SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa lý THPT

SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa lý THPT

Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Việc tiếp nhận và hình thành kiến thức kỹ năng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người học như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm. tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của học sinh; quá trình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ thuộc vào tác động của người giáo viên đứng lớp.

Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động Khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; Do đó năm học 2018 – 2019 tôi tiếp tục nghiên cứu và đưa ra đề tài “ Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa Lý THPT” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Địa Lý theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 62814
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa lý THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC ĐỊA LÝ THPT
Người thực hiện: Lê Hoàng Hà
Chức vụ: TTCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa Lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang 
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động Khổi động trong giờ học Địa Lý
6
2.3.Giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong các giờ học Địa Lý.
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3. Kết luận, kiến nghị
20
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Việc tiếp nhận và hình thành kiến thức kỹ năng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người học như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm... tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của học sinh; quá trình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ thuộc vào tác động của người giáo viên đứng lớp.
Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học. 
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động Khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; Do đó năm học 2018 – 2019 tôi tiếp tục nghiên cứu và đưa ra đề tài “ Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa Lý THPT” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Địa Lý theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động khởi động trong mỗi tiết học nói chung và tiết học Địa Lý nói riêng ở trường THPT làm cơ sở cho các giải pháp đổi mới trong việc thực hiện hoạt động Khởi động của tiết học để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động Khởi động ở các tiết dạy Địa Lý trong trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích cực và hình thành năng lực cho học sinh. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh của trường THPT Thiệu Hóa năm học 2017 – 2018, 2018 - 2019
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý của trường THPT Thiệu Hóa.
- GVCN của trường THPT Thiệu Hóa năm học 2018 – 2019. 
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực là phạm trù rất rộng, có thể áp dụng và thực hiện trong tất cả các khâu, các bước của quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Địa Lý nói riêng. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu chỉ dừng lại ở các giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động Khởi động của tiết học Địa Lý cấp THPT. 
1.4.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các sách về phương pháp dạy học; nghiên cứu các văn bản, quy định, hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
1.4.2 Nghiên cứu thực tiễn
 Dùng phiếu điều tra, khảo sát; So sánh, phân tích thực trạng.
1.4.3 Phương pháp bổ trợ
 	Phương pháp toán thống kê toán học, xử lý số liệu.
1.5 Những điểm mới của SKKN
Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp dạy học đã được nói đến nhiều trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên hiện nay để có được những tiết học thực sự đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để giáo viên có thể tham khảo và học hỏi còn hạn chế. Đề tài là sự thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng hình thành năng lực của người học được thực hiện đại trà ở một số tiết học, một vài chủ đề. 
Trước yêu cầu chung của ngành về công tác đổi mới dạy học, bản thân tôi đã tiến hành đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; cùng với việc đổi mới phương pháp trong từng hoạt động hình thành kiến thức thì tôi quan tâm nhiều đến những đổi mới trong hoạt động khởi động góp phần định hướng và tạo cho học sinh tích cực, chủ động trong việc khai thác, khám phá tri thức mới . 
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Giải thích một số khái niệm
- Học sinh: theo từ điển tiếng Việt, Học sinh được hiểu là “người theo học ở trường”. Như vậy, ở nước ta Học sinh  là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (6-18 tuổi) đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường. Học sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.
- Tính tích cực của học sinh: có nhiều cách hiểu khác nhau về tính tích cực của học sinh; có thể là tích cực trong học tập, trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo hay cả trong các hoạt động vui chơi. Với nội dung của đề tài, tôi xin được đề cập tới khái niệm tích cực của học sinh trong nhận thức học tập. Theo G.S TSKH Thái Duy Tiên (Viện khoa học giáo dục): “Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.”
- Khởi động: theo từ điển tiếng Việt, Khởi động được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó. 
2.1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nhiều thời cơ và thách thức; để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Do đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đổi mới trong giáo dục và đào tạo; Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 nhấn mạnh “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.” .
Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong GD – ĐT, Bộ GD – ĐT có công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh” . 
