SKKN Một số giải pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4

SKKN Một số giải pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4

Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là nền tảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất cả các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học mới là giúp các em phát triển đầy đủ, toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ. Mục tiêu đó đặt ra cho những người thầy, người cô phải luôn suy nghĩ, tìm tòi để có phương pháp dạy học môn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

 Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Một trong những phân môn góp phần rèn luyện các kĩ năng trên đó là phân môn Chính tả. Thông qua chữ viết đúng, đẹp, giáo viên còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho các em.

Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ

Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.

Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy, khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, giáo viên cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy.

 

doc 21 trang thuychi01 18663
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là nền tảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất cả các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học mới là giúp các em phát triển đầy đủ, toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ. Mục tiêu đó đặt ra cho những người thầy, người cô phải luôn suy nghĩ, tìm tòi để có phương pháp dạy học môn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 
 Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Một trong những phân môn góp phần rèn luyện các kĩ năng trên đó là phân môn Chính tả. Thông qua chữ viết đúng, đẹp, giáo viên còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho các em.
Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ
Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.
Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy, khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, giáo viên cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy.
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo định nghĩa trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng viết và hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh biết viết, tức là hoạt động tạo ra chữ, thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành hiện thực hoá ngôn ngữ.
Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu bằng quá trình học tập bằng chữ viết, ở giai đoạn đầu tiên (bậc tiểu học) trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội khác. Trẻ không biết chữ, không có điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá, không thể tiếp thu tri thức văn hoá, khoa học một cách bình thường được. Biết chữ là biết phân biệt hình nét các ký hiệu, biết tạo ra ký hiệu (viết chữ), biết dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghĩa chữ viết. Nói tóm lại, biết chữ là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo một ngôn ngữ. Mà muốn đọc thông viết thạo, trẻ em phải được học chính tả. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để học sinh đọc - viết chuẩn Tiếng Việt và tuy nhiên chuẩn hoá chính tả. Thông thường nguyên lí cơ bản là phải có chuẩn chính âm rồi mới chuẩn chính tả. Con đường phát triển tự nhiên có tính bản năng là phát âm đúng sẽ viết đúng. Nhưng với Tiếng Việt chuẩn chính âm là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Tiếng địa phương thắng thế trong giao tiếp. Trong khi đó chuẩn chính tả đã hình thành và tương đối ổn định.
Để học sinh viết đúng chính tả, điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra những phương pháp tích cực giúp cho giờ chính tả nhẹ nhàng và đạt kết quả cao. Bởi lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4”. Tìm cách nâng cao hiệu quả giờ dạy chính tả lớp 4. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 - Mục đích của Quá trình nghiên cứu là để nắm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Đề ra những giải pháp khắc phục lỗi chính tả mà các em học sinh lớp 4A thường hay mắc phải. Giúp học sinh học tốt phân môn chính tả để làm cơ sở cho học sinh phát triển tư duy; làm cơ sở nền móng để lĩnh hội tri thức ở tất cả các môn học khác.
 - Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường chất lượng dạy học phân môn chính tả tại trường. Có kế hoạch, biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh kĩ năng viết chữ để học tập và giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt các môn học khác. Góp phần vào việc nâng cao thành tích học tập cho học.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế trong công tác giảng dạy, thực hiện trong các giờ Chính tả học sinh ở lớp 4A, trường Tiểu học Hải Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa năm học 2015 - 2016. 
 Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 4.	
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu lí luận của ngôn ngữ, tầm quan trọng của chữ viết, thực trạng viết chữ chưa đẹp của học sinh, nguyên nhân của trạng đó.
 - Điều tra trực tiếp với học sinh trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ mức độ sử dụng ngôn ngữ của họ.
 - Điều tra bài viết của học sinh để thống kê các lỗi sai và tỉ lệ viết chữ chưa đẹp.
 - Quan sát đối tượng để thu thập thông tin về đối tượng qua nhìn nhận đánh giá một cách khách quan được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu qua từng giai đoạn viết của học sinh.
 - Chấm bài viết của học sinh. Phân đối tượng thành các nhóm bài viết đạt ở mức độ nào để có biện pháp rèn luyện và động viên kịp thời 
 - Động viên khuyến khích kịp thời giúp học sinh thêm tự tin yêu thích môn học có ý thức luyện viết. Nêu gương điển hình để học sinh noi theo.
 - Áp dụng linh hoạt một số biện pháp thực nghiệm để vận dụng vào trong các giờ dạy. Ưu tiên là giờ dạy Chính tả, Tập làm văn. 
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Chính tả là chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ quốc gia. Mục đích của nó là phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết đảm bảo người viết và người đọc hiểu thống nhất trong những điều đã viết, mà phân môn chính tả trong nhà trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các nguyên tắc viết chính tả, hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả, hay giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả theo nguyên tắc.
Giống như các phân môn khác trong Tiếng Việt, tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính chất thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (phân môn chính tả) thể hiện rất rõ tính chất thực hành nói trên.
Về cơ bản, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác giữa cách đọc và cách viết chính tả tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả học sinh dễ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng cách tiếp nhận âm thanh chính xác của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết.
Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và chính tả có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu đọc là sự chuyển hoá văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Tập đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm còn tập viết (chính tả) có cơ sở là chính tự (chính tự là sự biểu hiện của quy tắc chính tả ở đơn vị từ). 
Qua học chính tả các em nắm bắt được quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, từ đó có năng lực và có thói quen viết đúng chính tả Tiếng Việt. Kĩ năng viết đúng chính tả sẽ tạo điều kiện hình thành nhân cách cho học sinh. 
 Như chúng ta đã biết, muốn để cho một ngôn ngữ nào đó hoạt động có hiệu quả thì người dạy, người học phải làm tốt công tác chính âm, chính tả.
 Việc nói, viết đúng chuẩn mực còn là cơ sở để ta đánh giá trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ của một con người. Làm thế nào để chúng ta giáo dục và rèn luyện các em để dần có được kỹ năng viết thông, viết đúng theo yêu cầu. Đó là điều đáng quan tâm. Mặt khác, Hải Lộc là một xã bãi ngang ven biển, dân cư sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, quen với cách sống tự do, ăn sóng nói gió nên học sinh cũng chịu ảnh hưởng của phương ngữ địa phương rất lớn, đó là các lỗi như: sai do cẩu thả hoặc chưa nắm vững cấu tạo chữ viết tiếng Việt, chẳng hạn: “ băn khoăn” viết thành “ băng khoăng”; “ lo lắng” viết thành “ lo nắng ”, “con trâu” viết thành “con tâu ”
	Với những cơ sở trên, là một giáo viên tôi thấy rõ nhiệm vụ chính, nhiệm vụ trọng tâm của mình là làm thế nào để học sinh có được kỹ năng viết thông, viết đúng theo yêu cầu. Đây là điều tôi luôn trăn trở trong suốt thời gian qua.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng
 Qua việc giảng dạy thực tế của bản thân, qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, tôi thấy có một số thực trang như sau:
2.1.1: Về phía học sinh: Qua quá trình giảng dạy nhiều nam ở trường Tiểu học Hải Lộc, tôi nhận thấy học sinh thường mắc các lỗi chính tả sau:
- Học sinh thường mắc lỗi chỉnh tả nhiều như sai phụ âm: l/ n; tr/ ch; sai lỗi vần: oăn/oăng ( thoăn thoắt - thoăng thoắc); băn khoăn ( băng khoăng), sai dấu câu: ?/ ~ . Do ảnh hưởng phương ngữ ( Học sinh vùng mép nước Hải Lộc) nên các em thường sai lỗi như trên.
- Học sinh thường hay tùy tiện trong việc trình bày bài viết như xuống dòng, viết hoa tùy tiện, khoảng cách kích cỡ chữ chưa đúng.
- Các em chưa viết đúng các cụm danh từ, nắm chưa chắc luật viết chính tả.
2.1.2: Về phía giáo viên: 
- Qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy :
 + Việc chuẩn bị bài ở một số giáo viên chưa chu đáo.
 + Giáo viên mới chú ý đến khâu đọc chép chính tả, một phần quan trong là giúp học sinh phân biệt lỗi chính tả chưa được chú trọng.
- Một bộ phận quan niệm thời đại công nghệ thông tin, có máy móc thay thế, việc rèn chữ viết cho học sinh mất nhiều thời gian Chính vì vậy chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của học sinh, ít chấm chữa bài và nhận xét chưa chuẩn xác, thậm chí nhận xét bài viết của học sinh còn chung chung, chưa chỉ rõ cho các em cần sửa chữa bổ sung gì, nên chất lượng chính tả chưa cao
- Hình thức tổ chức dạy học chưa sinh động gây nhàm chán và học sinh không hứng thú học tập.
