SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Hà Huy Tập
- Tất cả các phương pháp mới nêu trong sáng kiến đều được chuẩn bị và thiết kế lấy học sinh làm trung tâm.
- Khi tham gia vào các hoạt động của từng phương pháp mới, học sinh luôn được làm chủ bản thân, được đưa ra những suy nghĩ, những chính kiến của mình, các em được bàn bạc, trao đổi và thảo luận với nhau, đôi khi các em còn có sự sáng tạo trong quá trình thực hiện. Tất cả những điều này là cơ sở, là tiền đề của việc hình thành và củng cố các giá trị sống, kỹ năng sống cơ bản ở các em. Qua đó đã tạo ra sự hào hứng, phấn khởi khi tham gia vào từng nội dung của mỗi phương pháp và cũng qua đây người giáo viên chủ nhiệm đã đạt được mục tiêu là tư vấn, giáo dục các giá trị sống, kỹ năng sống cho các em học sinh.
- Việc tổ chức thực hiện các phương pháp mới cũng không đòi hỏi phải đầu tư công phu về thời gian, nhiều về cơ sở vật chất.
- Do nội dung các phương pháp dễ hiểu, luôn có phần thực hành minh họa cho lí thuyết nên đã tạo ra sự lôi cuốn học sinh. Vì vậy khi thực hành, trình diễn luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình, hăng hái của tất cả học sinh trong lớp cũng như trong nhà trường.
- Do đây là vấn đề mà nhiều giáo viên còn lúng túng, kể cả Ban giám hiệu nhà trường cũng chưa có định hướng rõ ràng trong triển khai thực hiện nên việc vận dụng các phương pháp tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống nêu trên cho các em học sinh đã nhận được sự đồng tình của các thầy cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước phát triển đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực, tăng cường khả năng hợp tác, cạnh tranh cho hội nhập quốc tế; phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong tiến trình đổi mới ấy, giáo dục, tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học. Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chứ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Trong thông báo 242-TB/TW ngày 15/04/2009 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên. Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX yêu cầu “... đẩy mạnh hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp...”. Nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần triển khai công tác giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW trong thời gian tới, Quyết định số 1501/QĐ- TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 4/02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ- TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Triển khai Kế hoạch số 363/KH-BGDĐT ngày 6/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục đạo đức - lối sống văn hóa” và Thực hành kỹ năng sống” sử dụng trong các trường phổ thông, đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp; Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 1 Ngày 12-10-2018, tại Nghệ An, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp giáo dục kỹ năng sống trong trường học”. Tại hội thảo, hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để giáo dục kỹ năng sống trong trường học được toàn diện, đầy đủ và hiệu quả. Giá trị sống, kỹ năng sống đã được đưa vào nhà trường để giáo dục cho học sinh trung học phổ thông từ hơn 10 năm nay; tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa cao. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin trao đổi cùng quý đồng nghiệp một kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Hà Huy Tập”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ nghiên cứu thực trạng của các lớp chủ nhiệm để đề xuất các kĩ năng, nội dung tư vấn giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức và văn hóa cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập và tu dưỡng, góp phần dẩy mạnh chất lượng của lớp, đáp ứng yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng các giải pháp tư vấn giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở các đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm D3 khoá 46 (2020-2023) mà tôi đã đảm nhận. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống hiệu quả. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của công tác tư vấn giá trị sống và kỹ năng sống ở trường THPT. Từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng những giải pháp, biện pháp tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm. Rút ra một số bài học bổ ích và một số kiến nghị sau nghiên cứu. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về công tác tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến sáng kiến. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát 3 - Phần III: Kết luận và khuyến nghị PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. GIÁ TRỊ SỐNG 1. Khái niệm: Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống: Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu. a) Giá trị truyền thống của con người Việt Nam: - Tinh thần yêu nước - Yêu thương con người - Tinh thần đoàn kết - Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. b) Giá trị toàn cầu Năm 1995, để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị nào, một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên trên hơn 100 nước, và đã đưa ra 12 giá trị sau: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hoà bình, đoàn kết, trung thực. 3. Tại sao phải học giá trị sống? - Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha. - Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người. II. KỸ NĂNG SỐNG 1.Khái niệm: Kỹ năng sống đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). 5 - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng kiên định - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng đặt mục tiêu - Kỹ năng quản lý thời gian - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin - Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng ứng phó với lo âu và kiểm soát những xúc cảm tiêu cực - Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân - Kỹ năng kiên cường - Kỹ năng tư duy, đánh giá - Kỹ năng giải quyết xung đột - Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan - Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu - Kỹ năng lãnh đạo - Kỹ năng học tập định hướng nghề nghiệp. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG 1. Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống Bên cạnh việc học cách để làm (doing) nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Thanh thiếu niên phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống của thanh thiếu niên, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, người học cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị. 2. Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống Thực chất kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị. Tuy nhiên, cũng xin khuyến cáo, nếu quá tập trung vào các kỹ năng sống 7 quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. 2.2. Giáo viên chủ nhiệm với vai trò tư vấn Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lý, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách học sinh toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. 2.2.1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm được quy định trong các văn bản pháp lý - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ mọi mặt của học sinh. - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp. - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ. 2.2.2. Những lợi thế trong tư vấn của giáo viên chủ nhiệm Thứ nhất, với chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cho phép người giáo viên chủ nhiệm có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi để am hiểu tường tận về học sinh lớp chủ nhiệm. Có nhiều điều kiện thuận lợi hơn những lực lượng khác trong việc chia sẻ, đồng cảm và thuyết phục học sinh lớp chủ nhiệm ủng hộ những cái tốt, loại trừ cái sai, cái chưa phù hợp trong cuộc sống, lao động và học tập của các em. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bên cạnh dạy cho các em về kiến thức cùng với các giáo viên bộ môn khác, còn phải giúp các em hoàn thiện nhân cách; không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục được mệnh danh là “trồng người”. Việc trồng người này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội, mà quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thứ hai, người giáo viên chủ nhiệm sẽ khó tránh khỏi phải đối diện với những vấn đề của lớp chủ nhiệm như: các em có mâu thuẫn với giáo viên bộ môn và yêu cầu được đổi giáo viên, bị thầy cô ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiểu lầm, bị thất tình, mâu thuấn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, vì hoàn cảnh khó khăn, Ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm, đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến cho việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được kịp thời giúp đỡ, khi cảm thấy không ai quan tâm đến mình, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thông thường đó là những cách xử lí tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm không nên chờ đến khi thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát 9
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_phat_huy_vai_tro_cua_giao_vien_ch.docx
- Đỗ Thị Minh Phương - THPT Hà Huy Tập - Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf