SKKN Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
“Tiên học lễ, hậu học văn” là kinh nghiệm sâu sắc về giáo dục đạo đức cho học sinh của ông cha ta tự ngàn xưa, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng về mặt nhân cách, đạo đức. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức trong các nhà trường, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định.” và “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh ở mọi lứa tuổi, cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ cả về đức lẫn tài, trong đó có đặc biệt quan tâm bồi dưỡng cho các thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, coi đây là vấn đề trọng yếu trong chiến lược trồng người. Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học.”. Nghị quyết 29/NQ - TƯ Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 8 khóa XXI cũng đã nêu: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SẦM SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU, THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA Người thực hiện: Nguyễn Thị Chi Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Châu SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý SẦM SƠN, THÁNG 4 NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lí do chọn chủ đề SKKN: 2. Tình hình thực tế liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu. 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Tiểu học Quảng Châu 2.1.1. Điều kiện KT-XH: 2.1.2. Đặc điểm nổi bật 2.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức ở trường TH Quảng Châu. 2.2.1. Kết quả đạt được 2.2.2. Một số tồn tại: 2.2.3. Nguyên nhân: 2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Quảng Châu. 2.4. Kinh nghiệm thực tế và những việc đã làm của bản thân liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu. 2.5. Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lí giáo dục về quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu. 3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong công việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường TH Quảng Châu. 3.1. Mục tiêu của nhà trường năm học 2018 - 2019 trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: 3.2. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong vòng 2 tuần tới 3.3. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong vòng 3 tháng tới 3.4. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong 1 năm sau tập huấn 3. Kết luận và kiến nghị : 3.1.Kết luận: 3.2.Kiến nghị : 1 2 2 2 3 3 3 4 5 7 10 10 13 14 15 16 20 20 20 1. Lí do chọn đề tài: “Tiên học lễ, hậu học văn” là kinh nghiệm sâu sắc về giáo dục đạo đức cho học sinh của ông cha ta tự ngàn xưa, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng về mặt nhân cách, đạo đức. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức trong các nhà trường, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...” và “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh ở mọi lứa tuổi, cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ cả về đức lẫn tài, trong đó có đặc biệt quan tâm bồi dưỡng cho các thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, coi đây là vấn đề trọng yếu trong chiến lược trồng người. Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Nghị quyết 29/NQ - TƯ Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 8 khóa XXI cũng đã nêu: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụy thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet... làm ảnh hưởng tới những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là những em chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết. Đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo, Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân và lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh... tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Mặt khác, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang triển khai rộng rãi trong mọi tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, thể hiện tầm quan trọng của vấn đề giáo dục con người có đạo đức. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng cũng là một trong những nhiệm vụ giáo dục cơ bản hiện nay của trường tiểu học. Mặt khác, giáo dục đạo đức là một quá trình phức tạp, nhất là thực tiễn cuộc sống hiện nay rất đa dạng, nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực trái ngược với những gì các em được học gây ảnh hưởng xấu đến giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học còn nặng tư duy cụ thể “hay làm theo, hay bắt chước”, một tấm gương Hồ Chủ Tịch vĩ đại về nhân cách đạo đức thông qua các việc làm nhỏ, cử chỉ, hành động cụ thể là bài học thiết thực nhất với các em. Trường Tiểu học Quảng Châu, thành phốSầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, lại đi xa, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với đủ loại các trò chơi từ đánh xèng, bi - a, games, chát... để móc tiền học sinh, cùng với nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu kém về đạo đức của nhà trường ngày càng tăng. Giáo viên thì phần lớn dành thời gian cho việc dạy học 2 môn cơ bản Tiếng Việt, Toán nên một mặt nào đó đã góp phần làm ảnh hưởng chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như đã phân tích, tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá” làm sáng kiến kinh nghiệm nhằm thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường tiểu học nơi tôi đang công tác. 2. Tình hình thực tế liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu. 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Tiểu học Quảng Châu 2.1.1. Điều kiện KT-XH: Sầm Sơn là một thành phố du lịch biển gồm 11 xã phường. Kinh tế chủ lực là 2 ngành dịch vụ du lịch và đánh bắt thuỷ hải sản. Trình độ dân trí của lớp người trưởng thành còn ở mức rất khiêm tốn. Nền kinh tế tuy phát triển nhưng không đồng đều. Những năm gần đây ngành du lịch đã phát triển mạnh nên kinh tế của thành phố nói chung, phường Quảng Châu nói riêng đã có bước tăng trưởng, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng cao; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống nhân dân ổn định và có bước phát triển, trình độ dân trí ngày một được nâng cao.Vì vậy ngành giáo dục của thành phố đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 2.1.2. Đặc điểm nổi bật Quảng Châu là một một phường nằm ở phía Tây Bắc của thành phố, với quy mô dân số và hệ thống giáo dục đầy đủ: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và một trường THCS và cũng là một địa bàn có nghề về đánh bắt thủy hải sản và nông nghiệp của thành phố, của tỉnh. Trường tiểu học Quảng Châu là trường hạng 2. Trường thành lập năm 1996 với tổng diện tích là 9745 m2 trên một khuôn viên rộng rãi, cao ráo và thoáng mát. Trường có hệ thống cây cổ thụ đẹp nhất. Khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp. Quy mô nhà trường hàng năm giữ mức ổn định gồm 22-25 lớp học với trên 800 học sinh. Hiện nay, trường có 36 cán bộ - giáo viên - nhân viên ( 31 trong biên chế và 6 hợp đồng ). Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong độ tuổi trẻ (40 trở xuống chiếm 91%.). Đội ngũ GV, đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn và 75% trên chuẩn về trình độ chuyên môn; tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình trong công tác. Cán bộ quản luôn nhiệt tình, bám lớp, bám trường trong mọi hoàn cảnh, hiệu quả công việc ngày càng được nâng lên. Năm 2005 trường được công nhận đạt trường Chuẩn quốc gia MĐ1. Năm 2012 đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Năm 2018 trường đước công nhận chuẩn MDD2 lại và tham gia đánh giá ngoài đạt cấp độ 3. Hàng năm trường đều có giáo viên và học sinh đạt giải trong các kỳ thi do cấp trên tổ chức. Nhiều năm liên tục trường đạt danh hiệu trường tiên tiến. 2.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức ở trường TH Quảng Châu. 2.2.1. Kết quả đạt được: Chất lượng giáo dục của nhà trường hàng năm được nâng lên một cách rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm. Tỉ lệ học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức kỹ năng; phẩm chất; năng lực ngày một tăng cao. Năm học 2017 - 2018 đến học kì 1 năm học 2018 - 2019 nhà trường đạt được kết quả như sau: Năm học Tổng số HS Đạo đức (%) HT tốt Hoàn thành Chưa HT SL % SL % SL % 2017-2018 705 451 64% 254 36,0 Kì 1: 2018-2019 805 527 65,5% 278 34,5% 2.2.2. Một số tồn tại: Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh còn những tồn tại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình mà trường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn; nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo đức chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ trong thực hiện công tác giáo dục đạo đức học sinh; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; giáo viên chủ nhiệm còn chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Mặt khác, tài liệu dạy học môn Đạo đức còn nhiều bất cập - nội dung cứng nhắc chưa phù hợp với nhiều vùng miền..., phương pháp dạy học còn nặng về áp đặt, chủ yếu mới dừng lại ở việc giáo dục tri thức cho học sinh mà chưa chú trọng giáo dục hành vi đạo đức và kỹ năng sống, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, các tiết học hầu như được tiến hành trong khuôn khổ 35 phút tại lớp học. Việc đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức nặng về hình thức - hoàn thành tốt và hoàn thành, chưa hoàn thành trong đó, ranh giới giữa "hoàn thành tốt" " Hoàn thành" và "chưa hoàn thành" không rõ ràng, thậm chí một số "chứng cứ" chưa mang tính giáo dục, chưa thuyết phục. Thực hiện đánh giá năng lực và hình thành phẩm chất học sinh học sinh theo thông tư 22/2016 của Bộ Giaó dục& Đào tạo cũng thiên về động viên, khuyến khích học sinh nhiều, chưa có các tiêu chí thể hiện yêu cầu cao đối với học sinh trong hình thành nhân cách đạo đức. 2.2.3. Nguyên nhân: 2.2.3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục nhất là cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được bổ sung theo hướng đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục, giảng dạy. Đặc biệt, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tâm, tận tụy với nghề, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm vững. Tập thể nhà trường đoàn kết, thống nhất nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Học sinh chăm ngoan, ý thức học tập, rèn luyện tốt. Phần lớn phụ huynh nhà trường đã có nhận thức tốt về giáo dục, chăm lo đến việc dạy dỗ, học hành của con em. 2.2.3.2. Nguyên nhân tồn tại: Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như: Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các nhà trường là kết quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình đa phần do trình độ dân trí ở địa phương chưa đều, nhận thức còn hạn chế nên nhiều phụ huynh chưa biết giáo dục con; do nhiều giáo viên chủ nhiệm hiện nay thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm. Nhiều cán bộ, giáo viên chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm; một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài trò của giáo dục đạo đức cho học sinh; môi trường xã hội, cơ chế thị trường thâm nhập, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh. Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp nên ở trong các giờ học thì giáo viên ít có điều kiện tổ chức các trò chơi học tập, nhà trường không thường xuyên cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá. Cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công tác giáo dục đạo đức chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên; chỉ đạo sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức chưa thật sự toàn diện và hiệu quả; thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường còn nhiều hạn chế; việc đánh giá, khen thưởng chưa kịp thời còn nhiều bất cập, 2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Quảng Châu. 2.3.1. Những điểm mạnh: - Đội ngũ CBQL có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt, có khả năng tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của giáo dục. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững, tâm huyết với nghề. 2.3.2. Những điểm yếu: - Cán bộ quản lý chú trọng nhiều công tác giáo dục kiến thức kỹ năng, chưa coi trọng công tác giáo dục đạo đức nên chỉ đạo sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt. - Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội còn hạn chế về năng lực tổ chức các HĐNGLL, các hoạt động tập thể nên không sinh chưa được tham gia trải nghiệm nhiều các hoạt động giáo dục đạo đức. 2.3.3. Những thuận lợi: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục. - Môi trường giáo dục thân thiện. Tập thể nhà trường đoàn kết, thống nhất nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới của giáo dục. - Học sinh chăm ngoan, ý thức học tập, rèn luyện tốt. Phần lớn phụ huynh chăm lo đến việc dạy