Ngoài ra, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD – ĐT; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD – ĐT; kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên.
2.1.3. Khởi động trong tiết học
Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút đối với bậc THPT. Trong đó bao gồm các hoạt động của Thầy và hoạt động của Trò một cách nhịp nhàng để hình thành được kiến thức – kỹ năng và các năng lực cần thiết. 
Trước thực trạng đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục, người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có sự đổi mới trong phương pháp tổ chức hoạt động để kích thích sự sáng tạo, khơi dậy nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức của các em học sinh. Sự đổi mới đó không phải chỉ thể hiện trong đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bài học mà còn thể hiện qua hoạt động khởi động để các em có được điểm xuất phát tốt nhất trước khi tìm hiểu kiến thức mới. 
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động Khởi động trong giờ học Địa Lý hiện nay
2.2.1 Thực trạng về phía giáo viên
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Thiệu Hóa nói chung và GVBM Địa Lý nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi (ở các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu di sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học. 
Đa số các GVBM trong quá trình thiết kế các hoạt động dạy học đều có phần định hướng/dẫn nhập (thực chất là một hình thức khởi động) để dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học, thời gian dành cho phần này không nhiều nên thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới được nhiều hơn. 
Tuy nhiên, việc định hướng vào bài học chỉ sơ qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên quan, mang tính chất giới thiệu bài học; tình huống khởi động chưa thực sự xuất phát từ bài học để tạo hứng thú, tạo ra tình huống có vấn đề kích thích sự sáng tạo và học tập chủ động của học sinh. Hoạt động khởi động/dẫn nhập còn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực sự với bài học, chưa xuất phát từ bài học. Do đó khi GVBM dẫn dắt, thực chất là truyền thụ một chiều, các em thụ động lắng nghe mà không được trực tiếp khởi động. Thực chất việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là chuyển từ việc lấy thầy làm trung tâm, truyền thụ kiến thức một chiều sang lấy hoạt động học của trò làm trung tâm, thầy cần định hướng để trò thực hiện được hoạt động học một cách tích cực. 
Vì vậy với phương pháp khởi động như GVBM đang thực hiện như khảo sát trên thì chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay. 
2.2.2 Thực trạng về phía học sinh
2.2.2.1 Thực trạng chung
Trong giảng dạy môn Địa Lý tâm lý các em coi đây là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Địa Lý cả trên lớp cũng như ở nhà. Một phần vì tâm lý học sinh còn chủ quan do được mang Atlat vào phòng thi.
Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn Địa Lý; khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn khô khan, chưa tạo được sự hứng thu để thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn này hơn. 
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn, trên thực tế điều này chưa được quan tâm đúng mức. 
2.2.2.2 Kết quả khảo sát học sinh 
* Số học sinh được khảo sát: 812 học sinh ở cả 3 khối 10, 11, 12 của trường THPT Thiệu Hóa năm học 2018 – 2019 (9 lớp do tác giả đề tài thực hiện giảng dạy không thực hiện khảo sát ở mục này).
* Hình thức khảo sát: 
- Dùng phiếu điều tra. 
- Số lượng HS được khảo sát: 812 HS (20 lớp).
* Kết quả khảo sát 
Bảng 2: khảo sát học sinh
TT
Nội dung khảo sát
Số HS khảo sát
Tỉ lệ %
1
Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp không
812
100
- Thường xuyên 
248
30.6
- Thỉnh thoảng
372
45.8
- không
192
23.6
2
Em có quan tâm đến khởi động tiết học không?
812
100
- Mức độ cao
194
24
- Mức độ TB
277
34.2
- Mức độ thấp
341
41.8
3
Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần tìm hiểu không?
812
100
- Định hướng tốt
186
23.0
- chưa rõ ràng
401
49.4
- không định hướng được
225
27.6
4
Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra trong Khởi động không?
812
100
- Có
341
42.0
- Không 
471
58.0
5
Nếu khởi động tạo cho em sự tò mò, em có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp vấn đề không?
