SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường THPT Đặng Thai Mai

SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường THPT Đặng Thai Mai

Khi bàn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết:

“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người sinh ra vốn bản chất là tốt nhưng do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống mà hình thành những con người thiện - ác khác nhau. Do đó giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi tính cách con người, hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người sống có ước mơ, hoài bão, có ích và hướng thiện.

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông (THPT) có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh (HS). Để đào tạo các thế hệ học sinh thành những chủ nhân tương lai của đất nước, có tri thức, có đạo đức, giúp các em rèn luyện thể chất, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, hoàn thiện nhân cách, người giáo viên chủ nhiệm (GVCN ) luôn luôn đóng vai trò quan trọng.

Đối với HS lứa tuổi THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lý khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng, các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế, tư duy trừu tượng ở mức cao nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang muốn khẳng định mình với mọi người. Vì vậy GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và uốn nắn HS.

Hiện nay công tác chủ nhiệm mặc dù được chú ý đến nhưng chưa có phương pháp, nhiều GV chỉ chú tâm vào công tác chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm, ngại làm công tác chủ nhiệm , GVCN chưa có phương pháp tối ưu nhất là đối với GV trẻ. Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú ý vào giáo dục HS cá biệt mà không chú ý đến việc xây dựng tập thể lớp, vì thế chưa phát huy được sức mạnh tập thể , chưa đưa được phong trào học tập rèn luyện đi lên.

Với thực tế trên đã dẫn đến hiện tượng HS có đạo đức xuống cấp, tác phong không đúng, lời nói, cử chỉ chưa phù hợp, học lực sa sút, các thành viên trong lớp không có tinh thần tập thể , một số HS sa vào tệ nạn xã hội.

Năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11B8 và năm 2015-2016 là lớp 12C8 . Khi còn ở lớp 10 thì đây là một lớp thường xuyên bị nhà trường phê bình vì chưa ngoan, được xếp vào tập thể yếu kém. Với lòng yêu nghề,yêu trẻ, qua thời gian chủ nhiệm lớp đã có nhiều tiến bộ được các tổ chức đoàn thể và nhà trường ghi nhận.

 

doc 16 trang thuychi01 4591
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường THPT Đặng Thai Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi bàn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người sinh ra vốn bản chất là tốt nhưng do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống mà hình thành những con người thiện - ác khác nhau. Do đó giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi tính cách con người, hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người sống có ước mơ, hoài bão, có ích và hướng thiện.
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông (THPT) có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh (HS). Để đào tạo các thế hệ học sinh thành những chủ nhân tương lai của đất nước, có tri thức, có đạo đức, giúp các em rèn luyện thể chất, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, hoàn thiện nhân cách, người giáo viên chủ nhiệm (GVCN ) luôn luôn đóng vai trò quan trọng.
Đối với HS lứa tuổi THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lý khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng, các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế, tư duy trừu tượng ở mức cao nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang muốn khẳng định mình với mọi người. Vì vậy GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và uốn nắn HS.
Hiện nay công tác chủ nhiệm mặc dù được chú ý đến nhưng chưa có phương pháp, nhiều GV chỉ chú tâm vào công tác chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm, ngại làm công tác chủ nhiệm , GVCN chưa có phương pháp tối ưu nhất là đối với GV trẻ. Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú ý vào giáo dục HS cá biệt mà không chú ý đến việc xây dựng tập thể lớp, vì thế chưa phát huy được sức mạnh tập thể , chưa đưa được phong trào học tập rèn luyện đi lên.
Với thực tế trên đã dẫn đến hiện tượng HS có đạo đức xuống cấp, tác phong không đúng, lời nói, cử chỉ chưa phù hợp, học lực sa sút, các thành viên trong lớp không có tinh thần tập thể , một số HS sa vào tệ nạn xã hội...
Năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11B8 và năm 2015-2016 là lớp 12C8 . Khi còn ở lớp 10 thì đây là một lớp thường xuyên bị nhà trường phê bình vì chưa ngoan, được xếp vào tập thể yếu kém. Với lòng yêu nghề,yêu trẻ, qua thời gian chủ nhiệm lớp đã có nhiều tiến bộ được các tổ chức đoàn thể và nhà trường ghi nhận.
Là một GV đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, với mong muốn làm tốt công tác chủ nhiệm và có thêm những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này cùng với những trăn trở về tình hình HS hiện nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “ một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường THPT Đặng Thai Mai ”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ của năm học và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đặng Thai Mai – tỉnh Thanh Hóa để đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường .
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm trong quá trình chủ nhiệm để đưa tập thể lớp 11B8 năm học 2014-2015 và lớp 12C8 năm học 2015-2016 (năm trước là lớp 11B8) trở thành một tập thể lớp vững mạnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp điều tra , khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ phụ huynh, học sinh, giáo viên bộ môn.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp quan sát.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục, tư tưởng, ý thức đạo đức của HS, tạo điểm nhấn góp phần trong phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Do đó GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách HS, mang lại một kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.
HS THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống, các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng, tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ thi Đại học, cao đẳng của nhà trường. Vì vậy việc quản lý giáo dục HS không phải là dễ dàng đòi hỏi người GVCN tùy thuộc vào từng đối tượng phải có nhiều biện pháp giáo dục khác nhau.
1.1. Vị trí của GVCN lớp.
Ở trường THPT mỗi lớp đều có một GVCN, GVCN lớp là do Ban giám hiệu nhà trường phân công , chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục và đào tạo HS lớp mình phụ trách, là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước BGH về mọi vấn đề thuộc lớp mình phụ trách.
GVCN thay mặt BGH, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý toàn diện HS lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi GVCN vừa quản lý tập thể HS, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện như học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lao động, sinh hoạt tập thể, hoàn cảnh gia đình...
 GVCN là người lãnh đạo tổ chức, điều hành kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình kế hoạch của nhà trường.
1.2. Chức năng của GVCN lớp.
 GVCN xây dựng , tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh.
GVCN tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
GVCN luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục HS.
1.3. Những phẩm chất chủ yếu của GVCN
GVCN phải có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc nhận thức, có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc. Muốn vậy GVCN cần phải:
- Có lòng nhân ái.
- Yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục.
- Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững vàng.
- Khiêm tốn, cầu tiến , tích cực tự hoàn thiện không ngừng.
- Mẫu mực trung thực trong cuộc sống.
1.4. Ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp.
 Công tác chủ nhiệm lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình giáo dục và kết quả đào tạo của nhà trường.
Công tác chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến HS, ảnh hưởng về mọi mặt chứ không chỉ về học tập hay đạo đức.
Công tác chủ nhiệm lớp rất cần thiết cho lứa tuổi thanh niên THPT với những đặc điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn rất hạn chế. GVCN sẽ giúp HS có một chỗ dựa tinh thần để các em có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, chỉ dạy, uốn nắn kịp thời nếu cần thiết.
2. Thực trạng của vấn đề 
2.1 Khái quát đặc điểm tình hình của đơn vị
Trường THPT Đặng Thai Mai đóng trên địa bàn xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá có quy mô 26 lớp với gần 1.000 học sinh. Đây là một trường có xuất phát điểm là loại hình trường bán công, giờ đây khi chuyển sang công lập chất lượng đầu vào của học sinh đã được cải thiện so với trước đây song vẫn còn thấp . Bên cạnh đó điều kiện kinh tế của gia đình học sinh còn nghèo vì phần đa các gia đình học sinh đều làm nông, không có nghề phụ. Có nhiều em hoàn cảnh gia đình rất éo le như bố hoặc mẹ ốm đau triền miên, đi làm ăn xa, gia đình đông con.... Chính những lí do trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Đối với Trường THPT Đặng Thai Mai là một trường nằm trên địa bàn kinh tế còn khó khăn, toàn trường có hơn 10% HS vào diện nghèo, cận nghèo, nhiều học sinh ở vùng bãi ngang với điều kiện dân trí thấp, điều kiện học tập và giao lưu còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Chất lượng đầu vào thấp . Từ đó dẫn đến một thực trạng là chất lượng những năm qua của nhà trường chưa cao. Thực trạng ấy đưa đến cho nhà trường một áp lực là phải nâng cao chất lượng ở tất cả các mặt hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành. Vì vậy nhà trường rất quan tâm và có chỉ đạo sát sao đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường trong những năm qua trường đã gặt hái được nhiều thành công được cấp trên, đông đảo phụ huynh học sinh ghi nhận. Với những thành tích đã đạt được năm học 2014-2015 trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua.
2.2. Thuận lợi
- Được BGH tin tưởng nhiều năm liền phân công làm công tác chủ nhiệm lớp nên mỗi năm tôi lại tích lũy được một số kinh nghiệm và bài học cho những năm tiếp theo.
- BGH rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm, GVCN cùng với Hội cha mẹ HS và GV bộ môn luôn phối kết hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục HS.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để HS được học hành, vui chơi và tham gia các hoạt động.
- Bản thân tôi luôn nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao.
2.3. Khó khăn
- Tôi không chủ nhiệm từ lớp 10 nên mất một thời gian dài của lớp 11 mới nắm bắt được hết tình hình của HS. Đây là lớp chưa ngoan, phần lớn là HS lười học, ý thức tổ chức kỷ luật kém, không có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp phải những lớp như thế này hầu như ai cũng ngại, không ai muốn nhận lớp chủ nhiệm.
- Về học lực lớp không có HS giỏi, chủ yếu là HS trung bình và yếu, nhiều em phải thi lại ở năm lớp 11 (em Trần Hoài Anh, em Nguyễn Ngọc Nam, em Trần Bá Đức, em Ngô Thị Lài). 
- Về đạo đức: đa phần là HS chưa ngoan, nhiều em phải đi rèn luyện về hạnh kiểm trong hè (em Nguyễn Xuân Quý, em Đỗ Xuân Hiếu, em Dương Mạnh Hùng) .
- Hoàn cảnh gia đình : 36,6 % HS thuộc diện cận nghèo, hộ nghèo và vùng 135 ( vùng đặc biệt khó khăn). 100 % HS là con em gia đình sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở 7 xã (Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Khê, Quảng Lĩnh, Quảng Chính, Quảng Trung, Quảng Lưu). Một số em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà, vì vậy còn thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh nên nhiều HS có biểu hiện sa sút.17% HS mất bố hoặc mất mẹ nên các em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhiều em nghiện game (Phạm Văn Đại, Nguyễn Văn Long, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Văn Bách...), lún sâu vào chuyện tình cảm chưa tập trung học tập (Phạm Thị An, Hoàng Thị Mận, Trần Ngọc Vũ...), nhiều HS cá biệt như : em Trần Hoài Anh, Nguyễn Ngọc Nam, Trần Ngọc Vũ, Lê Văn Long, Hoàng Đình Phúc, Phạm Thị An, Ngô Thị Lài ...
- Lớp có số HS nam đông chiếm tới 60% sĩ số của lớp.
- Bản thân tôi dạy GDCD nhưng một tuần chỉ có một tiết trên lớp nên việc theo dõi quản lý HS gặp nhiều khó khăn.
- Từ những khó khăn trên dẫn đến kết quả học tập và hạnh kiểm của lớp 10 rất thấp:
Năm học
Học lực
Hạnh kiểm
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
2013-2014
5,4%
89,2%
5,4 %
24,3%
54,4%
10,5%
10,8%
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các yêu cầu , nhiệm vụ của người GVCN. Người giáo viên phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm, đây vừa là trách nhiệm, vừa là yêu cầu cần thiết trong việc giáo dục HS. Vì để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải được HS tin yêu, quý trọng có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động của thầy mới có tính thuyết phục cao đối với HS. Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm phải làm sao để HS yếu, HS lười học chăm chỉ cần cù trong học tập, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn biết phấn đấu vượt khó, duy trì việc học tập của mình... Đó là công việc hết sức cần thiết và cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu đầu tiên đối với công tác chủ nhiệm... Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao, rút kinh nghiệm từ những việc bản thân tôi đã làm trong năm học qua tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh:
3.1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả như mong muốn đòi hỏi người GVCN phải lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. Khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp người GVCN cần chú ý bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch công tác giáo dục của trường, của ngành, đặc điểm tình hình lớp, mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn, HS có năng khiếu ở các lĩnh vực, HS cá biệt...
- Đối với kế hoạch năm cần căn cứ vào:
+ Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường.
+ Căn cứ đặc điểm tình hình lớp(thuận lợi, khó khăn)
+ Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, của các tổ chức đoàn thể.
+ Căn cứ vào nhiệm vụ công tác chủ nhiệm của năm học.
- Đối với kế hoạch hoạt động theo tháng, theo tuần:
+ Xác định được công việc chủ điểm của tháng, tuần.
+ Xác định đối tượng tham gia.
+ Đề ra biện pháp thực hiện.
+ Dự kiến kết quả đạt được.
+ Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Ví dụ:
Tháng
Nội dung
Đối tượng
Biện pháp
Người phụ trách
Dự kiến kết quả
Nhận xét, rút kinh nghiệm
11
Chủ đề: “Hoa điểm 10”
Nội dung cụ thể :
- Giành nhiều điểm tốt, giờ học tốt dâng lên thầy cô nhân ngày 20/11.
- Tập một tiêt mục văn nghệ với chủ đề “biết ơn thầy cô”
100% HS lớp
- Quán triệt tinh thần.Động viên khích lệ.giao chỉ tiêu
- Đôn đốc, kiểm tra thường xuyên
GVCN lớp, Cán bộ lớp
-Đạt 90% giờ học tốt trở lên. 
Có nhiều điểm tốt tham gia quay vé số học tập.
-Văn nghệ đạt giải từ giải ba trở lên 
-Nhận xét:....
-Biểu dương:...
-Phê bình:...
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác khó khăn vất vả đòi hỏi GVCN phải làm việc khoa học, tránh tình trạng tùy hứng, tùy tiện, thiếu kế hoạch. Vì thế xây dựng kế hoạch là yêu cầu cần thiết để đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục HS. Trong khi xây dựng kế hoạch phải đặt ra yêu cầu ngày càng cao nhưng phải vừa sức để kích thích sự tiến bộ của HS.
Khi xây dựng kế hoạch GVCN cần đặt ra yêu cầu trọng điểm cho từng giai đoạn, sau đó phác thảo kế hoạch, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, ban cán sự lớp, cán bộ chi đoàn để thống nhất một số nội dung.
Sau khi lập kế hoạch GVCN cần phải chỉ đạo HS thực hiện kế hoạch. Muốn có hiệu quả cao GVCN cần phải:
- Phổ biến rõ kế hoạch cho tập thể HS; thống nhất quyết tâm thực hiện kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất, nhân lực...
- Phối hợp với ban cán sự lớp để điều hành công việc.
- Theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời điều chỉnh để hoạt động luôn đi đúng hướng.
- Kết thúc công việc cần đánh giá tổng kết ưu,nhược điểm, rút kinh nghiệm, biểu dương kịp thời những cá nhân tích cực đồng thời phê bình những cá nhân chưa tự giác, chưa tích cực...
3.2. Xây dựng ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ tự quản, phát huy vai trò đoàn kết của tập thể lớp.
a. Lựa chọn ban cán sự lớp.
- Căn cứ vào sơ yếu lý lịch đầu năm
- Căn cứ vào sự tín nhiệm của lớp thông qua đại hội lớp, đại hội chi đoàn.
- Căn cứ vào ý kiến của các giáo viên bộ môn dạy ở lớp.
b. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
- Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp dưới sự chỉ đạo của GVCN, chủ trì sinh hoạt lớp, sinh hoạt cuối tuần, chủ động tham mưu báo cáo các hoạt động cho GVCN.
- Lớp phó học tập kiêm giữ sổ đầu bài: báo cáo việc học tập của HS trong lớp, chủ động tham mưu với GVCN, GV bộ môn có kế hoạch giúp đỡ HS yếu kém, tổng hợp việc kiểm tra bài tập về nhà của các bạn từ tổ trưởng, quản lý giữ sổ đầu bài, ghi biên bản các cuộc họp của lớp...
- Lớp phó lao động: đôn đốc vệ sinh, lao động của lớp, điều hành các bạn làm nhiệm vụ trực tuần, trực tiết chào cờ...
- Lớp phó phụ trách văn- thể - mỹ kiêm thủ quỹ: phụ trách văn nghệ, giải trí, hoạt động thể dục thể thao của lớp, phụ trách thu- chi quỹ lớp và thăm hỏi.....