dỗ, học hành của con em. 2.3.4.Những khó khăn: - Phần lớn phụ huynh trường TH Quảng Châu là nông dân, lao động tự do, kinh doanh dịch vụ du lịch tự phát nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển đạo đức, lối sống cho HS. - Học sinh thuộc diện hộ nghèo còn đông, điều kiện kinh tế gia đình không ổn định, hết mùa du lịch bố mẹ phải đi làm ăn ở xa, gửi con cho ông bà, chú bác em thiếu sự dạy bảo của cha mẹ. - Sầm Sơn là thành phố du lịch đang phát triển mạnh, bên cạnh đó là mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến đời sống tinh thần và lối sống của nhiều gia đình ở Sầm Sơn. 2.4. Kinh nghiệm thực tế và những việc đã làm của bản thân liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu 2.4.1. Tình huống 1 TT Mô tả tình huống Cách giải quyết Thành công - nguyên nhân Chưa thành công - nguyên nhân - Ngày 23/9/2018, giáo viên dạy thay lớp 3B báo mất điện thoại trong giờ dạy. Một học sinh ( Trần Văn A.) trong lớp nhìn thấy bạn Phạm Văn T. lên bàn GV nộp bài, cầm điện thoại bỏ túi quần. Hết giờ học giáo viên mới phát hiện mất điện thoại. Khi giáo viên hỏi cả lớp, học sinh A. tố cáo bạn T. đã lấy, nhưng T. nhất quyết không nhận, kiểm tra T. không tìm thấy điện thoại. Giáo viên chủ nhiệm 3B báo cáo sự việc với BGH đề nghị giúp đỡ vì em T. còn có tính hay lấy trộm đồ của các bạn trong lớp và lớp khác. Sau một thời gian BGH trực tiếp động viên, có cương - có nhu nhưng em T. vẫn cương quyết không nhận. Hết giờ học buổi chiều ngày hôm sau, GVCN và Tổng phụ trách Đội phát hiện em A. đền lấy điện thoại tại đống gạch cũ phía sau khu nhà hiệu bộ ( nơi không ai đi vào và để ý tới) - Tiền sử gia đình em Phạm Văn T: Bố mẹ làm nghề tự do, cả bố và mẹ đều tái hôn lần thứ 2. Anh trai T. ( con riêng của mẹ) đang ở trại cải tạo vì tội trộm cắp tài sản. - Sau khi nghe GVCN báo cáo, BGH lần lượt mời riêng học sinh A. và T. lên trình bày lại sự việc. - Phân công GVCN, Tổng phụ trách Đội và bảo vệ theo dõi chặt chẽ các hoạt động của T. tại trường. Đồng thời mời trực tiếp phụ huynh đến trao đổi, chia sẻ, tư vấn cho phụ huynh về các biện pháp giáo dục con tại gia đình. - Sau khi sự việc kết thúc, BGH nhà trường vẫn phân công GVCN, GV bộ môn, tổng phụ trách Đội thường xuyên theo dõi sát các hoạt động thường ngày của em T. tại trường, giúp đỡ em T. Sau sự việc mất điện thoại, ở lớp 3B GVCN báo cáo không còn hiện tượng mất cắp đồ dùng, sách vở như trước. Nguyên nhân: - BGH đã chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường(GVCN, GVBM, Tổng phụ trách Đội) phối hợp chặt chẽ, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện vi phạm đạo đức. - Chỉ đạo GVCN phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, theo dõi học sinh khi ở nhà. 2.4.1. Tình huống 2 TT Mô tả tình huống Cách giải quyết Thành công - nguyên nhân Chưa thành công - nguyên nhân Học kỳ I năm học 2018 - 2019, kiểm tra đột xuất việc thực hiện chuyên môn phát hiện 01 giáo viên bớt thời lượng dạy môn Đạo Đức, Kỹ thuật để dạy Toán. Kiểm tra thực tế trên học sinh, một số học sinh không nhớ, không hiểu Năm điều Bác Hồ dạy TNNĐ Tìm hiểu nguyên nhân GV cắt xén chương trình môn Đạo đức, kỹ thuật. Nhắc nhở, động viên, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Kiểm tra, theo dõi thường xuyên. GV chấp hành nghiêm túc các qui định về chuyên môn. Nguyên nhân: Không gây khó khăn, tạo áp lực cho GV. 2.4.1. Tình huống 3 TT Mô tả tình huống Cách giải quyết Thành công - nguyên nhân Chưa thành công - nguyên nhân 2.5. Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lí giáo dục về quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhà trường trong quản lý công tác giáo dục đạo đức chúng tôi thấy rằng các vấn đề ưu tiên để thực hiện tốt công tác này là: Một là, CBQL và GV phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò,tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Hai là, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung tiêu biểu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học và nội dung chương trình giaó dục để vận dụng. Ba là, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức học sinh. 3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong công việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Tr
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_o_tr.doc