812
100
- Có
584
72.0
- Không 
228
18.0
* Nhận xét: Qua khảo sát học sinh, đa số GVBM có thực hiện dẵn dắt trước khi vào tiết học một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên. Tuy nhiên việc khởi động mà GVBM áp dụng mới chủ yếu dừng lại ở việc dẫn dắt của giáo viên, học sinh chưa được tham gia vào hoạt động cụ thể. Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh đều có nhu cầu có được tiết học sinh động, hấp dẫn để kích thích tư duy của các em chủ động khám phá kiến thức mới. Tuy nhiên thực tế các em lại ít có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, vào đầu tiết học GVBM thực hiện truyền thụ một chiều như vậy dễ gây nhàm chán và chưa đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, khám phá của học sinh. Từ đó chưa phát huy hết tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập bộ môn.
Đa số học sinh có sự chuẩn bị bài trước ở nhà và có nhu cầu được tham gia hoạt động học tập tích cực hơn thông qua nhiều hình thức học tập phong phú. Đa số các em đều muốn có được tình huống gợi sự tò mò kích thích được nhu cầu học tập của các em để có được kết quả học tập tốt hơn.
Hạn chế lớn nhất của học sinh là việc chuẩn bị bài trước ở nhà của các em còn hạn chế, chưa có sự hứng thú với bài học; chưa tạo ra được sự yêu thích và động lực để tự tìm hiểu, tự học tập một cách tích cực. Tuy nhiên tất cả trong số các em học sinh được khảo sát đều có nhu cầu, mong muốn có được tiết học sôi nổi, tạo hứng thú và hấp dẫn ngay từ hoạt động khởi động để kích thích nhu cầu tự tìm hiểu, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tích cực. 
Từ những kết quả khảo sát thực tế đã nêu trên, cá nhân tôi thấy rằng: hiệu quả hoạt động Khởi động của tiết học không cao, chỉ mang tính dẫn dắt mà không tạo được hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh, qua đó không chỉ hoạt động Khởi động không đạt được như mong muốn là khởi động để tạo hứng thú, tạo đà cho việc học tích cực ở các hoạt động tiếp theo trong bài học. 
2.3 Giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động Khởi động trong các giờ học Địa Lý
Từ năm học 2016 – 2017 đến 2018 – 2019 cùng với các văn bản hướng dẫn, triển khai về đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, Bộ GD – ĐT, Sở GD – ĐT cũng đã mở các đợt tập huấn hướng dẫn giáo viên về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Bước đầu GVBM Địa Lý trường THPT Thiệu Hóa đã có sự tiếp cận, học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng hình thành năng lực của người học. Tuy nhiên việc áp dụng chưa sâu, chưa thực hiện đại trà mà cơ bản mới chỉ dùng lại ở công tác thử nghiệm ở một số tiết học, một vài chủ đề. 
Để việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh ngay trong từng tiết học mà quan trọng nhất là tạo cho các em hứng thú với bài học ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng; cần có sự quan tâm đầu tư hợp lý để mang lại hiệu quả giáo dục cao về kiến thức – kỹ năng và hình thành năng lực cho học sinh trong mỗi tiết học. 
Trước yêu cầu chung của ngành về công tác đổi mới dạy học, bản thân tôi đã tiến hành đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; cùng với việc đổi mới phương pháp trong từng hoạt động hình thành kiến thức thì tôi quan tâm nhiều đến những đổi mới trong hoạt động khởi động góp phần định hướng và tạo cho học sinh tích cực, chủ động trong việc khai thác, khám phá tri thức mới . 
	Để hoạt động khởi động diễn ra một cách nhẹ nhàng theo đúng nghĩa là “ khởi động” , thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh, tạo động lực cho học sinh tích cực khám phá kiến thức của bài học mới và không gây áp lực về mặt thời gian cho các hoạt đông hình thành kiến thức tiếp theo thì khi thiết kế hoạt động Khởi động cần chú ý các vấn đề sau:
2.3.1 Xác định mục tiêu khởi động
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới.
2.3.2 Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động Khởi động
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ngay từ hoạt động khởi động, đo đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Do đó khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_th.doc