SKKN Một số giải pháp thực hiện tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ở trường PTDTBT THCS Giao Thiện huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Để duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học, vắng học thường xuyên, đi học chậm; đảm bảo thực hiện đủ thời lượng học chính khóa, học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thắng lợi đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020” theo Quyết định số:1438/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời để giảm bớt khó khăn, vất vả, tai nạn cho học sinh do phải đi học xa, đường xá đi lại khó khăn, địa hình cách trở, mưa gió, lũ lụt là vấn đề mà ngành giáo dục đang và tiếp tục được quan tâm. Những năm trước đây, trường THCS Giao Thiện là một trong những trường có số lượng học sinh bỏ học, vắng học thường xuyên, chất lượng văn hóa thấp nhất, nhì của huyện.
Điều kiện CSVC (cơ sở vật chất) của nhà trường chưa đủ để nuôi dạy các em, trong khi đó một số học sinh phải trọ học nhà dân nên gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở, sinh hoạt. Vì vậy, đòi hỏi nhà trường phải bổ sung kịp thời các điều kiện phục vụ học sinh và trường phổ thông dân tộc bán trú nhất là điều kiện về CSVC và các thiết bị khác.
Đảng và Nhà nước quan tâm, có chính sách cho đối tượng học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và bổ xung một số chính sách phù hợp theo yêu cầu thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người học. Vì vậy, đây là thời cơ để hình thành, duy trì, củng cố, hoàn thiện và phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện theo hướng “ Chuẩn hoá, xã hội hoá, hiện đại hoá”.
Vì vậy, trách nhiệm và việc làm kịp thời của nhà quản lý là phải tăng cường xây dựng CSVC mua thêm thiết bị dạy học nói chung, thiết bị nhà ăn, nhà bếp, nhà ở học sinh bán trú nói riêng là điều kiện rất quan trọng góp phần duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Phấn đấu xây dựng nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia, trường PT DTBT theo hướng “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” (Trích Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Lang Chánh “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh giai đoạn 2016-2020”.
Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp thực hiện tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS GIAO THIỆN HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA Họ Và Tên: Võ Hồng Thắng Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường PTDTBT THCS Giao Thiện SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA NĂM 2017 PHỤ LỤC STT Nội dung Trang 1 A. Mở đầu 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2. Mục đích nghiên cứu 1 4 3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 4. Phương pháp nghiên cứu 2 6 B.Nội dung 4 7 I.Cơ sở lý luận 4 8 II. Cơ sở thực tiễn 5 9 III. Các giải pháp thực hiện 6 10 IV. Hiệu quả đạt được 8 11 C. Kết Luận và kiến nghị 10 12 1. Kết luận 10 13 2. Khả năng ứng dụng và triển khai 10 14 3. Kiến nghị 10 15 Phụ lục 12 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Để duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học, vắng học thường xuyên, đi học chậm; đảm bảo thực hiện đủ thời lượng học chính khóa, học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thắng lợi đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020” theo Quyết định số:1438/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời để giảm bớt khó khăn, vất vả, tai nạn cho học sinh do phải đi học xa, đường xá đi lại khó khăn, địa hình cách trở, mưa gió, lũ lụt là vấn đề mà ngành giáo dục đang và tiếp tục được quan tâm. Những năm trước đây, trường THCS Giao Thiện là một trong những trường có số lượng học sinh bỏ học, vắng học thường xuyên, chất lượng văn hóa thấp nhất, nhì của huyện. Điều kiện CSVC (cơ sở vật chất) của nhà trường chưa đủ để nuôi dạy các em, trong khi đó một số học sinh phải trọ học nhà dân nên gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở, sinh hoạt. Vì vậy, đòi hỏi nhà trường phải bổ sung kịp thời các điều kiện phục vụ học sinh và trường phổ thông dân tộc bán trú nhất là điều kiện về CSVC và các thiết bị khác. Đảng và Nhà nước quan tâm, có chính sách cho đối tượng học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và bổ xung một số chính sách phù hợp theo yêu cầu thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người học. Vì vậy, đây là thời cơ để hình thành, duy trì, củng cố, hoàn thiện và phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện theo hướng “ Chuẩn hoá, xã hội hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, trách nhiệm và việc làm kịp thời của nhà quản lý là phải tăng cường xây dựng CSVC mua thêm thiết bị dạy học nói chung, thiết bị nhà ăn, nhà bếp, nhà ở học sinh bán trú nói riêng là điều kiện rất quan trọng góp phần duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Phấn đấu xây dựng nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia, trường PT DTBT theo hướng “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” (Trích Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Lang Chánh “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh giai đoạn 2016-2020”. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp thực hiện tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu Trong điều kiện nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về CSVC, thiết bị, đòi hỏi người quản lý phải tham mưu, xin được các dự án, sự hỗ trợ của xã hội, chính quyền địa phương; bản thân Nhà trường nổ lực tổ chức, thực hiện nhằm tăng cường xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục nói chung và nuôi dạy học sinh bán trú nói riêng, xây dựng nhà trường trở thành trường chuẩn quốc gia, trường PT DTBT theo hướng “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Vận dụng đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước quan tâm đặc biệt đến giáo dục vùng khó, vùng dân tộc thiểu số để thực hiện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tăng cường xây dựng CSVC trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục nói chung và nuôi dạy học sinh bán trú nói riêng, xây dựng nhà trường trở thành trường chuẩn quốc gia, trường PT DTBT theo hướng “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Tranh thủ từ nhiều nguồn kinh phí (ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, hỗ trợ của địa phương, kinh phí nhà trường, hỗ trợ của xã hội, ủng hộ của cha mẹ học sinh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác). Từ chủ trương của Nhà nước, vận dụng của nhà trường để đạt được CSVC thiết bị hiện có và sẽ có qua việc tổng hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết và vận dụng các quyết định, nghi định, thông tư và các văn bản khác. - Phương pháp tích luỹ, thống kê kinh nghiệm. - Phương pháp so sánh, tổng hợp. Đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương Trường PTDTBT THCS Giao Thiện là trường thuộc xã đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a, là xã miền núi thuộc dãy núi Pù Rinh, giáp danh với huyện Ngọc Lặc và huyện Thường Xuân. Diện tích tự nhiên: 7369,2 ha. Có số hộ: 1142 hộ, số khẩu: 4812; số thôn: 09. Số hộ nghèo đến đầu năm 2017: 452 hộ; Số hộ cận nghèo: 109 hộ. - Những thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: Được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương về công tác giáo dục nên nhà trường đã có chuyển biến lớn, số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em được tăng lên. Một số chính sách của Nhà nước đã góp phần giảm bớt khó khăn cho công tác giáo dục miền núi. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục về công tác chỉ đạo, chuyên môn, xây dựng đội ngũ để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đội ngũ CBGV được tăng cường về số lượng, có tinh thần nhiệt tình, có trách nhiệm trong mọi lĩnh vực công tác, đây là điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Quyết định số: 1068/QĐ-UBND ngày 9 tháng 10 năm 2012 chuyển đổi trường THCS thành trường PTDTBTTHCS Giao Thiện; Quyết định số 479/QĐ-PGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép hoạt động giáo dục của trường PTDTBT THCS Giao Thiện. Trường PTDTBT THCS Giao Thiện luôn luôn phấn đấu là đơn vị có nhiều thành tích trong công tác giáo dục của ngành giáo dục và đào tạo huyện Lang Chánh. Nhà trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến. Được UBND tỉnh công nhận danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến xuất sắc các năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016. Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội chữ thập đỏ luôn hoàn thành nhiệm vụ và được cấp trên khen thưởng. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định và phát triển đạt quy định trường chuẩn quốc gia. Số học sinh thi đậu vào trường THPT hàng năm đều đạt tỷ lệ cao ( trên 98,0%). Khó khăn: Giao Thiện là xã vùng sâu, xa trung tâm huyện, địa bàn rộng, cách trở bởi sông suối. Nhiều thôn ở rất xa trường như: thôn Húng, thôn Khụ 3 (giáp huyện Ngọc Lặc), thôn Khụ 2 (giáp xã Giao An), làng Muỗng thuộc thôn Chiềng Lẹn giáp xã Trí Nang nên đi lại rất khó khăn (đặc biệt là mùa mưa bão, mùa đông giá rét). Điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn do đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục. Mức thu nhập của đa số các gia đình rất thấp nên việc đầu tư của phụ huynh cho học tập của con em còn rất hạn chế (cả về thời gian và điều kiện vật chất). Nếu học sinh ở trọ thì gia đình không quản lý được các em. Chất lượng đầu vào của học sinh thấp. Đa số học sinh chưa tự giác, tích cực trong học tập nhất là việc học bài cũ ở nhà do thiếu sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ. Cơ sở vật chất nhà trường trước khi thành lập, và 2 năm đầu thành lập trường bán trú còn quá nhiều thiếu thốn: Nhà bếp, nhà ăn, nhà ở bán trú cho học sinh chưa có, học sinh phải ở trọ trong dân. Chưa có phòng học bộ môn, khu hành chính, thư viện...Các thiết bị trong phòng như: bàn ghế, hệ thống điện chưa đáp ứng được yêu cầu về dạy và học. Sân bãi phục vụ cho việc giáo dục thể chất, vui chơi, giải trí, hoạt động tập thể chưa đảm bảo. Thiếu diện tích làm mặt bằng xây dựng; địa hình đồi núi, dốc (có hình ảnh kèm theo); Không có quy hoạch từ đầu và sự đầu tư, tự khắc phục giàn trải... Thiếu kinh phí để thực hiện xây dựng, mua sắm thiết bị (thiết bị dạy học, thiết bị phục học sinh và trường bán trú) Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước quan tâm, đầu tư cho giáo dục miền núi là hoàn toàn đúng đắn, nhưng từ chủ chương (Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT; nay là thông tư số: 30/2015/TT-BGDĐT “sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT”; Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010; nay là Nghị định số:116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ “Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn”, đến vận dụng vào thực tiễn còn nhiều khó khăn bất cập. - Thời cơ và thách thức Từ thực tế đối tượng học sinh bán trú đã được các cấp các ngành kiểm tra và phê duyệt luôn luôn đạt trên 50% số học sinh toàn trường (trong đó, số học sinh dân tộc chiếm tỷ lệ 98%). Tỷ lệ này ổn định trong các năm học tiếp theo (có bảng thống kê kèm theo). + Thời cơ Sự phát triển kinh tế trong quá trình đổi mới đất nước cùng với sự hội nhập quốc tế của nước ta trong những năm gần đây mở ra cho giáo dục những cơ hội mới. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển giáo dục về cả quy mô, chất lượng và hiệu quả; đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; tạo điều kiện tốt hơn cho mọi người trong thụ hưởng giáo dục. Vận dụng các chủ trương, chính sách của nhà nước, của địa phương một cách kịp thời như: Đảng và Chính phủ đang có những quan tâm đặc biệt đến giáo dục vùng khó, vùng dân tộc thiểu số bằng những chính sách đầu tư cả về cơ sở vật chất và hỗ trợ cho người học. Quyết định số: 85/2010/QĐ-TTg, học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ gạo theo QĐ số: 36/2013/QĐ-TTg; nay là Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ nay là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015. Đó là thời cơ thuận lợi để nhà trường quyết tâm chuyển đổi, thực hiện hoạt động nuôi dạy học sinh bán trú tại trường. Thực hiện đề án xây dựng trường bán trú, tham mưu cho các ngành các cấp xin UBND tỉnh xây khu ký túc xá, tăng cường CSVC, thiết bị cho học sinh và trường bán trú. Tranh thủ sự ủng hộ đầu tư của UBND huyện Lang Chánh và địa phương xã Giao Thiện. + Thách thức Từ thực tiễn khi xây dựng đề án và thực hiện mô hình trường tiền bán trú; khi chuyển đổi thành mô hình trường bán trú cho đến khi có quyết định hoạt động, đi vào hoạt động đến nay, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhà trường đã đồng tâm hợp lực, kiên trì vượt qua rất nhiều thách và xác định được mục tiêu đúng đắn, tạo được những bước đi đúng hướng, phù hợp, hiệu quả. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Những căn cứ, sự cần thiết và các bước hình thành, thực hiện mô hình mới trường Phổ thông dân tộc bán trú. 1. Cơ sở pháp lý. 1.1 Những căn cứ. - Căn cứ thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú. Nay là 30/2015/TT-BGDĐT - Căn cứ Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông bán trú, QĐ số 36/2013/QĐ-TTg. Nay là Nghị định số 116/2016/NĐ-CP. - Căn cứ thông báo số: 44/TB-UBND huyện Lang Chánh ngày 11/8/2011, v/v Chủ tịch UBND huyện đồng ý chuyển trường THCS Giao Thiện thành trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện. - Căn cứ Quyết định số: 479/QĐ-PGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép hoạt động giáo dục của trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện. Nhà trường xây dựng đề án chuyển đổi trường THCS Giao Thiện thành trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện. Chi bộ ban hành Nghị quyết và chương trình hành động về chuẩn bị từng bước, bổ xung các điều kiện về CSVC đủ đáp ứng hoạt động bán trú. Sau hơn hai năm bổ sung các điều kiện, nhà trường đã hoạt động tương đối bài bản và hiệu quả như thành lập tổ công tác nghiên cứu, tham quan học tập kinh nghiệm, vận dụng các văn bản về hoạt động của trường PTDTBT THCS; thành lập Ban quản lý học sinh để quản lý học sinh đạt hiệu quả cao, Ban xây dựng CSVC và thiết bị phục vụ nhà trường nói chung, trường bán trú nói riêng. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Khuôn viên diện tích: - Trước măm 2013 diện tích đất của nhà trường là 4.500 m2 ; đến năm 2015 là 6.250 m2 ; Hiện nay là 8.500 m2; diện tích đất tăng thêm có từ quỹ đất của xã cấp thêm (2.000 m2). Từ Lâm trường luồng Lang chánh (2.000 m2). - Đặc điểm của miền núi diện tích đất cấp là đất đồi, núi, vì vậy có được đất đã khó, làm sao chuyển thành đất sử dụng còn khó hơn nhiều vì vậy nhà trường cùng địa phương phải 5 lần đào, múc đất, san lấp để có mặt bằng sử dụng, còn nguồn kinh phí lấy từ các nguồn: nguồn tiết kiệm chi tiêu của nhà trường, kinh phí hỗ trợ của địa phương; thực hiện xã hội hoá giáo dục; công sức lao động của viên chức và học sinh. Tổng kinh phí huy động và công sức quy ra tiền là 550.000.000 đồng, được thực hiện trong vòng 4, 5 năm (Từ năm 2013-2017). 