SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 2

SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 2

 Những năm gần đây công nghệ thông tin phát triển, hầu hết ai cũng trang bị cho mình những thiết bị hiện đại. Những trang mạng xã hội làm cho con người yêu thích lối sống ảo. Họ chìm trong thế giới đó mà quên mất thế giới thật xung quanh dẫn đến một hậu quả nặng nề là kĩ năng giao tiếp của con người hạn chế trầm trọng. Từ đó còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác như tình trạng bạo lực học đường ngày càng tăng gây bức xúc dư luận. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó không thể không kể đến yếu tố kĩ năng giao tiếp hạn chế dẫn đến mâu thuẫn bất hòa, có đôi khi chỉ là lời nói đùa nhưng quá đà dẫn đến người nghe bức xúc, gây phản ứng thành bạo lực học đường.

 Cũng do sống ảo quá nhiều nên học sinh hiện nay học văn rất thụ động không phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vì vậy mà kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp ngày càng trở nên đáng lo ngại.

 Bản thân học sinh, gia đình không chú trọng việc học văn nên thời gian để dành cho môn học này rất ít, có nhiều học sinh bỏ mặc hoặc học qua loa theo kiểu đối phó. Vì vậy rèn luyện kĩ năng giao tiếp gặp không ít khó khăn trong giờ học văn.

 Ông bà ta từng dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở “. Không phải ngẫu nhiên mà “ học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho thấy nói cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế, việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng rèn luyện và phát triển đồng thời. Thông thường, cả người biên soạn sách lẫn người dạy thường quá chú trọng vào việc dạy các tri thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hay đọc diễn cảm, đọc hiểu mà bỏ qua kĩ năng nghe, nói. Có một thực tế nữa là nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết “lắng nghe, thấu hiểu”, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản .v.v. Có học hành bài bản, rèn luyện kĩ lưỡng thì có thể nói đúng được điều mình cần nói, giúp cho người nghe dễ dàng “hiểu” được điều mình cần trao đổi, bàn bạc để tìm ra tiếng

 

doc 14 trang thuychi01 6930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Những năm gần đây công nghệ thông tin phát triển, hầu hết ai cũng trang bị cho mình những thiết bị hiện đại. Những trang mạng xã hội làm cho con người yêu thích lối sống ảo. Họ chìm trong thế giới đó mà quên mất thế giới thật xung quanh dẫn đến một hậu quả nặng nề là kĩ năng giao tiếp của con người hạn chế trầm trọng. Từ đó còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác như tình trạng bạo lực học đường ngày càng tăng gây bức xúc dư luận. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó không thể không kể đến yếu tố kĩ năng giao tiếp hạn chế dẫn đến mâu thuẫn bất hòa, có đôi khi chỉ là lời nói đùa nhưng quá đà dẫn đến người nghe bức xúc, gây phản ứng thành bạo lực học đường.
 Cũng do sống ảo quá nhiều nên học sinh hiện nay học văn rất thụ động không phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vì vậy mà kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp ngày càng trở nên đáng lo ngại.
 Bản thân học sinh, gia đình không chú trọng việc học văn nên thời gian để dành cho môn học này rất ít, có nhiều học sinh bỏ mặc hoặc học qua loa theo kiểu đối phó. Vì vậy rèn luyện kĩ năng giao tiếp gặp không ít khó khăn trong giờ học văn.
 Ông bà ta từng dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở “. Không phải ngẫu nhiên mà “ học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho thấy nói cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế, việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng rèn luyện và phát triển đồng thời. Thông thường, cả người biên soạn sách lẫn người dạy thường quá chú trọng vào việc dạy các tri thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hay đọc diễn cảm, đọc hiểu mà bỏ qua kĩ năng nghe, nói. Có một thực tế nữa là nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết “lắng nghe, thấu hiểu”, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản ..v..v. Có học hành bài bản, rèn luyện kĩ lưỡng thì có thể nói đúng được điều mình cần nói, giúp cho người nghe dễ dàng “hiểu” được điều mình cần trao đổi, bàn bạc để tìm ra tiếng nói chung.
Tóm lại, ai cũng có thể nói đúng, nói hay nếu quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành một người “lập ngôn”.
Bàn về mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, người biên soạn sách khẳng định: “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản”.
Xuất phát từ mục tiêu trên, tôi thấy rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong trong giờ dạy Ngữ văn nói riêng và trong nhà trường nói chung có một vai trò hết sức quan trọng. Luyện nói trong giờ dạy Ngữ văn là để nói trong môi trường giao tiếp tập thể. Đứng trước môi trường này, nhiều em học sinh thường ngày vốn biết ăn nói sinh động, bỗng trở nên lúng túng, ngượng nghịu. Luyện nói trong giờ dạy Ngữ văn là nói theo những chủ đề, vấn đề không quen thuộc trong đời sống hàng ngày, lại yêu cầu nói mạch lạc, liên kết, không được tuỳ tiện. Do đó cần phải luyện tập trong môi trường giao tiếp tập thể, xã hội.
Năng lực viết của học sinh cố nhiên là quan trọng, song đó là ngôn ngữ trừu tượng vì chỉ có ngôn ngữ viết không có yếu tố khác bổ trợ. Còn ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp có âm thanh, có ngữ điệu, có sức truyền cảm trực tiếp, có sự phối hợp biểu đạt của tư thế, nét mặt, âm vực, có sự giao cảm trực tiếp giữa người nói và người nghe. Nắm vững ngôn ngữ này các em sẽ có thêm một công cụ giao tiếp sắc bén trong đời sống xã hội.
Luyện nói cho học sinh trong môn học Ngữ văn tuy không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng là một vấn đề khó, đòi hỏi người giáo viên phải biết làm thế nào để các em làm quen với kĩ năng phát biểu miệng, biết trình bày miệng một câu chuyện, một bài thơ, một vấn đề  một cách chân thật, sinh động bằng chính ngôn ngữ, tình cảm của các em trước tập thể lớp. 
Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 2, một ngôi trường thuộc miền núi, đa số gia đình học sinh làm nông nghiêp rất vất vả, khó khăn, các em ít có cơ hội được giao lưu, học hỏi hay tham gia các lớp tập huấn kĩ năng sống, phương tiện truyền thông hiện đại cũng thiếu vì vậy các em thường có tâm lí rụt rè, e ngại khi giao tiếp.
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này: “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 2”.
 1.2. Mục đích đề tài
 Ở chương trình Ngữ văn THPT, mặc dù số giờ luyện nói là khá ít nhưng nếu giáo viên bỏ qua hoặc lơ là những tiết học này thì chắc chắn học sinh sẽ không phát huy được năng lực nói của mình. Chính vì thế, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của những tiết luyện nói đối với học sinh THPT, trong phạm vi hạn hẹp của đề tài nghiên cứu này, tôi xin mạnh dạn chia sẻ những điều bản thân đã lĩnh hội được trong quá trình giảng dạy những tiết luyện nói trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, 11, 12 theo sách giáo khoa mới đang hiện hành.
 1.3 Đối tượng 
Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 2”.
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dậy dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - phương pháp thống kê
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1 Cơ sở lý luận
 Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học.
 Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
 Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ( lời, mạch lạc, liên kết, các nghi thức lời nói, quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn,...). Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trên thực tế, việc dạy tiết rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong môn Ngữ văn hiện nay hiệu quả chưa cao, điều ấy xuất phát từ một số thực trạng như sau:
 - Học sinh thường không chủ động, có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không tự tin khi nói, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
 - Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng củng, ngập ngừng, không rõ ràng, không diễn đạt được điều muốn nói, không biết kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng
 - Trong bài nói thường sử dụng nhiều từ địa phương, điều ấy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này.
 - Giờ luyện nói trên lớp: học sinh thường nói như đọc (học thuộc lòng bài nói rồi lên lớp đọc lại), làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, thiếu tư thế và tác phong phù hợp.
 - Học sinh chuẩn bị bài chưa kĩ nên các em không chủ động được trong việc trình bày bài nói.
 - Có những học sinh chuẩn bị kĩ bài ở nhà nhưng lại thiếu tự tin, khi lên trình bày bị tâm lí, run nên quên mất nội dung đã chuẩn bị.
 - Trong một lớp học, đặc biệt là các lớp đại trà, chỉ có khoảng 8-9 em là nói năng lưu loát, tự nhiên, những học sinh này đa số là cán bộ lớp, cán bộ đoàn, còn lại các em thường có tâm lí “ngại nói”, ngại bộc lộ.
