Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy phần “các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng”

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy phần “các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng”

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triển năng lực cho học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Thay vì đề cao mục tiêu kiến thức như trước đây, sẽ coi trọng hơn nữa những mục tiêu về kỹ năng và thái độ với mục đích giúp người học sau khi học xong bài phải giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, thông qua việc vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn.

doc 21 trang thuychi01 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy phần “các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA VI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY PHẦN
“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
1
IV. Phương pháp nghiên cứu
1
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
2
II. Thực trang của vấn đề
2
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
1.Một số chú ý
3
2.Các bước chuẩn bị khi dạy học tích hợp liên môn
3
3.Sử dụng kiến thức liên môn vào phần giới thiệu bài; dẫn dắt đi vào tìm hiểu từng mục kiến thức; làm rõ từng nội dung kiến thức; củng cố bài
4
3.1.Sử dụng các tình huống thực tiễn để vào bài
4
3.2.Sử dụng kiến thức liên môn để dẫn dắt học sinh vào từng phần kiến thức của bài học
4
3.3.Sử dụng kiến thức liên môn để làm rõ từng phần kiến thức của bài học
6
3.4.Sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với liên hệ thực tể để củng cố từng phần và củng cố toàn bài học
6
4.Soạn giáo án chi tiết
9
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
18
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triển năng lực cho học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Thay vì đề cao mục tiêu kiến thức như trước đây, sẽ coi trọng hơn nữa những mục tiêu về kỹ năng và thái độ với mục đích giúp người học sau khi học xong bài phải giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, thông qua việc vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn.
	II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và về môi trường xung quanh.
Trong môn hoá học thì phần các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có một vai trò cực kỳ quan trọng.Ngoài việc trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về hóa học nó còn rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn.Thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng,giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo và nâng cao hứng thú học tập.
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giảng dạy phần các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì đây là một phần kiến thức liên quan đến nhiều môn học và có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. 
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở tìm tòi các tư liệu về tốc độ phản ứng, thu thập thông tin qua báo, đài và internet, qua sách giáo khoa, tìm hiểu kiến thức qua các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộphương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường dạy học theo hướng “ tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Tôi xin mạnh dạn trình bày vấn đề tích hợp liên môn trong giảng dạy phần"Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng" làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập của các em học sinh khối 10 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để giải các bài tập Hóa học, hay Tin học được sử dụng như một công cụ để trình chiếu các hình ảnh hoặc video thí nghiệm
Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn, hình thành ở học sinh một hệ thống kiến thức tổng quát.
Giúp học sinh hiểu được những kiến thức trọng tâm một cách sâu sắc.
Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
Lấy học sinh làm trung tâm.
Định hướng, phân hóa năng lực học sinh.
Dạy và học các năng lực thực tiễn.
 Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
	Trong thực tế khi soạn bài, giáo viên thường quan tâm nhiều đến các nội dung và phương pháp truyền tải nội dung kiến thức cho học sinh mà ít quan tâm đến việc học của học sinh. Học sinh thường chỉ quan tâm đến những môn khối mà tiếp thu kiến thức một cách thụ động dời rạc dẫn tới gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức các môn học cũng như khó khăn trong kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.Việc học là để thích ứng với môi trường sống, mà để thích ứng con người cần phải vận dụng các kiến thức tổng hợp, bởi thế bài học đương nhiên cần phải tích hợp liên môn.
III.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Một số chú ý:
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu mục tiêu của bài học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Sự thành công của tích hợp liên môn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Một là: Các kiến thức trong mỗi nội dung hoặc chủ đề liên môn, tích hợp cần có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn với học sinh, từ đó hình thành động cơ hứng thú và sự đam mê khi học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn.Cũng qua đó, việc ghi nhớ kiến thức không còn máy mócmà là một sự đương nhiên của quy trình tư duy.
Hai là: Các chủ đề tích hợp, liên môn cần được bố cục logic về nội dung và hợp lý về trình tự, giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đồng thời, các nội dung này được dùng để hiểu nội dung khác cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Ba là: Trong quá trình dạy học bộ môn, mỗi giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác, vì vậy đã có hiểu biết về những kiến thức liên môn liên quan đến và các kiến thức tổng hợp. Một giáo viên không đơn thuần chỉ hiểu bộ môn mình giảng dạy mà phải tham khảo học thêm các môn có liên quan, càng sâu rộng càng tốt.
Bốn là: Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan cần phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong dạy học.
2.Các bước chuẩn bị khi dạy học tích hợp liên môn :
Để giảng dạy đạt hiệu quả giáo viên cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:
*Bước 1: Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu của Tiết 79.Bài 49. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (T2)- Hóa học 10 nâng cao.
