SKKN Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Nguồn lực con ngư¬ời là vấn đề quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Để có một nguồn lực lao động đạt đ¬ược cả về số lư¬ợng và chất lượng thì vai trò của GD&ĐT luôn đ¬ược đặt lên vị trí hàng đầu.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài." [1].

Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học từ trước đến nay là nhiệm vụ quan trọng nhất, thường xuyên nhất; là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình dạy học nói riêng và quá trình phát triển của nhà trường nói chung. Sự tồn tại hay sự phát triển của sự nghiệp giáo dục là do chất lượng dạy học - giáo dục quyết định. Vì vậy cần đổi mới quản lý giáo dục, quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học.

Giáo dục THPT ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã thu được những thành tích đáng kể. Nhưng hiện nay đang đứng trước sự thay đổi lớn về thế hệ đội ngũ giáo viên, quan điểm phụ huynh học sinh về việc học của con em mình, làm cho cả giáo viên và học sinh gặp khó khăn. Vấn đề lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; vấn đề phân hóa khối học. là một trong những khó khăn đối với GV và HS. Trong những năm qua chất lượng dạy học ở trường THPT Lê Lợi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là xếp hạng thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, HS thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao như Thủ khoa, tổng điểm ba môn xét tuyển ĐH đạt 27 điểm trở lên chưa ổn định. Một bộ phận HS ý thức, động cơ học tập còn hạn chế.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, bản thân tôi là Phó Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học cho nhà trường. Đây cũng là một vấn đề quan tâm, lo lắng của các cấp lãnh đạo cũng như của CBGV, HS và nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá” làm sáng kiến kinh nghiệm

 

doc 16 trang thuychi01 5661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nguồn lực con người là vấn đề quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Để có một nguồn lực lao động đạt được cả về số lượng và chất lượng thì vai trò của GD&ĐT luôn được đặt lên vị trí hàng đầu.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài." [1].
Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học từ trước đến nay là nhiệm vụ quan trọng nhất, thường xuyên nhất; là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình dạy học nói riêng và quá trình phát triển của nhà trường nói chung. Sự tồn tại hay sự phát triển của sự nghiệp giáo dục là do chất lượng dạy học - giáo dục quyết định. Vì vậy cần đổi mới quản lý giáo dục, quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học.
Giáo dục THPT ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã thu được những thành tích đáng kể. Nhưng hiện nay đang đứng trước sự thay đổi lớn về thế hệ đội ngũ giáo viên, quan điểm phụ huynh học sinh về việc học của con em mình, làm cho cả giáo viên và học sinh gặp khó khăn. Vấn đề lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; vấn đề phân hóa khối học... là một trong những khó khăn đối với GV và HS. Trong những năm qua chất lượng dạy học ở trường THPT Lê Lợi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là xếp hạng thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, HS thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao như Thủ khoa, tổng điểm ba môn xét tuyển ĐH đạt 27 điểm trở lên chưa ổn định. Một bộ phận HS ý thức, động cơ học tập còn hạn chế. 
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, bản thân tôi là Phó Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học cho nhà trường. Đây cũng là một vấn đề quan tâm, lo lắng của các cấp lãnh đạo cũng như của CBGV, HS và nhân dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá” làm sáng kiến kinh nghiệm
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường THPT Lê Lợi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Cơ sở lí luận của vấn đề chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của HS trường THPT và giải pháp nâng cao nội dung này.
	- Chất lượng học tập của HS trường THPT Lê Lợi một số năm gần đây: Học lực, hạnh kiểm, phân hóa theo khối học, kết quả thi HS giỏi văn hóa cấp tỉnh, kết quả thi THPT Quốc gia.
	- Thực trạng quản lý học tập và rèn luyện của nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp điều tra
	- Phương pháp thống kê
	- Phương pháp phân tích
	- Phương pháp tổng hợp
	- Phương pháp chuyên gia
1.5. Những điểm mới của SKKN:
	Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường THPT Lê Lợi trong thời điểm hiện tại và một số năm tiếp theo.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Chương 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 
 Lịch sử loài người cho thấy, không có quốc gia nào, không một dân tộc nào lại không quan tâm đến phát triển giáo dục.
 Triết học cổ Hy Lạp: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.
 Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩa mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là: Nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh (vừa sức); dạy học phải thiết thực; dạy học theo nguyên tắc cá biệt
 Trong nước nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý hoạt động dạy học.
 Tuy vậy, từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về các giải pháp quản lí hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh ở trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
 1.2. Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1. Hoạt động học: Là quá trình học sinh tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách. Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Khi chiếm lĩnh được khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực, sáng tạo, HS đồng thời đạt được ba mục đích bộ phận: 
 Trí dục (nắm vững tri thức khoa học), Phát triển (tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ), Giáo dục (thái độ, đạo đức, thế giới quan khoa học, quan điểm, niềm tin...).
1.2.2. Chất lượng dạy học:
 Giáo dục phổ thông được tiến hành bằng nhiều hình thức, nhưng hình thức đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục phổ thông là hình thức dạy học. Kết quả trực tiếp của QTDH là học vấn bao gồm cả PP nhận thức, hành động và năng lực chuyên biệt của người học. "Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện và vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học"[5].
 	1.2.3. Quản lý:
Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. 
1.2.4. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể QL lên đối tượng QL mà chủ yếu nhất là quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học.
1.2.5. Giải pháp:
 Theo từ điển Tiếng Việt: Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
1.2.6. Giải pháp quản lý:
Giải pháp quản lý là phương pháp quản lý nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.
 1.2.7. Mục tiêu dạy học:
	Mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[3].
	 1.2.8. Nội dung dạy học:
 Nội dung dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, có mối quan hệ với các thành tố khác và tạo nên hoạt động phong phú, đa dạng của giáo viên và HS. Nội dung dạy học được hình thành từ những tinh hoa của nền văn hóa vật chất và nền văn hóa tinh thần được tích lũy trong quá trình phát triển lịch sử- xã hội. Đó là hệ thống những tri thức về tự nhiên, về xã hội, tư duy, về cách thức hoạt động, hệ thống những kinh nghiệm sáng tạo, hệ thống về thái độ đối với tự nhiên, xã hội, cộng đồng [4].
	1.2.9. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học [4].
	1.2.10. Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học [2].
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.1. Chất lượng học tập của HS ở trường THPT Lê Lợi
 2.1.1. Học lực của HS qua các năm học	
*Bảng 1 - Kết quả học lực của HS năm học 2016 – 2017; 2017 - 2018; 2018 - 2019
Năm học
Số HS
Loại kém
Loại yếu
Loại TB
Loại khá
Loại Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016 - 2017
1358
0
0,00
10
0,74
183
13,48
950
69,96
212
15,61
2017 - 2018
1331
0
0,00
0
0,00
130
9,77
958
71,98
243
18,26
2018 - 2019
1565
0
0,00
0
0,00
157
10,02
1024
65,30
384
24,51
 Nhận xét:
 Nhìn vào bảng thống kê kết quả qua các năm học ta nhận thấy rằng:
+ Học sinh học lực yếu, kém tỷ lệ thấp hơn toàn tỉnh.
 + Học sinh học lực khá, giỏi tỷ lệ cao hơn toàn tỉnh.
+ Học sinh học lực trung bình thấp hơn với mặt bằng bình quân chung của các trường THPT trong tỉnh.
 2.1.2. Hạnh kiểm của qua các năm học
* Bảng 2 - Xếp loại hạnh kiểm của HS năm học 2016 - 2017; 2017 - 2018; 
2018- 2019 
Năm học
Số HS
Loại yếu
Loại TB
Loại khá
Loại Tốt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016 - 2017
1358
0
0,00
16
1,18
60
4,42
1236
91,02
2017 - 2018
1331
0
0,00
3
0,23
51
3,83
1277
95,94
2018 - 2019
1565
0
0,00
2
0,13
46
2,94
1517
96,75
 Nhận xét:
Qua bảng thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS cho thấy: 
Xếp loại hạnh kiểm yếu, trung bình, khá của học sinh theo thống kê thấp hơn với mặt bằng bình quân chung của các trường THPT trong tỉnh. HS xếp loại hạnh kiểm tốt cao hơn mặt bằng chung của tỉnh.
2.1.3. Sự phân hoá HS theo khối trong các năm học
 * Bảng 3 – Số liệu HS học theo khối năm học 2016 - 2017; 2017 - 2018; 2018 - 2019
Năm học
Số lớp
Sự phân hóa số lớp theo khối
A
A1
B
C
D
Không theo khối
2016- 2017
32
7
9
3
3
9
1
2017 - 2018
32
7
9
3
2
9
2
2018 - 2019
38
8
12
3
3
12
0
Nhận xét:
+ HS chủ yếu đăng ký vào khối A1 và khối D; khối A, B, C ít dần.
+ Sự phân hoá các khối không đồng đều, ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí lực lượng lao động của trường.
2.1.4. Chất lượng thi THPT Quốc gia của trường qua các năm học
* Bảng 4 - Kết quả thi THPT Quốc gia năm học 2015 - 2017; 2017 - 2018; 2018 - 2019
Năm học
HSTN
(%)
HS Đỗ ĐH
(%)
Số HS thủ Khoa
Số điểm 10
ĐH
Số HS đạt 27 điểm ĐH trở lên
2015-2016
98.83
88.2
1
0
3
2016-2017
99.3
89.4
0
6
23
2017-2018
99.13
90.1
0
0
1
 Nhận xét: 
Qua bảng thống kê cho thấy:
 - Kết quả đỗ tốt nghiệp, đỗ Đại học của trường xếp thứ hạng cao trong tỉnh và có tính ổn định.
- Về số HS thủ khoa, đạt 27 điểm ĐH trở lên không ổn định.
- Số HS đậu vào ĐH điểm cao tập trung đa phần ở một số xã có truyền thống học tốt, được sự quan tâm của xã và của gia đình.
- Còn một bộ phận HS không đủ khả năng để học tiếp lên ĐH nhưng vẫn thi ĐH.
2.1.5. Kết quả thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh qua các năm học:
* Bảng 5 - Kết quả HS giỏi tỉnh trường THPT Lê Lợi
Năm học
Học sinh giỏi cấp Tỉnh
Xếp thứ
trong toàn Tỉnh
Tổng giải
Nhất
Nhì
Ba
KK
2015-2016
26
0
2
15
9
29
2016-2017
34
0
10
15
9
11
2017-2018
39
2
7
18
12
6
2018-2019
35
3
8
13
11
8
	Nhận xét:
	Qua bảng thống kê cho thấy:
	- Kết quả thi HS giỏi văn hóa cấp tỉnh có tiến bộ vượt bậc, hai năm học gần đây được xếp trong tốp 10 của tỉnh.
	- Bảng thống kê thể hiện nhà trường có giải pháp tương đối phù hợp trong công tác bồi dưỡng HS giỏi văn hóa.
	- Tuy vậy, tính ổn định trong bồi dưỡng HS giỏi chưa cao; cần phải quyết liệt hơn mới giữ và phát triển được thứ hạng.
2.2. Thực trạng về quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HS
 * Bảng 6 - Yêu cầu đối với HS trong việc học tập các bộ môn văn hóa
 TT
 Nội dung 
Kết quả thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Trên lớp, HS phải học đủ các môn học, đủ số tiết, làm đầy đủ các bài tập và kiểm tra theo chương trình
60/84
15/84
7/84
2/84
2
 HS tham gia đầy đủ các hoạt động học tập ở lớp học, phát huy được tính tích cực, tinh thần tập thể, sự hòa nhập, tinh thần thi đua trong học tập
61/84
13/84
8/84
2/84
3
Học sinh học tốt được tạo điều kiện để phát huy, HS học yếu được giúp đỡ để đạt các yêu cầu tối thiểu
61/84
13/84
9/84
1/84
4
Các yêu cầu đối với việc tự học của HS
59/84
12/84
11/84
2/84
Nhận xét:
 - Qua số liệu khảo sát ta thấy việc quản lý hoạt động học tập rèn luyện của HS của nhà trường vẫn còn phải cố gắng nhiều. Vẫn còn một bộ phận HS lười nhác, động cơ phấn đấu, thái độ học tập chưa thực sự đúng đắn nên chất lượng học tập của HS chưa tốt.
 - Các yêu cầu của CBQL, GVCN, GV bộ môn đối với HS cần cao hơn nữa. Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho HS học tốt được phát huy, HS học yếu được bổ sung kiến thức để đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.
 - Yêu cầu với việc tự học của HS vẫn chưa cao, chỉ ở mức độ khá; HS đi học thêm còn nhiều, thời gian học ở nhà còn ít.