2. Cơ cấu các khối công trình trong nhà trường. Cơ sở vật chất phụ vụ hoạt động bán trú từng bước được tăng cường: Xây được nhà bếp, nhà ăn bán trú và các tài sản khác trị giá trên 1 tỷ đồng. Cơ sở vật chất chung: Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có cổng trường, biển trường (chưa có tường rào- đang xây). Tất cả các khu trong nhà trường được bố trí tương đối hợp lí, luôn sạch, đẹp trong điều kiện còn thiếu. - Cơ cấu các khối công trình trong nhà trường. + Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn: Gồm 08 phòng học và trang thiết bị trong phòng học đúng qui cách đạt chuẩn. Chưa có phòng học bộ môn. - Khu phục vụ học tập: Có sân hoạt động thể chất, hai sân cầu lông, đường chạy 100m cho giáo viên và học sinh tập luyện. - Khu hành chính - quản trị. Phòng làm việc của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, phòng họp của giáo viên, kho, phòng thường trực đang tạm sử dụng từ phòng học bộ môn. - Khu sân trường. Có diện tích cây xanh, bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, sân trường, đường nội bộ sạch, đẹp. - Khu ăn ở, sinh hoạt của học sinh. + Năm 2012-2013: Gồm 02 phòng ở (dùng phòng học), đã trang bị đủ giường cho 50 học sinh ở nội trú và các trang bị khác cho học sinh như màn, chăn , chiếu, điện sáng, quạt... Xây mới nhà bếp, có nơi chia khẩu phần ăn, dụng cụ tập đoàn và các trang bị khác đủ cho 50 học sinh sinh hoạt. Khu vệ sinh: Có nhà vệ sinh nam - nữ riêng. Năm 2013-2014: 03 phòng ở ( dùng phòng học bộ môn) đã trang bị đủ cho 59 học sinh ở nội trú, xây dựng mới sân chơi, hệ thống thoát nước ( trong khi chờ đợi kinh phí của cấp trên). Năm 2014-2015: xây mới 03 phòng nhà ăn bán trú học sinh với diện tích 120 m2, dùng làm nhà ở tạm cho học sinh nội trú (71 học sinh vào ở nội trú). 3. Quy mô số lớp, số học sinh. Số lớp ổn định 8 lớp mỗi năm học. Số học sinh toàn trường dao động từ 238 đến 250; số học sinh bán trú dao động từ 130 đến 150. 4. Điều kiện về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, thiết bị chưa đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường bán trú như khu ký túc xá, tường rào, bồn hoa cây cảnh... nên đòi hỏi người quản lý có trách nhiệm bằng mọi cách để khắc phục kịp thời các điều kiện phục vụ hoạt động của trường bán trú. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Làm tốt công tác tham mưu. Xây dựng Đề án chuyển đổi số 01 ngày 15 tháng 8 năm 2011 về Đề án chuyển đổi trường THCS Giao Thiện thành trường phổ thông dân tộc bán trú kịp thời. Nhà trường tham mưu với UBND xã đề xuất và được các phòng chức năng, UBND huyện đồng ý đầu tư xây dựng, trang bị thiết bị cho trường phổ thông dân tộc bán trú và trường chuẩn quốc gia. Nhà trường đã tham mưu và được HĐND xã, UBND xã đồng ý cùng nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh, nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa phương, cán bộ quê Giao Thiện công tác ở ngoài xã, các đơn vị đóng trên địa bàn xã ủng hộ nhà trường. UBND xã giành kinh phí sự nghiệp giáo dục hỗ trợ sửa chữa CSVC, mua sắm thiết bị để tăng cường CSVC và thiết bị. 2. Công tác xã hội hóa. Thực hiện thành công huy động các nguồn lực làm giáo dục. Trong đó là huy động đóng góp, ủng hộ, hỗ trợ xây dựng CSVC, trang thiết bị thực hiện đúng quy định, đúng quy trình, công khai, đúng mục đích và hiệu quả - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch như: + Kế hoạch số: 03 /KH-DTBT GT ngày 6 tháng 9 năm 2016 về thực hiện xã hội hóa giáo dục huy động kinh phí mua sắm tu sửa CSVC phục vụ dạy và học. + Kế hoạch số: 04/KH-DTBT GT ngày 15 tháng 11 năm 2016 về tổ chức thực hiện Xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực để mua sắm tu sửa CSVC nhà trường. - Trình các cấp để xin thực hiện kế hoạch như: Tờ trình số: 03/TTr-DTBTGT ngày 3 tháng 10 năm 2016 V/v xin chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm huy động kinh phí mua sắm tu sửa CSVC phục vụ dạy và học. - Thư kêu gọi số: 01/TKG - DTBT GT ngày 2 tháng 3 năm 2017 Thư kêu gọi xã hội hoá giáo dục. - Kết quả được UBND huyện cho phép bằng công văn số 804/UBND-GD của Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh ngày 31 tháng 10 năm 2016 đồng ý cho nhà trường thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đối với trường PTDTBT THCS Giao Thiện. - Công khai bằng thông báo (Thông báo số 02 /TB-THCSGT ngày 24 tháng 12 năm 2016 V/v thực hiện chủ trương huy động các nguồn lực để mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất trường học). 3. Khắc phục khó khăn, tăng cường CSVC, thiết bị - Điều kiện phục vụ ăn uống: Có nhà bếp, nhà ăn tạm, trang bị bàn ăn, lồng bàn Inốc; dụng cụ tập đoàn như: tủ bảo ôn, tủ lạnh, tủ đựng các loại, 02 giếng khoan, 03 máy lọc nước RO, hệ thống ánh sáng, thông gió cơ bản đáp ứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau hơn ba năm thực hiện nuôi học sinh chưa có trường hợp ngộ độc thức ăn. - Nơi tắm giặt: Có khu nhà tắm riêng cho học sinh nam, nữ. Nước tắm giặt lấy từ nước giếng khơi. - Nơi vệ sinh: Nhà vệ sinh tự hoại, có phòng nam, nữ riêng biệt. Tuy là giai đoạn đầu của trường PTDTBT trú nhưng CSVC phục vụ học sinh cũng tương đối đầy đủ, đảm bảo để phục nơi ăn, nơi ở, nơi sinh hoạt cho học sinh. - Điều kiện phục vụ nơi ở: Từ chỗ phải dùng 02 phòng học để làm phòng ở nội trú, trang bị giường nằm, sân thể dục, sân cầu lông.... đến xây dựng khu Ký túc xá gồm 20 phòng ở kiên cố, khép kín cho học sinh. Khu Ký túc xá học sinh bán trú kiên cố là công trình đầu tiên sử dụng ngân sách tỉnh. 4. Kinh phí thực hiện Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực hợp pháp. - Ủng hộ của phụ huynh: + Phụ huynh toàn trường: Vận động phụ huynh học sinh toàn trường tự nguyện đóng góp để có kinh phí hỗ trợ thuê người nấu ăn, mua sắm dụng cụ cá nhân cho học sinh. - Đóng góp ủng hộ của xã hội: Do địa bàn là xã vùng sâu nên không có nhà máy, doanh nghiệp mà chỉ có các hộ kinh doanh, một số đơn vị đóng trên địa bàn xã nhưng nhà trường vẫn tham mưu với Đảng ủy, ủy ban nhân dân, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể để kêu gọi toàn xã hội ủng hộ nhà trường. Kinh phí hỗ trợ của xã từ nguồn sự nghiệp giáo dục năm 2012 đến năm 2017, kinh phí tiết kiệm của nhà trường năm 2012 đến năm 2017, kinh phí hỗ trợ của huyện từ nguồn sự nghiệp giáo dục năm 2013 đến năm 2017. 5. Các giải pháp khác Vận dụng kịp thời chính sách của nhà nước, quyết định, quy định của ngành, địa phương, tranh thủ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đi trước đón đầu, tham mưu đắc lực, thuyết phục và hiệu quả. Chuẩn bị sẵn mặt bằng xây dựng trước khi có dự án quyết định đầu tư. Báo cáo có cơ sở, đáp ứng các điều kiện, có tính thyết phục cao khi các đoàn của các Sở, Ban dân tộc cấp tỉnh, các phòng chức năng đến khảo sát, kiểm tra điều kiện để thực hiện các đề án, dự án... Vận dụng sáng tạo, mềm dẻo, hiệu quả trong điều kiện có thể, nỗ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành từng bước kế hoạch để đạt được mục
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_tang_cuong_co_so_vat_chat_va.doc