SKKN Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản môn ngữ văn cho học sinh lớp 10, 11 trung tâm GDNN - GDTX Ngọc Lặc
Để có thể học tốt môn ngữ văn và có kết qủa cao trong các kì thi học sinh phải chú trọng rèn luyện nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu văn bản là quá trình xâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là là một năng lực rất cần thiết mà người học cần quan tâm và đạt tới. Tuy nhiên nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn chưa thực sự coi trọng việc rèn luyện kỹ năng này cho các em. Trong tiết dạy, người giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học. Trong khi đó học sinh thì quá thụ động trong việc học: quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Những điều này dẫn đến kết quả học tập bộ môn ngữ văn chưa được như mong muốn.
Đề thi, đề kiểm tra trong nhà trường phổ thông hiện nay được ra theo hướng mở. Cấu trúc đề thi gồm có hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Trong đó phần đọc hiểu chiếm 30% số điểm toàn bài nhưng là một phần rất quan trọng, có khả năng quyết định tới điểm thi toàn bài. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: với đối tượng học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khi đứng trước đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu các em thường rất lúng túng, không biết phải giải đề thi đó như thế nào. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng kể trên là do các em thiếu hụt về kiến thức cơ bản, không có kỹ năng làm bài, khả năng lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản đều rất kém. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh như thế nào để đạt kết quả cao là điều mà bất cứ giáo viên dạy môn ngữ văn nào cũng phải quan tâm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRUNG TÂM GDNN - GDTX NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10, 11 TRUNG TÂM GDNN - GDTX NGỌC LẶC Người thực hiện: Trịnh Thị Nga Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU .. Trang 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm... 3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . 5 2.3.1 Thay đổi nhận thức người học. 6 2.3.2 Ôn luyện lí thuyết đọc hiểu. 6 2.3.3 Rèn luyện kỹ năng đọc, phân loại văn bản 7 2.3.4 Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận. 8 2.3.5 Rèn kỹ năng xác định các loại lỗi sai trong văn bản. 9 2.3.6 Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn 9 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 15 Các tài liệu tham khảo. 16 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Để có thể học tốt môn ngữ văn và có kết qủa cao trong các kì thi học sinh phải chú trọng rèn luyện nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu văn bản là quá trình xâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là là một năng lực rất cần thiết mà người học cần quan tâm và đạt tới. Tuy nhiên nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn chưa thực sự coi trọng việc rèn luyện kỹ năng này cho các em. Trong tiết dạy, người giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học. Trong khi đó học sinh thì quá thụ động trong việc học: quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Những điều này dẫn đến kết quả học tập bộ môn ngữ văn chưa được như mong muốn. Đề thi, đề kiểm tra trong nhà trường phổ thông hiện nay được ra theo hướng mở. Cấu trúc đề thi gồm có hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Trong đó phần đọc hiểu chiếm 30% số điểm toàn bài nhưng là một phần rất quan trọng, có khả năng quyết định tới điểm thi toàn bài. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: với đối tượng học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khi đứng trước đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu các em thường rất lúng túng, không biết phải giải đề thi đó như thế nào. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng kể trên là do các em thiếu hụt về kiến thức cơ bản, không có kỹ năng làm bài, khả năng lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản đều rất kém. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh như thế nào để đạt kết quả cao là điều mà bất cứ giáo viên dạy môn ngữ văn nào cũng phải quan tâm. Nhiều năm gắn bó với nghề giáo, lại là người trực tiếp giảng dạy, ôn thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học tôi nhận thấy một thực tế rằng: Chỉ vào năm lớp 12, nhà trường, thầy cô và các em học sinh mới dành nhiều thời gian ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất trong các kì thi. Việc ôn luyện này lẽ ra nên được tiến hành sớm hơn, nghĩa là từ khi các em đang còn là học sinh lớp 10, 11. Bởi xét cho cùng, thành tích học tập của học sinh là kết quả của một qúa trình dài phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Hơn nữa, những kiến thức trong dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở lớp dưới