SKKN Một số giải pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học vật lí ở trường trung học phổ thông

SKKN Một số giải pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học vật lí ở trường trung học phổ thông

Kiến thức vật lí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong khoa học kỹ thuật. Với mỗi cá nhân, vật lí trang bị và bước đầu hoàn chỉnh những kiến thức thực tiễn, kiến thức khoa học. Học vật lí, học sinh được bồi dưỡng về thế giới quan duy vật biện chứng, tư duy khoa học, mở rộng tầm hiểu biết về vạn vật và thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó mỗi người trang bị cho mình những hiểu biết để phòng tránh những rủi ro không đáng có trong cuộc sống như: không nên trú mưa dưới gốc cây cổ thụ, cây to, gò đất cao; phải giảm tốc độ khi đi xe qua các khúc cua, đường vòng. Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật: sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị rất lớn trong đời sống và sản xuất cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Là một giáo viên dạy học vật lí, nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức vật lí đối với mỗi người trong cuộc sống và đối với sự phát triển của xã hội nên tôi luôn mong muốn học sinh có những hiểu biết cơ bản nhất về vật lí và có nền tảng kiến thức vững chắc để các em bước vào cuộc sống, các ngành kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, dạy học là quá trình tương tác hai chiều giữa thầy và trò. Vì thế, không phải muốn “nhồi nhét” cho học sinh bao nhiêu kiến thức cũng được.

Để có một giờ dạy thật sự thành công và chất lượng thì nhất thiết phải có sự tích cực hoạt động học tập của học sinh. Tích cực hoạt động là một đức tính cần thiết, then chốt, quyết định việc học sinh đó lĩnh hội kiến thức như thế nào. Tính tích cực hoạt động trong học tập giống như một con ngựa khát nước, chỉ cần thấy nước là lao đến để uống thậm chí còn tìm kiếm để uống hoặc vượt qua những gian nan thử thách để được uống nước, bằng không cũng như chúng ta dắt một con ngựa không muốn uống nước đến bên bờ suối đầy nước trong xanh nhưng lại không thể bắt nó uống nước được. Tính tích cực học tập phải xuất phát từ bên trong từ những động cơ chính đáng của người học trên cơ sở nhận thức đúng đắn được ý nghĩa, mục tiêu học tập.

 

doc 22 trang thuychi01 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học vật lí ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mở đầu......1
Lí do chọn đề tài...1
Mục đích nghiên cứu....2
Đối tượng nghiên cứu...2
Phương pháp nghiên cứu..2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...4
2.2.1. Thực trạng học sinh..4
2.2.2. Thực trạng giáo viên.....4
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề....6
2.3.1. Giải pháp 1: Làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng, sự cần thiết của kiến thức vật lí đối với mỗi người thông qua các câu hỏi và các tình huống thực tiễn trong quá trình dạy học.6
2.3.2. Giải pháp 2: Vào bài bằng những câu hỏi mở hấp dẫn, kích thích trí tò mò và mong muốn tìm hiểu bài của học sinh.7
2.3.3. Giải pháp 3: Khi tổ chức các hoạt động học tập, cần đảm bảo để mọi học sinh đều phải tham gia thực hiện và cho điểm hợp lí9
2.3.4. Giải pháp 4: Luôn khen ngợi, khích lệ học sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập.......................................................................................11
2.3.5. Giải pháp 5: Lập nhóm học tương hỗ, chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu cùng nhau thông qua mạng xã hội......12
2.3.6. Giải pháp 6: Phát huy tối đa việc sử dụng đồ dùng trực quan, thực tiễn, thiết bị thí nghiệm trong dạy học..13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm18
Kết luận, Kiến nghị.19
3.1. Kết luận..19
3.2. Kiến nghị....19
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Kiến thức vật lí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong khoa học kỹ thuật. Với mỗi cá nhân, vật lí trang bị và bước đầu hoàn chỉnh những kiến thức thực tiễn, kiến thức khoa học. Học vật lí, học sinh được bồi dưỡng về thế giới quan duy vật biện chứng, tư duy khoa học, mở rộng tầm hiểu biết về vạn vật và thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó mỗi người trang bị cho mình những hiểu biết để phòng tránh những rủi ro không đáng có trong cuộc sống như: không nên trú mưa dưới gốc cây cổ thụ, cây to, gò đất cao; phải giảm tốc độ khi đi xe qua các khúc cua, đường vòng... Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật: sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị rất lớn trong đời sống và sản xuất cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Là một giáo viên dạy học vật lí, nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức vật lí đối với mỗi người trong cuộc sống và đối với sự phát triển của xã hội nên tôi luôn mong muốn học sinh có những hiểu biết cơ bản nhất về vật lí và có nền tảng kiến thức vững chắc để các em bước vào cuộc sống, các ngành kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng... Tuy nhiên, dạy học là quá trình tương tác hai chiều giữa thầy và trò. Vì thế, không phải muốn “nhồi nhét” cho học sinh bao nhiêu kiến thức cũng được.
