nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. 
+ Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
* Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
* Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
* Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;
* Lý lịch bản thân rõ ràng.
 Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cở sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.
 - Đội ngũ, đội ngũ giáo viên THPT
 + Đội ngũ: Theo từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẳng (1997): “ Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng” (4). Khái niệm đội ngũ tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đều có một điểm chung, đó là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều cùng một mục đích nhất định.
	Ta có thể hiểu đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích làm việc theo sự chỉ huy thống nhât, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
	+ Đội ngũ giáo viên THPT: Đội ngũ giáo viên THPT là những người làm công tác giảng dạy – giáo dục trong nhà trường THPT có cùng một nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện và giúp các em học sinh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách để các em tiếp tục bậc học cao hơn hoặc chọn đúng hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của bản thân.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Chất lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lượng càng cao thì mức độ phát triển của sự vật, hiện tượng càng lớn. 
 Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, trang 248: Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia, phân biệt với số lượng.
Chất lượng đội ngũ giáo viên có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách và trình độ, năng lực của người giáo viên tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậc học ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng đội ngũ GV được thể hiện ở : 
+ Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. + Trình độ kiến thức cơ bản, nghiệp vụ sư phạm. 
+ Năng lực giảng dạy + Trình độ kỹ năng nghề nghiệp. 2.1.2. Các yếu tố đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên
 	Có thể khái quát các yếu tố, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau: 
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
+ Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
+ Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
+ Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
+ Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
+ Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
+Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
- Năng lực dạy học
+ Xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
+ Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.  
+ Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. 
+ Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
+ Sử dụng các phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
+ Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
+ Quản lý hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.  
Năng lực giáo dục:
+ Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
+ Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
+ Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
+ Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng: Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
+ Tham gia hoạt động chính trị, xã hội: Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp
+ Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục: Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	2.2.1. Khái quát đặc điểm tình hình trường THPT Lê Văn Hưu
Huyện Thiệu Hoá ở về phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách tỉnh lỵ 18 km. Là một huyện đồng bằng thuần nông nằm trong vùng trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hoá có điều kiện phát triển kinh tế dân cư đông đúc. Thiệu Hoá là một miền quê có truyền thống hiếu học đã sản sinh ra nhiều nhân tài trong đường khoa cử có tiếng vang trong cả nước. Trong lịch sử có nhiều người đỗ đại khoa (Tiến sĩ, phó bảng) như Lê Văn Hưu thi đỗ bảng nhãn, Dương Đình Nghệ là một vị tướng cũ của Khúc Thừa Dụ, Nguyễn Quán Nho đỗ tiến sĩ. Chính tầng lớp nho sĩ này đã làm rạng danh cho làng, xã, dòng họ và gia đình, tạo dựng truyền thống hiếu học, trọng học ở địa phương.
Trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa nằm ở thôn 1 xã Thiệu Vận, tiền thân là trường cấp 3 Thiệu Hóa , cấp 3 Thiệu Hóa 1, THPT Đông Sơn 2 được thành lập năm 1963
	Sau hơn 50 năm được thành lập, nhà trường đã từng bước phát triển từ cơ sở vật chất đến các mặt chất lượng dạy học. Ban đầu chỉ là một dãy nhà tranh tre nứa lá với 4 phòng học cho 168 học sinh (trong đó có 43 học sinh chuyển từ trường chuyên Lam Sơn về. Đến nay, trường đã có một cơ ngơi khang trang, bề thế bậc nhất trong các trường THPT của huyện và là trường chuẩn quốc gia bậc THPT đầu tiên của huyện với quy mô lớn 29 lớp cùng 1220 học sinh, 80 cán bộ giáo viên, nhân viên.
Những năm học gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường là tương đối ổn định và có sự thay đổi về chất. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT luôn cao hơn tỉ lệ chung toàn tỉnh, năm học 2011-2012, 2012-2013, 2013 -2014 đạt tỉ lệ 100%; từ năm 2011 đến 2015 tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học từ 65 – 70% (năm 2015 trường xếp thứ 4 về số học sinh đậu Đại học điểm cao trên 27 điểm); học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm được xếp vào tốp khá của tỉnh (năm học 2011-2012 xếp tứ 7, năm học 2013-2014 xếp thứ 6/104 trường), nhiều năm trường có học sinh đạt giải quốc gia môn văn hóa và máy tính cầm tay. 
 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu từ 2011 -2015
 Trường gồm có 08 tổ chuyên môn: tổ Toán, tổ Ngữ văn, tổ Sử - Địa, tổ Tiếng Anh, tổ Hóa -Sinh - Công nghệ, tổ Lý - Tin, tổ GDCD - TD - GDQP và tổ Văn phòng. Các tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức khá tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Các tổ trưởng thực sự có vai trò quan trọng, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn và hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ.
Bảng 1. Trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý giáo dục, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên từ năm 2011-2015
Năm
học
TS
CB
GV
Trình độ CM
TĐ TC
CT
TĐ
QL
GD
Trình độ
Tiếng Anh
Trình độ
Tin học
Th.S
ĐH
CĐ
TC
A
B
C
B1, ĐH
A
B
ĐH
2011-2012
80
11
69
0
0
02
06
55
05
0
20
54
11
04
2012-2013
80
12
68
0
0
02
07
55
05
0
20
53
12
04
2013-2014
78
14
64
0
0
03
06
51
05
0
22
52
14
04
2014-2015
77
16
61
0
0
04
08
51
04
0
22
62
16
04
 * Chú thích:
- TS CBGV: Tổng số cán bộ, giáo viên.
- Trình độ CM: Trình độ chuyên môn
+ Th.S: Thạc sĩ + CĐ: Cao đẳng
+ ĐH: Đại học + TC: Trung cấp
- TĐ TCCT: Trình độ trung cấp chính trị
- TĐ QLGD: Trình độ quản lí giáo dục (qua lớp bồi dưởng 3,5 tháng)
Bảng 2. Xếp loại của cán bộ, giáo viên từ năm 2011-2015
Năm
học
TS CB GV 
CL CB-GV
CSTĐCT
CSTĐCS
LĐTT
HT NV
2011-2012
80
1
13
64
02
2012-2013
80
2
12
63
03
2013 -2014
78
3
14
59
02
2014 -2015
77
2
4
68
03
 * Chú thích:
- TSCBGVNV: Tổng số cán bộ, giáo viên
- CL CB-GV-NV: Chất lượng cán bộ, giáo viên
+ CSTĐCT: Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
+ CSTĐCS: Chiến sĩ thi đua cơ sở
+ HTNV: Hoàn thành nhiệm vụ 
+ LĐTT: Lao động tiên tiến
 - Những bất cập trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nguyên nhân
 	+. Những bất cập
Với quy mô phát triển trong thực tế hiện nay Trường THPT Lê Văn Hưu có sự thừa thiếu cục bộ đội ngũ giáo viên. Tính đến năm học 2015-2016, nhà trường thừa 02 giáo viên Lịch sử, 01 giáo viên địa lý, 01 giáo viên ngoại ngữ, 02 giáo viên Vật lý và thiếu 01 GDCD, 01 giáo viên Công nghệ.
Trong số đội ngũ giáo viên hiện tại của nhà trường đa số giáo viên trẻ, thời gian giảng dạy còn ít (35/71giáo viên có tuổi đời từ 30-35 có tỉ lệ 49,3%) nên kinh nghiệm giảng dạy và công tác chủ nhiệm còn những hạn chế nhất định. Một số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao (có 16/71 có tuổi đời từ 53 -59 tuổi có tỉ lệ 22,5%) nên còn có một số hạn chế về năng lực chuyên môn như: ngại đổi mới phương pháp dạy học, vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, ít ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhiều giáo viên nữ có con nhỏ nên cũng hạn chế trong việc dạy học và giáo dục học sinh trong công tác giáo viên chủ nhiệm.
Hiện nay, trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường có ít giáo viên giỏi cấp tỉnh 14/71 (tỉ lệ 19,7%). Trong đội ngũ giáo viên còn có 55 giáo viên mới đạt trình độ A ngoại ngữ (tỉ lệ 76,1%), đa số giáo viên mới có chứng chỉ tin học sơ cấp (tỉ lệ 81,7%) nên ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng CNTT trong dạy học và khai thác tư liệu phục vụ chuyên môn.
Công tác lập quy hoạch nhân sự, sử dụng đội ngũ giáo viên còn hạn chế. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm chưa quyết liệt và đều đặn trên tất cả các mặt: bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, lòng nhân ái sư phạm tình yêu nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Cơ chế chính sách chưa kịp thời, chưa tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên vươn lên trong sự nghiệp trồng người. 
- Nguyên nhân
+ Các tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình còn nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định sẵn của nhà trường, vai trò của một số tổ trưởng chưa năng động, chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo trong hình thức sinh hoạt tổ, chưa tìm ra được đặc thù của từng môn để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh. Nhìn chung các tổ chuyên môn mới dừng lại ở tính hình thức nặng về đối phó, công tác bồi dưỡng cho các thành viên trong tổ chưa đạt hiệu quả cao. 
+ Một số giáo viên chưa xác định rõ tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp, thiếu sự nhạy bén, sự mẫn cảm, thiếu khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn có một số giáo viên thiếu tích cực, thờ ơ tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi tinh thần cầu tiến không cao. 
+ Trong quá trình chỉ đạo chưa được thường xuyên, liên tục, tính năng động sáng tạo chưa cao, chưa có nhiều hình thức để tổ chức công tác tự đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.
+ Việc kiểm tra đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng của của nhà trường với các tổ chuyên môn chưa thực sự thường xuyên, cụ thể, chỉ nêu ra kế hoạch và triển khai thực hiện mang tính hình thức. Lãnh đạo nhà trường chưa thường xuyên nhắc nhở, phê bình các cá nhân và tập thể chưa làm tốt công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học.
+ Công tác sơ kết, tổng kết và khen thưởng chưa kịp thời để động viên các cá nhân và tập thể có thành tích cao.
2.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được áp dụng ở trường THPT Lê Văn Hưu
 2.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong việc quy hoạch cán bộ, giáo viên để đào tạo, bồi dưỡng
Trong giai đoạn đổi mới “căn bản và toàn diện” hiện nay, sự nghiệp giáo dục, đào tạo cần có một đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực toàn diện. Vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trở thành một vấn đề quan trọng gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_viec_nang_cao_chat_luong_doi_ngu.doc
  • docBÌA SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc