SKKN Một số giải pháp triển khai phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Đông sơn 1

SKKN Một số giải pháp triển khai phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Đông sơn 1

“ Bạo lực học đường” đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, là nỗi trăn trở của mỗi nhà trường, của mỗi người làm công tác giáo dục. Hiện tượng một số giáo viên đối xử thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáo dục gây bất bình trong xã hội, ảnh hưởng uy tín của người thầy giáo. Tình trạng học sinh gây gổ, mâu thuẫn dẫn đến có những hành vi không phù hợp với nhân cách học trò: Văng tục, chửi thề, đánh nhau. Có những vụ đánh nhau theo kiểu xã hội đen, đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích cho bạn. Những hành vi trên làm náo động học đường và trật tự, an toàn xã hội, gây hoảng loạn trong trường học, ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Đồng thời là nỗi đau của gia đình: Những bậc cha, buồn phiền, lo lắng mất thời gian để giải quyết chuyện con hư, bầu không khí gia đình ảm đạm, ảnh hưởng đến nề nếp, truyền thống tốt đẹp của gia đình, tình làng nghĩa xóm bị tổn thương, kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Có những vụ đánh nhau dẫn đến việc cơ quan pháp luật phải vào cuộc. Hậu quả là nhiều học sinh bị kỉ luật, bị buộc thôi học, bị xử lý hành chính, Thậm trí có những học sinh phải bị truy tố, bị tù giam.

 Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở phía Tây của Thành phố Thanh Hóa. Những năm gần đây, do sự hội nhập trong nền kinh tế thị trường, con em Huyện Đông Sơn đi làm ăn xa ở Miền Nam và nước ngoài khá nhiều, dẫn đến học sinh trong huyện nói chung, trong trường THPT Đông sơn 1 nói riêng có những nét đặc trưng đó là: có rất nhiều học sinh thường xuyên phải ở nhà một mình; ở nhà cùng ông bà, ở nhà có mình bố hoặc mẹ. Vì vậy, việc gắn kết giữa cha mẹ học sinh và nhà trường rất khó khăn. Một số học sinh không có bố mẹ đi làm xa thì hoàn cảnh lại rất khó khăn, bố mẹ ốm đau bệnh tật, thu nhập thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học hành của các em. Mặc dù số hộ nghèo ngày càng giảm nhưng năm học 2018-2019, trường THPT Đông Sơn 1 vẫn có tới 160 học sinh hộ nghèo. Ngoài ra còn rất nhiều em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lý của các em. Sự mải mê kiếm tiền của bố mẹ các em dẫn đến tình trạng thiếu quan tâm đến việc học hành của con cái họ, đến sự hình thành nhân cách của các em

 

doc 19 trang thuychi01 7010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp triển khai phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Đông sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
“ Bạo lực học đường” đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, là nỗi trăn trở của mỗi nhà trường, của mỗi người làm công tác giáo dục. Hiện tượng một số giáo viên đối xử thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáo dục gây bất bình trong xã hội, ảnh hưởng uy tín của người thầy giáo. Tình trạng học sinh gây gổ, mâu thuẫn dẫn đến có những hành vi không phù hợp với nhân cách học trò: Văng tục, chửi thề, đánh nhau. Có những vụ đánh nhau theo kiểu xã hội đen, đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích cho bạn. Những hành vi trên làm náo động học đường và trật tự, an toàn xã hội, gây hoảng loạn trong trường học, ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Đồng thời là nỗi đau của gia đình: Những bậc cha, buồn phiền, lo lắng mất thời gian để giải quyết chuyện con hư, bầu không khí gia đình ảm đạm, ảnh hưởng đến nề nếp, truyền thống tốt đẹp của gia đình, tình làng nghĩa xóm bị tổn thương, kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Có những vụ đánh nhau dẫn đến việc cơ quan pháp luật phải vào cuộc. Hậu quả là nhiều học sinh bị kỉ luật, bị buộc thôi học, bị xử lý hành chính, Thậm trí có những học sinh phải bị truy tố, bị tù giam...
 Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở phía Tây của Thành phố Thanh Hóa. Những năm gần đây, do sự hội nhập trong nền kinh tế thị trường, con em Huyện Đông Sơn đi làm ăn xa ở Miền Nam và nước ngoài khá nhiều, dẫn đến học sinh trong huyện nói chung, trong trường THPT Đông sơn 1 nói riêng có những nét đặc trưng đó là: có rất nhiều học sinh thường xuyên phải ở nhà một mình; ở nhà cùng ông bà, ở nhà có mình bố hoặc mẹ. Vì vậy, việc gắn kết giữa cha mẹ học sinh và nhà trường rất khó khăn. Một số học sinh không có bố mẹ đi làm xa thì hoàn cảnh lại rất khó khăn, bố mẹ ốm đau bệnh tật, thu nhập thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học hành của các em. Mặc dù số hộ nghèo ngày càng giảm nhưng năm học 2018-2019, trường THPT Đông Sơn 1 vẫn có tới 160 học sinh hộ nghèo. Ngoài ra còn rất nhiều em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lý của các em. Sự mải mê kiếm tiền của bố mẹ các em dẫn đến tình trạng thiếu quan tâm đến việc học hành của con cái họ, đến sự hình thành nhân cách của các em
Trong thời gian qua, cùng với sự lên tiếng của dư luận, sự tham gia của nhiều ban ngành, ngành Giáo dục cũng đã ban hành nhiều Công văn hướng dẫn các nhà trường nhằm phòng ngừa bạo lực học đường. Là một cán bộ quản lý trong nhà trường THPT, bản thân thấy mình cần phải có những hành động tích cực để đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên và các em học sinh trong nhà trường, làm sao để cán bộ giáo viên và học sinh có hiểu biết về luật theo đúng quy định, tránh được những vụ việc đáng tiếc, gây thương tích và những hành vi đánh nhau xảy ra gây mất trật tự trị an xã hội hoặc những tổn thương tâm lý, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực”. Từ tình hình thực tế của nhà trường và xã hội, với mục đích giảm thiểu tình trạng bạo lực trong nhà trường, bản thân đã cùng Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn trường triển khai nhiều biện pháp. 
Từ thực tế công việc đã và đang làm, tôi xin chọn đề tài “ Một số giải pháp triển khai phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Đông sơn 1”. Qua đề tài này, cũng xin được trình bày sơ lược một số giải pháp để các anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh về vai trò của công tác phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT, nêu một số biện pháp thiết thực, góp phần làm giảm thiểu bạo lực học đường trong nhà trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp triển khai phòng chống bạo lực học đường trong môi trường học tập ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: thông qua sự phân tích chi tiết đồng thời tổng hợp một cách khái quát và bao trùm toàn bộ vấn đề, từ đó rút ra những nguyên nhân cũng như biện pháp để ngăn chặn.
- Phương pháp thu thập thông tin: Dựa vào những thông tin trên mạng, báo chí, ti vi về thực trạng của hiện tượng bạo lực học đường trong xã hội ngày nay
- Phương pháp phỏng vấn: tiến hành cuộc nói chuyện thông qua cách thức hỏi đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin (giáo viên, học sinh, với phụ huynh)
2. NỘI DUNG
2.1. Một số vấn đề lý luận về bạo lực học đường
2.1.1 Khái niệm bạo lực học đường
 Bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Đó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh) ở trong khuôn viên hoặc ngoài khuôn viên trường học.
2.1.2. Các hình thức bạo lực học đường 
Dựa vào các tiêu chí khác nhau thì chúng ta có thể chia bạo lực học đường thành nhiều hình thức, cụ thể:
- Thứ nhất, dựa vào tiêu chí chủ thể tham gia bạo lực học đường thì bạo lực học đường được chia thành 3 hình thức chính gồm: bạo lực giữa trò – trò, bạo lực giữa thầy– trò và ngược lại, bạo lực giữa học sinh trong trường – nhóm học sinh ngoài trường. 
- Thứ hai, dựa vào cách thức thể hiện ra bên ngoài thì bạo lực học đường được chia thành 2 hình thức: bạo lực cá nhân và bạo lực tập thể. 
- Thứ ba, dựa vào hậu quả của bạo lực học đường thì bạo lực học đường được phân thành 2 hình thức: bạo lực về thể chất và bạo lực về tinh thần. 
 + Về thể chất:
Bạo lực về thể chất là hành vi đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua hành vi bạo lực. Những hành vi này diễn ra rất phổ biến giữa học sinh với nhau. Theo quan sát thì khi đánh nhau, có 1/3 chủ thể tham gia bạo lực không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, đấm đá,... Phần còn lại là những công cụ phương tiện mà chủ thể gây bạo lực thường hay sử dụng đó là những dao gậy, giầy dépcùng với hình thức đánh đập, tra tấn, hành hạCó thể là đánh hội đồng, đánh một mình. Hậu quả để lại rất thương tâm cho học sinh bị đánh: xây xát, chảy máu, gây thương tích, chấn động tâm lý, tinh thần hoảng loạn, thậm chí gây ra án mạng.
+ Về tinh thần:
Bạo lực tinh thần thường ít ai chú ý và quan tâm nhưng luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bạo lực tinh thần thường là những lời nói xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, đe dọa, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần người khác. 
2.1.3. Các nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường hiện nay
Nguồn gốc, nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường được xuất phát từ bốn yếu tố chính: Tâm lý học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
2.1.3.1 Tâm lý học sinh
Dựa vào thông tin từ trên các trang báo mạng thì không khó để tìm thấy nhiều hậu quả đau lòng từ những hành động bạo lực của học sinh THPT. Từ việc đánh hội đồng bạn bè, xé quần áo, sỉ nhục bạn học kể cả việc gây ra án mạng thương tâm.
            Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển nhạy cảm, cơ thể, thể lực đã như người trưởng thành khỏe mạnh nên việc sử dụng bạo lực càng dễ gây hậu quả nghiêm trọng hơn học sinh ở các cấp học dưới. Học sinh THPT đã bước qua lứa tuổi dậy thì, bắt đầu giai đoạn muốn khẳng định bản thân. Học sinh đang trong giai đoạn hình thành, phát triển tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát. Với tâm lý muốn được thể hiện và muốn được công nhận, việc tiếp nhận những thông tin và những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đều rất dễ rối nhiễu tâm lý lứa tuổi của các em. Vì thế, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do người chưa thành niên thiếu kìm chế, không làm chủ được bản thân, khi các em quá khích có thể không xác định được những hành động mình gây ra sẽ gây nguy hại cho người khác và cho chính bản thân mình.
2.1.3.2 Nguyên nhân từ gia đình 
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh, có những tác động quan trọng đến thái độ, nhận thức, hành vi của học sinh. Theo kết quả điều tra của Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì có đến 46% số học sinh được hỏi cho rằng bạo lực học đường xảy ra là do cha mẹ bận rộn, không quan tâm đến con cái; 4% cho rằng cha mẹ nêu gương xấu hay tạo chấn thương tâm lý cho trẻ sẽ dẫn đến bạo lực học đường, 9% cho rằng cha mẹ nuông chiều sẽ dẫn đến bạo lực, còn lại là các ý kiến khác. Qua cuộc điều tra này, ta thấy gia đình có những ảnh hưởng nhất định khiến các bạn trẻ có các hành động bạo lực giải quyết mâu thuẫn. Xã hội phát triển, phụ huynh mải mê chạy theo vòng xoáy của “cơm - áo - gạo - tiền” nên ít thời gian quân tâm tới con cái dẫn đến việc các em thiếu thốn về mặt tình cảm. Cha 