để trả lời những câu hỏi trong đề thi. Trong thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn, không hiếm gặp những trường hợp dù đã là học sinh lớp 12 nhưng không thể định nghĩa nổi như thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy, không thể nhận diện các biện pháp tu từ, không nhớ được phong cách ngôn ngữ, không biết cách viết một đoạn văn .Với những học sinh như vậy khoảng thời gian 9 tháng ôn tập sẽ là không đủ để có em có thể củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Vì vây, việc học sinh lớp 10, 11 được chú trọng ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, tạo lập văn bản là việc làm hết sức cần thiết, giúp các em có được một nền tảng kiến thức vững vàng, tự tin đối đầu với mọi kì thi. Vì những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài " Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản môn ngữ văn cho học sinh lớp10, 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ngọc Lặc'' với mong muốn sau quá trình được ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng kết quả học tập môn ngữ văn sẽ được nâng lên. 1.2. Mục đích nghiên cứu Người viết muốn thông qua đề tài, hướng dẫn các em học sinh khối 10, 11 ôn luyện kiến thức lí thuyết (kiến thức về từ, về câu, về các biện pháp từ), hình thành các kỹ năng cơ bản, luyện tập các dạng đề đọc hiểu. Việc ôn tập này một mặt giúp các em nắm chắc những đơn vị kiến thức đã được học ở lớp dưới đồng thời thoát khỏi tâm lí bỡ ngỡ khi đứng trước đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm tốt phần đọc hiểu trong các đề kiểm tra, các đề thi. Nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Lấy việc củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở 2 khối 10 và 11 làm trọng tâm, tạo ra một tiền đề vững chắc để các em ngày càng học tốt môn ngữ văn và đạt kết quả cao trong các kì thi, nhất là ki thi trung học phổ thông quốc gia năm lớp 12. Tìm cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình đang công tác, phấn đấu để có những giờ học văn sôi nổi, hứng thú, bổ ích, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho đối tượng học sinh cụ thể: học sinh lớp 10A1, học sinh lớp 11A1, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Đây là những học sinh mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài "Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản môn ngữ văn cho học sinh lớp 10,11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Ngọc Lặc", người viết đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh. - Phương pháp đối chiếu so sánh. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm - Mục tiêu của môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực chung (tức năng lực giao tiếp, bao gồm kiến thức Tiếng Việt cùng với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kỹ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực chuyên biệt (tức năng lực văn học, gồm tiếp nhận hoặc cảm thụ văn học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông hiện nay chưa đặt ra mục tiêu cụ thể về hình thành và bồi dưỡng năng lực sáng tác văn học. Nói cách khác, môn ngữ văn hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kỹ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kỹ năng nói và viết). Khái niệm văn bản gần đây được mở rộng, bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Tài liệu tập huấn "dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo Cách định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ giáo dục và đào năm 2014 đã nêu rõ :" Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn trong việc tiếp nhận Văn bản. Cách dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc,cách tiếp cận khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản ,từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân". Và cũng từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa phần đọc hiểu vào đề thi môn ngữ văn, đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của môn học đòi hỏi cả người dạy lẫn người học những thay đổi trong cách tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học . - Việc giảng dạy môn ngữ văn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ngọc Lặc hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ bởi môn ngữ văn là một môn học khó mà cái chính là do các em học sinh thiếu hụt quá nhiều kiến thức (hổng kiến thức), năng lực đọc hiểu văn bản còn yếu, khả năng làm bài còn hạn chế Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ cả phía người học lẫn người dạy. Người học thụ động, lười tư duy, chưa chưa phát huy được khả năng chiếm lĩnh và tạo lập văn bản. Người dạy chưa chú ý dạy phương pháp đọc hiểu văn bản, chưa hình thành được cho học sinh năng lực tự mình đọc và hiểu một văn bản. Vì vậy việc cung cấp cho học sinh những phương pháp cụ thể để có thể làm tốt những yêu cầu của phần đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Người