 2.3. Kết luận chương 2:
 Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh và quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân và căn cứ cơ sở lý luận của vấn đề đã cho thấy các CBQL đã nhận thức sâu sắc được vị trí của hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trong nhà trường. Quản lý tốt hoạt động này sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Nhưng thực tế kết quả đạt được vẫn còn một số bất cập yêu cầu phải đưa ra hệ thống giải pháp khả thi hơn.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
 3.1.Giải pháp 1: Hình thành hệ thống quản lý theo đơn vị trong trường
 3.1.1. Mục tiêu giải pháp:
 Giúp CBQL theo dõi, quản lý sát đối tượng HS. Tạo cho HS môi trường học tập phù hợp với năng lực, sở trường .
 3.1.2. Nội dung giải pháp:
 HS khi mới được tuyển vào trường, việc tạo ra cho các em một môi trường học tập hứng thú là rất cần thiết. Làm tốt công tác phân khối, phân luồng học sinh. HS mới tuyển vào và HS các lớp vào năm học mới thường quan tâm đến việc học ở lớp nào, thầy cô nào dạy, chủ nhiệm... Việc hình thành một hệ thống quản lý theo đơn vị lớp là phù hợp với nhu cầu của phụ huynh và HS. 
 3.1.3. Tổ chức thực hiện: 
 - Vào đầu năm học, đối với HS mới tuyển vào lớp 10, nhà trường phải tuyên truyền và hướng dẫn cho HS đăng ký học theo khối (có ý kiến của phụ huynh HS); trên cơ sở điều kiện thực tế nhà trường sắp xếp HS vào học các khối theo nguyện vọng và sở trường của HS.
 - GVCN nghiên cứu hồ sơ của HS lớp mình, trên cơ sở đó ổn định tổ chức lớp tìm cho được đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ tổ, cán bộ Đoàn là những HS học tốt, có năng lực và phát huy được vai trò gương mẫu, nhanh nhẹn, hoạt bát.
 - Phân chia HS cho các lớp theo quan điểm chia đều số lượng HS về các mặt: Trình độ học lực, xếp loại đạo đức, nam, nữ, đoàn viên, địa bàn cư trú, tạo ra sự công bằng về chất lượng đầu vào giữa các lớp.
 - Quản lý việc học tập ở trên lớp trước hết phải qui định trách nhiệm thuộc về
GV bộ môn. Giờ học của GV nào thì GV ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tình hình học tập của HS. Bên cạnh đó GVCN phải theo dõi sát sao tình hình HS của lớp mình, hỗ trợ với GV bộ môn để quản lý HS. Nề nếp đi học đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ, học và làm bài đầy đủ , không nói chuyện riêng ở trên lớp... Phải được chuẩn hoá bằng nội qui cho HS học tập ngay từ đầu năm học và phải viết cam kết có chữ kí của PHHS. GVCN phải biết dựa vào đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn để tăng cường công tác QL lớp học mình phụ trách.
 - Tạo ra hệ thống hoạt động đồng bộ giữa GVCN, GV bộ môn, Đoàn trường, bảo vệ nhà trường nhằm đưa HS vào khuôn khổ. Mỗi bộ phận có một chức năng nhất định nhưng đều bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc quản lý HS từ nhiều góc độ. 
 3.2. Giải pháp 2: Quản lý việc tự học của học sinh
 3.2.1. Mục tiêu giải pháp:
 Xây dựng nề nếp tự học cho học sinh nhằm làm cho hoạt động tự học của mỗi học sinh đi vào nề nếp và chất lượng được nâng lên.
 Tạo môi trường học tập thân thiện, học sinh biết giúp đỡ nhau trong học tập.
 3.2.2. Nội dung giải pháp:
 Thầy dạy HS phương pháp tự học. HS phải coi việc tự học là cốt lõi, thầy dạy mà trò không tự học thì sẽ không có kết quả. Quản lý việc tự học của HS hiện nay đang là một vấn đề khó. Trong khi giờ học ở trên lớp một ngày chỉ có 4 đến 5 giờ, còn lại thời gian ở gia đình. Bố mẹ HS có nhiều trình độ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, do chủ yếu ở vùng nông thôn nên điều kiện chăm sóc con cái có hạn chế nhất định. Do vậy đòi hỏi CBQL, GV phải có biện pháp quản lý việc tự học của HS sao cho hiệu quả, chất lượng nhất.
 3.2.3. Tổ chức thực hiện: 
 - GV bộ môn là người quản lý trực tiếp tự học của HS lớp mình dạy. Muốn vậy GV phải có sự hướng dẫn HS cách học. Sau mỗi bài dạy phải hướng dẫn cho HS việc cần làm ở nhà, những lưu ý cần thiết của bài học. Giờ học sau phải giành thời gian kiểm tra những vấn đề giờ trước GV yêu cầu HS chuẩn bị, đưa việc này vào nề nếp.
 - GVCN kết hợp với GV bộ môn tạo cho các em từng nhóm học tập nhỏ gồm các em có đặc điểm: Cư trú gần nhau, trong nhóm có HS khá, HS giỏi và HS yếu. Yêu cầu đặt ra là các em khá, giỏi giúp các em yếu hơn về phương pháp học tập, bổ sung giảng giải kiến thức mà bạn chưa hiểu, tuyệt đối không làm thay, học thay. 
 - Mỗi buổi học, trong 15 phút đầu giờ để các tổ kiểm tra việc học bài và làm bài cũ của các thành viên trong tổ. Cán sự lớp giải đáp các thắc mắc. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự quản trong giờ này và chấm điểm thi đua cho các lớp. Làm như thế tạo ra không khí thi đua giữa các tổ, nhóm giúp các em có ý thức học tập tốt hơn.
 - GVCN phối hợp với phụ huynh HS trong việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho HS: Phụ huynh phải kiểm tra giờ giấc học tập, lịch học đã được ghi trong thời gian biểu, tạo góc học tập cho HS ở nhà; mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập đầy đủ; thường xuyên báo cáo với GVCN về tình hình học tập của con em mình.
 3.3.Giải pháp 3: Phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo bổ sung kiến thức cho HS yếu, kém
 3.3.1. Mục tiêu giải pháp:
 Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm khuyến khích các em cố gắng vươn lên trong học tập, phát hiện những học sinh có năng lực, giúp các em phát huy được sở trường, tài năng, tham gia thi học sinh giỏi các cấp; đồng thời phụ đạo cho học sinh yếu, kém nhằm bổ sung những kiến thức và nâng cao nhận thức của các em, giúp các em từng bước vươn lên trong học tập, tránh được sự mặc cảm, tự ti, gúp phần hoàn thiện nhân cách.
 3.3.2. Nội dung giải pháp:
 Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu, kém. Thiết lập nội dung và hình thức bồi dưỡng và phụ đạo theo từng môn học. Dự kiến nhân sự để bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu, kém. Nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên để trên cơ sở đó tăng số học sinh giỏi và giảm số học sinh yếu, kém. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội để phát hiện kịp thời những học sinh giỏi, học sinh yếu, kém về học tập để từ đó có biện pháp khắc phụ và bồi dưỡng hợp lý.
 Trong QTDH và quá trình tự học của HS, GV là người phát hiện ra những HS khá, giỏi và những HS yếu kém trong học tập. 
 3.3.3. Tổ chức thực hiện: 
 - Với đối tượng HS giỏi, GV cần yêu cầu cao đối với HS này, có câu hỏi, bài tập riêng về nhà, hướng dẫn HS loại sách tham khảo, các chuyên đề HS tự học, tự nghiên cứu. 
 - Lựa chọn HS giỏi bộ môn ngay từ đầu cấp, hướng dẫn các em cách học. Tổ chức cho các em được học chuyên sâu, nâng cao kiến thức bộ môn giúp các em tham gia thi các đội tuyển HS giỏi. Việc bồi dưỡng HS này phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Mỗi GV giảng dạy phải đảm nhận một chuyên đề. Dạy đội tuyển là trách nhiệm của mỗi GV. Với GV mới tham gia giảng dạy đội tuyển, phần chương trình dạy phải được thông qua tổ chuyên môn để các GV có kinh nghiệm giúp đỡ.
 - Đối với với HS học ở mức độ yếu nhà trường cần phát hiện sớm qua các lần sơ kết học kỳ để: Thông báo cho phụ huynh biết có biện pháp phối hợp; Cử giáo viên dạy tại lớp, các bạn khác trong lớp giúp đỡ, kèm cặp...để học sinh yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_li_nang_cao_chat_luong_hoat_dong.doc