SKKN Một số giải pháp trong công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2

SKKN Một số giải pháp trong công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2

Nước ta trong những năm qua với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế đã làm cho đất nước chuyển biến mạnh mẻ về kinh tế, đa dạng về văn hóa. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít mặt trái của xã hội đem đến như các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội mới. Đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên có chiều hướng gia tăng cả về tính chất lẫn số lượng, ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn; trong đó, không thể không nói đến bạo lực học đường, nó đã và đang trở thành một vấn nạn cho xã hội.

Trước đây chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là vấn đề đơn giản và là chuyện của trẻ con. Chính vì thế mà không ý thức hết về tầm ảnh hưởng, hậu quả nghiêm trọng của nó với thế hệ trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet, facebook, báo mạng những clip quay cảnh bạo lực, phim ảnh xấu lan nhanh khiến cho bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng càng ngày càng phức tạp và nguy hiểm.

Là một giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được ảnh hưởng rất nghiêm trọng của tệ nạn xã hội, đặc biệt là bạo lực học đường. Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài với mong muốn đưa ra “Một số giải pháp trong công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2”. Tôi mong đề tài này sẽ được mọi người biết đến, giúp cho mỗi học sinh chúng ta hiểu đầy đủ hơn về pháp luật cũng như về hậu quả mang lại do bạo lực học đường. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu các vụ bạo lực học đường vốn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Từ đó góp phần hình thành văn hoá học đường cho học sinh THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng.

 

