SKKN Một số giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường PTDT bán trú THCS Tam thanh – Quan sơn – Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường PTDT bán trú THCS Tam thanh – Quan sơn – Thanh Hóa

Trang bị trang thiết bị dạy học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở hiện nay là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức và đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Tuy nhiên, sự đồng bộ cũng như trang bị thiết bị dạy học hiện nay thì “ cầu vượt cung” còn là một khoảng cách khá lớn, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học trong các nhà trường. Đây chính là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Trên thực tế việc trang bị, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của các trường trung học cơ sở nói chung và trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh nói riêng đã và đang được quản lý, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học một cách thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Vì vậy việc đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường là điều tất yếu do đó trang bị trang thiết bị dạy học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở hiện nay là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới mà toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia. Tuy nhiên, trên thực tế việc trang bị, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của các trường trung học cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức.

Với tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy học thì đã có nhiều tài liệu viết về cách thức quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Tuy nhiên để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của các nhà trường mà đặc biệt là các nhà trường chưa đầy đủ về cơ sở vật chất, chưa có nhân viên chuyên trách về công tác thiết bị, thí nghiệm thì còn gặp nhiều khó khăn và không phù hợp. Đối với trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ, phòng để thiết bị dạy học không phù hợp với công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, chưa có nhân viên chuyên trách về công tác thiết bị thí nghệm dẫn đến công tác quản lí chưa đạt hiệu quả, nhiều giáo viên giảng dạy ở các bộ môn có tâm lý ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, nếu có sử dụng thì hiệu quả đạt được không cao từ đó đã làm ảnh hưởng đến công tác đổi mới phương pháp, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

 

doc 18 trang thuychi01 6400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường PTDT bán trú THCS Tam thanh – Quan sơn – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH – QUAN SƠN – THANH HÓA
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Dương
 Chức vụ: Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh – Quan Sơn – Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC Trang 
1. MỞ ĐẦU..1
- Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
- Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
- Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2
- Phương pháp nghiên cứu................................................................................. .2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm......................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.......................................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .5
2.3.1.Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. .... 5
2.3.2. Giải pháp 2: Trang bị kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên. 6
2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng thói quen trong việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong các tiết dạy. .7
2.3.4.Giải pháp 4: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên. ...8
2.3.5.Giải pháp 5: Tăng cường quản lý việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học sau tiết dạy của giáo viên..  .9
2.3.6. Giải pháp 6: Tăng cường quản lý đầu tư trang bị thiết bị dạy học 10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp, nhà trường 11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  13
- Kết luận.13
- Kiến nghị...13
Tài liệu tham khảo 14
Phụ lục.15
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài. 
Trang bị trang thiết bị dạy học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở hiện nay là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức và đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Tuy nhiên, sự đồng bộ cũng như trang bị thiết bị dạy học hiện nay thì “ cầu vượt cung” còn là một khoảng cách khá lớn, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học trong các nhà trường. Đây chính là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Trên thực tế việc trang bị, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của các trường trung học cơ sở nói chung và trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh nói riêng đã và đang được quản lý, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học một cách thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Vì vậy việc đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường là điều tất yếu do đó trang bị trang thiết bị dạy học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở hiện nay là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới mà toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia. Tuy nhiên, trên thực tế việc trang bị, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của các trường trung học cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức.
Với tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy học thì đã có nhiều tài liệu viết về cách thức quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Tuy nhiên để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của các nhà trường mà đặc biệt là các nhà trường chưa đầy đủ về cơ sở vật chất, chưa có nhân viên chuyên trách về công tác thiết bị, thí nghiệm thì còn gặp nhiều khó khăn và không phù hợp. Đối với trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ, phòng để thiết bị dạy học không phù hợp với công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, chưa có nhân viên chuyên trách về công tác thiết bị thí nghệm dẫn đến công tác quản lí chưa đạt hiệu quả, nhiều giáo viên giảng dạy ở các bộ môn có tâm lý ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, nếu có sử dụng thì hiệu quả đạt được không cao từ đó đã làm ảnh hưởng đến công tác đổi mới phương pháp, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
Từ thực tiễn như trên để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong từng tiết dạy ở tất cả các bộ môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm học 2015 - 2016 tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh – Quan Sơn – Thanh Hóa” .
