SKKN Một số giải pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ ở trường THPT Đô Lương 4

SKKN Một số giải pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ ở trường THPT Đô Lương 4

Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời đại nào cũng đều hướng đến mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí, thể, mỹ và phát triển các phẩm chất và năng lực của người học. Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế thì cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất của người học”. Chương trình GDPT 2018 cũng nêu rõ: “Mục tiêu của GDPT là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Rõ ràng, giáo dục trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân, giúp cho con người có năng lực và có kỹ năng để sống một cuộc sống có chất lượng, hạnh phúc.

Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh như trên, ngoài việc giảng dạy theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường cần phải tạo sân chơi cho các em bằng các hoạt động giáo dục khác. Trong khuôn khổ giờ học trên lớp, các em chưa có đủ cơ hội để bộc lộ và phát triển được hết các năng khiếu cá nhân. Mô hình câu lạc bộ trong trường học là một cách làm mới, bước đầu cho thấy những hiệu quả khả quan, và là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tạo điều kiện cho học sinh thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân. Thông qua các hoạt động đa dạng và sinh động, câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất, cá tính.

docx 51 trang Thu Kiều 24/09/2024 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ ở trường THPT Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 3
8. Đóng góp mới của đề tài 3
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1. Cơ sở lý luận 4
2. Cơ sở thực tiễn 10
3. Một số giải pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao 17
hiệu quả hoạt động câu lạc bộ ở trường THPT Đô Lương 4
3.1. Giải pháp 1. Phối hợp với các lực lượng giáo dục đa dạng hóa loại 17
hình, hình thức hoạt động của câu lạc bộ
3.2. Giải pháp 2. Phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục để tổ 19
chức thực hiện hoạt động câu lạc bộ
3.3. Giải pháp 3. Phối hợp giữa GVCN để duy trì và nâng cao hiệu quả 29
hoạt động Câu lạc bộ
3.4. Giải pháp 4. Tập huấn, nâng cao kỹ năng cho Ban chủ nhiệm các câu 38
lạc bộ
3.5. Giải pháp 5. Phối hợp giữa GVCN nâng cao nhận thức của phụ huynh 39
và học sinh về vai trò của câu lạc bộ
4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 41
4.1. Mục đích khảo sát 41
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 41
4.3. Đối tượng khảo sát 42
4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 42
đề xuất
5. Những kết quả đạt được của đề tài 43
5.1. Kết quả đạt được ở lớp chủ nhiệm 45
5.2. Kết quả hoạt động câu lạc bộ 46
 PHẦN III. KẾT LUẬN 47
1. Kết luận 47
2. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
 0 hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ cho học sinh ở trường THPT Đô Lương 4, 
Tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm nhằm 
nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ ở trường THPT Đô Lương 4”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài hướng tới đề xuất một số giải pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm 
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ ở trường THPT Đô lương 4, huyện 
Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Qua đó, nhằm tạo các sân chơi bổ ích cho học sinh thể 
hiện niềm đam mê, phát huy năng khiếu, phát triển tối đa năng lực góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục tại cơ sở.
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 3.1. Khách thể nghiên cứu
 - Qúa trình phối hợp của GVCN góp phần nâng cao hiệu quả CLB trường 
THPT Đô Lương 4
 3.2 Đối tượng nghiên cứu
 - Hoạt động của câu lạc bộ ở trường THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, 
tỉnh Nghệ An.
 4. Giả thuyết khoa học
 - Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính 
khả thi này thì có thể phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ cho 
học sinh trong trường học.
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt 
động của các câu lạc bộ trong trường học.
 - Làm rõ những nguyên nhân tồn tại, những yếu tố khách quan và chủ quan 
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ ở trường THPT Đô lương 4, 
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc 
bộ ở trường THPT Đô lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
 5.2. Phạm vi nghiên cứu
 - Về phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng của các câu lạc bộ trong 
trường học, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả 
hoạt động của câu lạc bộ cho học sinh trường THPT Đô Lương 4.
 - Về phạm vi thời gian: Từ năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.
 6. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Khái niệm câu lạc bộ và câu lạc bộ trong trường học
 Theo Từ điển Bách Khoa định nghĩa về: Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức xã 
hội, tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích thuộc các 
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và các 
hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thể thao... CLB là một cụm từ nói về một tổ 
chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích từ 
một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với 
khả năng và thời gian rỗi của các thành viên và khi hoạt động câu lạc bộ, số hội 
viên đông thì có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở 
thích riêng biệt.
 Câu lạc bộ trong nhà trường là nơi tập hợp học sinh có cùng sở thích, năng 
khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải 
trí phù hợp với bản thân.
 Lợi ích của các câu lạc bộ này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻ 
học tập, vui chơi trong môi trường mà các em yêu thích, vừa giúp các em tự tin vào 
bản thân, hòa đồng với bạn bè.
 1.2. Quy trình thành lập câu lạc bộ
 1.2.1. Các yếu tố cần để thành lập một CLB
 - Yếu tố từ nhu cầu thực tế: CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, 
chính đáng, phù hợp với văn hóa của dân tộc xuất phát từ một nhóm người trong 
xã hội. Bởi vì CLB là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc. Đây còn gọi 
là CLB, đội nhóm sở thích. Sau khi hình thành CLB, đội nhóm rồi, các thành viên 
mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy 
hoạt động. CLB là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các hội viên nhằm đạt 
một mục đích nhất định, các hội viên tự xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui 
khỏi CLB và đến lúc nào đó, nếu tất cả các hội viên không còn nhu cầu chung nữa 
thì CLB sẽ giải thể.
 - Yếu tố pháp lý: Muốn thành lập một Câu lạc bộ, cần có một tổ chức xã hội 
hoặc cơ quan, đơn vị chủ quản nhằm hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất 
hoạt động của Câu lạc bộ.
 - Yếu tố xã hội hóa: Nguồn kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ là đóng góp 
tự nguyện của mỗi thành viên tham gia. Nếu tổ chức các hoạt động có quy mô lớn 
như tổ chức mang tính biểu diễn, cuộc thi, liên hoan... thì cần có kế họach vận 
động đóng góp kinh phí của nhiều thành phần xã hội khác nhau từ cơ quan chủ 
quản, đến các đoàn thể, doanh nghiệp, và các mạnh thường quân
 4 + Thiết kế Logo phù hợp với đặc trưng riêng của CLB, phù hợp với đặc 
điểm của trường, với đặc trưng của HS và bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung.
 - Bước 4. Đề nghị chuẩn y thành lập.
 + Gửi hồ sơ thành lập Câu lạc bộ cho Ban giám hiệu nhà trường.
 + Căn cứ trên điều kiện và quy trình thành lập, Ban giám hiệu trường ra 
quyết định thành lập.
 1.2.3. Hồ sơ thành lập câu lạc bộ
 - Đơn xin thành lập CLB.
 - Đề án thành lập CLB bao gồm:
 + Đề án nhân sự Ban chủ nhiệm CLB.
 + Kế hoạch hoạt động của CLB.
 + Quy chế hoạt động của CLB; điều lệ (nếu có), nội quy hoạt động.
 + Logo của CLB Đội Nhóm (nếu có).
 1.2.4. Quyền lợi, trách nhiệm của câu lạc bộ
 1.2.4.1. Quyền lợi
 - Được sử dụng tên, logo của trường kết hợp với hoạt động của CLB.
 - Được đăng tin về CLB trên các kênh thông tin chính thức của trường (bảng 
tin, website, fanpage,).
 - Được xem xét hỗ trợ về cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động.
 - Được liệt kê trong danh sách các CLB đang hoạt động ở trường.
 - Được tính điểm thi đua của HS đối với các hoạt động của CLB.
 1.2.4.2. Trách nhiệm
 - Thực hiện các quy định chung của trường về các hoạt động phong trào, văn 
hóa, học thuật, hội họp, ...
 - Duy trì hoạt động, cập nhật thông tin và báo cáo với Ban giám hiệu nhà 
trường (thông tin thành viên, kế hoạch, điều lệ, thay đổi trong cơ cấu, ...)
 - Hoạt động phù hợp với chính sách và các quy định của trường cũng như 
pháp luật Việt Nam.
 - Thực hiện theo đúng các thủ tục, chính sách liên quan đến tài trợ và sử 
dụng logo và hình ảnh của trường.
 1.2.5. Vai trò, chức năng của câu lạc bộ trong trường học
 - Giáo dục, rèn luyện.
 CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, có hiệu quả, là 
công cụ để giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục
 6 - CLB vui chơi, giải trí là một trong những phương thức hoạt động quan 
trọng của nhà trường, thông qua đó tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa, 
thẩm mỹ cho HS với các loại hình sinh hoạt phong phú, tự giác, có hướng dẫn.
 1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm với công tác phát triển hoạt động 
câu lạc bộ ở trường THPT
 1.3.1. Vị trí và chức năng của giáo viên chủ nhiệm
 Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và 
hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ 
học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp 
mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. Đối 
với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục và là người lãnh 
đạo gần gũi nhất; người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt 
động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội 
ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp. 
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm. 
Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, giáo 
viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách học 
sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Chức năng của người 
giáo viên chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lí, giáo dục tập thể lớp trên cơ 
sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của học sinh theo 
mục tiêu giáo dục nhân cách học sinh toàn diện trong tập thể phát triển và môi 
trường học tập thân thiện. Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài những công việc của 
một giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp còn có các nhiệm vụ sau đây:
 - Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp: Để làm tốt công tác giáo 
dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm 
vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là 
những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định 
nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm 
của lớp.
 - Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp: Ngay sau khi nhận lớp, giáo 
viên chủ nhiệm cần suy nghĩ ngay đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp. Phân 
công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để quản lí học sinh và bắt đầu tổ 
chức các hoạt động chung. Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp 
công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của 
các em. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các 
hoạt động giáo dục học sinh.
 - Thiết lập tốt các mối quan hệ đoàn kết trong tập thể: Tập thể là một tập hợp 
nhiều người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ 
tốt đẹp, bền vững thì lúc đó là tập thể sẽ vững mạnh. Vì vậy, để xây dựng tập thể 
phải thiết lập cả mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể.
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_phoi_hop_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham.docx
  • pdfPhan Thị Chung-Trường THPT Đô Lương 4-Chủ nhiệm.pdf