mẹ giáo dục con cái chưa đúng đắn, thường xuyên quát tháo, đánh đập với con trẻ, hay gia đình thường xuyên có bạo lực gia đình; gia đình không hạnh phúc sẽ khiến các em có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn của mình. Học sinh bậc THPT là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống. Ngoài ra, hiện nay, nhiều gia đình có tâm lý “khoán trắng” việc giáo dục học sinh cho nhà trường, nhưng thời gian các em lên trường chiếm rất ít nên nhiều gia đình không biết con mình học ra sao, chơi với những ai, khi tiêu cực học đường xảy ra thì quay sang đổ trách nhiệm cho nhà trường 
2.1.3.3. Nguyên nhân từ nhà trường 
Cũng theo kết quả điều tra của Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì nhà trường cũng góp phần vào việc gây nên bạo lực học đường. 32% số học sinh được hỏi cho rằng việc dạy môn đạo đức chưa hiệu quả là nguyên nhân gây ra bạo lực học đường ở trường học, 10% thì cho rằng vai trò của giáo viên chưa phát huy hết đã gây nên tình trạng này, 17% là do ở trường học thiếu các tổ chức tư vấn tâm lý học đường, 4% thì do việc sinh hoạt đoàn đội chưa hiệu quả, còn lại là các ý kiến khác chiếm tỉ lệ lên tới 37%. Ngoài những nguyên nhân trên thì hiện nay vấn đề quan trọng nhất ở trường học là việc các em bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức văn hóa, ít gắn kết với đời sống thực tế xã hội, chương trình học nặng nề không chỉ gây áp lực đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên. Đối với học sinh, chương trình học quá nặng tạo cho học sinh, nhất là đối với một số học sinh cá biệt có tâm lý chán học để rồi từ đó các em tụ tập với các băng nhóm, phần tử xấu trong và ngoài trường ăn chơi, phá phách, gây mâu thuẫn, cuối cùng là giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Còn đối với giáo viên thì chương trình dạy học nặng gây áp lực cho họ, một giáo viên có thể đảm nhận nhiều môn để rồi việc dạy học không có chất lượng, áp đặt ý chí lên học sinh, bắt học sinh làm nhiều bài tập hay hiện tượng trù dập học sinh là điều có thể xảy ra. Mặt khác, cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo bị xuống cấp. Đồng tiền làm mờ đi vẻ đẹp của giáo dục, việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào. Bên cạnh đó, sự thay đổi của mối quan hệ thầy - trò: học trò ngang nhiên coi thường thầy, ngỗ ngược, vô lễ, thậm chí đánh thầy ngay tại bục giảng. Phổ biến nhất là hiện tượng lười học, vi phạm kỉ cương nề nếp, “dân chủ quá trớn”, nói năng, cư xử thiếu văn hoá. Tất cả nguyên nhân đó đã khiến nhiều giáo viên không kiềm chế được, họ cảm thấy bị xúc phạm, từ đó dẫn đến những hành vi bạo lực với học sinh. Đành rằng làm như vậy là không đúng, song giả sử học sinh chăm ngoan thì không một giáo viên nào lại sử dụng bạo lực. Giáo dục dù rằng không phải là duy nhất phải chịu trách nhiệm trước nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng tới mức báo động, nhưng dù sao thì giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm chính trong tình trạng học trò “áo trắng” mà có “hành vi đen” này. 
2.1.3.4. Nguyên nhân từ xã hội 
Xét về mặt thực tế, môi trường xã hội là nơi có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối đến nhận thức và hành vi của các em. 
Môi trường xã hội của chúng ta ngày nay đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng bởi phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, các văn hóa phẩm xấu, rồi tới các phương tiện truyền thông đại chúng đưa cận cảnh và chi tiết các cảnh bạo lựcmà khó lòng kiểm soát hết được. Môi trường xã hội “ô nhiễm” thì ít nhiều các em cũng bị ảnh hưởng theo. Bởi lứa tuổi của các em là lứa tuổi bắt đầu sự tự khám phá, ưa bắt chước và muốn khẳng định “cái tôi” nên dễ dẫn đến các hành động bộc phát, không định hướng được. Hơn nữa, các em có rất ít môi trường thật sự an toàn và trong lành để vui chơi thể thao, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Hàng ngày, trong hành trình từ nhà đến trường hoặc dã ngoại, học sinh đã chứng kiến không ít cảnh tượng phi văn hoá diễn ra ngay trước mắt. Chẳng hạn như: cảnh va quệt khi tham gia giao thông dẫn đến chửi rủa, hành hung; cảnh “không thuận mua vừa bán” dẫn đến xung đột náo loạn...Các em thường xuyên thấy trên mạng hoặc nghe cha mẹ, anh chị kể lại không ít thông tin về cảnh tượng côn đồ đây đó. Chẳng hạn: nhà nọ cháu giết bà lấy tiền chơi game hoặc con đánh mẹ đến mức gây thương tích; nơi kia vợ chém chồng, làng ấy anh giết em, địa phương kia hai nhà hàng xóm gài bẫy nhau, sân vận động kia cầu thủ vào hùa cùng cổ động viên hành hung trọng tài, thậm chí trường nọ phụ huynh xông vào tận lớp học xỉ vả, hành hung giáo viên... Những cảnh tượng như vậy đã tự nhiên đi vào tâm trí học sinh, nhen nhóm trong lòng những thanh thiếu niên, khiến cho tâm trí các em ngày càng tiêm nhiễm những hình ảnh bạo lực. Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì còn một nguyên nữa khiến cho bạo lực học đường nhen nhóm trong đầu của trẻ, đó là do xã hội quá thờ ơ, chưa có sự quan tâm đứng mức về vấn đề này
2.2 Thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT Đông Sơn 1
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường THPT Đông Sơn 1
	Trường THPT Đông sơn 1 được thành lập từ năm 1965, đóng trên địa bàn Thị trấn Rừng Thông, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.
 Hiện nay trường có 28 lớp với 1198 học sinh. Tỷ lệ học sinh lên lớp và đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt 98 - 99%. Tỷ lệ  học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy trì  từ 85% trở lên. Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình và yếu hàng năm từ 6,4% đến 11,0%.
	Trong việc thực hiện phòng chống bạo lực học đường những năm gần đây ở nhà trường có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
- Nhà trường có một tập thể sư phạm đoàn kết, công tác giáo dục đạo đức học sinh luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các buổi họp giao ban, họp cơ quan, trong chỉ đạo chuyên môn; 
- Nhà trường triển khai nhiều chương trình, hoạt động ngoại khoá sinh động nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; 
- Nhà trường đã cố định tiết một sáng thứ hai đầu mỗi tuần là tiết sinh hoạt tập thể, số tiết sinh hoạt chung nhiều, dễ bố trí các nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt chuyên đề hoặc lồng ghép.
- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường phối hợp đồng bộ trong công tác giáo dục học sinh; 
- Phần lớn học sinh có ý thức học tập đúng đắn, tham gia tích cực các phong trào;
- Tập thể đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có ý thức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, có tinh thần học hỏi phấn đấu vươn lên; 
- Công tác giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây có nhiều bước phát triển, chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành được tổ chức thực hiện và tiến hành đạt kết quả tốt; Số lượng học sinh khá, giỏi về học lực, xếp loại hạnh kiểm khá tốt tăng dần; Nhiều giáo viên dạy giỏi, đạt thành tích cao trong hoạt động giảng dạy và công tác phong trào được nhà trường, cấp trên công nhận khen thưởng. 
	*Khó khăn	
 - Số lượng học sinh tập trung học sinh từ nhiều xã, phường trên địa bàn huyện và thành phố nên gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương;
 - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng hiện đại cho nhu cầu giảng dạy, diện tích đất chưa đủ, sân chơi bãi tập còn hẹp; các phòng học chức năng còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo chương trình; 
 - Mặt trái của cơ chế thị trường tác động làm một số học sinh còn lười học, chưa rèn luyện đúng theo yêu cầu của nhà trường. 
 - Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống bạo lực học đường, thiếu sự phối hợp với gia đình để nắm rõ hoàn cảnh gia đình học sinh nên vẫn còn học sinh vi phạm nội quy trường, lớp 
2.2.2 Thực trạng bạo lực học đường và nguyên nhân bạo lực học đường ở trường THPT Đông Sơn 1
Đối với trường THPT Đông Sơn 1, học sinh phần lớn khá ngoan, vâng lời thầy cô, thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, các hành vi thiếu văn hóa, đánh nhau, nói tục, hút thuốc, uống rượu. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các bài giảng trên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khoá về giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lòng kính trọng người lớn tuổi, tình thương yêu đối với bạn bè, đạo lý làm người, đa số học sinh đều nắm bắt rất tốt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những em thiếu ý thức, lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác, vô cảm trước những vất vả của cha mẹ, thậm chí dùng những đồng tiền lao động của cha mẹ vào những trò chơi vô bổ, vi phạm luật giao thông...
Ở trường THPT Đông sơn 1 tuy không có bạo lực học đường dẫn đến vi phạm pháp luật xong có rất nhiều các vụ việc xích mích, đánh bạn ở mức độ nhẹ, đe dọa, áp bức tinh thần hàng ngày mỗi khi bạn đến lớp. Nhiều học sinh bị đe dọa không dám thể hiện mình. Hiện tượng này diễn ra trong cả năm học xong tập trung nhiều nhất là vào đầu năm. Đa số hành vi bạo lực học đường thường được giấu kín cho đến khi giáo viên phát hiện ngăn chặn. 
Những em bị bắt nạt thường có biểu hiện: Sợ sệt, ngần ngại khi đi học, không thích tham gia các hoạt động ngoại khóa hay hoạt động tập thể. Có em nằng nặc đòi bố mẹ xin chuyển lớp, chuyển trường, hoặc đột nhiên không chơi với bạn chung lớp, đầu óc nghĩ mông lung, không tập trung.
Trong thực tế, bạo lực học đường xảy ra ở trường THPT Đông sơn 1 thường do những học sinh cá biệt thể hiện, sẵn sàng đánh bạn và tạo cơ hội cho người khác đánh hội đồng. Có một số học sinh lớp trên ( lớp 11,12) thường thể hiện mình là “tay anh chị”, “ma cũ bắt nạt ma mới” đối với các em lớp 10, điều khiển các hoạt động bắt các học sinh lớp dưới phải phục tùng theo. Ở trường THPT Đông Sơn 1, đa số các vụ đánh nhau, nguyên nhân đều bắt nguồn từ những lý do rất đỗi giản đơn như:
- Xích mích nhau; Đụng chạm nhau (dắt chiếc xe đụng vào người); Đùa giỡn nghịch ngợm; Nhìn nhau bằng cặp mắt không thích, 
- Bạn học giỏi hơn, xinh đẹp hơn, đẹp trai hơn, được bạn khác quý hơn. 
- Ganh tỵ, ganh ghét, nghi ngờ bạn có tình cảm với người khác. 
- Bị bắt nạt, ức chế hoặc do bị đánh trước đó. 
- Thích thể hiện mình không thua kém người khác. 
- Lên mạng (chat) nói xấu bạn, gây gỗ, chửi nhau, chọc tức nhau 
Đáng buồn là trong những vụ việc bạo lực xảy ra có rất nhiều học sinh chứng kiến nhưng đa phần rất vô cảm, không có sự ngăn cản các bạn của mình, những vụ đánh chửi nhau chủ yếu là nữ giới; kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp của học sinh rất hạn chế.
Thực tế cho thấy trong nhà trường còn có cả một bộ phận học sinh “ném đá giấu tay”, cổ xúy và kích động cho các hành vi bạo lực, có 1 số thành phần thừa lúc đánh nhau, cũng tham gia đánh hội đồng. Một số học sinh tuy chỉ mới lớp 10 nhưng đã có biểu hiện đua đòi, ăn chơi tập tành sành điệu, diện những mốt áo quần không phù hợp với lứa tuổi, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng, ăn nói với người lớn và bạn bè thiếu văn hoá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trien_khai_phong_chong_bao_luc_hoc_duo.doc