 2.1.3: Về phía phụ huynh:
 - Phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc nói tiếng phổ thông của con mình.
 - Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn các âm đầu dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âm sai.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy chính tả lớp 4 trong việc sửa lỗi chính tả cho học sinh. Mong muốn cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng hoàn thiện để cùng thực hiện hiệu quả trong dạy học Chính tả cho học sinh lớp 4 
b. Kết quả thực trạng trên:
 Sau khi nhËn líp vµ d¹y häc ®ưîc hai tuÇn ®Çu, t«i ®· tiÕn hµnh kh¶o s¸t chÊt lưîng ch÷ viÕt chÝnh t¶, kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số
học sinh
Học sinh
viết đúng
Sai lỗi
phụ âm
Sai lỗi vần
Sai dấu
Viết hoa
Còn chưa đúng khoảng cách kích cỡ
4A
30
5
12
5
3
 9
 5
 Qua b¶ng kh¶o s¸t chÊt lưîng trªn t«i thÊy t×nh tr¹ng học sinh viết đúng chính tả viết đẹp còn ít, học sinh viết sai lỗi âm vần, viết còn chưa đúng khoảng cách kích cỡ còn nhiều, c¸ch tr×nh bµy chưa khoa häc. Học sinh viết không đúng làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, tư duy. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu tri thức văn hoá, khoa học. Từ thực trạng trên tôi nhận thấy học sinh ở địa phương mình đang giảng dạy còn bị mắc nhiều lỗi chính âm, chính tả. Trong nhiều trường hợp mắc lỗi, học sinh thường không ý thức được các cơ sở để nhận diện, tự sửa chữa và hình thành thói quen viết đúng chính tả.
Xuất phát từ tình hình trên, bằng tất cả nhiệt huyết và trách nhiệm của một giáo viên tôi đã tìm ra giải pháp khắc phục như sau :
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
3. 1. Thống kê, phân loại chữ viết và lỗi chính tả của học sinh.
a. Thống kê:
 Thống kê, phân loại chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên phụ trách lớp. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra phân loại, đối tượng học sinh, cụ thể là: 
 - Thống kê trên vở chính tả: vì đây chính là bài tập kiểm tra kết quả viết đúng của các em qua phần lý thuyết những quy tắc về chính tả mà các em được tiếp thu.
 - Thống kê vở chính tả và ở vở “ tập làm văn” và các văn bản khác như “giấy xin phép”: vì đây là nơi để các em áp dụng quy tắc hiểu biết về chính tả vào thực tế.
* Kết quả thống kê: Tổng số học sinh được khảo sát là 14 em (cả nam và nữ ở 7 bàn ngẫu nhiên)
 Học sinh loại A về vở sạch chữ đẹp: 3 em.
 Học sinh loại B về vở sạch chữ đẹp: 6 em.
 Học sinh loại C về vở sạch chữ đẹp: 5 em.
Khảo sát ở 2 bài:
- Chính tả: “ Mười năm cõng bạn đi học ”
- Tập làm văn: Em hãy kể lại câu chuyện ‘ Sự tích Hồ Ba Bể ” mà em đã học ở bài Tập đọc tuần 1.
b. Phân loại lỗi: 
 Việc phân loại lỗi chính tả hết sức cần thiết đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy, bởi vì giáo viên có nắm được các lỗi học sinh hay mắc phải thì mới có giải pháp khắc phục lỗi cho học sinh sát đúng. Mặt khác, giáo viên căn cứ vào đó để phân loại đối tượng để có biện pháp phù hợp theo đối tượng, giúp các em khắc phục lỗi chính tả một cách tốt nhất.
 * Lỗi ở bài chính tả:
Lỗi HS
Thiếu nét
Viết hoa
Phụ âm đầu
Nguyên âm
Phụ âm cuối
Thanh điệu
Số lỗi của HS
6
9
12
6
7
5
Loại A
0
1
2
0
0
0
Lọai B
2
5
7
7
2
1
Loại C
3
6
10
5
4
6
*Các lỗi cụ thể:
Lỗi về
 Viết chuẩn 
 Viết sai
 Viết chuẩn 
Viết sai
Thiếu nét:
 Chiêm Hoá
năm
Chiên Hoá
năn
sinh
cõng
sin
cong
Viết hoa:..
Tuyên
Sinh
tuyên
sinh
Hạnh
Nhờ
hạnh
nhờ
Phụ âm đầu
ghềnh
liệt
gềnh
niệt
suối
dài
xuối
rài
Phụ âm cuối
quang
quan
hành
hàn
Nguyên âm
khuỷu
khuỷ
biết
biếc
Dấu thanh
Tuyển
Tuyễn
giỏi
giõi
 * Lỗi ở bài Tập làm văn:
Tổng số HS
Thiếu nét
Viết hoa
Phụ âm đầu
Nguyên âm
Phụ âm cuối
Thanh điệu
35
3
11
 9
5
3
4
Lỗi hs
Thiếu nét
Viết hoa
Phụ âm đầu
Nguyên âm
Phụ âm cuối
Thanh điệu
Loại A
0
2
2
0
1
0
Loại B
2
9
8
5
2
1
Loại C
3
9
9
6
3
4
* Lỗi cụ thể:
Lỗi về
Viết chuẩn
Viết sai
Viết chuẩn
Viết sai
Thiếu nét, viết số:
xuất hiện
xất hiện
Ba
3
Viết hoa
Hồ
hồ
Ba Bể
Ba bể
 Phụ âm đầu
xuất
suất
xảy
sảy
Nguyên âm
ngoài
ngài
điều
đều
Thanh điệu
lễ
lệ
nhỏ
nhõ
 Từ việc thống kê, phân loại được lỗi chính tả học sinh mắc phải, đặc biệt là các lỗi phổ biến như sai phụ âm đầu (l,n, ch,tr,s,x,g,gh,d,r,gi); Lỗi cá biệt là thiếu nét và phụ âm cuối (m,uyu.) do học sinh tuỳ tiện, cẩu thả ; Lỗi phụ âm đầu chủ yếu là do phát âm chưa chuẩn...tôi căn cứ vào đó để chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp.
3.2. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp: 
 Chuản bị bài chu đáo là việc làm tối ưu của mỗi giáo viên trước khi lên lớp. Tôi thường nghiên cứu kĩ bài, xác định rõ mục tiêu, tình huống và cách thức tổ chức của tiết dạy, tôi đọc trước bài chính tả nhiều lần để phát âm chính xác từng tiếng, từng từ trong bài nhất là những tiếng, từ học sinh dễ viết sai.
 Ngoài ra, việc chuẩn bị bài còn giúp giáo viên xác định nguyên nhân mắc lỗi của học sinh để có cách sửa chữa lỗi cho phù hợp. Các nguyên nhân chính dẫn đến học sinh dễ phát âm sai và viết sai chính tả đó là:
+ Do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ
+ Do chưa hiểu biết đầy đủ về quy tắc chính tả
+ Chưa hiểu nghĩa của từ
+ Lỗi do cẩu thả
 Địa phương Hải Lộc (dân biển), sống chủ yếu là nghề nuôi trồng, đánh bắt hải sản nên việc nói tiếng địa phương là điều tất yếu. Chính vì vậy các em mắc lỗi chỉnh tả nhiều cụ thể như : sai phụ âm đầu :
+ l/n: “lưng còng” đọc và viết là “nưng còng”
+ ch/tr: “cây tre” đọc và viết là “cây che”
+ r/d/gi: “rọc hành” đọc và viết là “dọc hành”
+ c/k: “ kéo co” viết là “céo co”
+ ng/ngh: “gồ ghề” viết là “ gồ gề”
s/x: “sung sướng” đọc và viết “ xung xướng”
- Sai khi đọc và viết thanh điệu
 Chẳng hạn: dấu hỏi thành dấu ngã: “chuyển” đọc và viết là : chuyễn
- Sai vần khi đọc và viết:
 Chẳng hạn: “an” thành “oan”: “cơ quan” thành “cơ quoan”; “uơ” thành “ua”; “thuở nhỏ” thành “thủa nhỏ”
 Ngoài ra còn một số lỗi khác nữa cũng sẽ được nhắc đến ở phần sau chắc chắn nhu cầu chính âm tiếng việt được đặt ra và cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Song hiện nay hiện tượng phương ngữ vẫn tồn tại. cái cần giải quyểt là khắc phục hiện tượng phương ngữ trên cơ sở nắm vững đặc điểm của nó. Chính vì vậy, tôi luôn chú trọng rèn chính âm, chính tả cho học sinh dựa vào việc khảo sát, nắm bắt thông qua dạy học cũng như đặc điểm vùng miền sát với học sinh, giúp các em có kết quả học tốt.
 3. 3: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
 3.3.1: Sử dụng phương pháp trực quan:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm mục đích giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ, có ý thức viết đúng chữ và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy chữ viết theo hướng “đổi mới phương pháp dạy học .“ Đồ dùng trực quan có thể sử dụng dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. 
Khi sử dụng phương pháp này, GV có thể thực hiện theo các bước sau:
- GV phát âm mẫu, viết mẫu
- GV hướng dẫn HS tỉ mỉ từng thao tác cụ thể như: cách lấy hơi, điểm đặt lưỡi, cách bật hơi, độ mở của miệng Hướng dẫn phân tích cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Khi dạy âm R giáo viên mô tả như sau: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh.
- Học sinh quan sát sau đó thực hành phát âm; viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 Ví dụ: Khi dạy bài Chính tả tuần 4 Tiếng việt 4 tập 1 trong phần ghi nhớ tiếng từ khó viết. 
* Để học sinh biết phân biệt khi nào viết “truyện/chuyện” giáo viên chuẩn bị một quyển truyện để học sinh quan sát và hướng dẫn học sinh như sau: 
 + Viết “truyện” trong trường hợp có nghĩa là một tác phầm văn học do các nhà văn sáng tác: quyển truyện, đọc truyện, truyện tranh, phim truyện...
+ Viết là “chuyện” trong nghĩa dùng lời nói để thể hiện: nói chuyện, kể chuyện, hỏi chuyện, chuyện trò,... 
 * Đối với các bài tập chính tả tôi chuẩn bị các phiếu bài tập và bảng phụ để học sinh được thực hành nhiều hơn, ghi nhớ tốt hơn. 
 3.3.2 Sử dụng phương pháp trò chơi học tập:
 Trong dạy chính tả giáo viên nên sử dụng phương pháp này để kích thích tinh thần học tập của các em.
 Ví dụ 1: khi dạy âm “R” giáo viên có thể cho học sinh luyện phát âm qua bài đồng dao: Oản tù tì
 Ra cái gì ?
 Ra cái này.
 Ví dụ 2: Giúp học sinh làm bài tập chính tả phân biệt các phụ âm đầu d/r, giáo viên nên yêu cầu:
 “Thi tìm nhanh các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu d/r: dằng-rằng “ hoặc” thi tìm nhanh các từ chứa tiếng “con dun”; “rét run”..
 Ví dụ 3: Trò chơi “Ai đúng, ai nhanh” tôi chuẩn bị cho học sinh hai thẻ (một thẻ có dấu hỏi, một thẻ có dấu ngã). Đến các bài tập yêu cầu học sinh điền dấu hỏi, dấu ngã tôi có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm hay cá nhân. Tôi đọc từ chưa có dấu rồi yêu cầu học sinh đưa dấu mà mình lựa chọn lên, nếu mà em nào hay đội nào đưa dấu đúng thì tuyên dương. 
 Chẳng hạn khi dạy bài chình tả: Tuần 21 - bài 2( b) Tiếng việt 4- tập I tôi đọc từ chưa có dấu “ nôi tiếng” hoc sinh đưa thẻ có dấu hỏi vậy có nghĩa là “ nổi tiếng” . Tôi đọc từ “ đô trạng ” học sinh đưa thẻ dấu ngã lên vậy có nghĩa là “ đỗ trạng. 
 Hoặc cho học sinh chơi trò “ Ô chữ thông minh ” Tôi chuẩn bị sẵn các ô gồm hàng ngang hàng dọc, giới thiệu ô chữ trên bảng. Hàng ngang là một từ có dấu ngã hoặc dấu hỏi. Để tìm được từ này tôi sẽ đưa ra gợi ý, câu hỏi của các từ ngữ. Tôi đọc xong thì các em đoán xem từ đó là gì, mang dấu gì. Đội nào có tín hiệu trả lời trước đội đó có quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận thưởng 5 bông hoa màu xanh, nếu trả lời chưa chính xác quyền trả lời cho đội bạn. Sau hai vòng thi đội nào tìm được hàng dọc, đọc đúng từ và dấu được 10 bông hoa màu xanh và cả lớp tăng những lời nhận xét và một tràng pháo tay khen ngợi. 
 3. 3.3: Sử dụng phương p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_sua_loi_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lop_4.doc