Để có một giờ dạy thật sự thành công và chất lượng thì nhất thiết phải có sự tích cực hoạt động học tập của học sinh. Tích cực hoạt động là một đức tính cần thiết, then chốt, quyết định việc học sinh đó lĩnh hội kiến thức như thế nào. Tính tích cực hoạt động trong học tập giống như một con ngựa khát nước, chỉ cần thấy nước là lao đến để uống thậm chí còn tìm kiếm để uống hoặc vượt qua những gian nan thử thách để được uống nước, bằng không cũng như chúng ta dắt một con ngựa không muốn uống nước đến bên bờ suối đầy nước trong xanh nhưng lại không thể bắt nó uống nước được. Tính tích cực học tập phải xuất phát từ bên trong từ những động cơ chính đáng của người học trên cơ sở nhận thức đúng đắn được ý nghĩa, mục tiêu học tập.
“Nếu như tính tích cực là một phẩm chất của nhân cách, tính tích cực nhận thức liên quan đến sự nỗ lực hoạt động của học sinh thì tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh lại là việc làm của ngươi thầy.” [1] 
Nếu học sinh không tích cực hứng khởi trong các hoạt động nhận thức của mình thì dù sách giáo khoa đổi mới nội dung có hay, giáo viên chuẩn bị bài và giáo án có tốt, có chu đáo thì kết quả học tập cũng không thể phát huy hiệu quả tốt nhất. Chúng ta đã có rất nhiều sáng kiến hay cho các phương pháp làm bài tập, cách giải bài tập các dạng bài nhưng hiệu quả sẽ không cao nếu như học sinh của chúng ta thờ ơ, vô cảm với chúng. Làm thế nào để lôi kéo được học sinh tích cực, hứng khởi tham gia vào các hoạt động dạy học là vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở để có những giờ dạy thật sự hiệu quả đạt chất lượng và có ý nghĩa đối với mỗi học sinh. Trên cơ sở này, tôi có đưa ra một số giải pháp và thấy học sinh đã tích cực hơn trong các hoạt động học tập. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học vật lí ở trường trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019 với mục đích được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu quả tại trường tôi công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 	Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học vật lí.
	Tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp làm tăng tính tích cực hoạt động trong giờ học vật lí cho học sinh trung học phổ thông. 
	Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, môn vật lí nói riêng.
	Trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các học sinh lớp10A2, 11B1 trường trung học phổ thông Nguyễn quán Nho. Từ việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động của học sinh là do có động cơ và mục tiêu học tập chưa đứng đắn, phương pháp dạy học chưa phù hợp để đề ra các biện pháp khắc phục, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Do đó, học sinh càng được tham gia tích cực chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân càng được hình thành và hoàn thiện. Hơn nữa, một giờ học muốn đạt chất lượng tốt thì yếu tố đóng một vai trò vô cùng quan trọng là học sinh có thực sự tích cực, hứng khởi trong các hoạt động để chiếm lĩnh tri thức hay không? Thế mới nói “bạn có thể dắt một con ngựa đến nơi có nước nhưng bạn không thể bắt nó uống nước được”. 
Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Từ những yêu cầu trên, sách giáo khoa đã rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp và nội dung dạy học, rèn luyện cho học sinh tính tích cực, sáng tạo nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của học sinh. Điều này cũng được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Tác dụng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họ sinh. [2] 
Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đặc biệt hơn nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người lao động Việt Nam, được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aristot... đã đề cập đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
J.A.Komenxki (1592-1670), nhà sư phạm Tiệp Khắc lỗi lạc cho rằng: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, khả năng phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách người học.” [3] Ông cũng đưa ra những biện pháp dạy học bắt học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm được bản chất của sự vật.
Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường THPT Nguyễn Quán Nho.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng học sinh.
	Học sinh thường trú trọng việc học để thi hơn là học để biết. Vì vậy, những học sinh đã lựa chọn thi trung học phổ thông Quốc Gia là các môn xã hội gần như mất hẳn động cơ và mục đích học tập môn vật lí. Do đó, các em sao nhãng, thờ ơ với môn học. Sự tích cực trong các hoạt động học tập môn vật lí của học sinh giảm hẳn, việc học lúc này mang tính đối phó, học cho qua môn.
	Hơn nữa, học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho là con em vùng nông thôn, kinh tế khó khăn, có bố mẹ chủ yếu làm nông nghiệp muốn cho con đi học là mong sau này “kiếm cái nghề”. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, do lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường thất nghiệp nhiều, phải cất bằng đi làm công nhân. Từ đó, hình thành tư tưởng: chỉ học hết cấp ba để lấy bằng tốt nghiệp rồi đi làm công nhân. Chính những tư tưởng đó đã làm thui nhụt ý chí phấn đấu, động lực cố gắng và sự tích cực của các em trong các hoạt động nhận thức nói chung, môn vật lí nói riêng. Khi mục đích và tinh thần học tập không đúng, không ổn định thì hành động cũng theo đó mà thụ động, thờ ơ, thiếu đi sự nhiệt huyết, hăng hái, tích cực.
	Thụ động vốn dĩ đã là một thói quen do việc học tập phần nào đó vẫn chưa thoát ra khỏi cách dạy truyền thống: thầy đọc trò ghi, thầy giảng trò nghe, thầy giao trò mới làm...
	Nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kiến thức vật lí đối với bản thân. Vì vậy, nếu môn vật lí không phải môn thi thì học vật lí làm gì? Vật lí còn được coi là môn “khó như lí”. Cũng chính những định kiến, suy nghĩ đó, nên khi không hiểu kiến thức vật lí thì học sinh coi đó là điều đương nhiên, bình thường. Từ đó, học sinh bắt đầu thờ ơ với môn vật lí, không tích cực trong xây dựng bài học cũng như việc chiếm lĩnh tri thức. Mọi hoạt động của học sinh trong giờ học gần như là đối phó, gượng gạo, học cho qua môn và dẫn đến mất gốc, chán nản.
2.2.2. Thực trạng giáo viên. 
Với giáo viên đứng lớp, động lực và nhiệt huyết dạy học phụ thuộc rất nhiều ở thái độ học tập của học trò. Trước tình hình học sinh thờ ơ, xem nhẹ môn học thì tinh thần và nhiệt huyết của người giáo viên cũng giảm sút và bị ảnh hưởng đáng kể. Làm sao có thể tiếp tục say sưa với bài dạy nếu học trò thiếu tập trung, không hợp tác trong các hoạt động học tập. Nhiều giáo viên vì thế mà bất lực, buông lỏng học trò, dạy cho hết bài, hết tiết. Những sáng kiến, cách làm hay cho các dạng bài tập chỉ phát huy tác dụng khi học trò để tâm học bài.
Trước tình hình học sinh không còn hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động học tập môn vật lí, chất lượng học tập từ đó mà giảm sút đáng kể. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, với học sinh đã thôi thúc tôi không ngừng tìm hiểu cách để khắc phục tình trạng trên nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong các giờ học vật lí, nâng cao hiệu quả học tập cho các em.
	Vật lí học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lí học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó cắt nghĩa về màu sắc cầu vồng, về ánh sáng lung linh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có liên quan đến việc đi bộ, chạy, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ...[4] Nhưng, có lẽ do chương trình thi cử hiện nay quá nặng nề về các bài tập áp dụng tính toán nên bản thân giáo viên cũng trú trọng hơn đến các loại bài tập vận dụng tính toán và có rất ít các câu hỏi thực tiễn, giải thích thực tiễn bằng kiến thức vật lí để các em có những trải nghiệm, nhận thức đúng về lợi ích thiết thực, ý nghĩa của môn học. Học trước tiên là để hiểu biết và nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh sau đó mới học để “làm nghề”.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh ngoài sự nổ lực giảng dạy kiến thức, giáo viên phải phát hiện được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập và sự tích cực của các em trong giờ học. Từ đó, có biện pháp khắc phục phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh, giúp các em có nền tảng kiến thức vật lí vững chắc để bước vào cuộc sống, học nghề và học chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu về lao động có trình độ cao cho xã hội. 