doc 23 trang thuychi01 26833
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 2
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
1.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 
1.3. Mục đích nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1
1
1
1
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường
2.1.3.1. Nguyên nhân của bạo lực học đường
2.1.3. 1.1. Nguyên nhân khách quan
2.1.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan
2.1.3.2. Hậu quả của bạo lực học đường
2.2. Thực trạng tình hình bạo lực học đường tại nhà trường và công tác tổ chức hoạt động cho học sinh trước khi áp dụng SKKN.
2.3. Các giải pháp cụ thể để giảm thiểu bạo lực học đường
2.3.1. Xây dựng kế hoạch nhà trường
2.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh
2.3.3. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong quản lý học sinh
2.3.4. Xử lý kỷ luật nghiêm minh những học sinh vi phạm
2.3.5. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với đồng nghiệp
2.4.4. Đối với nhà trường
2.5. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá khái quát về giải pháp
3.1.1. Nội dung chính của đề tài
3.1.2. Thông qua việc nghiên cứu, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của công tác phòng chống bạo lực học đường, nghiên cứu thực trạng, đề ra các giải pháp kỹ năng cụ thể như sau
3.2. Bài học kinh nghiệm
3.3. Đề xuất và kiến nghị
 Tài liệu tham khảo
2
2
2
3
4
4
4
5
5
8
8
8
10
11
11
11
13
13
13
13
14
14
15
15
15
15
17
17
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nước ta trong những năm qua với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế đã làm cho đất nước chuyển biến mạnh mẻ về kinh tế, đa dạng về văn hóa. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít mặt trái của xã hội đem đến như các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội mới. Đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên có chiều hướng gia tăng cả về tính chất lẫn số lượng, ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn; trong đó, không thể không nói đến bạo lực học đường, nó đã và đang trở thành một vấn nạn cho xã hội. 
Trước đây chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là vấn đề đơn giản và là chuyện của trẻ con. Chính vì thế mà không ý thức hết về tầm ảnh hưởng, hậu quả nghiêm trọng của nó với thế hệ trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet, facebook, báo mạng những clip quay cảnh bạo lực, phim ảnh xấu lan nhanh khiến cho bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng càng ngày càng phức tạp và nguy hiểm.
Là một giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được ảnh hưởng rất nghiêm trọng của tệ nạn xã hội, đặc biệt là bạo lực học đường. Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài với mong muốn đưa ra “Một số giải pháp trong công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2”. Tôi mong đề tài này sẽ được mọi người biết đến, giúp cho mỗi học sinh chúng ta hiểu đầy đủ hơn về pháp luật cũng như về hậu quả mang lại do bạo lực học đường. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu các vụ bạo lực học đường vốn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Từ đó góp phần hình thành văn hoá học đường cho học sinh THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. 
1.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh của trường THPT Triệu Sơn 2 – Thanh Hoá.
- Đề tài được nghiên cứu, trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp năm 2018 - 2019. 
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Giáo dục cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nhận thức tác hại của bạo lực học đường. Từ đó ngăn ngừa các vụ bạo lực học đường có thể xảy ra.
- Thực hiện chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 04 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.
- Tìm ra những biện pháp chung và riêng để áp dụng giúp cho vấn nạn bạo lực học đường đi dần đến con đường triệt tiêu. 
- Mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trường THPT Triệu Sơn 2 thật sự là ngôi trường thân thiện khiến học sinh gắn bó yêu thích và phụ huynh an tâm tin cậy.
- Đề tài này viết nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, thông qua trình chiếu hình ảnh và clip các vụ bạo lực học đường đã biết và siêu tầm trên mạng internet, qua các buổi tổ chức sinh hoạt lớp, chào cờ, 15 phút đầu giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa... 
Thu thập thông tin.
Điều tra, thăm dò ý kiến, lấy số liệu.
Thống kê số liệu, đối chiếu, phân tích.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.1.1. Cơ sở khoa học
- Thực hiện Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục. [1]
- Công văn số 1026/SGDĐT-CTTT ngày 06 tháng 5 năm 2019 về tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.[2]
- Công văn số 198/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 01 năm 2019 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và khảo sát các nguy cơ bạo lực học đường.[3]
- Công văn số 585/SGDĐT-CTTT ngày 21 tháng 3 năm 2019 về bồi dưỡng giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.[4]
- Kế hoạch số 588/KH-SGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2018 về triển khai, thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.[5]
- Kế hoạch số 167/KH-SGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2019 về thực hiện chương trình phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2018-2021.[6]
- Quy chế phối hợp số 225/QCPH-CAT-SGDĐT ngày 19/10/2018 giữa Công an tỉnh và Sở GDĐT về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực học đường, đảm bảo an ninh trật tự trường học.[7]
- Các văn bản pháp lý để nghiên cứu vấn đề: Luật Giáo dục ban hành năm 2007; Quyết định số 138/1998/NQTU ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về phòng chống bạo lực, tội phạm.[8]
- Thông tư liên tịch Số:13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH -BCA Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016. V/v: Hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.[9]
- Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” theo Quyết định số 1501/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.[10]
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.[11]
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa rất nhiều tin tức về bạo lực học đường. Đó là minh chứng rõ ràng nhất về sự chủ quan thiếu phối hợp chặt chẽ từ ba phía gia đình, nhà trường và xã hội trong một thời gian dài, vậy chúng ta hiểu thế nào về bạo lực học đường, làm thế nào để hạn chế và dần dần đi đến loại bỏ nó.
