SKKN Một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng tiết thực hành môn tin hoc tại trường THPT

SKKN Một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng tiết thực hành môn tin hoc tại trường THPT

Mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XI xác định “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá của ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Những năm gần đây, sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tập trung đầu tư trang thiết bị, phòng máy. phục vụ việc giảng dạy bộ môn Tin học trong các trường THPT nói chung và trường THPT Thạch Thành 2 nói riêng một cách mạnh mẽ, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chú trọng đầu tư các phần mềm, các phương tiện hỗ trợ, tổ chức tập huấn, tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tin học. Nhờ đó, chất lượng bộ môn Tin học ngày càng được nâng cao.

 

doc 16 trang thuychi01 20991
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng tiết thực hành môn tin hoc tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT THỰC HÀNH MÔN TIN HOC TẠI TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Nguyễn Việt Bắc
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin Học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XI xác định “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá của ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Những năm gần đây, sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tập trung đầu tư trang thiết bị, phòng máy... phục vụ việc giảng dạy bộ môn Tin học trong các trường THPT nói chung và trường THPT Thạch Thành 2 nói riêng một cách mạnh mẽ, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chú trọng đầu tư các phần mềm, các phương tiện hỗ trợ, tổ chức tập huấn, tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tin học. Nhờ đó, chất lượng bộ môn Tin học ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, nhu cầu phòng máy đối với một ngôi trường có gần 1000 học sinh như trường THPT Thạch Thành 2 là rất lớn, với điều kiện hiện tại, phòng máy nhà trường không đủ đáp ứng nhu cầu thực hành, học tập của học sinh cả ba khối lớp. 
Hơn nữa, nhiều em học sinh cũng rất hay nghịch hay phá chuột hoặc gỡ các phím trên bàn phím Nếu quản lý phòng máy không chặt không những làm ảnh hưởng đến việc học tập mà còn có thể dẫn đến tình trạng mất một số thiết bị máy tính như Ram, ổ cứng, chuột Và việc tổ chức, quản lí học sinh học thực hành một cách hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học thực hành cho các em. Và trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học sinh có kỹ năng khá tốt sử dụng máy vi tính để tự nghiên cứu, học tập, tự nâng cao kiến thức. Vì thế, trách nhiệm của giáo viên, của người quản lí phòng máy là phải lập kế hoạch cụ thể, đề ra các giải pháp mang tính khả thi cao để vừa đảm bảo nhu cầu thực hành của học sinh vừa nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học.
Với những lí do trên, từ thực tiễn, kinh nghiệm và kết quả triển khai tại phòng máy nhà trường, tôi chọn đề tài cho sáng kiến của mình được biểu đạt dưới tên gọi: “ Một số giải pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng tiết thực hành môn Tin học tại trường THPT ”
Mục đích nghiên cứu
2.1. Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm phục vụ việc quản lí và điều hành phòng máy tại các trường học một cách hiệu quả nhất. 
2.2. Đảm bảo giờ thực hành, nâng cao chất lượng giảng dạy Tin học tại trường.
2.3. Góp phần tích cực vào việc giảm áp lực, giảm tải cho giáo viên trong giờ thực hành môn Tin học tại phòng máy.
Đối tượng nghiên cứu
- Một số phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc giảng dạy và kiểm tra kiến thức của học sinh trong môn tin học. 
- Các giải pháp tối ưu cho việc quản lí và cài đặt một phòng máy có hiệu quả; các phần mềm quản lí và điều khiển máy trạm, máy giáo viên; phần mềm ứng dụng khác.
Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong phân tích các văn bản nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
* Phương pháp quan sát: quan sát cách dạy và học thực hành, các phần mềm đã cài đặt trên máy tính của trường cũng như một số trường, trung tâm trên địa bàn Huyện.
* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để lấy ý kiến của các chuyên gia công nghệ thông tin về tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp và phần mềm đã đề xuất.
* Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu về định lượng và định tính.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của đề tài
 - Chỉ thị số 58-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Quyết định số 1982/QĐ-TTg, ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020.