viết đã tiến hành khảo sát về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh hai lớp 10A1 và 11A1 bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi để kiểm tra kiến thức và khả năng viết văn bản của các em. Các câu hỏi như sau: Câu 1: Em hãy cho biết như thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm; như thế nào là danh từ, tính từ, động từ, đại từ, số từ? Câu 2: Như thế nào là câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược thành phần ? Câu 3. Kể tên một số biện pháp tu từ mà em đã học. Cho biết văn bản dưới đây người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông) Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay (Quê hương - Đỗ Trung Quân) Câu 4: Các phương thức biểu đạt mà em đã học? Cho biết văn bản sau đây người viết đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? "Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm măc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. .." ( Khuất Quang Thụy,trong cơn gió lốc ) Câu 5: Thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì? a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm con người. b) Có một số bạn đang còn bàng quang với lớp. Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ trong cả lúc mê. (Hoài Thanh) a) Xác định nội dung chính của đoạn văn trên ? b) Đoạn văn trên diễn đạt theo cách nào ? c) Nêu câu chủ đề của đoạn văn ? Câu 7: Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi: Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức của nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng "vô tư", "xả láng", không cần giữ gì hết! Nhưng đó đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp. Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên Trái Đất này có hạn. Tổng số nước ngọt trên Trái Đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki - lô - mét khối. Số nước ngọt đó được coi là đủ cho đến năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2015 nhân loại sẽ thêm 3 tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ? Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua của Ma-lai-xi-a về chế biến. Một số nước Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi, trồng trọt. Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta vầ mai sau. (Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật) a) Xác định vấn đề nghị luận. b) Tìm các luận điểm trong văn bản. c) Tóm tắt văn bản bằng 3 câu. Câu 8: Viết một đoạn văn với câu chủ đề: cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người . Qua khảo sát cho thấy: số em học sinh trả lời đúng câu hỏi là không nhiều. Kết quả khảo sát này chính là một minh chứng sống động giúp cho người giáo viên đánh giá được về kiến thức tiếng việt, năng lực tiếp nhận văn bản, khả năng tạo lập văn bản và kỹ năng giải quyết các dạng bài tập cụ thể là rất kém. Thực trạng đó đòi hỏi giáo viên bộ môn phải tìm cách giải quyết, khắc phục . 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Kết quả khảo sát chất lượng học sinh như đã nêu ở trên đã làm cho tôi băn khoăn, trăn trở rất nhiều: làm thế nào để nâng cao chất lượng môn ngữ văn tại đơn vị mà mình đang công tác, làm thế nào để có thể lấp những lỗ hổng kiến thức cho các em,phải rèn luyện kỹ năng ra sao để các em có thể tự mình tiếp cận văn bản, tự tin để có thể giải đáp các câu hỏi trong mỗi bài thi có dạng câu hỏi này. Bằng kinh nghiệm của bản thân, qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác, tôi đã tiến hành ôn luyện cho các em theo các hướng sau: 2.3.1. Thay đổi nhận thức người học. Cá nhân tôi cho rằng việc nhận thức lại về tầm quan trọng của môn ngữ văn, của phần đọc hiểu là một việc làm rất quan trọng, bởi chỉ khi có nhận thức đúng người học mới có cách tiếp cận đúng với mọi vấn đề . Thông qua những giờ sinh hoạt 15 phút, những buổi sinh hoạt ngoại khóa và trực tiếp qua những giờ dạy trên lớp, giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức sâu sắc rằng môn văn là một môn học cực kỳ quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, môn văn còn giúp các em có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm con người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp. Với tính chất là một môn học giáo dục thẩm mỹ giúp các em làm giàu cảm xúc thẩm mỹ, có định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Từ chỗ làm cho học sinh hiểu được vai trò, vị trí của môn văn và phần đọc hiểu giáo viên hướng đến việc hệ thống hóa những đơn vị kiến thức cơ bản, hình thành những kỹ năng có thể chiếm lĩnh văn bản và giải quyết được các yêu cầu đặt ra trong văn bản đó. 2.3.2. Ôn luyện lí thuyết đọc hiểu. Để giúp học sinh hình thành năng lực đọc hiểu, giáo viên cần giúp các em ôn tập, hệ thống những kiến thức cơ bản đóng vai trò làm nền tảng, bao gồm: - Kiến thức về từ loại + Các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, hư từ, số từ, trợ từ, từ láy, từ đơn, từ ghép,từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa + Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển. - Kiến thức về câu: người học cần nắm vững. + Các thành phần câu: thành phần chính, thành phần phụ + Phân loại câu: Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu ghép - Kiến thức về các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ. - Kiến thức về các biện pháp tu từ: + Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu + Các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh,nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm,nói tránh, điệp từ, điệp ngữ.. + Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ + Kiến thức về các phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ hành chính. (Lưu ý: do ở lớp 10 các em mới được học 2 phong cách là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, lớp 11 học thêm hai phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận nên giáo viên chỉ ôn tập cho các em bốn phong cách ngôn ngữ này, lên lớp 12 sẽ bổ sung thêm 2 phong cách là phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ hành chính) - Kiến thức về văn bản + Nắm khái niệm văn bản + Các đặc điểm cơ bản + Phân loại văn bản - Kiến thức về các thao tác lập luận: thao tác giải thích, thao tác chứng minh, thao tác phân tích, thao tác so sánh, thao tác bình luận, thao tác bác bỏ. - Cách thức trình bày đoạn văn + Trình bày theo kiểu diễn dịch + Trình bày theo kiểu quy nạp + Trình bày theo kiểu song hành + Trình bày theo kiểu móc xích + Trình bày theo kiểu tổng - phân - hợp - Kiến thức về thể thơ: ngũ ngôn (mỗi câu chỉ có 5 tiếng); thất ngôn (mỗi câu thơ có 7 tiếng; lục bát (một câu 6 tiếng,một câu 8 tiếng tạo thành một cặp); lục bát biến thể (thường biến thể ở câu 8); song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục bát ), tự do ( số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau) 2.3.3. Rèn luyện kỹ năng đọc, phân loại văn bản Đọc là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận văn bản.Việc rèn luyện kỹ năng đọc trong giờ đọc hiểu văn bản là hoạt động giúp học sinh phát triển bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Khâu đọc sẽ giúp kích thích quá trình cảm thụ, khả năng tưởng tượng, khơi gợi cảm xúc để các em tiếp cận và hiểu văn bản. Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ,đọc đầy đủ văn bản. Bước tiếp theo yêu cầu các em xác định văn bản vừa đọc thuộc loại nào, văn bản nghệ thuật hay văn bản nhật dụng. Giáo viên kiểm tra năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh bằng việc đưa ra một hệ thống câu hỏi: + Nội dung chính của văn bản là gì ? + Tìm câu văn khái quát chủ đề của văn bản. + Nội dung đó được thể hiện bằng những ý chính nào ? + Nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng gì, thông điệp gì qua văn bản ? + Văn bản đã đem lại cho các em điều gì? (về nhận thức, tư tưởng tình cảm, rung động thẩm mỹ) + Đặt nhan đề cho văn bản. + Nhận xét cách vào đề của văn bản. +Trả lời được các câu hỏi vì sao. * Lưu ý: - Đối với những văn bản là một tác phẩm hoàn chỉnh, giáo viên yêu cầu học sinh xác định chủ đề bằng cách tìm ra những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung của văn bản. - Đối với những văn bản là một hoặc một vài đoạn văn, giáo viên yêu cầu học sinh xác định đoạn văn được trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hay tổng - phân - hợp.Tác dụng của việc xác định này nằm ở chỗ: học sinh sẽ phát hiện được câu chủ đề của đoạn văn nằm ở đâu. 2.3.4. Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt là những nội dung quen thuộc, thường gặp trong các đề thi đọc hiểu. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy đây là những nội dung kiến thức mà người học rất hay nhầm lẫn khi giải đáp các câu hỏi ở phần đọc hiểu. Để học sinh có thể nhận diện đúng giáo viên cần: * Nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản Để trả lời được câu hỏi ở nội dung này học sinh cần cũng cố lại kiến thức về 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính - công vụ. Mỗi một hình thức biểu đạt đều hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. Ở phần nhận diện phương thức biểu đạt, giáo viên cần lưu ý học sinh: Không phải mỗi văn bản chỉ có một hình thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các hình thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức là chủ đạo. * Nhận diện các phong cách ngôn ngữ Trong chương trình THPT học sinh được học tất cả 6 phong cách ngôn ngữ. Với các em, việc nhận ra văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ nào không phải là điều đơn giản.Vì vậy giáo viên khi ôn tập phần kiến thức này cần yêu cầu học sinh nắm vững khái niệm và đặc trưng của từng phong cách. Ví dụ: - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Dùng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_ren_luyen_ky_nang_doc_hieu_van_ban_mon.doc