- Bốn tổ trưởng: theo dõi các hoạt động của tổ mình và tổng hợp vào chiều thứ 6...
- Bí thư chi đoàn: nắm bắt kịp thời những thông báo của đoàn cấp trên, kịp thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ.
c. Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp GVCN cần bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết đoàn kết thương yêu nhau xem nhau như anh em trong một nhà, đoàn kết là sức mạnh tập thể, biết phê bình và tự phê bình, bồi dưỡng cho các em phương pháp quản lý lớp.
Trước khi sinh hoạt lớp hàng tuần GVCN cần giao ban 10 phút để nắm bắt sơ bộ tình hình lớp trước khi lên sinh hoạt. Có sổ theo dõi cho cán bộ lớp làm cơ sở xếp loại hạnh kiểm từng tháng.
GVCN cần tránh thay cán bộ lớp giữa chừng (trừ trường hợp đặc biệt), không phó mặc việc cho cán bộ lớp.
Các hoạt động của tập thể lớp luôn luôn đòi hỏi sự tham gia tích của tất cả các thành viên trong lớp. Do đó để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, xây dựng phong trào thi đua của lớp, GVCN cần nêu cao truyền thống của nhà trường, của lớp từ những năm học trước đó, từ đó có tác dụng cổ vũ, khích lệ các em vươn lên giữ truyền thống đó, phát huy năng lực của các thành viên tích cực trong lớp.
Đề ra tiêu chí thi đua đầu năm học, tổ chức tổng kết đánh giá hàng tuần, hàng tháng, tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua. Tăng cường vận động, thuyết phục kích thích lòng nhiệt tình, say mê hoạt động đồng thời nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những hành vi chây lười làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung.
Nhờ có sự lựa chọn đúng đắn, sử dụng cán bộ lớp hợp lý tôi đã dễ dàng trong công tác chủ nhiệm. Lớp tôi đã tự giác thực hiện các công việc hàng ngày dưới sự theo dõi của cán sự lớp và của GVCN.
3.3.Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với ban chấp hành hội cha mẹ HS, với GV bộ môn và với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
a.Phối hợp với phụ huynh HS và Ban chấp hành chi hội phụ huynh của lớp.
- Tổ chức và thực hiện tốt các cuộc họp phụ huynh do nhà trường tổ chức, thông qua các cuộc họp GVCN phổ biến các chủ trương, đường lối, quan điểm giáo dục chung, vận động phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho con cái học hành...
- Thăm hỏi các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tạo sự gần gũi, thân thiện giúp các em tự tin cố gắng vươn lên trong học tập. 
- Mời phụ huynh gặp để trao đổi tình hình HS khi có hiện tượng bất thường, khẩn cấp như HS đánh nhau, bỏ giờ, trốn học đi chơi game...
- Liên hệ thường xuyên với Ban chấp hành chi hội cha mẹ HS để trao đổi tình hình của lớp.
- Thiết lập mối quan hệ giữa GVCN với gia đình HS qua sổ liên lạc điện tử.
Nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực các phong trào hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN, trong phiên họp phụ huynh đầu năm nên phổ biến cho phụ huynh nội dung các phong trào, nêu rõ tình hình lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.
Để tiện việc trao đổi thông tin, tránh đi lại nhiều, GVCN đề nghị phụ huynh cung cấp số điện thoại liên lạc và lập danh bạ điện thoại cho lớp cung cấp số điện thoại của GVCN, của trường để phụ huynh tiện liên hệ...
b. Phối hợp chặt chẽ với GV bộ môn.
- GVCN cần thống nhất hình thức và biện pháp tác động đối với HS, nắm bắt kịp thời những thông tin của GV bộ môn để điều chỉnh kịp thời đối với HS, cần thiết phải trao đổi với phụ huynh (ví dụ như tinh thần thái độ chưa nghiêm túc học trong các giờ học, những học sinh thường xuyên bị điểm kém, lười học bài, vô lễ với GV...)
- Phản ánh trao đổi kịp thời những mong muốn của HS đến GV bộ môn để GV bộ môn điều chỉnh cách thức làm việc, phương pháp giảng dạy... phối hợp giáo dục HS, nâng cao chất lượng bộ môn.
- Thường xuyên thông báo trao đổi với GV bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng HS để GV bộ môn có phương pháp giảng dạy phù hợp. Xin phép GV bộ môn được dự giờ lớp mình để biết được học lực từng môn, cũng như ý thức tổ chức kỷ luật trong các giờ học.
- Thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài để nắm bắt kịp thời tình hình các tiết học. Tôi đề nghị GVBM ghi nhận xét cụ thể từng tiết học, tránh việc ghi chung chung, hình thức . 
c. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
GVCN cần chú ý rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân,nêu cao trách nhiệm với công tác, với HS, đi đầu trong các phong trào; luôn đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động một cách sáng tạo để tạo không khí vui vẻ, tạo sự đoàn kết trong tập thể lớp; kết hợp chặt chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường như công đoàn, đoàn thanh niên, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, ban nề nếp... tạo sự đồng bộ trong khi giáo dục, nâng cao chất lượng của các phong trào lớp.
Trong hai năm qua tập thể lớp 11B8 -12C8 đã tham gia phong trào do công đoàn, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_xay_dung_tap_the_lop_vung_manh_o.doc