Quan niệm về bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong (hiện tượng tiêu cực) các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường.
- Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại.
- Đó là những hành vi thô bạo ngang ngược bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi học đường. Bạo lực học đường hiện đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở tất cả các cấp học, diễn ra ở nhiều nơi trên mọi miền đất nước do đó nó đã trở thành một vấn nạn xã hội.
Biểu hiện cụ thể của bạo lực học đường:
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
- Đánh đập, tra tấn, hành hạ làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Diễn biến trong thực tế xã hội:
Tại tọa đàm "Ngăn ngừa bạo lực học đường - Để trẻ em không đơn độc" chiều 8/4, Phó cục trưởng Cảnh sát hình sự Phạm Mạnh Thường thông tin, thống kê của ngành công an chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với nhau xảy ra ở khắp các tỉnh, thành như Hưng Yên, Nghệ An và mới nhất là Quảng Ninh. Tìm kiếm trên Google, chỉ trong 0,33 giây có tới 27,9 triệu kết quả cho cụm từ "bạo lực học đường".
- Trên Google là hàng loạt các clip bạo lực của các nữ sinh: Hải phòng, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minhđánh đập, cắt tóc, lột áo
bạn. 
- Học sinh dùng hung khí đánh bạn hoặc thầy cô. Đã có những hậu quả nặng nề như đâm chết xảy ra không chỉ là một hai trường hợp. Ngay tỉnh Thanh Hóa của chúng ta cũng đã có hiện tượng nghiêm trọng này.
- Lập băng nhóm hoạt động đánh nhau có tổ chức 
Nữ sinh bị lột quần áo, bị đạp thẳng vào mặt, bị giật tóc, giằng xé (ảnh cắt từ clip của TTXVN) [12]
2.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường
2.1.3.1. Nguyên nhân của bạo lực học đường
2.1.3.1.1. Nguyên nhân khách quan
- Nhiều loại hình dịch vụ văn hóa ngoài xã hội như: Phim ảnh sách báo đồi trụy, Game, Internet đen, đồ chơi bạo lực phát triển ồ ạt thiếu sự kiểm soát, kiểm duyệt của các cơ quan chức năng.
- Tại một số gia đình lo làm ăn phát triển kinh tế, chiều chuộng con, không lưu tâm giáo dục tính cách. Bên cạnh đó tình trạng bạo lực gia đình cũng góp phần không nhỏ làm nguy cơ bạo lực học đường chưa thể chấm dứt.
- Các băng nhóm học sinh chưa ngoan ở trường liên hệ lôi kéo các em.
- Nhiều vụ việc ngoài xã hội chưa được xử lý đúng mức, có khi còn dửng
dưng buông xuôi. Xã hội còn thiếu những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để
gây bi quan cho các em.
- Nhà trường vẫn phải theo xu hướng nặng về giảng dạy văn hóa, giành thời gian chưa đủ cho giáo dục nhân cách để thật sự “Tiên học lễ, hậu học văn”
2.1.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan
- Về nhận thức xảy ra các vụ bạo lực vì những lý do đơn giản như cách nhìn, nói móc, ghen tuông, ganh tỵ về những lợi thế của bạn, không cùng đẳng cấp.
- Sự phát triển chưa toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Học sinh rất thích làm “anh hùng”, đại ca như phim ảnh nhưng thực tế các em chưa trưởng thành, rất nông nổi.
- Nguyên nhân từ cấp dưới các trường Trung học cơ sở xử lý vi phạm quá nhẹ tay làm học sinh xem thường và lên cấp THPT lại tiếp diễn hành vi bạo lực; ngoài ra do ảnh hưởng của các trò chơi điện tử mang tính bạo lực.
- Học sinh ngày càng có biểu hiện cô đơn, các em ngại thổ lộ khi gặp vấn đề vì không tin cậy người lớn dẫn đến ức chế trầm cảm, đánh nhau để “cân bằng”
- Ngay tại gia đình các em quen tiếp xúc với bạo lực kinh doanh, bạo lực
gia đình, sức mạnh của vật chất, mạnh được yếu thua nên cho rằng những điều
thầy cô dạy là lý thuyết không đúng với cuộc sống.
2.1.3.2. Hậu quả của bạo lực học đường
Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình. Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 
 Em Y. phải điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên do BLHĐ [13]
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học.
Ảnh hưởng đến gia đình: Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái.
Ảnh hưởng đến nhà trường: Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
Ảnh hưởng đến xã hội: Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn định. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Mới đây nhất như là vụ khá bảnh đốt xe, xăm hình, đi vũ trường múa quạt  Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.
Với các nạn nhân: Ảnh hưởng đến bản thân học sinh, tổn thương về thể
xác và tinh thần; tổn hại đến gia đình, người thân, người bị đánh; làm bất ổn xã
hội: gây tâm lý lo lắng hoang mang cho xã hội, gây mầm mống bạo lực cho cả
những học sinh chứng kiến.
Kẻ gây bạo lực học đường: Phát triển không toàn diện, đi ngược quy luật tăng thú tính; hành vi hôm nay là mầm mống gây tội ác ngoài xã hội trong tương
lai, làm hỏng tương lai của bản thân, gây nguy hại cho xã hội; bị mọi người xung quanh lên án, sợ hãi, xa lánh căm ghét nên càng cô độc.
Hành động của các tổ chức, ban ngành đoàn thể:
- Trong các kỳ họp Quốc hội vấn đề này rất được quan tâm; Bộ Công an và Bộ Giáo dục có công văn liên ngành cùng vào cuộc để ngăn chặn bạo lực học đường bằng con đường vừa giáo dục, vừa xử lý bằng pháp luật.
- Các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền kêu gọi toàn xã hội giáo dục học sinh nói không với bạo lực học đường. Nhà trường, Đoàn - Hội - Đội quản
lý giáo dục học sinh, ngăn chặn bạo lực. Gia đình cũng lưu tâm quản lý thời gian và hành vi của con cái hơn. Nhưng trên thực tế bạo lực học đường vẫn đang là một vấn đề nóng trong nhà trường và ngoài xã hội nó diễn biến ngày càng đa dạng và tinh vi hơn, càng nguy hiểm hơn.
- Thực tế với lứa tuổi của các em các sân chơi, giao lưu còn rất
hạn chế. Các cuộc thi hầu như chỉ liên quan đến những em xuất sắc. Những học
sinh ở mức trung bình (chiếm khá đông) thì chúng ta còn đang bỏ ngỏ.
2.3. Thực trạng tình hình bạo lực học đường tại nhà trường và công tác tổ chức hoạt động cho học sinh trước khi áp dụng SKKN
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp, chi bộ nhà trường đã xác định
trách nhiệm lãnh đạo công tác tổ chức hiệu quả phòng chống bạo lực học đường,
các tệ nạn xã hội và hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh là nhiệm vụ quan
trọng đi song song với nhiệm vụ chính l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_giao_duc_phong_chong_ba.doc