*Bước 2: Giáo viên lựa chọn kiến thức liên môn, kết hợp với tìm tư liệu có liên quan (tranh ảnh, video thí nghiệm, mô phỏng...) qua báo đài, internet, qua giáo viên các môn liên quan...Các kiến thức được lựa chọn liên môn phải dễ hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh, phải đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh.
Khi thực hiện đề tài này ngoài kiến thức môn Hóa học tôi đã sử dụng tích
hợp thêm kiến thức các môn: Vật lý, Sinh học, Toán học và Công nghệ. Sưu tầm các tranh ảnh: kích thích hoa cúc nở bằng phương pháp chiếu đèn, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, nồi áp suất, than tổ ong, nhóm bếp than...
*Bước ba: Thiết kế giáo án.
*Bước bốn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút kinh nghiệm.
3.Sử dụng kiến thức liên môn vào phần giới thiệu bài; dẫn dắt đi vàotìm hiểu từng mục kiến thức; làm rõ từng nội dung kiến thức; củng cố bài:
3.1.Sử dụng các tình huống thực tiễn để vào bài:
Cho đến nay việc mở bài hay dẫn vào bài ít được giáo viên chú ý, hoặc
đôi khi việc mở bài còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Do đó việc giáo viên sử dụng các tình huổng thực tiễn để dẫn học sinh vào bài mới sẽ tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ :. Để dẫn học sinh vào tiết 2 bài 49 “Tốc độ của phản ứng hóa học”Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh sau: 
Chiếu đèn để kích thích hoa cúc nở sớm
 Quạt khi nhóm bếp than Bảo quản thức ăn được lâu hơn 
Hỏi: Hình ảnh trên mang đến cho các em thông điệp gì?
GV: Hình ảnh trên mang đến cho các em thông điệp: Con người có thể điều chỉnh được tốc độ phản ứng theo hướng có lợi trong thực tiễn đời sống và sản suất đó cũng là nội dung của bài học ngày hôm nay , cô và các em cùng tìm hiểu "Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ".
	3.2.Sử dụng kiến thức liên môn để dẫn dắt học sinh vào từng phần kiến thức của bài học.
	Dẫn dắt bài học theo phương pháp này là cách làm hiệu quả, đưa học sinhvào
từng phần kiến thức của bài một cách sinh động, lôi cuốn, bài học diễn ra nhẹ nhàng mà không buồn tẻ.
Ví dụ 1: Để dẫn dắt học sinh vào mục II.4.Ảnh hưởng của diện tích bề mặt(Phảnứng có chất rắn tham gia).Giáo viên sử dụng kiến thức toán học. 
Có nhiều học sinh hấp tấp thấy viên đá to thì đương nhiên kích thước phải lớn viên đá nhỏ, từ đó kết luận luôn m gam đá vôi có kích thước hạt lớn sẽ có tổng diện tích toàn phần lớn hơn m gam đá vôi có kích thước hạt bé hơn. Hoặc có nhiều học sinh không hiểu tại sao viên đá vôi khi đập nhỏ lại có tổng diện tích toàn phần tăng lên. Vì vậy, trước khi làm thí nghiệm giáo viên nên cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
CH1: Diện tích toàn phần của một viên phấn là S. Chia viên phấn thành hai viên phấn nhỏ với diện tích mặt cắt là S1. Tính tổng diện tích toần phần của hai viên phấn nhỏ.
CH2: So sánh tổng diện tích toàn phần của m gam đá vôi có kích thước hạt nhỏ so với tổng diện tích toàn phần của m gam đá vôi có kích thước hạt lớn hơn.
HS:Sử dụng kiến thức toán họcthảo luận nhóm trả lời.
C1:*Tổng diện tích toàn phần của hai viên phấn nhỏ là: S + 2S1.
C2:*Tổng diện tích toàn phần của m gam đá vôi có kích thước hạt nhỏ lớn hơn tổng diện tích toàn phần của m gam đá vôi có kích thước hạt lớn hơn.
GV: Tổng hợp các ý kiến của học sinh và có thể liên hệ thêm: khi đồ đạc trong nhà được xếp gọn gàng thì không gian trong nhà sẽ rộng dãi hơn. Sau đó đặt vấn đề: vậy diện tích tiếp xúc có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? các em hãy theo dõi thí nghiệm sau và rút ra nhận xét.
Ví dụ 2:Để dẫn dắt vào mục: II. 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác. Trước khi yêu cầu học sinh nêu khái niện chất xúc tác và làm thí nghiệm kiểm chứng, giáo viên cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
GV: Khi đói con người ta có cảm giác mệt mỏi. Khi ta ăn thứcăn vào thì cảm giácmệt mỏiđó mấtđi rất nhanh, tai sao?
HS:Sử dụng kiến thức môn sinh học để trả lời.
-Khi ta ăn thứcăn thì phảnứngOXH thứcăn giải phóng năng lượng cho cơ thể xảy ra nhanh.
CH: Nguyên nhân nào làm cho phảnứng chuyển thứcăn thành năng lượng trong cơ thể chúng ta lại diễn ra nhanh chóng đến như vậy?
HS:Sử dụng kiến thức môn sinh học để trả lời.
-Do có các enzim trong cơ thể con người xúc tác cho các phảnứng xảy ra nhanh.
GV: Vậy chất xúc tác là gì?
3.3.Sử dụng kiến thức liên môn để làm rõ từng phần kiến thức của bài học.
Dẫn dắt bài học theo cách này là cách làm hiệu quả, đưa học sinh vào từng phần kiến thức của bài học một cách sinh động, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.
Ví dụ 1: Để làm rõ nội dung kiến thức mục: II.2. Ảnh hưởng của áp suất (đối với phản ứng có chất khí). Đối với phảnứng có chất khí, khi tăng áp suất tốc độ phảnứng tăng. Giáo viên hướng học sinh vào hai vấn đề:
Kiến thức môn Vật lý là biểu thức của định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ôt:
T=Const, P tăng, V giảm.
Áp dụng biểu thức: , với kiến thức Toán học lớp 10 học sinh dễ dàng rút ra nhận xét: V giảm CM tăng.
Ví dụ 2: Để làm rõ nội dung kiến thức mục:II.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ.Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. Học sinh phải sử dụng kiến thức môn Vật lý:Khi nhiệt độ phản ứng tăng thì tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng, nên tốc độ phản ứng tăng.
3.4.Sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với liên hệ thực tế để củng cố từng phần và củng cố toàn bài học.
 Với cách làm này, tiết học vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả. Học sinh hào hứng và bị cuốn hút trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Ví dụ 1: Để củng cố kiến thức mục II.1Ảnh hưởng của nồng độ.Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi sau:
CH: Tại sao khi nhóm bếp lò người ta phải quạt?
HS: Để tăng nồng độoxi làm cho quá trình cháy
dễ dàng hơn.
Ví dụ 2: Để củng cố kiến thức mục II.3Ảnh hưởng của nhiệt độ.Giáo viên có thể đưa ra bài tập sau:
CH: Bài Tập: Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phảnứng hoá học tăng
lên 2 lần. Hỏi tốc độ của phảnứngđó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ250Clên 750C?
HS:Sử dụng kiến thức toán học để trả lời.
Đápán: Tốc độ phảnứng tăng (lần).
Ví dụ 3: Để củng cố kiến thức mục II.4.Ảnh hưởng của diện tích bề mặt.Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi sau:
CH:Tại sao viên than tổ ong có nhiều lỗ như vậy?
HS:Để tăng diện tích tiếp xúc của than vớioxi trong không khí.
Ví dụ 4: Để dạy mục:III.Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng, đây cũng là mục củng cố cho toàn bài học giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi sau:
CH1: Tại sao nhiệt độ của ngọn lửa C2H2 cháy trong O2 cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo nhiệt độ hàn cao hơn?
HD1:Nồng độoxi trong oxi nguyên chất (100%) lớn hơn rất nhiều nồng độoxi trong không khí (20% theo số mol). Do đó tốc độ của phảnứng cháy trong oxi nguyên chất lớn hơn nhiều so với tốc độ phảnứng cháy trong không khí, nên phảnứng cháy củaaxetilen trong oxi nguyên chất xảy ra nhanh hơn, trong mộtđơn vị thời gian lượng nhiệt toả ra nhiều hơn. Ngoài ra khíaxetilen cháy trong không khí, một phần nhiệt lượng toả ra bị nitơ không khí hấp thụ làm nhiệt độ ngọn lửa giảm bớt.
CH2: Tại sao nấu thực phẩm trong nồiáp suất nhanh chín hơn so với khi nấuởáp suất thường?
HD2: HS vận dụng kiến thức môn vật lí để giải thích.
Nồi thông thường nước sôi ở 1000C, nhiệt độ khi đun khó có thể tăng hơn 1000C bởi vì hơi nước sẽ thoát ra ngoài, cân bằng lại nhiệt độ với môi trường. Nồiáp suất được thiết kế giữ lại hơi nướcở trong nồi. Khi đóáp suất trong nồi tăng lên và hơi nước trong nồi sẽ tạoáp lực lên bề mặt của nước (dạng lỏng) trong nồi, khiến cho nước (ở dạng lỏng) không thể biến thành hơi được nữa. Do vậy, nhiệt không bị mất ra bên ngoài, nhiệt độ tăng lên hơn 1000C làm cho phảnứng xảy ra nhanh hơn giúp thứcăn nhanh chín hơn.
CH3: Tại sao các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn?
