SKKN Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

SKKN Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Có nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta ổn định cuộc sống và đem lại giá trị tích cực cho xã hội. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân luôn là vấn đề khó, đặc biệt với những học sinh trung học phổ thông (THPT), khi mà các em sắp bước vào cánh cửa cuộc đời.

Trong quyết định số 552/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh (HS) trong giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2018 – 2025” ghi rõ: “Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong GDPT, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục hướng nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế. Mục tiêu chung đến năm 2025 phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương”.

Trong Chương trình GDPT 2018, nội dung giáo dục hướng nghiệp được lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục; phản ánh được xu hướng dịch chuyển ngành nghề trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua thúc đẩy giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học và định hướng nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực đó cho HS.

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là thành viên của tập thể sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách. GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách HS; là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Là người tiếp xúc với các em hàng ngày, biết được khá rõ lực học, tính cách, hoàn cảnh gia đình của mỗi em, GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) cho HS.

GVCN có thể ĐHNN cho HS thông qua các môn văn hóa, với các kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Điều này không chỉ làm tăng hứng thú của HS với các môn học mà còn góp phần mang lại những hiểu biết cơ bản về các ngành nghề. Ngoài ra, thông qua tiết chào cờ, các em có buổi toạ đàm về ngành nghề của các diễn giả và các anh chị thành đạt của trường. Các buổi tọa đàm đem đến cho các em những thông tin bổ ích về ngành – nghề, những góc nhìn đa chiều và chân thực của người đi trước, những lời khuyên trực tiếp tác động tới quyết định của các em. Bên cạnh đó trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ đề, các hoạt động trải nghiệm ĐHNN các em sẽ tìm hiểu về các ngành nghề đáp ứng thời đại 4.0.

docx 78 trang Thu Kiều 15/09/2024 1764
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
   
 SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI:
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 10
 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”
 LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 1 MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...............................................................................2
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................2
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................2
V. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI......................................2
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................2
VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI........................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................................4
1. Cơ sở lí luận.........................................................................................................4
1.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp..............................................................4
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh THPT ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề
 ................................................................................................................................. 4 
1.3. Quá trình GDHN ở THPT ............................................................................... 5
1.4. Vị trí, vai trò của GVCN lớp trong ĐHNN ......................................................6
2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................7
2.1. Khảo sát thực trạng ĐHNN của GVCN lớp 10 ở trường THPT theo chương 
trình GDPT 2018 .....................................................................................................7
2.2. Khảo sát thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 10................................8
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM ĐỊNH 
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH 
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 9
1. ĐHNN thông qua Hội nghị cha mẹ học sinh.......................................................9
2. ĐHNN thông qua hoạt động chào cờ...................................................................11
3. ĐHNN thông qua tiết sinh hoạt lớp thứ bảy và trải nghiệm thực tế:...................15
4. ĐHNN thông qua môn học..................................................................................32
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................40
 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
 Nội dung Viết tắt
Giáo dục phổ thông GDPT
Trung học phổ thông THPT
Học sinh HS
Giáo viên GV
Giáo viên chủ nhiệm GVCN
Phòng chống cháy, nổ PCCN
Cứu nạn cứu hộ CNCH
Giáo dục hướng nghiệp GDHN
Định hướng nghề nghiệp ĐHNN
 5 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp trong 
công tác chủ nhiệm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 theo 
chương trình giáo dục phổ thông 2018”.
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về định hướng nghề và lựa chọn nghề 
nghiệp trong thời đại 4.0.
 - Đưa ra các giải pháp định hướng nghề cho HS lớp chủ nhiệm.
 - Tìm hiểu thị trường lao động, phương thức xét tuyển của các trường đại học 
giúp HS định hướng nghề phù hợp.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện và hoàn thành đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu (cơ bản) sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp khảo sát
 - Phương pháp phân tích số liệu
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp điều tra: dùng các phiếu điều tra.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: GV thực hiện thí điểm với HS lớp 
10T2 và 10T4 trường THPT Hà Huy Tập năm học 2022 – 2023.
V. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI
 - Khai thác có hiệu quả các giải pháp ĐHNN, góp phần làm phong phú thêm 
lí luận và các phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp.
 - Góp phần phát huy và phát triển các năng lực của HS khối 10 THPT.
 - Đề tài có tính ứng dụng cao ở tất cả trường THPT.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 - Cung cấp các thông tin về thị trường lao động, kĩ năng học tập trong thời 
đại 4.0. Hệ thống hóa nghề nghiệp và ĐHNN cho học sinh THPT.
 - Tổ chức thực hiện giải pháp hướng nghiệp kết hợp GVCN và phụ huynh 
thông qua Hội nghị cha mẹ HS.
 - Lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp thông qua sinh hoạt chào cờ, sinh 
hoạt theo chủ đề và sinh hoạt lớp.
 2 PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp
 Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) theo quan niệm của Australia: Trong nhà 
trường phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm nhằm giáo dục 
HS lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong sự lựa chọn đó có sự phù hợp 
giữa nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và 
có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề.
 Theo chương trình GDPT mới của Việt Nam: “GDHN bao gồm toàn bộ các 
hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, 
hình thành năng lực ĐHNN cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp 
với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với 
điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội”.
1.2. Đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh THPT ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề
 Sự phát triển ý thức: Lứa tuổi HS THPT có sự phát triển mạnh mẽ về ý thức, 
về những phẩm chất. Đây là một điều thuận lợi khi HS lựa chọn ngành nghề. Vấn 
đề quan trọng là làm cho HS hiểu được nhu cầu của xã hội và các đặc điểm, yêu 
cầu của nghề nghiệp để HS theo đuổi ngành nghề đúng đắn và phù hợp.
 Lí tưởng sống của thanh niên: Lí tưởng sống của thanh niên là lí tưởng nghề 
và lí tưởng đạo đức cao cả. Lí tưởng này được thể hiện qua sự say mê học tập, 
nghiên cứu và lao động nghề.
 Tính tích cực xã hội của thanh niên: Thể hiện ở việc HS quan tâm hơn đến xã 
hội như tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, bên cạnh đó các em đã có quá trình 
tích lũy một hệ thống các tri thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội 
nên các em có thể có cách nhận định, đánh giá riêng về bản thân và thế giới. Tuy 
nhiên, thế giới quan này của HS chưa được sâu sắc và bền vững.
 Hoạt động học tập của HS THPT: Ở lứa tuổi này, hoạt động chủ đạo là học 
tập – hướng nghiệp, vì vậy ý thức về nghề nghiệp trong tương lai là một nhu cầu 
tất yếu. Việc học tập của HS cũng có định hướng rõ ràng, các em tập trung học 
nhiều hơn những môn học sở trường, liên quan đến nghề. Động cơ học tập của HS 
cũng thiết thực hơn, gắn liền với nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp.
 Định hướng giá trị nghề nghiệp của HS THPT: Trong độ tuổi này, HS đã có 
thể nhận thức được ngành nghề nào phù hợp với năng lực của bản thân. Các em bắt 
đầu khám phá những nguồn tài nguyên có ích trong việc quyết định chọn nghề. 
Mọi kinh nghiệm HS tích lũy được trong nhà trường, ngoài xã hội hay những sở 
thích cá nhân đều là hành trang cho nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của các em 
sau này.
 4 - Giáo dục HS có thái độ lao động đúng với mọi ngành nghề.
 ➢ Các con đường GDHN hiện nay ở THPT được thực hiện qua bốn con đường 
 chủ yếu sau đây:
 - Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản: Nhằm kết nối kiến thức môn 
học trên lớp với các ngành nghề thông qua việc tích hợp, lồng ghép những kiến 
thức nghề nghiệp vào nội dung bài học. Quá trình dạy học các môn khoa học cơ 
bản cũng có thể giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu của HS. 
Trên cơ sở đó, GV định hướng chọn nghề cho HS phù hợp với năng khiếu đó.
 - Thông qua hoạt động ngoại khóa: Nhằm thúc đẩy sự phân hóa năng lực, sự 
phát triển năng khiếu của HS đồng thời nhằm giới thiệu kiến thức về nghề cho HS.
 - Thông qua hoạt động dạy và học môn công nghệ: Nhằm cung cấp cho HS 
những nguyên lí cơ bản về kĩ thuật, quy trình sản xuất, công nghệ khoa học giúp 
HS có những kiến thức cơ bản về ngành nghề. Bên cạnh đó, HS có điều kiện thực 
hành một vài bước căn bản của nghề nghiệp, nhờ đó các em đánh giá đúng hơn 
năng lực kĩ thuật của bản thân.
 - Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp: Tổ chức các buổi tọa đàm về 
nghề nghiệp tương lai hay giao lưu với người thành đạt trong nghề,... tất cả đều 
nhằm mục đích giáo dục thái độ yêu lao động cũng như cung cấp cho HS một cái 
nhìn toàn cảnh về các ngành nghề trong xã hội, hình thành cho các em ý thức trong 
việc lựa chọn nghề của bản thân.
1.4. Vị trí, vai trò của GVCN lớp trong ĐHNN.
 GVCN lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của 
hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN là người vạch kế 
hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch. Qua đó GVCN 
theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các HS, giúp HS:
 - Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, 
kĩ năng tổ chức các hoạt động,; nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh 
dạn, để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. 
Qua đó, phát triển năng lực tự học, giao tiếp cho mọi HS.
 - Góp phần củng cố kiến thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các kiến thức 
về tự nhiên, xã hội, con người, mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian 
mở rộng. Giúp các em có định hướng rõ ràng về công việc trong tương lai phù hợp 
với năng lực bản thân đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần phát triển kinh tế 
đất nước.
 GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục: 
nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường là lực lượng giáo dục có tính 
chuyên nghiệp. GVCN là người đứng ra điều phối và kết hợp cùng với các lực 
lượng giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả nhất.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_dinh_huo.docx
  • pdfHoàng Thị Hồng Thanh, Hoàng Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hằng - THPT Hà Huy Tập - Chủ nhiệm.pdf