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Ngay sau khi nhận lớp mới, trong các tiết đầu tiên tôi phân loại và đánh giá chung về học sinh mình dạy để có cách tác động và soạn bài sao cho phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Đây là việc làm mà tôi cho là vô cùng quan trọng vì nó quyết định cách soạn bài, phương pháp tổ chức học tập, ra đề, ra câu hỏi để tác động lên chủ thể học sinh. Với mỗi đối tượng học sinh thì cách tác động, giáo dục cũng sẽ khác nhau.
Sau khi phân tích nguyên nhân và tình hình thiếu tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học vật lí của các lớp mình đang phụ trách giảng dạy, tôi đã đưa ra một số phương pháp để tăng tính tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học vật lí nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Hai lớp tôi thực nghiệm là 11B1 so sánh năm áp dụng 2018-2019 với năm học trước 2017-2018 và lớp 10A2 năm học 2018-2019 với lớp đối chứng có học lực tương đương là 10A5 năm học 2018-2019 trường THPT Nguyễn Quán Nho.
 2.3.1. Giải pháp 1: Làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng, sự cần thiết của kiến thức vật lí đối với mỗi người thông qua các câu hỏi và các tình huống thực tiễn trong quá trình dạy học.
Một trong những nhiệm vụ của dạy học trong nhà trường là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hình thành kỹ năng và giúp các em vận dụng vào thực tiễn và đời sống. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với môn vật lí, bởi vật lí là một trong số ít môn học có mối quan hệ rất chặt chẽ với kỹ thuật, tự nhiện và đời sống. Tuy vậy, việc dạy học vật lí hiện nay vẫn mang nặng tính lí thuyết, đôi khi còn “giáo điều - sách vở”, xa rời thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy, người thầy cần phải cố gắng tìm tòi gắn kết được những kiến thức của bài học với thực tiễn; hình thành động cơ, kích thích hứng thú thông qua những ứng dụng hữu ích của bài học. [5]
Để thay đổi nhận thức của học sinh: “học để thi”, thì giáo viên cần phải thông qua việc học sinh nhận thức được thực tiễn, giải thích được nhiều hiện tượng trong đời sống bằng kiến thức mình đã học trong môn vật lí. Có như thế hoc sinh mới ngộ ra: học không chỉ để thi mà còn biết rất nhiều, hiểu rất nhiều rồi từ đó đam mê, tìm kiếm và hình thành động cơ học tập đúng đắn. Do đó, khi dạy tôi thường thông qua các câu hỏi và tình huống thực tiễn để cho học sinh thấy được sự lí thú, kì diệu của vật lí, thấy được những hữu ích, sự cần thiết của kiến thức vật lí đối mỗi cá nhân ngay trong đời sống thường nhật chứ không phải chỉ cần thiết khi đi thi, đi làm thầy, làm thợ.
*Giúp học sinh hiểu được bản chất vật lí của các hiện tượng xung quanh.
Ví dụ khi dạy một số bài: 
Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng. 
 Để học sinh hiểu rõ về quá trình truyền nhiệt tôi hỏi học sinh một số câu hỏi:
Câu 1: Tại sao chúng ta lại thấy ấm (nóng) khi ngồi cạnh bếp lửa? (bếp lửa có nhiệt độ cao hơn cơ thể chúng ta nên bếp lửa truyền nhiệt (hơi ấm) cho chúng ta)
Câu 2: vào mùa đông chúng ta thường đắp chăn cho ấm. Trong trường hợp này, chăn truyền nhiệt cho chúng ta hay chúng ta truyền nhiệt cho chăn? Tại sao chúng ta lại thấy ấm? (Nhiệt độ của chăn bằng nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ của chúng ta cao hơn của môi trường. Do vậy, lúc mới đắp chăn chúng ta truyền nhiệt cho chăn nên thấy lạnh nhưng sau đó chăn sẽ giữ không cho nhiệt lượng của chúng ta truyền ra ngoài môi trường nữa nên ta thấy ấm.)
Câu 3: Vào mùa đông chúng ta thường chọn cách ngồi cạnh một bạn nào đó cho ấm thay vì ngồi một mình. Chúng ta cảm thấy ấm có phải do được người kia truyền nhiệt không? Tại sao? (Không. Tại vì hai người cùng có nhiệt độ bằng 37 độ. Mùa đông, môi trường xung quanh có nhiệt độ rất thấp, khi ngồi cạnh người khác cùng nhiệt độ sẽ giảm sự truyền nhiệt của cơ thể chúng ta cho môi trường xung quanh.)