- Chỉ thị 29 nêu rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục”, “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở tất cả các môn học”.
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Lí luận và thực tiễn của quá trình dạy học đã khẳng định thực hành là hoạt động tối ưu nhất để học sinh thông hiểu, vận dụng vào thực tiễn để nâng cao kiến thức đã lĩnh hội. Với bộ môn Tin học, thực hành trên máy tính là sự cụ thể hóa những ngôn ngữ máy trừu tượng, là thao tác quan trọng có tính chất quyết định và là “minh chứng”, là kết quả thực tiễn quá trình dạy – học của giáo viên và học sinh. Mục đích cuối cùng của bộ môn Tin học là ứng dụng, thực hành và sáng tạo bằng ngôn ngữ máy, thao tác trực tiếp trên máy tính.
Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của bài giảng lí thuyết. Giờ dạy – học môn Tin học sẽ không đạt hiệu quả nếu giáo viên hoàn toàn không sử dụng máy tính để minh họa, thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay) thì kết quả tiếp thu kiến thức bài học của học sinh có thể suy giảm đến 90%. 
Mặc dù thiết kế của chương trình tác giả sách giáo khoa đã trình bày các kiến thức của bài học một cách độc lập tối đa với các thao tác cụ thể trên máy tính nhưng phương pháp dạy học hiện đại buộc giáo viên phải phụ thuộc rất nhiều vào việc minh họa hay trình diễn trên máy tính, nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành và thao tác cụ thể trên máy tính thì vẫn tốt hơn.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng máy trường THPT Thạch Thành 2
Nhờ sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua, nhà trường được trang bị thêm máy tính, máy chiếu, máy in, Trường cũng hợp đồng kết nối internet, hệ thống Wifi để phục vụ công tác quản lí và hoạt động chuyên môn, hoạt động học tập của học sinh.
Nhà trường có ba phòng máy với 60 máy phục vụ cho hoạt động học tập và thực hành của học sinh và một phòng tra cứu thông tin điện tử tại thư viện. Nhà trường được trang bị nhiều projector, máy chiếu vật thể, Tivi, đầu đĩa phục vụ đắc lực việc ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học. 
So với các trường trong Huyện thì số lượng máy tính trên số học sinh ở trường chưa đáp ứng yêu cầu theo các văn bản chi đạo. Vì thế việc thực hành của học sinh cũng gặp không ít khó khăn. Để khắc phục những khó khăn chung của ngành, trường, đảm bảo được chất lượng dạy và học môn tin học tôi đã thực hiện một số giải pháp:
3. 	Một số giải pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng tiết thực hành môn Tin học tại trường THPT 
Từ thực tiễn còn nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thực hành của học sinh, nhằm giảm chi phí cho việc mua sắm, nâng cấp thiết bị một cách tốt nhất, chi phí tuyển dụng nhân việc phụ trách phòng máy, chi phí hợp đồng các cơ quan tổ chức bên ngoài tham gia bảo trì, bảo dưỡng máy tính cho nhà trường. Đặc biệt là quyết tâm đảm bảo việc thực hành của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tin học tại nhà trường. Trong những năm qua, bản thân tôi cùng với một số thầy cô trong tổ Lý - Tin đã nghiên cứu, tìm tòi áp dụng thành công một số giải pháp trong công tác quản lí, cài đặt phòng máy. Cụ thể:
3.1. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị
Lập kế hoạch là khâu rất quan trọng, giúp cho bản thân, lãnh đạo và đồng nghiệp nhận thức rõ mục đích của việc ứng dụng CNTT, nắm được những thiết bị máy tính đang có và cần bổ sung mua sắm những thiết bị nào để chuẩn bị cho một năm học. Ngay từ đầu năm học, tôi phải kiểm tra toàn bộ trang thiết bị, máy tính hiện có, số máy hoạt động được và không hoạt động được để có ý kiến với lãnh đạo nhà trường và lên kế hoạch mua sắm, sửa chữa.
