SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1 năm học 2022-2023

SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1 năm học 2022-2023Âm nhạc là một trong những phương tiện mang tính thẩm mỹ, góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Nói đến âm nhạc là nói đến một loại hình âm thanh phản ánh cuộc sống thực tế đang diễn ra xung quanh chúng ta, bởi nó vừa là một yếu tố nghệ thuật, vừa là ngôn ngữ tô đẹp cuộc sống và làm giàu cảm xúc cho mọi nguời. Trong những năm gần đây giáo dục âm nhạc đã tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc. Đồng thời thông qua nội bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục sư phạm, môn âm nhạc đã và đang góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cùng với năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để trở thành công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hòa về thể chất và tinh thần…để học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình. Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu, học hỏi và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu hút, tạo hứng thú và phát huy tối đa năng lực cho học sinh….Bên cạnh những giải pháp đó tuy có ưu điểm những vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa đem lại kết quả cao.
docx 11 trang Phúc Hảo 09/05/2024 6260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1 năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số 
	1. Tên sáng kiến:
"Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1, năm học: 2022– 2023"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Tác nghiệp trong giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Âm nhạc là một trong những phương tiện mang tính thẩm mỹ, góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Nói đến âm nhạc là nói đến một loại hình âm thanh phản ánh cuộc sống thực tế đang diễn ra xung quanh chúng ta, bởi nó vừa là một yếu tố nghệ thuật, vừa là ngôn ngữ tô đẹp cuộc sống và làm giàu cảm xúc cho mọi nguời. Trong những năm gần đây giáo dục âm nhạc đã tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc. Đồng thời thông qua nội bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục sư phạm, môn âm nhạc đã và đang góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cùng với năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để trở thành công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hòa về thể chất và tinh thầnđể học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình. Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu, học hỏi và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu hút, tạo hứng thú và phát huy tối đa năng lực cho học sinh.Bên cạnh những giải pháp đó tuy có ưu điểm những vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa đem lại kết quả cao.
a) Ưu điểm:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên: Đàn organ, thanh phách, song loan, màn hình tivi (để giáo viên sử dụng những bài giảng PowerPoint cho học sinh trải nghiệm: âm thanh các loại trống, kèn, sáo, những bài hát, múa, những buổi biễu diễn các chương trình mà học sinh chưa được trải nghiệm...). Bản thân giáo viên cũng đã được tham gia tập huấn bộ môn âm nhạc do Bộ giáo dục tổ chức (điều chỉnh nội dung dạy học theo chương trình GDPT năm 2018) tập huấn thay sách âm nhạc lớp 1,2,3, tham gia tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức, và đa số học sinh có niềm đam mê với môn âm nhạc, học sinh có đủ dụng cụ học tập. Nội dung chương trình của sách giáo khoa được sắp xếp với mạch kiến thức đan xen một cách hài hòa và hợp lý. 
b) Hạn chế:
Ở cấp học mầm non học sinh đã tham gia múa, hát, vận động cơ thể ( với hình thức giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát, lắng nghe và thực hiện theo) nhưng đến năm lớp 1 học sinh phải làm quen với cách học cũng như phương pháp dạy mới của bậc tiểu học 
( học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn và hỗ trợ cho học sinh) . Do mới làm quen với mạch kiến thức mới: Học hát, đọc nhạc, nhạc cụ, thường thức âm nhạc, nghe nhạc, vận dụng và sáng tạo. Nên các em chưa thể nghe cao độ chuẩn xác vì âm thanh chỉ cách nhau 12 cung, 1 cung, không biết cách mở giọng , lấy hơi khi hát.câu chuyện kể về âm nhạc thì tương đối dài và khó diễn tả, dẫn đến việc học sinh không thể giải quyết được vấn đề, từ đó tạo cho học sinh tâm lí thiếu tự tin mạnh dạn, không dám hát , đọc, kể chuyệnvà thể hiện trước các bạn, vì vậy qua khảo sát khối 1, số lượng học sinh hoàn thành tốt cũng như học sinh năng khiếu chỉ có 22/184 học sinh (11,9%). Bên cạnh đó số học sinh chưa hứng thú với môn học là: 69/184 (37,5%), mặc khác học sinh còn gặp nhiều khó khăn hơn khi tự học ở nhà bởi hầu hết phụ huynh không biết cách đọc nhạc để hướng dẫn và một phần phụ huynh cũng chưa quan tâm đến môn học này. Từ những hạn chế trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng các phương pháp vào tiết dạy, thu hút và tạo hứng thú cho học sinh. Phát huy được khả năng sáng tạo và giảng dạy đúng chuyên môn, tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1, năm học: 2022– 2023".
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
* Mục tiêu chung:
"Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1, năm học: 2022– 2023" nhằm thu hút tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tự tin , thoải mái tiếp cận dần với môn âm nhạc qua cách học hát, đọc nhạc, kể chuyện âm nhạc, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu của bản thân.
 * Mục tiêu cụ thể:
Giúp giáo viên giải quyết những khó khăn trong việc tạo sự hứng thú trong giờ học và ngày càng yêu thích môn âm nhạc, hình thành kĩ năng cảm âm, chuẩn theo thang âm, tạo cho học sinh sự thoải mái, vui vẻ, tự tin, thoát dần sự rụt rè qua cách đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Reading music with hand sings). Bên cạnh đó giải pháp còn là cầu nối để giáo viên và phụ huynh học sinh cùng nhau hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, giúp các em nâng cao kĩ năng hát, trình diễn, đọc nhạc, thẩm âm, kể chuyệncác em sẽ hòa mình vào âm nhạc, giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học ở trường.
3.2.2. Nội dung giải pháp.
"Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học âm nhạc ở Trường Tiểu học Minh Thuận 1, năm học: 2022– 2023" là sự kết hợp uyển chuyển, khéo léo mang tính đồng bộ rất tuyệt vời giữa sự hình thành các kĩ năng đọc nhạc theo thang âm, thẩm âm, hát, tiết tấu đặc biệt hơn là sự hứng thú và tự tin trong chính bản thân của mỗi học sinh trong một giờ học, với những kĩ năng này sẽ giải quyết được nhu cầu học của học sinh tiểu học: học mà chơi, chơi mà học, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho các em. Bên cạnh đó giải pháp cũng làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. Giúp cho giáo viên và phụ huynh trở thành những người bạn đồng hành trong suốt quá trình học tập của học sinh.
3.2.2.1. Tên các giải pháp 
 Sáng kiến gồm 4 giải pháp chính:
- Giải pháp 1: Hình thành và tiếp cận phương pháp học mới cho học sinh.
- Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bằng trực quan và trải nghiệm thực tế.
- Giải pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Reading music with hand sings) và kết hợp bộ gõ cơ thể.
- Giải pháp 4: Phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
3.2.2.2. Triển khai các giải pháp.
 Giải pháp 1: Hình thành và tiếp cận phương pháp học mới cho học sinh. 
Hành động 1: Phương pháp học là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giờ học, là một giáo viên nếu phương pháp giảng dạy không phù hợp sẽ làm cho học sinh khó hiểu, tạo áp lực trong quá trình học. Ngược lại, nếu người giáo viên có phương pháp hướng dẫn học sinh tốt thì các em sẽ tiếp thu bài một cách hết sức nhẹ nhàng. Chính vì vậy, muốn tạo một giờ học đầy hứng thú cho học sinh thì giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, quan trọng hơn nữa đó là phần chuẩn bị bài dạy, đồ dùng dạy học của giáo viên trước khi lên lớp. Bên cạnh đó giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh tiếp cận được phương pháp học mới, để học sinh có được thoải mái vui vẻ nhưng lại nắm được kiến thức bài học.
 Ví dụ: Chủ đề 1: Thường thức âm nhạc: Khu rừng kì diệu
Để dẫn dắt học sinh vào câu chuyện trong bài. Giáo viên sẽ cho học sinh quan sát, khai thác tranh, nghe các loại âm thanh khác nhau như: Tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng ngựa hí,. Sau đó đặt câu hỏi: Tranh có những hình ảnh gì? Kể tên các âm thanh các em vừa nghe (hoạt động nhóm đôi). Như vậy từ việc kể cho nhau nghe các em có thể cảm nhận được hình ảnh chung của khu rừng, sau đó giáo viên tiếp tục kể cho học sinh nghe câu chuyện trong bài thì lúc này các em sẽ tiếp thu bài nhanh hơn, chủ động, tự giác và tích cực khi tham gia phát biểu trong giờ học. 
Sau đó đặt câu hỏi: Các em có từng được đi đến khu rừng chưa? Em nhìn thấy trong rừng có cảnh vật gì? Các em hãy chia sẽ với các bạn trong lớp... (Trường hợp này sẽ có một số học sinh đã được đi, một số học sinh được trải nghiệm từ tivi hoặc nghe những câu chuyện kể). Thêm vào đó, cũng tạo ra môi trường hoạt động trong không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Hành động 2: Bên cạnh việc cho học sinh quan sát hình ảnh, nghe âm thanh thì giáo viên kết hợp khuyến khích, gợi ý cho học sinh tìm âm thanh, hình ảnh thật bên ngoài câu chuyện.
 Ví dụ: Giáo viên đặt câu hỏi: Ngoài những âm thanh, cảnh vật chúng ta đã được nghe, nhìn thấy trong bài thì các em còn biết trong rừng có những âm thanh hay cảnh vật nào không? Và ngay lúc này giáo viên sẽ khuyến khích từng cá nhân học sinh nêu những âm thanh, hình ảnh khác: Tiếng gió thổi lá cây xào xạc, tiếng động vật khác nhau, giáo viên mở rộng câu hỏi cho học sinh, âm thanh, cảnh vật trong khu rừng vào ngày rất đẹp vậy thì cảnh về đêm trong khu rừng như thế nào? Các em sẽ kể với nhau nghe cảnh về đêm bằng hiểu biết của mình: Tiếng sói, tiếng dế kêu ( Các em là học sinh lớp 1 tuy có rụt rè nhưng rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Giáo viên chỉ cần khuyến khích một vài bạn kể thì các bạn khác sẽ muốn phát biểu ý kiến của mình). Từ việc kể cho nhau nghe như vậy sẽ làm cho câu chuyện có nhiều hình ảnh, âm thanh cả ngày lẫn đêm và tiết học sẽ trở nên sinh động đặc biệt là học sinh sẽ rất hứng thú trong giờ học. 
Điểm mới của giải pháp này là giáo viên đã kết hợp kĩ năng ghi nhớ và trình bày, giao tiếp trước lớp, học sinh được trải nghiệm, thực hành theo nhiều hình thức: cá nhân, cặp đôi, cả lớp. 
Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2022 –2023. Kết quả như sau: 
Giải pháp
Trước khi 
áp dụng 
sáng kiến
Sau khi 
áp dụng 
sáng kiến
Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Hình thành và tiếp cận phương pháp học mới cho học sinh. 
Học sinh tự tin tham gia phát biểu, tích cực vào giờ học còn hạn chế 76/184 học sinh.
Học sinh đã tự tin tham gia phát biểu trong giờ học, chỉ còn 9 /184 học sinh chưa thực hiện tốt.
175
 95,1
Qua bảng trên, giáo viên đã có đổi mới hình thức chuẩn bị, phát huy khả năng ghi nhớ trình bày, đặc biệt là học sinh được trải nghiệm, giải pháp này hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên. 
 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bằng trực quan và trải nghiệm thực tế.	
Hành động 1: Tôi thường xuyên sử dụng đồ dùng trong giải pháp này là đàn Organ, hình ảnh, videomục đích là tạo nên các âm thanh hình ảnh trực tiếp tác động vào quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em có ấn tượng sâu sắc hơn trong từng tiết học. Bởi vì các em là học sinh lớp 1, nếu chúng ta dùng từ ngữ quá trừu tượng sẽ làm các em khó hiểu , dẫn đến việc không hiểu bài trên lớp, và nếu việc không hiểu bài thường xuyên sẽ gây ra sự nhàm chán đối với môn học. Vì vậy đối với học sinh lớp 1 sự tác động mạnh nhất để học sinh ghi nhớ bài đó là “tai nghe và mắt thấy” ( Trực quan). 
 Ví dụ: Chủ đề 2: Viêt Nam yêu thương. Tiết 3 Nghe nhạc: Bài hát Quốc ca. 
Trước khi nghe bài hát giáo viên cho học sinh quan sát và phân tích lần lượt từng bức tranh. 
Tranh 1: Quan sát tranh và cho biết tranh có những hình ảnh gì? Lúc này học sinh sẽ quan sát, giáo viên gọi học sinh trả lời (tranh có hình ảnh lá cờ đỏ, sao vàng, các bạn học sinh đứng thẳng hàng), giáo viên gọi học sinh nhận xét và khen học sinh trả lời đúng. Từ câu trả lời của học sinh giáo viên gợi ý câu hỏi mở rộng dẫn dắt học sinh vào bài. Tư thế của các bạn khi đứng thẳng hàng như thế nào?( nghiêm túc, không đùa giởn) Mắt các bạn như thế nào?( hướng về lá cờ, lúc này giáo viên kết hợp giải nghĩa từ lá cờ còn được gọi là Quốc kì và giải thích câu khẩu lệnh trong lễ chào cờ, giáo dục cho học sinh biết tinh thần đoàn kết dân tộc, từ đó học sinh biết yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam). Sau khi học sinh trả lời giáo viên khen học sinh và hướng dẫn các em thực hiện tư thế chào cờ.
Tranh 2: Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Trong tranh có những hình ảnh gì? Học sinh trả lời, gọi học sinh nhận xét, khen học sinh. Từ tranh 2 giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh xem quan cảnh cả trường đang thực hiện lễ chào cờ . giáo dục sâu hơn cho học sinh biết không chỉ có học sinh lớp 1 mà tất cả mọi người: Thầy cô giáo, các anh chị học sinh lớp lớn chúng ta đều phải thực hiện nghiêm túc trong buổi lễ chào cờ. Từ việc quan sát trực quan như thế sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức và thực hiện tốt trong buổi chào cờ. 
 Hành động 2: Kết hợp giữa trực quan và trải nghiệm thực tế.
 Ví dụ: Nhạc cụ Trống con
 Cách cầm dùi trống và gõ trống
 Trống con
Để hướng dẫn học sinh học tốt phần nhạc cụ giáo viên cho học sinh nghe âm thanh trống con để lôi cuốn học sinh theo âm thanh vui tươi nhí nhảnh, tạo sự thích thú muốn khám phá. Gv đặt câu hỏi: em cảm nhận âm thanh của trống con như thế nào? Hs trả lời, giáo viên gọi học sinh nhận xét, khen học sinh.Vậy các em có muốn tự tạo ra âm thanh từ chiếc trống con này không?(câu hỏi này làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi và tạo hứng thú cho học sinh), sau đó gv dẫn dắt học sinh vào bài, để trống có âm thanh hay thì chúng ta cần biết cách cầm dùi trống và gõ trống, tiếp theo giáo viên cho hs quan sát và hướng dẫn chi tiết, và sau khi học sinh đã biết cách sử dụng thì giáo viên cho học sinh thực hiện gõ vào trống tạo ra âm thanh theo âm hình tiết tấu. Gọi nhóm 4-5 em học sinh lên bảng thực hiện gõ trống, cả lớp dùng tay không mô phỏng động tác gõ theo tiết tấu, sau đó giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh. Sau đó gọi lần lượt các nhóm còn lại thực hiện, như vậy việc trải nghiệm thực tế như thế sẽ giúp học sinh hứng thú, tạo không khí lớp học sôi nổi, mặc khác các e sẽ dần mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động trong giờ học.
Và cũng tương tự như như thế trong các giờ học hát, đọc nhac, nghe nhạc nếu các em được xem video để hát theo hoặc vận động biểu diễn thì các em sẽ sáng tạo ra nhiều ý tưởng tạo cho bản thân một phong cách biểu diễn, tự tin trước đám đông.
 Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2022 – 2023. Kết quả như sau:
 Giải pháp
Trước khi
áp dụng
sáng kiến
Sau khi
áp dụng
sáng kiến
 Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bằng trực quan và trải nghiệm thực tế.
Học sinh chưa biết tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức còn hạn chế 94/184 học sinh
Học sinh đã biết tự khám phá, mạnh dạn vào các hoạt động. chỉ còn 11/184 học sinh thực hiện chưa tốt
 173
 94
 Qua bảng trên, tôi nhận thấy bản thân đã hướng dẫn tìm hiểu, khám phá bài đúng cách, đã giúp học sinh phát huy được khả năng tự giải quyết vấn đề trong quá trình học.
 Điểm mới của giải pháp này là giúp cho học sinh tự khám phá và trải nghiệm thực tế, để học sinh nắm được kiến thức bài tốt hơn
Giải pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng đầu tiên. 
 Giải pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Reading music with hand sings) và kết hợp bộ gõ cơ thể.
Hành động 1: Lần đầu tiên trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 1 tiếp cận cách đọc nhạc qua kí hiệu bàn tay. Sau những tiết học hát, thường thức âm nhạc, vận dụng sáng tạo, nhạc cụ, nghe nhạc thì đọc nhạc mang một yếu tố rất quan trọng, qua cách đọc nhạc không những cho học sinh biết tên nốt nhạc, cao độ nốt nhạc để học sinh mường tượng cao độ trong bài hát, luyện tai nghe chuẩn xác về nhạc, khắc sâu hơn kiến thức bài học, giúp học sinh mạnh dạn, sáng tạo, tự tin, vui vẻ , mà đó chính là những yếu tố tạo nên thành công trong một tiết học âm nhạc.
Ví dụ: Sau khi giáo viên hướng dẫn bài đọc nhạc thì sẽ có một số học sinh chưa đọc đúng tên và cao độ nốt nhạc. Vì vậy giáo viên cho học sinh kết hợp các nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay (Reading music with hand sings).
Với hình thức vừa học vừa chơi để cũng cố kiến thức cho học sinh, vừa giúp học sinh nhớ lại vị trí nốt nhạc vừa không gây áp lực cho học sinh.
Cách thực hiện như sau: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm, các nhóm kết hợp với kí hiệu bàn tay, sau đó giáo viên đệm đàn cho từng nhóm trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét, khen các nhóm hoàn thành tốt. Khi các em đã quen dần với kí hiệu thì giáo viên cho học sinh thực hiện nhóm đôi để nâng cao sự tập trung (1 bạn đọc tên nốt, 1 bạn kết hợp kí hiệu bàn tay nhưng cả 2 bạn làm cùng 1 lúc, sau đó đổi ngược lại cho nhau). Khi kết hợp kí hiệu bàn tay thì học sinh đã quen dần với cao độ và lúc này giáo viên cho học sinh kết hợp bộ gõ cơ thể để học sinh thực hiện tốt phần tiết tấu. Giáo viên khuyến khích học sinh thực hiện cá nhân trước lớp, sau đó gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, khen học sinh. 
 Hành động 2: Khen ngợi đúng lúc, đúng mức là chìa khóa tạo hứng thú học tập cho các em. Đây cũng là điểm đổi mới trong thông tư 22/2016/TT–BGDĐT (22/9/2016): Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích sợ cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Giáo viên cần động viên, hướng dẫn tránh chỉ trích khi học sinh thực hiện chưa tốt hoặc rụt rè, nhút nhát. Nếu việc làm này diễn ra thường xuyên trên lớp học thì các em sẽ dần chán ghét môn học này. Vì vậy, khen học sinh đúng lúc, đúng mức sẽ giúp nâng cao tinh thần và các em ngày càng yêu thích môn âm nhạc. Điểm mới của giải pháp này là với hình thức vừa học vừa chơi để củng cố kiến thức cho học sinh, vừa giúp học sinh nhớ lại vị trí nốt nhạc vừa không gây áp lực cho học sinh, từ đó học sinh sẽ mạnh dạn tự tin hơn.
Giải pháp đã được thực nghiệm và kiểm chứng trong năm học 2022 –2023. Kết quả như sau: 
Giải pháp
Trước khi
áp dụng
sáng kiến
Sau khi
áp dụng
sáng kiến
Hiệu quả
Số lượng HS
Tỷ lệ (%)
Tạo hứng thú cho học sinh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Reading music with hand sings) và kết hợp bộ gõ cơ thể.
Học sinh còn chưa mạnh dạn, cũng như chưa hứng thú với môn học 69/184 học sinh
Học sinh tích cực, mạnh dạn tham gia đọc nhạc. Chỉ còn 5/184 học sinh thực hiện chưa tốt
 179
 97,3
 Qua bảng trên, tôi nhận thấy sau khi áp dụng giải pháp này thì học sinh đã mạnh dạn, tự tin, lớp học trở nên sôi động, học sinh hứng thú hơn với môn học.
Điểm mới của giải pháp này là giúp học sinh hình thành cao độ chuẩn xác, kĩ năng gõ đúng tiết tấu và đọc đúng tên nốt trên khuông nhạc.
 Giải pháp 4: Phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh.
Hành động 1: Thực hiện theo đúng thông tư 22/2016/TT–BGDĐT (22/9/2016), điều 6 khoản 2 đánh giá thường xuyên về học tập, mục c có nêu khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. Vì vậy, giáo viên âm nhạc cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời thông báo việc học của các em. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên âm nhạc liên hệ trực tiếp còn đối với phụ huynh học sinh thì gặp trực tiếp tương đối khó nên giáo viên sẽ liên lạc với phụ huynh bằng điện thoại để thông báo việc học tập của các em ở trường.
Ví dụ: Trong quá trình học trên lớp khi học sinh chưa thực hiện tốt phần cao độ nốt nhạc, thì sau giờ học giáo viên sẽ liên hệ với giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình học tập của học sinh để đôn đốc học sinh luyện tập, bên cạnh đó giáo viên sẽ gọi điện trực tiếp đến gia đình hướng dẫn cách học tại nhà: cho học sinh xem lại bài, hướng dẫn phụ huynh cùng học với con thông qua kí kiệu bàn tay, qua đó học sinh có thể nắm lại được kiến thức cao độ,và với cách học như thế cũng giúp phụ huynh đánh giá được năng lực học tập của con em mình.
 Hành động 2: Ngoài việc thông báo việc học của các em, giáo viên Âm nhạc sẽ chia sẻ một số cách để phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình học tập tại nhà như: Cùng con đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (học sinh chia sẽ với phụ huynh) những việc làm này giúp cho học sinh cảm thấy bản thân luôn có những người bạn đồng hành tuyệt vời, không những ở lớp mà ở gia đình cũng vậy, từ đó giúp học sinh mạnh dạn thể hiện và khắc sâu kiến thức sâu hơn. Bên cạnh đó, nghe những bài hát, bài đọc nhạc trên mạng internet để học sinh có nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_thu_hut_va_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_l.docx