 Với thực trạng nêu trên, chắc chắn giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tổ chức tiết luyện nói.Từ đó ta thấy vấn đề đặt ra là: Phải tạo cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói và hình thành những chuẩn mực trong bài nói nhằm nâng cao chất lượng tiết luyện nói cho học sinh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn.
 2.3. Giải pháp:
 Để hoàn thành những định hướng đặt ra và giải quyết những vấn đề đã nêu, tôi xin trình bày một số giải pháp như sau:
 2.3.1.Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong tất cả các giờ Ngữ văn.
 Giáo viên Ngữ văn khó có thể phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh nếu chỉ trông chờ vào số tiết luyện nói trong chương trình sách giáo khoa. Mặc dù sách giáo khoa đã đổi mới theo hướng quan tâm tới việc rèn luyên kỹ năng nói cho học sinh, phân phối mỗi khối lớp để có tiết luyện nói ở cả hai học kỳ, nhưng số tiết luyện nói còn ít, các tiết luyện nói được phân bố cụ thể như sau:
 - Lớp 10:
 + Tiết 3, tiết 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 + Tiết 17: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
 + Tiết 26: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
 + Tiết 34: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 + Tiết 37: Tóm tắt văn bản tự sự.
 + Tiết 50: Trình bày một vấn đề
 + Tiết 78: Tóm tắt văn bản thuyết minh.
 - Lớp 11:
+ Tiết 3, 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
 + Tiết 60: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
+ Tiết 71: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
+ Tiết 101: Thao tác lập luận bình luận.
+ Tiết 104: Luyện tập thao tác lập luận bình luận.
Lớp 12:
+ Tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
+ Tiết 13: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Tiết 17: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
+ Tiết 20: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
+ Tiết 26: Phát biểu theo chủ đề.
+ Tiết 90: Phát biểu tự do.
 Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm học thì chắc chắn giáo viên sẽ gặp không ít trở ngại khi tổ chức các giờ học. Vậy nên, chú trọng việc luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh mọi lúc, mọi nơi có thể thực hiện được vì việc này không quá khó, nhất là khi giáo viên Ngữ Văn thực sự muốn đạt hiệu quả trong những giờ luyện nói. 
Phát huy kĩ năng giao tiếp của học sinh trong sinh hoạt hàng ngày
- Ngoài việc chú trọng cho học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng trong các giờ học, giáo viên nên tiếp xúc với học sinh trong những lúc ngoài giò lên lớp. Đó là những trao đổi để tìm hiểu tâm tư,nguyện vọng của các em, ngoài ra còn nhằm mục đích khác là tạo cho các em thái độ tự tin, mạnh dạn. Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì những em vốn rất nhút nhát, không dám trao đổi với thầy, cô trong cuộc sống dần dần sẽ bớt e ngại, rụt rè và trở 
nên dạn dĩ hơn, tiếp xúc với giáo viên, bạn bè, tập thể một cách tự nhiên.
2.3.3. Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi.
 - Trước mỗi tiết luyện nói, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị đề tài trước khoảng nửa tháng hoặc một tuần. Có thể giao cho các em cùng một đề tài hay chia lớp từ 3 đến 6 nhóm, mỗi nhóm một đề tài (nếu tiết học đó có đề tài phong phú).
 - Vào giờ học, giáo viên cần cho thời gian để các em có thể chuẩn bị tư thế trước khi lên nói. Có thể là cá nhân tự chuẩn bị, có thể là cho nhóm thảo luận để chọn đại diện lên nói. Giáo viên Ngữ văn nên hướng học sinh có thái độ cùng nhau hợp tác. Thời gian để thảo luận là 5 phút.
- Không khí của giờ luyện nói: nên tạo được sự hào hứng cho lớp học, cho từng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bày bài nói của mình. Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi, khuyến khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay động viên sau mỗi bài nói tốt.
 Trọng tâm của những giờ học này là luyện nói, giáo viên nên danh nhiều thời gian cho học sinh lên nói (30 phút), và số lượng học sinh lên trình bày phải từ 8 đến 10 học sinh, số còn lại sẽ được nói ở những tiết sau.
 2.3.4. Hình thành những chuẩn mực giao tiếp cần phải đạt đến.
 Công việc này cũng được thực hiện ngay trong tiết 3 lớp 10, 11, 12 và được nhắc lại nhiều lần, chẳng những trong giờ luyện nói sau mà cũng cần tích hợp ngay khi có điều kiện. Mục đích của việc làm này là để các em có thể thấm nhuần, thuộc lòng những tiêu chuẩn và thực hiện theo. Những chuẩn mực cần cụ thể, rõ ràng để các em dễ tiếp thu, được ghi vào vở:
 - Phải có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi nói:
 Thông thường, giáo viên Ngữ văn yêu cầu học sinh phải chuẩn bị dàn bài, dàn bài nên ngắn gọn, nêu được các ý chính và học sinh sẽ dựa vào đó để nói. Trong những quyển sách giới thiệu kỹ năng hoạt động của thanh thiếu niên, nhà biên soạn Tôn Thất Sam và Nguyễn Thị Khiết cũng đồng ý với đề xuất này trong quyển “Học sinh với kỹ năng thuyết trình và diễn đạt ý tưởng” (NXB Trẻ). Còn nếu có những học sinh kỹ năng tốt hơn, ta có thể cho các em chuẩn bị bằng cách lập dàn bài và cũng động viên các em còn lại chuẩn bị theo hướng này thì sẽ rất tốt. Vấn đề còn phụ thuộc vào đặc thù của mỗi lớp, giáo viên cũng nên linh động để học sinh có thể tự tin hơn khi bắt đầu bài nói.
 Trở lại yêu cầu thứ nhất, giáo viên phải giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói:
 - Nội dung bài nói bao gồm các vấn đề:
 + Nói cái gì? (xác định đề tài).
 + Nói với ai? (xác định đối tượng giao tiếp).
 + Nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp).
 + Nói như thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe).
 - Có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói.
 - Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng bài văn, chi tiết đã chuẩn bị.
 - Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe (biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt).
 - Tác phong tự nhiên tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng mọi người.
 - Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.
 - Có lời chào khi kết thúc bài nói.
 2.3.5. Tổ chức những buổi thuyết trình ngoài giờ theo chủ đề.
 Nếu có điều kiện, giáo viên Ngữ văn nên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ cho học sinh (khoảng 2 buổi trên năm). Mục đích của công việc này là giúp học sinh có thêm thời gian để trau dồi kĩ năng luyện nói.
 - Nội dung buổi sinh hoạt có thể lấy những đề tài từ gần gũi như: “Hình ảnh người thầy trong ca dao, tục ngữ” nhân ngày 20/11, “Trao đổi kinh nghiệm học tập” hay đến những đề tài gắn với chủ đề của giờ luyện nói đã học trên lớp 
 - Hình thức: giống như buổi thuyết trình.
 + Giáo viên chia từng nhóm chuẩn bị đề tài để trình bày.
 + Khi kết thúc nên có sự tổng kết, nhận xét, động viên, khen ngợi.
 Ý nghĩa của việc làm này sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, tạo tiền đề cho các em vững vàng hơn trong khi học tiết luyện nói trong những tiết học tiếp theo và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
 2.3.6. Định hướng tổ chức thực hiện tiết luyện kĩ năng giao tiếp trên lớp.
* Định hướng:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 - Giáo viên nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể của mỗi người.
 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị nội dung nói
 - Giáo viên nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện nói về nội dung bài nói và hình thức trình bày.
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương.
 - Học sinh trao đổi trong nhóm để thống nhất đề cương.
 Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện nói trong nhóm.
 - Giáo viên chia lớp ra thành một số nhóm, điều này tuỳ thuộc vào số lượng học sinh của lớp, thường là từ 7 – 10 em một nhóm.
 - Cử một nhóm trưởng có trách nhiệm điều khiển các thành viên trong nhóm hoạt động: Gọi hoặc yêu cầu các thành viên trình bày trước nhóm. Sau mỗi lần phát biểu rút ra nhận xét, bổ sung ý kiến.
 Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện nói trước lớp.
 - Gọi đại diện các nhóm lên phát biểu trước lớp.
 - Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét chung (những ưu điểm và những mặt cần cố gắng khắc phục), động viên, khích lệ những cố gắng, nỗ lực của học sinh và cho điểm.
 Đối với việc luyện nói trước lớp giáo viên cần lưu ý các đối tượng học sinh 
tham gia luyện nói. Nên để cho học sinh yếu, trung bình trình bày trước, học sinh khá, giỏi trình bày sau để các em tự tin hơn, bớt những mặc cảm của bản thân.
 Nên tránh tình trạng một số em mạnh dạn, nói lưu loát (được cử làm đại diện nhóm), trình bày trước lớp suốt trong các giờ luyện nói. Cần khuyến khích các em vốn tính nhút nhát, rụt rè luyện nói trước tập thể lớp.
*Áp dụng vào tiết dạy cụ thể:
 TIẾT: 50
Lớp dạy: 10C4
Trường : THPT Thạch Thành 2.
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Về kiến thức : Nắm được tầm quan trọng và các yêu cầu cơ bản, các bước chuẩn bị của việc trình bày một vấn đề trước nhiều người, tức là khả năng lập ngôn và thuyết phục người nghe đồng ý, đồng tình, đồng cảm với luận điểm của mình. 
Về kĩ năng: Nhận ra các tình huống trình bày trước tập thể một vấn đề theo đề cương đã chuẩn bị.
Về thái độ : Rèn luyện tính tự tin và khả năng tự điều chỉnh bài nói cho phù hợp với đối tượng và tình huống cụ thể
CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
? Trình bày một vấn đề có vai trò ntn trong cuộc sống và học tập? [ công việc này không dễ nên phải rèn luyện một số thao tác
Hoạt động 2: Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề
? Chọn vấn đề trình bày ntn? Và phải có suy nghĩ và xác định ra sao?
CHO HS LẬP DÀN Ý TRÌNH BÀY “ AN TOÀN GT LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỖI NGƯỜI ”( Tr 181 - Sách giáo án ) " lớp nhận xét, bổ sung; GV khái quát.
? Khi lập dàn ý cho bài trình bày chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 3: Trình bày
CHO HS TRÌNH BÀY “ AN TOÀN GT LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỖI NGƯỜI ” 
CHO HS THỰC HÀNH CÁC PHẦN:
? Chào hỏi với các đối tượng khác nhau/ Nêu lí do
? Giới thiệu ND chính, trình bày từng ý, chuyển đoạn
? Ngoài ra người trình bày cần chú ý điều gì?
? Kết thúc bài nói
? Cám ơn người nghe
Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
 Trong cuộc sống và học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó để bày tỏ suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục mọi người cảm thông và đồng tình với mình.
II. Công việc chuẩn bị:
Chọn vấn đề trình bày:
 Chọn vấn đề trình bày cần tùy thuộc vào đề tài. Và cần xác định:
- Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.
- Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp) và họ quan tâm vấn đề gì?
- Bản thân phải am hiểu và thích thú vấn đề.
Lập dàn ý cho bài trình bày:
- Cần trình bày bao nhiêu ý?
- Các ý đó sắp xếp ra sao?
- Từ đó lập dàn ý.
- Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói
III. Trình bày:
Bắt đầu trình bày:
- Chào hỏi ngắn gọn, đầy đủ nhất.
- Nêu lí do trình bày.
Trình bày nội dung chính:
- Nội dung chính là gì, gồm bao nhiêu phần.
- Sự chuyển ý, đoạn.
- Quan sát thái độ của người nghe để điều chỉnh cho phù hợp. 
Kết thúc và cảm ơn:
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý. 
- Cám ơn người nghe.
* Ghi nhớ( SGK – Tr 150 )
IV. Luyện tập:
Bài tập 1 – Tr 150:
( 1 ):E, F, G.
( 2 ):D.
( 3 ):B, A.
( 4 ):C,H.
Bài tập 3 – Tr 151:
 “ THẦN TƯỢNG CỦA TÔI ”
4. Củng cố: 
5. DÆn dß: - Lµm bµi tËp cßn l¹i ë sgk.
 - ChuÈn bÞ bµi: lËp kÕ ho¹ch c¸ nh©n.
Tiết 104: 
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Lớp dạy: 11B4
Trường : THPT Thạch Thành 2.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức:
 Giúp cho hs:
 - Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
 2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
 3. Thái độ:
 - Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên:
 - Soạn bài; chuẩn bị một số văn bản làm tư liệu.
 - Phiếu học tập.
 - Sau khi dạy xong tiết 12, giáo viên dành ra 5 phút phân công và yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ren_luyen_ki_nang_giao_tiep_cho_hoc_si.doc
  • docBIA.doc
  • docMau 1(2)-Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia (1).doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHẦN PHỤ LỤC.doc