Bài 55: Sự chuyển thể của các chất (Vật lí 10 nâng cao)
Câu 1: Tại sao khi thoa hay đổ cồn vào tay ta lại thấy mát? (khi đổ cồn vào tay, cồn sẽ lấy nhiệt từ tay ta để hóa hơi, tay ta mất nhiệt nên thấy mát)
Câu 2: một cốc đựng nước đá (rắn) ở 0 độ C và một cốc đựng nước (lỏng) cũng ở 0 độ C cùng để trong phòng có nhiệt độ 0 độ C. Sau 1 tháng hai cốc nước kia có thay đổi trạng thái không? Tại sao? (Không có hiện tượng gì xảy ra với hai cốc nước. Vì không có sự chệnh lệch nhiệt độ nên không có quá trình trao đổi nhiệt lượng để dẫn đến sự biến đổi trạng thái.) 
*Giúp học sinh có kinh nghiệm, kỹ năng sống, phòng tránh những rủi ro trong cuộc sống, khi dạy một số bài tôi có đưa ra những câu hỏi cho các em thảo luận và trả lời:
Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn (Vật lí 10 nâng cao)
Câu 1: Có một cốc thủy tinh dày và một cốc thủy tinh mỏng, em chọn cốc nào để rót nước nóng? Tại sao? (Nên rót nước nóng vào cốc mỏng. Khi rót nước nóng vào cốc dày, thành cốc phía trong, tiếp xúc trực tiếp với nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên nở vì nhiệt nhiều hơn so với lớp thủy tinh bên ngoài do đó cốc dễ bị nứt.)
- Làm thế nào để hạn chế cốc thủy tinh nứt khi phải rót nước nóng vào cốc? (Ta bỏ vào cốc một chiếc thìa nhôm, thìa nhôm dẫn nhiệt tốt và hấp thụ nhiệt nhanh làm giảm độ nóng của nước trong cốc)
Câu 2: Ở 15 độ C mỗi thanh ray của đường sắt dài 12,5 m. Hỏi khe hở giữa hai thanh ray phải có độ rộng tối thiểu bằng bao nhiêu để các thanh ray không bị cong khi nhiệt độ tăng tới 50 độ C? (4,81mm)
Bài 20: Lực ma sát (Vật lí 10 nâng cao)
Câu 1: Cần phải di chuyển một cái tủ lớn và nặng từ góc này đến góc kia của căn phòng, các em hãy nghĩ cách để ít tốn sức nhất? (Đặt các con lăn dưới chân tủ, làm giảm đáng kể lực ma sát khi đó di chuyển tủ rất dễ dàng.)
Không khí của lớp học sôi nổi hẳn khi tôi cho học sinh xem thêm đoạn video về “thần đèn” di chuyển tòa nhà bằng các thanh gỗ khiến cả thế giới nể phục.
Bài 48: Thấu kính mỏng (Vật lí 11 nâng cao)
Câu 1: Em đang cầm trên tay một thấu kính mỏng. Hãy đưa ra các phương án để nhận ra loại thấu kính mà mình đang cầm trên tay? 
 (Cách 1: Nhìn hình dạng của thấu kính:
- Rìa mỏng (lồi ở giữa) là thấu kính hội tụ
- Rìa dày (lõm ở giữa) là thấu kính phân kỳ
Cách 2: Dùng kính hứng chùm sáng mặt trời (chùm sáng song song) rồi điều chỉnh nếu thấy nó hội tụ lại tại một điểm là thấu kính hội tụ còn không là thấu kính phân kỳ.
Cách 3: Ghé sát kính đến các chữ số, nếu các chữ to hơn thì là thấu kính hội tụ, ngược lại nếu thấy chữ nhỏ đi thì hẳn đó là thấu kính phân kỳ.)
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 1: Trong quá trình dạy học tôi đặc biệt chú trọng hơn đến những câu hỏi chứa đựng những tình huống thực tiễn cho các em thảo luận và trả lời. Tiết học do đó mà sôi nổi hơn hẳn, bằng những hiểu biết của mình các em muốn thử sức trả lời. Ngay cả các em thường ngày rất thờ ơ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tich_cuc_hoa_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc