SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn GDCD

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn GDCD

Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục của nhà trường nói rêng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia cho học sinh qua bộ môn GDCD cấp THPT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học.

doc 19 trang thuychi01 4790
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn GDCD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục của nhà trường nói rêng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia cho học sinh qua bộ môn GDCD cấp THPT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học. 
1.1. Lý do chon đề tài.
Môn GDCD ở bậc THPT là môn học có nội dung rất phong phú và đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn khoa học khác, vì vậy để hiểu, nắm bắt, vận dụng được các kiến thức kỹ năng vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống đặt ra nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp.
Tuy nhiên đã từ lâu ví trị, vai trò bôn môn GDCD đánh giá chưa tương xứng với vai trò vị trí của môn học dẫn đến một hệ lụy là học sinh không quan tâm đến môn học, các em thiếu kiến thức kĩ năng sống cơ bản, lối sống đạo đạo đức của một bộ phận nhỏ trong học sinh xuống cấp.
Nhận thức tầm quan trọng vị trí của bộ môn trông hệ thống chương trình phổ thông, cũng như trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân học sinh. Từ năm học 2016 – 2017 bộ giáo dục đào tạo đã chính thức lựa chọn bộ môn GDCD vào thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa xét công nhận tốt nghiệp, vừa xét vào các trường đại học. Điều nay đã gây ra cho phụ huynh cũng như các em học sinh băn khoăn, lo lắng, các em không biết nên ôn tập từ đâu và bắt đầu như thế nào? Vì là môn thi mới, tài liệu chưa nhiều, kiến thức rộng, thực tế, chưa có kinh nghiệm trong làm bài thi để đạt điểm cao. Xuất phát từ những lí do trên, trong quá trình giảng dạy bản tôi xin mạnh dạn trao đổi:
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn GDCD”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc dạy học, cũng như việc hướng dẫn ôn tập cho học sinh để đảm bảo kiến thức đáp ứng yêu cầu khi làm bài thi THPT Quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. 
Thông qua ôn tập giúp các em biết cách học, phân biệt các dạng câu hỏi ở các mức độ khó, dễ khác nhau và từ đó có những cách xử lí phù hợp lựa chọn chính xác khi làm bài đạt điểm cao. Qua đó giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi của đề tài, đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 12 năm học: 2018 – 2019 trường THPT Nông Cống 4, Qua quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh dự thi bản thân tôi đã nhận thấy học sinh chưa có cách ôn tập khoa học, chưa bao quát được nội dung thi, nhiều câu hỏi ở dạng nhận biết các em thường hay bị mất điểm, các câu hỏi vận dung và vận dụng cao thì các em xử lí chưa tốt dẫn đến việc lựa chọn thiếu chính xác dẫn đến bài thi điểm không cao. Qua đề tài này tôi sẽ hướng dẫn học sinh cách để học và ôn tập đạt hiệu quả cao nhất có thể. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Quá trình dạy học và ôn thi cho học sinh rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên việc kết hợp các phương phù hợp với từng nội dung, từng hình thức thực hiện luôn đóng vai trò quyết định kết quả đạt được. Các phương pháp mà tôi thường thực hiện : 
- Phương pháp tình huống.
Tình huống là một hoàn cảnh gắn với thực tiễn có chứa đựng mâu thuẩn. HS được đặt mình vào tính huống đòi hỏi đưa ra các phương án giải quyết . Phương pháp này rèn cho HS kĩ năng tìm đáp án đúng hay câu trả lời phù hợp
- Phương pháp giao nhiệm vụ.
Đây là phương pháp giao bài tập, đề cho học sinh và đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nhờ đó giúp học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình nhằm tích luỹ kiến thức kinh nghiệm cho bản thân các em. 
- Phương pháp diễn giảng.
Diễn giảng giáo dục học với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống. Diễn giảng giáo dục học vơi tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể, do giáo viên trình bày, học sinh tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Thông qua các tình huống có vấn đề, từ sự tìm hiểu nội dung kiến thức học sinh sẽ tự phân tích tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất quy luật của vấn đề và từ đó tự rút ra luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh căn cứ đầu tiên để giáo viên ôn tập định hướng đúng đó là dựa vào đề thi minh họa của bộ giáo dục và đào tạo cho nên đó giáo viên hệ thống lại toàn bộ chương trình kiến thức lớp 12 và kiến thức lớp 11, tuy nhiên tập trung chủ yếu là chương trình lớp 12, cho nên với lượng kiến thức nhiều như vậy đòi hỏi học sinh phải biết hệ thống lại kiến thức, hiểu và vận dụng vạo thực tế cuộc sống nhất là xử lí tình huống ở những câu hỏi tình huống dạng vận dụng cao. Việc xử lí tình huống dạng vận dụng cao của môn GDCD đòi hỏi phải hết sức linh hoạt và có liên hệ thực tiễn mới đưa ra sự lựa chọn chính xác. Tực tế qua các năm thi THPT quốc gia thì học sinh để đạt được điểm 8, 9,10 là rất khó vì thường sai ở các câu vận dụng nhất là sai các câu vận dụng cao. Muốn khắc phục tình trạng trên đòi hỏi học sinh phải biết nắm vững kiến thức cơ bản, lập luận chính xác, hiểu biết pháp luật, liên hệ thực tiễn.
2.2. Thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 4.
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp uỷ chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức chuyên môn trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp, kĩ năng ra đề theo yêu cầu cấu trúc của bộ.
- Phần lớn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thông minh, nhanh nhẹn nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm kiến thức trên các trang mạng để tham khảo.
2.2.2 Khó khăn:
- Thời gian ôn tập cho học sinh không nhiều, tài liệu còn hạn chế 
- Mức độ lĩnh hội tri thức ở các lớp không đồng điều cho nên cho nên khó phân loại đội tượng để ôn tập.
- Phần lớn phụ huynh do điều kiện kinh tế nên ít có sự quan tâm sát sao, kèm cặp các em, thậm chí còn có tư tưởng phó mặc cho nhà trường nên đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh. 
- Việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh chưa nhiều cho nên học sinh thiếu kinh nghiệm trong quá trình ôn tập.
Khi chưa áp dụng những kinh nghiệm này, qua điều tra ở các lớp tôi đã dạy ở cuối học kì 1 thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
(Từ 8 đến 10)
Điểm khá
(Từ 6,5 đến 7,75)
ĐiểmT Bình
(Từ 5 đến 6,5)
Điểm Yếu
(Từ 3,5 đến 4,75)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A3
42
2
4,7
7
16,6
29
69
4
9,7
12A5
39
1
2,5
6
15,3
26
66,6
6
15,6
12A6
41
4
9,7
9
21,9
25
60,9
3
7,5
12A8
40
1
2,5
3
7,5
32
80
4
10
	Với kết quả như trên, ta thấy chất lượng giáo dục bộ môn còn thấp, học sinh có điểm yếu vẫn còn nhiều, số học sinh đạt điểm cao còn hạn chế.
	Với những thực trạng như trên qua nhiều năm công tác bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm ôn thi cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa.
Việc nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa giúp các em dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với nội dung đề thi cả 3 khối, chủ yếu lớp 12, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Thời lượng 1 tiết/tuần, các em hoàn toàn có thể nắm vững kiến thức cơ bản.
* Sách giáo khoa lớp 11: Giáo viên yêu cầu nắm vững kiến thức phần kinh tế, vì đây là phần đề thi tập trung vào, đối với đề thi quốc gia năm 2018 gồm có 8 câu nằm trong chương trình lớp 11(Phần kinh tế). Đề thi minh họa năm 2019 thì chỉ có 4 câu lớp 11(Phần kinh tế), hơn nữa đó là phần kinh tế học sinh rất khó nhớ,cho nên giáo viên ôn tập cần phải theo chuyên đề cụ thể cho học sinh nắm chắc kiến thức của lớp 11(phần kinh tế).
* Sách giáo khoa lớp 12: Đề thi chủ yếu nằm ở phần này với số lượng câu hỏi khoảng 36 câu đề cập đến vấn đề pháp luật và thực tiễn cuộc sống, cho nên giáo viên khi ôn tập cần phải ôn tập theo từng bài cụ thể, kiến thức trọng tâm cần nắm là gì? Bao nhiêu nội dungđể học sinh nắm vững, hiểu rõ và biết vận dụng vào đời sống, có như vậy thì các em mới khắc sâu kiến thức và lập luận đúng theo pháp luật.
Ở trên lớp giáo viên yêu cầu các em chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch gạch chân các ý cơ bản, chú ý đến các ví dụ minh họa của thầy cô và yêu cầu lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.
Ví dụ: Trong đề thi THPT 2018, câu 82 mã đề 324 có câu: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lí. 	B. thi hành nội quy
C. tuân thủ quy chế. 	D. thực thi đường lối
Với câu hỏi này ở dạng câu hỏi nhận biết, trong quá trình dạy học giáo viên phân tích khái niệm và nhấn mạnh yếu tố trách nhiệm pháp lí (vì là nghĩa vụ mà các cá nhân phải gánh chịu) và bắt buộc người vi phạm phải gánh chịu.
Khi nắm vững lý thuyết thì đọc đáp án lên các em dể dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo đáp án nhiễu.
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa, vì các bài tập đó đều rất sát với bài học, tính thực tế khá cao 
Ví dụ, bài tập 8 của bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm xong bài 8.1 và 8.2 các em sẽ hiểu và phân biệt được thế nào là bình đẳng, bất bình đẳng trong hôn nhân, trong gia đình.
Ví dụ: Câu 118 mã đề 301 năm 2018.
Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh C, bà T và chị H. 	B. Bà G, chị D và anh C.
C. Bà G, anh C, chị H và chị D. 	D. Bà G, anh C và chị H.
	Với câu hỏi này học sinh cần xác định những ai vi phạm nội dung bình đẳng trong hôn nhân gia đình; Thứ nhất anh C vi phạm chế độ hôn nhân gia đình ( sống chung với người khác khi đã có vợ); Chị H tự ý rút tiền đây là tài sản của cả hai vợ chồng cho nên khi chưa được thỏa thuận của cả hai vợ chồng; Bà G mẹ anh C là người thông đồng với con trai cho nên cũng vi phạm bình đẳng trong hôn nhân, gia đình; Bà T không vi phạm quyền bình đẳng mà chỉ có vi phạm xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự; Chị D là người ngoài nếu có vi phạm thì vi phạm pháp luật, nhưng đề hỏi vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình cho nên đáp án D là đúng.
2.3.2. Bám sát, phân tích đề thi minh họa của bộ, giúp học sinh, hiểu sâu nội dung.
	Để quá trình ôn tập sát nhất, hiệu quả nhất, các em làm bài thi tốt, giáo viên phải bám vào đề thi minh họa. Khi có đề minh họa của bộ giáo viên phải cho học sinh làm và chữa đề, phân tích đề thậm chí phải chia các cấp độ của đề như: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và chia tỉ lệ % ở các mức độ.
- Câu hỏi dạng nhận biết
Ví dụ: Câu 82 đề thi minh họa 2019
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
A. thỏa ước lao động tập thể. B. kỹ năng giao lưu trực tuyến.
C. quan hệ giao dịch dân sự. D. quy tắc quản lí nhà nước.
Với các câu hỏi trên ta có thể thấy các câu hỏi ở dạng nhận biết là câu hỏi đề cập khái niệm vi phạm hành chính, ví dụ 2 là nói đến quyền tố cáo của công dân.
- Câu hỏi ở dạng thông hiểu.
Ví dụ: Câu 94 đề thi minh họa 2019 
Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự. 	B. Hình sự. 	C. Hành chính. 	D. Kỉ luật.
Ví dụ: Câu 95 đề thi minh họa 2019
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Ổn định ngân sách quốc gia. B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.
C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ. D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
Ví dụ: Câu 96 đề thi minh họa 2018. 
Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. B. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. 	 D. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề.
	Các câu hỏi trên giáo viên cũng dể dàng xác định là những câu hỏi ở dạng thông hiểu, khi xác định được như vậy giáo viên sẽ có hướng ôn tập cho học sinh sát với đề thi.
- Câu hỏi ở dạng vận dụng.
Ví dụ: Câu 108 đề thi minh họa 2019
Do mâu thuẫn với chồng, chị B đã mang theo con trai tên D mười tháng tuổi về nhà mẹ ruột. Bức xúc, bà C mẹ chồng chị B bí mật đưa cháu D đến gửi tại nhà người quen nhiều ngày để gây sức ép với con dâu, đồng thời bà làm đơn đề nghị giám đốc doanh nghiệp nơi chị B công tác đuổi việc chị. Bà C đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hôn nhân và gia đình.	B. Lao động công vụ.
C. Sản xuất và kinh doanh.	D. Nhân phẩm, danh dự.
Ví dụ: Câu 113 đề thi minh họa 2019
Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh A, anh D và chị Q. 	B. Ông B, anh D và chị Q.
C. Anh A, ông B và anh D.	 	D. Anh A, anh D, ông B và chị Q
- Câu hỏi vận dụng cao.
Ví dụ: Câu 119 đề thi minh họa 2019
 	Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?
A. Anh A, chị S, chị C và ông X.	 B. Ông X, chị S và chị C.
C. Chị S, chị C và anh A.	D. Anh A, ông X và chị S.
 Vì đó chính là khung để người ra đề làm tiêu chuẩn căn bản xây xây dựng câu hỏi. Tuy nhiên đề thi minh họa thường dể hơn rất nhiều so với đề thi thật, nhưng trên cơ sở đề minh họa mới có thể xây dựng hệ thống câu hỏi ở dạng phân hóa cao.
	Học pháp luật điều quan trong trọng là phải hiểu bản chất, nếu chỉ học thuộc mà không hiểu bản chất thì khi làm bài gặp các phương án gây nhiễu các em sẽ khoanh nhầm đáp án hoặc mất nhiều thời gian để phân biệt.
Ví dụ: Trong đề minh họa năm 2017 câu 15. Khi yêu cầu vợ minh phải nghĩ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. Nhân thân. B. Tài sản riêng. C. Tài sản chung. D. Tình cảm.
	Vớí câu hỏi này các em cần xác định bình đẳng giữa vợ và chồng chỉ có hai mối quan hệ cơ bản đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Cho nên trong quá trình dạy cho học sinh giáo viên cần phân tích để cho học sinh hiểu bản chất đó là (yêu cầu vợ ở nhà lo công việc gia đình) đây chính là quan hệ nhân thân bao gồm các nội dung như: Tôn trọng danh dự nhân phẩm, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giúp đở tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặtnếu học sinh nắm bản chất vấn đề từ nội dung đã học thì việc lựa chon phương án hoàn toàn chính xác.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng nắm chắc từ khóa trong câu hỏi.
Ví dụ: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng vè nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Như vậy, nắm chắc từ khóa, ví dụ này “không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì” (các em sẽ hiểu được nội dung là trách nhiệm pháp lí) giúp chúng ta định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
2.3.4. Vận dụng linh hoạt trong thực tiễn để xử lí tình huống.
	Có thể nói học pháp luật là để hểu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, do đó các tình huống trong thực tiễn được báo chí đưa tin, giáo viên lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ví dụ: Câu 25 trong đề thi minh họa. B và T là bạn thân học cùng lớp với nhau, khi giữa hai người sảy ra mâu thuẩn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật. 
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T
B. Khuyên T gỡ bỏ vì đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook
D. Cha sẻ thông tin đó trên facebook
Trong thực tế tình huống này không hiếm, đã có không ít hệ quả đáng tiếc từ những mâu thuẩn trên facebook cố tình, hay vô tình gây ra. Các đáp án như: Khuyên B nói xấu lại T trên facebook hoặc đáp án chia sẻ thông tin đó trên facebook là khó phổ biến. Tuy nhiên giáo viên cần phải giải 
Thích cho học sinh hiểu “lựa chọn ứng xử phù hợp” vậy dĩ nhiên chỉ có phương án B là phù hợp nhất.
2.3.5. Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm, và thường xuyên cho học sinh luyện đề thi qua các năm.
Để giúp học sinh làm quen với dạng đề trắc nghiệm và rèn luyện tốt kiến thức, kỹ năng, ngoài việc thầy cô cũng phải tăng cường cho học sinh cả trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới.
Đặc biệt là những câu hỏi vận dụng cao, câu hỏi có nhiều thông tin nhưng các thông tin đó rất hợp lí và gây nhiễu nếu học sinh không có những suy luận tốt thì sẽ chọn phương án sai.
Ví dụ: Câu 120 mã đề 302 đề thi năm 2017 
Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh B, C và D. B. Anh A, C và D. 
C. Anh A, B, C và D. D. Anh C và D.
Câu hỏi này rất nhiều học sinh làm sai vì cho rằng chỉ có anh C và anh D là vi phạm nhưng lại bỏ qua anh A trong khi đó anh A không trực tiếp gây ra hậu quả nhưng lại là người gián tiếp (Vì ca trực của mình) và cũng có học sinh lại cho rằng cả 4 người điều vi phạm vì các em lại không hiểu rằng anh B là người vô can.
Với quan điểm “mưa dầm, thấm lâu”, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh một cách chính xác, việc tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy học sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em tự tin hướng đến kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
	Việc luyên đề qua các năm các em cũng cố kiến thức cơ bản và sẽ làm quen với những tình huống phức tạp mà đề thi hay đề cập 
Ví dụ: Một tình huống đưa ra có nhiều nhân vật, nhiều tình tiết và nhều loại vi phạm, đề sẽ đề cập đến vừa vi phạm hành chính vừa vi phạm dân sự, cho nên học sinh khó phân biệt nếu không nắm chắc kiến thức.
Ví dụ: Câu 111, mã đề 301 năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_dat_diem_cao_trong_ky.doc
  • docBÌA SKKN.doc
  • docPHẦN PHỤ LỤC.doc