SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động chung của trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động chung của trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức, thông tin ngày càng trở thành những nhu cầu hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược “đi tắt, đón đầu” của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Chính vì vậy, thông tin cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động trong các đơn vị nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin càng phong phú và đa dạng, trình độ xử lý thông tin càng cao, thì hiệu quả hoạt động càng nâng lên. Do đó, việc tiếp cận các nguồn thông tin kịp thời và chính xác trong các hoạt động là yêu cầu mang tính tất yếu và cấp thiết.

 Đối với hoạt động dạy và học trong các nhà trường, thông tin cũng có vai trò đặc biệt quan trọng; bởi “dạy - học” là một quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học, trong đó người dạy giữ vai trò định hướng, dẫn dắt, truyền đạt thông tin, tri thức, còn người học tích cực, chủ động để chiếm lĩnh thông tin, tri thức; nhà trường cần có được thông tin để đề ra chủ trương, kế hoạch chiến lược, kế hoạch ngắn hạn; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường; còn thầy cô giáo cần thông tin để phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục (lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn các thông tin bổ sung khi soạn bài, phương pháp kiểm tra đánh giá hoặc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới ); nhà trường thường xuyên tiếp nhận và xử lý thông tin từ chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước; ý kiến chỉ đạo của cấp trên; các yếu tố môi trường xung quanh, ý kiến của phụ huynh và của học sinh và sự phối hợp của các đơn vị, địa phương, ; trên cơ sở đó để thực hiện các hoạt động dạy-học; giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất; đồng thời, nhờ có sự thông tin tác động qua lại với nhau trong hoạt động sẽ giúp quá trình điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục hiêu quả hơn. Vì vậy, việc thu thập, xử lý, đánh giá, sử dụng thông tin có hiệu quả là một trong những yêu cầu tất yếu của hoạt động giảng dạy nói riêng và hoạt động trong nhà trường nói chung.

 

