SKKN Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thị Trấn

SKKN Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thị Trấn

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Với Việt Nam chúng ta cũng vậy, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.

Nghị quyết số 02/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Giáo dục Tiểu học là nền móng của quá trình đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại đất nước". [1]

Điều 2 Luật Giáo dục đã ghi: Mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước [2]. Để đạt được mục tiêu đã nêu, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò của hết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với chất lượng và sự phát triển của giáo dục.

Chỉ thị số 40 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [3] Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục.

Kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời xưa của của ông cha ta đã từng nói: "Không thầy đố mày làm nên" đó cũng là lời khẳng định vị trí, vai trò quyết định của người thầy trong công tác giáo dục.

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng có tính chất quyết định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học; là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Mỗi trường học muốn phát triển trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi. Đây là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

 

doc 21 trang thuychi01 7714
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài:
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Với Việt Nam chúng ta cũng vậy, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Nghị quyết số 02/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Giáo dục Tiểu học là nền móng của quá trình đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại đất nước". [1] 
Điều 2 Luật Giáo dục đã ghi: Mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước [2]. Để đạt được mục tiêu đã nêu, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò của hết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với chất lượng và sự phát triển của giáo dục. 
Chỉ thị số 40 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [3] Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục. 
Kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời xưa của của ông cha ta đã từng nói: "Không thầy đố mày làm nên" đó cũng là lời khẳng định vị trí, vai trò quyết định của người thầy trong công tác giáo dục. 
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng có tính chất quyết định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học; là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Mỗi trường học muốn phát triển trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi. Đây là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
Như vậy, giáo dục và đào tạo là chìa khoá mở cửa để tiến vào tương lai. Để đào tạo nên con người mới “ vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Cụ thể là: đội ngũ giáo viên phải chuẩn hoá về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và luôn năng động sáng tạo. Vì vậy ta có thể khẳng định: Việc quản lí và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm căn cốt, quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Thị Trấn huyện Tĩnh Gia nói riêng.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thị Trấn” để nghiên cứu và thực hiện sáng kiến của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu để tìm ra biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có tư cách đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng nhân ái và lý tưởng nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong trường Tiểu học Thị Trấn - huyện Tĩnh gia – tỉnh Thanh Hóa 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục Đào tạo về quá trình dạy học của trường Tiểu học.
 Các tài liệu sư phạm có liên quan đến dạy học và quản lý dạy học.
1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê toán học
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học trung học cơ sở” [2]
Mục tiêu Giáo dục Tiểu học được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu Giáo dục Tiểu học đã cụ thể hóa thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở bậc tiểu học.
Điều 15 Luật Giáo dục đã khẳng định: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”[2]. Muốn có được chất lượng học sinh cao thì đội ngũ giáo viên phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Mỗi trường tiểu học muốn phát triển, trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình và tâm huyết, có trách nhiệm cao với nghề.
Ta biết rằng, dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được để biến kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất cá nhân. Dạy và học là sự tác động qua lại giữa thầy và trò làm cho trò lĩnh hội một phần nào đó kinh nghiệm của xã hội. Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm đạt được mục đích dạy học.
Chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên Tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của Giáo dục Tiểu học. Các yêu cầu này được quy định rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài. Mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học, dạy đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, thực hiện hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, nội dung chương trình sách giáo khoa... Chúng ta phải xác định được: Việc bồi dưỡng giáo viên là quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên. Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học trong nhà trường. Tham gia hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi thực hiện với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. Hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng chuyên môn giáo viên được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Khi tham gia bồi dưỡng và nâng cao trình đô, năng lực thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên. Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác.
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Thị Trấn huyện Tĩnh Gia.
 2.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Thị Trấn năm học 2017 - 2018.
- Tổng số giáo viên: 31 đồng chí. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó:
Trình độ đại học: 25/31 đ/c = 80,7%
Trình độ cao đẳng: 5/31 đ/c = 16,1%
Trình độ trung cấp: 1/31 đ/c= 3,2%
2.2.1.1. Ưu điểm:
- Trường Tiểu học Thị Trấn có đội ngũ giáo viên ổn định, được chuẩn hoá về trình độ đào tạo, có sức khỏe tốt, hầu hết các đồng chí giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, hăng say công tác giảng dạy. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, thích ứng và đáp ứng nhanh, kịp thời các điều kiện, phương tiện dạy học theo mô hình dạy học đổi mới. Đó cũng là điều kiện để đội ngũ giáo viên trẻ được tiếp cận và phát huy được tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy.
- Đại đa số giáo viên đã có tuổi nghề, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như liên hệ, trao đổi với phụ huynh. Có đội ngũ nòng cốt chuyên môn nhiệt tình, năng động, sáng tạo, sẵn sàng giúp đỡ, bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên còn hạn chế, yếu về phương pháp cũng như chuyên môn nghiệp vụ.
- Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể. Không những phát triển về số lượng mà điều quan trọng là đã nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt như: trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyện tay nghề. Số giáo viên giỏi các cấp ngày một tăng lên, số giáo viên được xếp loại chuyên môn giỏi ngày một nhiều. Nhà trường không có giáo viên bị xếp loại chuyên môn yếu, kém. 
- Đội ngũ giáo viên đã xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp. 
- Tập thể giáo viên luôn có tinh thần kỉ luật tốt. Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của nhà trường cũng như của ngành. Luôn thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2.2.1.2. Hạn chế:
- Sự chuyển biến về nhận thức, về nhiệm vụ chính trị, xã hội của một số ít giáo viên chưa mạnh mẽ, chưa theo kịp nhiệm vụ của ngành đề ra .
- Trong giảng dạy còn rập khuôn sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa tích hợp kiến thức liên quan đến các phân môn, chưa có tính thực tế và tính thời sự. Việc mở rộng kiến thức cho học sinh còn hạn chế. Kiến thức kỹ năng của học sinh chưa đạt được mục tiêu đào tạo.
- Tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp đặc biệt cấp tỉnh còn ít, chất lượng học sinh giỏi các cấp đạt giải cao chưa nhiều.
- Kết quả đánh giá tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hiệu quả chưa cao.
2.2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế.
- Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa thực sự tích cực, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình.
- Một số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa thực sự nỗ lực cao trong việc tự học, tự bồi dưỡng để tự vươn lên chính mình.
- Việc xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đối với Ban giám hiệu nhà trường còn thiếu kế hoạch dài hơi. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được đề cập và xác định đúng mức.
- Chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho tuần, tháng, học kỳ, kế hoạch của các tổ chuyên môn còn chung chung, chưa có sự đổi mới.
- Do một số ít giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người nên chưa phát huy được tính tích cực của mỗi cá nhân; hình thức động viên khuyến khích, khen thưởng và nhắc nhở, phê bình chưa linh hoạt, chưa thiết thực và thiếu phong phú.
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Thị Trấn.
2.3.1. Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Thị Trấn.
- Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên, giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên.
- Bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hóa và tin học, ngoại ngữ. Mọi cán bộ và giáo viên phải nắm vững trình độ hiểu biết văn hóa, xã hội, khoa học và kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. 
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu, là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt các môn học, các lớp mà mình được phân công. 
- Bồi dưỡng về năng lực công tác, năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy – giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học và giáo dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Mặt khác, người chỉ đạo chuyên môn (Phó hiệu trưởng) cần tạo điều kiện bằng cách tin tưởng giao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện. Trong quá trình đó, người chỉ đạo chuyên môn theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ.
- Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục trong đội ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản.
- Bồi dưỡng sức khỏe cho đội ngũ giáo viên cần thực hiện nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép, chế độ khám sức khỏe, khám bệnh định kì, các chế độ đối với nữ công chứcBan giám hiệu kết hợp chặt chẽ với Công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên.
2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Thị Trấn.
2.3.2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Kinh nghiệm cho thấy muốn xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trước hết người quản lý với tư cách là người quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, cần phải nhận thức đúng đắn và sâu rộng về công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm.
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình, vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người quản lý giáo dục là phải nghiên cứu, tìm biện pháp để thắp sáng hơn lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng và cách tự học, tự bồi dưỡng như thế nào ? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng.
+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học, xây dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Bản thân mỗi đồng chí trong Ban giám hiệu phải vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, chịu đọc và chịu học hỏi anh chị em giáo viên. 
Một trong những nhiệm vụ của Ban giám hiệu là dự giờ của giáo viên và đánh giá tiết dạy đặc biệt là người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn. Việc đánh giá góp ý tiết dạy của giáo viên đối với người quản lý phải chính xác, phải làm sao để giáo viên thấy được lợi thế, ưu điểm, điểm mạnh để vận dụng và phát huy; thấy được mặt hạn chế, tồn tại để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời, từ đó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và tiến trình của một bài dạy đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu là những lời nhận xét chung chung, thậm chí sai về kiến thức cơ bản thì nhìn nhận của giáo viên đối với Ban giám hiệu sẽ giảm đi rất nhiều.
Vì vậy, trước khi dự giờ, Ban giám hiệu phải tìm hiểu và nắm kỹ nội dung, phương pháp cũng như xem trước nội dung bài dạy, xác định kiến thức trọng tâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để góp ý cho giáo viên cần cung cấp, khắc sâu, nâng cao kiến thức cho học sinh trong tiết dạy đó.
Người cán bộ quản lý phải biết khích lệ nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sư phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý như: Quản lý hành chính, quản lý về kế hoạch, quản lý về thi đua, khen thưởng. Người cán bộ quản lý cần có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. 
Ban giám hiệu, đặc biệt là người phụ trách công tác chuyên môn phải coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớp trong nhà trường.
Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giáo giỏi”. Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý.
* Ví dụ: Một số quan điểm đổi mới nhận thức của BGH, giáo viên về chất lượng đội ngũ giáo viên: 
Nhận thức của BGH trước đây
Nhận thức của BGH hiện nay
- Việc dạy và học chỉ mang tính chất hoàn thành nhiệm vụ công việc.
- Công tác sinh hoạt chuyên môn nhà trường, sinh hoạt tổ khối rất hạn chế, chỉ mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt sơ sài, chung chung mang tính hình thức báo cáo, diễn thuyết không cụ thể thiết thực.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh có năng khiếu chưa được quan tâm đúng mức, phó mặc khi tham gia các kỳ thi ở trường, huyện, tỉnh giáo viên, học sinh tự lovv
- Lấy chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, chất lượng đại trà làm tiêu chí thi đua, đánh giá xếp loại nhà trường, xếp loại giáo viên.
- Sát hạch, phân loại giáo viên từ đó phân công nhiệm vụ, việc làm, cho cán bộ, giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với khả năng và sở trường.
- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu chất lượng học sinh thường xuyên và nghiêm túc. 
- Phân công Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên giỏi nhà trường có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo đội ngũ giáo viên còn non về năng lực chuyên môn, bồi dưỡng chất lượng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Tạo điều kiện để giáo viên được đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
- Tăng cường công tác sinh hoạt chuyên môn tổ khối, tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tay nghề.
Nhận thức của giáo viên trước đây
Nhận thức của giáo viên hiện nay
- Hoàn thành nhiệm vụ khi được Hiệu trưởng giao phó. 
- Cuối năm học có đầy đủ hồ sơ giáo án, báo cáo đầy đủ kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh.
- Việc đi học nâng cao trình độ chuyên môn đào tạo không thấy cần thiết: Do đã đào tạo chuẩn và biên chế vào ngành, do điều kiện gia đình kinh tế khó khăn.
- Việc tự học tự bồi dưỡng, đọc, nghiên cứu tài liệu, viết sáng kiến kinh nghiệm chưa đầu tư, chú trọng, quan tâm. Trừ khi giáo viên nào đi thi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_li_nham_nang_cao_chat_luong_doi_n.doc