HD3:Than củi có kích thước nhỏ hơn sẽ có tổng diện tích tiếp xúc vớioxi trong không khí lớn hơn, làm cho tốc độ phảnứng đốt cháy xảy ra nhanh hơn.
CH4: Tại sao cá để trong tủ lạnh lại tươi lâu hơn đểở ngoài?
HD4:HS vận dụng kiến thức môn sinh học và công nghệ để trả lời.
Nhiệt độ của tủ lạnh không giết chết được vi khuẩn mà chỉ làm chúng ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại dẫn tới phảnứng phân huỷ thứcăn trong tủ lạnh xảy ra chậm hơn khi đểở ngoài tủ lạnh.
4.Soạn giáo án chi tiết
Tiết 79.Bài 49. TỐC ĐỘ PHẢNỨNG HOÁ HỌC (T2)
I. Mục tiêu dạy học.
1. Về kiến thức.
* Môn hoá học:
- Học sinh hiểu được các yếu tốảnh hưởng đến tốc độ phảnứng.
- Ứng dụng của tốc độ phảnứng đến đời sống sản xuất.
* Môn vật lý:
- Học sinh hiểu được sự chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ.
* Môn sinh học:
- Học sinh hiểu được vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.
* Môn toán:
- Học sinh hiểu được diện tích toàn phần của vật rắn.
2. Về kỹ năng.
* Môn hoá học:
- Quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm.
- Viết phương trình hoá học.
* Môn vật lý:
Biết tăng giảm nhiệt độ đểđiều chỉnh phảnứng theo nhu cầu.
* Môn toán:
Tính toán được tốc độ phảnứng.
* Môn công nghệ:
Kỹ năng bảo quản thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa bằng phương pháp bảo quản lạnh.
* Kĩ năng sống:
 - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm.
 - Rèn luyện kỹ năng lao động: năng động và sáng tạo.
3.Về tư duy, thái độ.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao động.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
- Máy vi tính.
- Video thí nghiệm về : 
* Sựảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phảnứng.
* Sựảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phảnứng.
* Sựảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phảnứng.
- Tranh ảnh :kích thích hoa cúc nở bằng phương pháp chiếu đèn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, nồiáp suất, than tổ ong, bếp than
- Dụng cụ làm thí nghiệm về vai trò của MnO2 trong phảnứng phân huỷ H2O2 : Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, dd H2O2, MnO2, thìa thuỷ tinh, đèn cồn, đóm.
2.Học sinh:
 Nghiên cứu kỹ nội dung bài học.
III.Phương pháp:
 Làm thí nghiệm, hoạtđộng nhóm, làm việc cá nhân, thuyết trình, giảng giải nêu vấnđề
IV.Các hoạt động dạy và học:
1.Ổnđịnh.
2.Kiểm tra bài cũ:
Tính tốc độ trung bình của phảnứng
Theo Na2S2O3 trong các thí nghiệm sau:
TN
t0C
CM ban đầu của Na2S2O3
CM sau 20 phút của Na2S2O3
VTB (Mol/(l.s))
1
300C
0,25M
0,202M
2
500C
0,75M
0,174M
3.Bài mới:
+ Hoạt động 1:( Vào bài)
Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh sau: 
Chiếu đèn để kích thích hoa cúc nở sớm
 Quạt khi nhóm bếp than Bảo quản thức ăn được lâu hơn 
Hỏi: Hình ảnh trên mang đến cho các em thông điệp gì?
GV: Hình ảnh trên mang đến cho các em thông điệp: Con người có thể điều chỉnh được tốc độ phản ứng theo hướng có lợi trong thực tiễn đời sống và sản suất đó cũng là nội dung của bài học ngày hôm nay , cô và các em cùng tìm hiểu "Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ".
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung chính
+ Hoạt động 2:
GV: Cho HS quan sát video thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng rút ra kết luận và giải thích.
CH: Tại sao khi nhóm bếp lò người ta phải quạt?
+ Hoạt động 3:
GV:Đưa ra ví dụ, yêu cầu HS nhận xét về sự liên quan giữaáp suất và tốc độ phảnứng, giải thích.
+ Hoạt động 4:
GV: Cho HS quan sát video thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng rút ra kết luận và giải thích.
CH: 
Bài Tập: Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phảnứng hoá học tăng lên 2 lần. Hỏi tốc độ của phảnứngđó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 250Clên 750C?
+ Hoạt động 5:
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
CH1: Diện tích toàn phần của một viên phấn là S. Chia viên phấn thành hai viên phấn nhỏ với diện tích mặt cắt là S1. Tính tổng diện tích toần phần của hai viên phấn nhỏ.
CH2: So sánh tổng diện tích toàn phần của m gam đá vôi có kích thước hạt nhỏ so v

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_giang_day_phan.doc