3.2. Lắp đặt, thay thế, sửa chữa, quản lý giờ thực hành
- Bản thân tôi phụ trách công tác thay thế, sửa chữa cài đặt lại tất cả các máy tính đảm bảo hoạt động tốt. 
- Tiến hành lập sổ theo dõi giờ dạy của giáo viên tại phòng máy. Mỗi giáo viên dạy phòng máy phải đăng kí vào sổ, ghi chép lại sự cố các máy theo từng tiết học.
Ngày
Tiết
Lớp
Giáo viên dạy
Số máy
Sự cố
Khắc phục
Mẫu sổ theo dõi máy tính gặp sự cố
- Trong buổi họp tổ chuyên môn đầu năm, cán bộ giáo viên phụ trách phòng máy có trách nhiệm nhắc giáo viên ghi sổ đăng kí và theo dõi giờ dạy, quán triệt, giáo dục học sinh ý thức bảo quản tài sản nhà trường.
- Kịp thời sửa chữa, thay thế khi gặp sự cố hư hỏng phần cứng và phần mềm.
- Phòng máy phải lắp đặt mạng cục bộ (chỉ cần mạng ngang hàng) và phải có một máy dành cho giáo viên. Nhờ hệ thống mạng, chúng ta khai thác nhiều ứng dụng giúp việc dạy và học hiệu quả hơn rất nhiều.
- Mỗi máy tính đặt một tên phân biệt (Ví dụ: May11, may12,) và cùng chung một nhóm (workgroup) tại một phòng.
3.3. Phân công giáo viên phụ trách phòng Tin học
- Đội ngũ giáo viên chuyên ngành Tin học của nhà trường không nhiều. Tuy nhiên, để tiết kiệm biên chế nhân sự, quan trọng hơn là cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, tạo điều kiện để giáo viên Tin học thường xuyên thực hành các thao tác bảo trì, sửa chữa, cài đặt các phần mềm ứng dụng 
- Trách nhiệm của giáo viên phụ trách phòng máy phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin từ sổ theo dõi giờ dạy của giáo viên để kịp thời xử lí, sửa chữa, cài đặt, đảm bảo tốt nhất cho giờ thực hành của học sinh.
3.4. Cài đặt hệ điều hành và các ứng dụng
Hiện nay, hầu hết máy tính ở các trường phổ thông cấu hình còn thấp và việc dạy và học cũng chưa đòi hỏi nhiều kiến thức sâu. Do đó, chúng ta có thể cài đặt những phần mềm sau:
3.4.1. Cài đặt hệ điều hành
- Đối với máy tính dành cho giáo viên phải cài hệ điều hành mạng (Windows server 2003 hay Windows server 2008) và chia sẻ một tài nguyên để làm ổ đĩa ảo dùng chung cho cả phòng. Nhờ ổ đĩa ảo này, chúng ta sẽ quản lí được toàn bộ bài thực hành của học (học sinh thực hành đều lưu bài vào đây), học sinh muốn lấy dữ liệu từ máy giáo viên cũng nhanh và dễ dàng nhất. Nhờ khả năng phân quyền khi chia sẻ tài nguyên trong Windows server 2003 (2008) mà chúng ta quản lý dữ liệu của học sinh một cách tốt nhất.
- Đối với các máy tính của học sinh thì cài hệ điều hành windows XP. Chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng bộ ghost Windows XP đa cấu hình tương đối nhẹ, đạt chuẩn trên internet. 
Tiến hành download và ghost cho một máy nào đó, cài đặt một số phần mềm và sao lưu lại một bản để tiếp tục ghost cho các máy khác. Dưới đây là một số địa chỉ tham khảo các bản ghost:
3.4.2. Cài đặt các phần mềm ứng dụng
- Cài chương trình đóng băng cho các máy (kể cả máy giáo viên): Chương trình đóng băng giúp ta bảo vệ máy tính một cách tốt nhất, tránh virus làm hỏng phần mềm, tránh xóa dữ liệu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm đóng băng nhưng phần mềm dễ sử dụng và có hiệu quả nhất là phần mềm shadow defender. Phần mềm này chạy được trên Windows server. Xem hướng dẫn sử dụng và tải tại:
Giao diện và chức năng theo dõi học sinh làm bài
Vì dữ liệu của học sinh lưu hết trên ổ đĩa ảo nên ta đóng băng tất cả phân vùng của ổ đĩa trên máy học sinh (có thể không đóng băng một phân vùng).