- Mục đích nghiên cứu.
	Đề ra một số giải pháp quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh – Quan Sơn - Thanh Hóa, qua đó từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh – Quan Sơn – Thanh Hóa” .
- Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu văn bản quy phạm, văn bản, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ,.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra để lấy các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
+ Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Thống kê, sử lý các số liệu đã điều tra để kiểm định hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua đã rất coi trọng nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, ngoài chủ trương ưu tiên tăng cường trang bị thiết bị dạy học của Đảng và Nhà nước cho tất cả các cơ sở giáo dục; nhiều nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này và đã góp phần xây dựng nên hệ thống lý luận về vai trò TBDH, là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình dạy học – giáo dục hiện nay.
Căn cứ chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương trỉnh và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thnh phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, ... muốn thực hiện được điều đó thì không thể thiếu thiết bị dạy học.
	Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học nó vừa là nội dung vừa là phương tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo; thiết bị dạy học trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học.	
2.2.Thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác thiết bị dạy học trước khi áp dụng sáng kiếm kinh nghiệm
	Giáo viên là đối tượng trực tiếp sử dụng và khai thác và bảo quản thiết bị dạy học với thời gian và số lượng lớn nhất, là những người am hiểu nhất về số lượng, chất lượng của từng chi tiết thiết bị dạy học của môn học. Vì vậy, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý thiết bị của nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện nay còn phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có biện pháp tích cực để toàn bộ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trên giờ lên lớp. Quy trình quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chỉ dựa vào sổ đăng ký mượn thiết bị dạy học do cán bộ thiết bị quản lý. Do trình độ của cán bộ thiết bị hạn chế, năng lực thực hành, kỹ năng sử dụng và thói quen sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn lúng túng nên có những hạn chế đáng kể trong quá trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Bên cạnh đó nhà trường chưa có phòng học bộ môn, giáo viên chưa phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học. Giáo viên găp nhiều khó khăn trong việc khai thác thiết bị dạy học đặc biệt là thí nghiệm thực hành.
Bằng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên tại trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh từ năm học trước và đầu năm học tôi đã thu được số liệu cụ thể như sau:
Bảng: Tổng hợp giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học hoặc thí nghiệm biểu diễn của các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học ở trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh trước khi áp dụng đề tài.
Môn học
Tỉ lệ số tiết sử dụng ( %)
Việc sử dụng ( %)
Không sử
dụng
Ít
sử
dụng
Thường
sử
dụng
Rất
thường
xuyên
Đúng mục đích
Đúng quy trình
Đúng phương pháp
Đảm bảo an
toàn
Toán
0%
50,7
49,3
0%
78,3
65,2
72,5
100
Vật lý
8,7
18,8
62,4
10,1
71,0
62,3
57,1
100
Hóa học
15,9
14,5
58,0
11,6
81,2
60,7
63,8
100
Sinh học
10,1
17,4
72,5
0%
71,0
62,3
73,9
100
Ngữ văn
12,5
35,0
32,0
20,5
65,5
85,0
82,7
100
Lịch sử
15,9
26,1
58,0
0%
75,2
60,9
78,8
100
Địa lý
11,6
17,4
65,2
5,8
84,1
69,7
76,8
100
Tiếng Anh
12,5
10,4
77,1
0%
75,4
81,2
77,7
100
Công nghệ
10,1
18,8
71,1
0%
76,8
60,7
75,8
100
GDCD
0%
82,6
17,4
0%
68,1
31,9
88,4
100
Thể dục
0%
0%
5,8
94,2
85,5
73,9
75,3
100
Qua bảng tổng hợp việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, ta thấy có một số giáo viên bộ môn chưa sử dụng thiết bị dạy học đầy đủ của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học, không tổ chức, hướng dẫn học sinh làm đủ các bài thí nghiệm thực hành, không thực hiện thí nghiệm biểu diễn tại lớp học cho học sinh. Chỉ có bộ môn Toán thực hiện tương đối đảm bảo do đồ dùng dạy học bộ môn này chủ yếu là thước kẻ, compa và một số dụng cụ trực quan dạy môn hình học không gian. Bộ môn thể dục do điều kiện ngoài sân trường cần có dụng cụ, thiết bị dạy học mới tiến hành dạy học vì thế bộ môn này thực hiện rất nghiêm túc và triệt để .