- Cài chương trình Netop School 6.0: Đây là một phần mềm rất hay, hỗ trợ giáo viên dạy học và quản lý phòng máy hiệu quả nhất. Thông qua mạng cục bộ, nó tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của giáo viên và máy của học sinh. Nhờ phần mềm này, giúp cho việc giảng dạy hiệu quả hơn, truyền đạt kiến thức trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn.
Phần mềm cơ bản giúp giáo viên quản lí, điều khiển, theo dõi lớp học, quản lí và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Để tìm hiểu cài đặt và hướng dẫn sử dụng, chúng ta tham khảo tại:
- Cài đặt một số phần mềm khác như: bộ Office 2003, Unikey, Turbo Pascal (Free Pascal), Fonts, Adobe Presenter 
3.4.3. Chia sẻ tài nguyên và ánh xạ ổ đĩa mạng (ổ đĩa ảo)
Đăng nhập vào ổ đĩa ảo trên máy giáo viên
Chia sẻ một thư mục để làm ổ đĩa dùng chung
Một chức năng cơ bản của hệ điều hành nói chung và của Windows server 2003 nói riêng là cho phép chia sẻ và dùng chung tài nguyên (cả về phần cứng lẫn phần mềm). Chúng tôi đã chia sẻ một thư mục ở máy giáo viên với cách phân quyền khác nhau để làm một ổ đĩa mạng và tất cả học sinh lưu trữ bài làm hay mở dữ liệu của giáo viên đều vào đây.
Qua tài nguyên đã chia sẻ, chúng tôi tiến hành công việc tiếp theo là ánh xạ ổ đĩa mạng cho các máy của học sinh. Khi vào phòng thực hành, sau khi khởi động máy, máy tính các em ngồi có thêm một ổ đĩa mạng để làm việc (thường là ổ Z:)
3.4.4. Khóa các chức năng học sinh thường hay thay đổi ảnh hưởng đến giờ thực hành.
Trong giờ thực hành, với bản tính thích khám phá, tinh nghịch... Các em thường thay đổi hình nền, chơi game của Windows, thay đổi hình trạng chuột làm ảnh hưởng nhiều đến giờ thực hành, mất tập trung Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi tiến hành khóa các chức năng đó bằng thao tác sau:
Từ Start à Run à gõ Gpedit.msc. Từ cửa sổ đang mở, nhấn đúp vào dòng Administrative Templates à chọn Control Panel à nhấn đúp vào dòng Prohibit Access to the control panel à chọn Enabled à chọn OK.
3.5. Chia thời khóa biểu phù hợp
Giờ học thực hành của học sinh
Tại trường THPT Thạch Thành 2, số lớp và số học sinh tương đối đông nhưng chỉ có ba phòng máy nên bản thân đã tham mưu Ban giám hiệu chia thời khóa biểu sao cho mỗi lớp có một buổi thực hành (4 tiết) trên tuần, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em được học thực hành.
3.6. Bố trí vị trí ngồi của học sinh tại từng máy 
Hàng năm, dựa vào danh sách lớp, giáo viên phân chia 2 học sinh/1 máy theo hai ca học. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra rất có hiệu quả. Một khi ta giao trách nhiệm cho hai em học sinh một máy từ đầu cho đến hết năm học, các em chịu trách nhiệm theo dõi hư hỏng và bảo quản máy đó trong cả tiết học, năm học. Điều này giúp các em có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ tài sản nhà trường. Nhờ đó, phòng máy nhà trường không khi nào xảy ra trường hợp mất, hỏng chuột, gỡ đổi phím và nhiều thiết bị khác
Những kết quả đạt được 
Trong những năm học qua, với sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của lãnh đạo ngành; lãnh đạo các cấp và Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên Tin học của nhà trường và bản thân đã cụ thể hóa những văn bản chỉ đạo bằng những giải pháp nêu trên đã phần nào phát huy hết công năng của phòng máy; giáo viên, học sinh không phải dạy – học “chay” nữa và chất lượng dạy học bộ môn Tin học tại trường được nâng lên rõ rệt cùng với đó là một số kết quả khác cũng được chú trọng như: 
- Đảm bảm đúng, đủ giờ thực hành của học sinh theo phân phối chương trình.
- Chi phí nâng cấp, thay thế, sửa chữa được hạn chế thấp nhất.
- Tổ chức được các lớp học và thi nghề tin học cho học sinh của trường và rất nhiều em trong số đó có kết quả xếp loại khá, giỏi, phần nào góp phần nâng cao những thành tích chung của nhà trường.
- Tổ chức được các lớp tập huấn E-Learning cho cán bộ giáo viên.
- Nhiều tiết thao giảng, tiết kiểm tra định kỳ của các khối lớp cũng được tổ chức tại phòng thực hành, đảm bảo được yêu cầu môn học.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Phải khẳng định rằng, môn Tin học có đặc thù khác với các môn học khác, để tiếp thu kiến thức thì cần rất nhiều thời gian cho việc thực hành. Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết. Đối với môn tin học rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm. Và rồi bao nhiêu kiến thức các em sẽ quên theo thời gian
Trong hoàn cảnh thực tế của các trường trên toàn quốc nói chung và tại trường Thạch Thành 2 nói riêng rất khó để có được một mô hình lý tưởng về điều kiện thực hành trên máy tính để học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, chính nhờ sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo ngành, lãnh đạo nhà trường đã quyết tâm đầu tư trang thiết bị máy móc cho phòng Công nghệ thông tin của trường ngày một nhiều hơn, ngày một hoàn thiện, khang trang hơn nhưng so với số học sinh của trường thì nó vẫn còn khá khiêm tốn, tổng số máy trên tổng số học sinh quá nhỏ (60 máy /1000 học sinh) .
Sau nhiều năm công tác tại trường, ngoài công việc giảng dạy bộ môn, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu tôi còn thực hiện một số công tác liên quan lĩnh vực CNTT ở trường và phụ trách bảo trì, bảo dưỡng phòng máy. Với những tiềm năng và nhiệt huyết của mình tôi đã tìm hiểu, tham mưu, đề ra những giải pháp để xây dựng và vận hành phòng thực hành tin học một cách hiệu quả nhất. Cũng từ đó, trong những năm học gần đây, các em học sinh cũng được học nhiều tiết học sinh động, trực quan, bổ ích qua các bài giảng điện tử của thầy cô mà dày công soạn giảng, rồi các em được thực hành, được tham gia nhiều cuộc thi và đạt giải như thi giải toán, tiếng Anh qua mạng Internet, an toàn giao thông, âm vang xứ ThanhVà rồi, các em cũng được học, thi nghề tin học tại trường và rất nhiều em trong số đó có kết quả xếp loại khá, giỏi. Và những buổi tập huấn cho giáo viên, cho học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến phần nào góp phần nâng cao những thành tích chung của nhà trường.
Tuy nhiên, nhu cầu phòng máy đối với một ngôi trường có gần 1000 học sinh như trường THPT Thạch Thành 2 là rất lớn, với điều kiện hiện tại thì còn nhiều việc phải làm, phải đầu tư thêm. Hy vọng một ngày nào đó nó được khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh nhà trường./.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Nguyễn Việt Bắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản trị mạng Microsoft Windows server 2003 (sưu tầm trên Internet)
Một số bài viết trên các diễn đàn (Forums) như: Vn-zoom, phienbanmoi... 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_tiet_thuc_han.doc