	Ngoài việc sử dụng thiết bị dạy học của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong tiết học, có một số giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp. Chính vì giáo viên còn ít sử dụng, không sử dụng thiết bị dạy học cộng thêm sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp dẫn đến thiết bị dạy học dễ bị hư hỏng, chất lượng các tiết dạy hiệu quả không cao, dẫn đến giáo viên bình thường ngại sử dụng, chỉ sử dụng khi có sự kiểm tra.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
* Mục tiêu của giải pháp.
	Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Vì vậy mục đích của giải pháp này là tác động làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường, giúp nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về sự cần thiết và yêu cầu của công tác quản lý thiết bị dạy học, cũng như tính cấp bách cần phải quản lý trong giai đoạn đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.
	Giải pháp này nhằm làm cơ sở để tập hợp các lực lượng, làm cho các đối tượng tự nguyện, tích cực, chủ động, thống nhất trong hành động để thực hiện mục tiêu chung. Với khẩu hiệu:” Đứng trước yêu cầu đổi mới, những khó khăn đặt ra không phải ai cũng dễ dàng chia sẽ cùng nhau ý tưởng với quan điểm và cách thức tiến hành. Điều này đòi hỏi những nhà lãnh đạo nhà trường phải nắm vững sâu sắc về sự cần thiết và đúng đắn của sự đổi mới, kiên định với hướng đi đã chọn, kiên trì thuyết phục những người khác cùng làm theo”. 
* Nội dung của giải pháp.
	Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý và giáo viên trong nhà trường về vai trò, ý nghĩa của thiết bị dạy học trong hoạt động dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
* Tổ chức thực hiện.
	a. Đối với cán bộ quản lý.
	Cần nhân rộng các mô hình đã làm được, chẳng hạn tổ chức làm đồ dùng dạy học, kế hoạch thực hiện. Mặt khác, thường xuyên đọc sách báo, truy cập Internet, tài liệu tham khảo, tổ chức hội thảo chuyên đề thiết bị dạy học, dự giờ thăm lớp, tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên để trau dồi nghiệp vụ chuyên môn quản lý.
	Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, nghiên cứu tỉ mĩ các tài liệu quản lý giáo dục.
Giao lưu, tham quan, học tập các trường đã thực hiện tốt công tác thiết bị dạy học và phương pháp quản lý.
b. Đối với giáo viên .
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, làm cho mỗi thành viên hiểu được: 
- Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, thiết bị dạy học không chỉ là minh họa mà còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. 
- Sử dụng thiết bị dạy học nhằm thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về công tác thiết bị dạy học cho tập thể cán bộ, giáo viên cần thông qua các hình thức tham quan, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học tập, tập huấn chuyên môn, tổ chức hội thảo khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm,
2.3.2. Giải pháp 2: Trang bị kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên.
* Mục tiêu của giải pháp.
	Trang bị cho giáo viên kiến thức xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định bước đi trong một không gian và thời gian nhất định.
Giúp cho giáo viên nắm vững nội dung, yêu cầu của công văn hướng dẫn, việc sử dụng thiết bị dạy học.
*Nội dung giải pháp.
	Nắm vững cơ sở pháp lý khoa học để sử dụng hiệu quả công tác thiết bị dạy học.
	Phổ biến, học tập các quy định về chuyên môn của các cấp chỉ đạo, tăng cường vai trò của tổ chuyên môn.
 Tổ chức hội thảo về thiết bị dạy học và việc đổi mới phương pháp dạy học; Cải tiến, bổ sung các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng thuận lợi các thiết bị dạy học ở các lớp học, phòng chức năng, 
* Tổ chức thực hiện.
Hiệu trưởng, cán bộ quản lý thiết bị cần thông tin kịp thời các thiết bị dạy học hiện có, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học đến trực tiếp từng giáo viên, giúp họ chủ động trong việc lên kế hoạch sử dụng, cán bộ quản lý thiết bị phải thông báo danh mục thiết bị tại phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị.
Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên, vì vậy sinh hoạt tổ chuyên môn cần có nội dung thảo luận về sử dụng thiết bị dạy học. Mọi khó khăn vướng mắc về thiết bị dạy học về việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên sẽ được báo cáo trước tổ chuyên môn (vào đầu tuần), để cùng nhau bàn bạc, giải quyết. Sử dụng thiết bị dạy học là một nội dung đáng lưu ý trong chương trình sinh hoạt tổ chuyên môn.
Tổ chức quán triệt cho toàn thể giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình, tổ chức giới thiệu danh mục thiết bị hiện có cho toàn thể giáo viên nắm, tổ chức việc sử dụng thiết bị dạy học trở thành một nhu cầu, một nề nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên; tổ chức sửa chữa, phục hồi và phong trào tự làm đồ dùng dạy học.
Hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên cách xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng thiết bị dạy học mang lại hiệu quả cao nhất. 
2.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng thói quen trong việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong các tiết dạy.
* Mục tiêu của giải pháp.
Giáo viên thực hiện đầy đủ, chu đáo các công việc cần thiết cho các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học. Thực hiện đúng tiến trình lên lớp, sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học trong tiến trình dạy học.
* Nội dung giải pháp.
Xây dựng chuẩn tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, tiết thí nghiệm thực hành và tiết dạy có thí nghiệm biểu diễn.
Thanh – kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học thông qua sổ thiết bị dạy
học trên lớp, sổ mượn – trả ở phòng thiết bị và thông qua việc dự giờ thăm lớp định kỳ hoặc đột xuất. 
* Tổ chức thực hiện.
- Để có thói quen tốt việc sử dụng thiết bị dạy học trong giờ lên lớp của giáo viên nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng đồ dùng day học. 
Các tiêu chí được lượng hóa bằng điểm số, căn cứ vào mức độ thực hiện giờ dạy, Hiệu trưởng cùng với các giáo viên bộ môn trong tổ chuyên môn cho điểm, xếp loại chính xác giờ dạy. Tiết dạy thành công, có chất lượng thực hiện các tiêu chí nói trên, đặc biệt lưu ý tiêu chí sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học cần thiết. Việc đánh giá tiêu chí này cần quan tâm đến kỹ năng thí nghiệm thực hành của học sinh. Những giờ dạy có yêu cầu sử dụng thiết bị dạy học nhưng giáo viên không sử dụng vì lý do không chính xác thì xếp loại chua đạt yêu cầu và yêu cầu phải dạy lại có xác nhận của Tổ trưởng chuyên môn.
- Sử dụng thiết bị dạy học là một tiêu chí thi đua.
Đưa nội dung khai thác, sử dụng thiết bị dạy học thành một tiêu chí thi đua trong đánh giá xếp loại giờ dạy và tiêu chuẩn đánh giá thi đua; có hình thức khen thưởng kịp thời đồng thời cũng xử lý nghiêm túc những giáo viên “dạy chay”.
 - Tổ chức kiểm tra, đánh giá.
Từng tháng và học kỳ, hiệu trưởng thông qua nhiều hình thức, phải tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, phát hiện kịp thời các các lệch lạc của giáo viên, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời; hình thức kiểm tra có thể thông qua lịch báo giảng, giáo án, sổ mượn, trả thiết bị dạy học, sổ đăng ký thực hành,
Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra sự phối hợp giữa các bộ phận, tổ nhóm chuyên môn và cá nhân giáo viên trong việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học. 
Hằng tháng, giữa học kỳ, cuối học kỳ, hiệu trưởng phải có đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác khai thác sử dụng thiết bị hiệu quả trên cơ sở đó làm căn cứ để đánh giá thi đua và xếp loại cán bộ, giáo viên.
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên.
* Mục tiêu của giải pháp.
Giúp cho giáo viên sử dụng thành thạo các loại thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong từng tiết dạy từ đó giúp cho giáo viên không những hiểu biết về thiết bị dạy học, về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn phải nắm vững định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tổ chức cho người học, học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo trong đó và trước hết phải làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn.
* Nội dung giải pháp. 
Giúp giáo viên có thể có sử dụng được nhiều loại thiết bị dạy học khác nhau. Cách thức sử 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_viec_su_dung_thiet_bi_day_hoc.doc