doc 21 trang thuychi01 69253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động chung của trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VÀ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA TRƯỜNG THPT BẮC SƠN, 
HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA”
Người thực hiện: Trần Doãn Cương
Chức vụ: TKHĐ, TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Khác.
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội Dung
Trang
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài:
2
1.2
Mục đích nghiên cứu:
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu:
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu:
3
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Vai trò thông tin trong hoạt động của nhà trường
5
2.3
Các loại thông tin và nguồn, kênh thông tin liên quan phục vụ hoạt động của nhà trường
6
2.4
Thực trạng thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động nhà trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc
7
2.5
Giải pháp nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động nhà trường ở Trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc
12
2.5.1
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức và kỹ năng thu thập, xử lý thông tin cho các thành viên nhà trường về tầm quan trọng của thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn trong nhà trường
12
2.5.2
Giải pháp 2: Đảm bảo quy trình và kỹ năng thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động nhà trường
13
2.5.3
Giải pháp 2: Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý
15
2.5.4
Giải pháp 4: Tạo điều kiện về nguồn kinh phí, xây dựng tốt cơ sở vật chất phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin và làm tốt công tác thi đua khen thưởng
16
2.6
Hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp
16
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức, thông tin ngày càng trở thành những nhu cầu hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược “đi tắt, đón đầu” của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Chính vì vậy, thông tin cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động trong các đơn vị nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin càng phong phú và đa dạng, trình độ xử lý thông tin càng cao, thì hiệu quả hoạt động càng nâng lên. Do đó, việc tiếp cận các nguồn thông tin kịp thời và chính xác trong các hoạt động là yêu cầu mang tính tất yếu và cấp thiết. 
 Đối với hoạt động dạy và học trong các nhà trường, thông tin cũng có vai trò đặc biệt quan trọng; bởi “dạy - học” là một quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học, trong đó người dạy giữ vai trò định hướng, dẫn dắt, truyền đạt thông tin, tri thức, còn người học tích cực, chủ động để chiếm lĩnh thông tin, tri thức; nhà trường cần có được thông tin để đề ra chủ trương, kế hoạch chiến lược, kế hoạch ngắn hạn; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường; còn thầy cô giáo cần thông tin để phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục (lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn các thông tin bổ sung khi soạn bài, phương pháp kiểm tra đánh giá hoặc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới); nhà trường thường xuyên tiếp nhận và xử lý thông tin từ chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước; ý kiến chỉ đạo của cấp trên; các yếu tố môi trường xung quanh, ý kiến của phụ huynh và của học sinh và sự phối hợp của các đơn vị, địa phương,; trên cơ sở đó để thực hiện các hoạt động dạy-học; giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất; đồng thời, nhờ có sự thông tin tác động qua lại với nhau trong hoạt động sẽ giúp quá trình điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục hiêu quả hơn. Vì vậy, việc thu thập, xử lý, đánh giá, sử dụng thông tin có hiệu quả là một trong những yêu cầu tất yếu của hoạt động giảng dạy nói riêng và hoạt động trong nhà trường nói chung.
Bản thân tôi là một giáo viên Trường THPT Bắc Sơn, được phân công nhiệm vụ thư ký hội đồng nhà trường, TTCM - đây là những vị trí góp phần quan trọng vào quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn của nhà trường. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ các năm học vừa qua tôi đã vận dụng các biện pháp, giải pháp nhằm thực thiện tốt nhiệm vụ được giao trong hoạt động của người Thư ký HĐ nhà trường. Tôi xin được nêu một số giải pháp, biện pháp đã thực hiện hiệu quả tại nhà trường THPT Bắc Sơn để đồng nghiệp tham khảo qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động chung của Trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	- Bổ sung thêm cho các bộ phận phụ trách, thành viên nhà trường kiến thức, tầm quan trọng của công tác xử lý thông tin trong nhà trường, nắm được thêm các kiến thức, kỹ năng trong công tác thu thập và xử lý thông tin; biết được nguyên nhân và hậu quả của việc thu tập và xử lý không tốt các thông tin gây ra. 
	- Góp phần giúp hoạt động nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của ngành, của địa phương giao cho. Đưa vị thế nhà trường ngày một đi lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng trong công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động nhà trường, nguyên nhân, hậu quả của việc thu tập và xử lý không tốt các thông tin gây ra.
	- Các giải pháp thực hiện thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Là người thực hiện trực tiếp và phối hợp với các bộ phận, đoàn thể để thực hiện các nội dung liên quan đến công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động và qua các năm học vừa qua.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê, phân tích số liệu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc thông qua hoạt động nhà trường theo các kế hoạch đã đề ra.
	- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng Internet để có cơ sở đề xuất thực hiện các giải pháp.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm nguồn thông tin.
Thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. [1]
2.1.2. Khái niệm thu thập thông tin.
Thu thập thông tin là quá trình trao đổi, thu nhận những thông điệp hữu ích cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông tin. 
Quá trình thu thập thông tin theo ba cấp độ khác nhau: Thông tin giữa các cá nhân, thông tin trong nhóm, thông tin tổ chức. Mỗi cấp độ có những vấn đề thông tin khác nhau và mức độ thất thoát của thông tin cũng khác nhau. [2]	
2.1.3. Khái niệm xử lý thông tin.	
Xử lý thông tin là quá trình giải mã, lựa chọn, tiếp nhận và sử dụng các thông điệp thu được phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình. [3]
Trong đơn vị trường học, sự truyền đạt các thông điệp, tin tức có liên quan đến hệ thống quản lý có thể là các văn bản chỉ đạo cụ thể để thực hiện nhiệm vụ năm học như công văn hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục của Sở GD&ĐT, của UBND huyện, tỉnh đối với nhà trường, các hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, các quyết định phân công nhiệm vụ cho các ban chuyên môn, tổ chuyên môn, bộ môn của hiệu trưởng nhà trường, các kế hoạch thực hiện các công việc của các ban, bộ phận; các báo cáo của các đoàn thể, tổ chức, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lên ban giám hiệu; hoặc cũng có thể mệnh lệnh, thông báo miệng của Hiệu trưởng đến các bộ phận, các ban, các thầy cô giáo, đến học sinh và các báo cáo phản hồi miệng theo chiều ngược lại Trong quá trình thông tin tác động qua lại hai chiều thì đều có sự tiếp nhận (đọc, nghe) để từ đó sẽ xử lý thông tin và báo cáo kết quả ngược lại. Tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy-học của nhà trường.
2.2. Vai trò thông tin trong hoạt động của nhà trường.
2.2.1. Thông tin vừa là đối tượng, vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là hình thức thể hiện sản phẩm của lao động các hoạt động nhà trường nói chung; hoạt động các bộ phận nói riêng. 
Trong hoạt động nhà trường, khi đưa ra các chủ trương, chiến lược, kế hoạch hoạt động hoặc tổ chức thực hiện một hoạt động nào đó phải thực hiện các khâu như: dự báo, kế hoạch thực hiện, cách thức tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh, kiểm tra, giám sát và đánh giá, trong đó trước hết đều đều phải thu thập, xử lý thông tin. Các dữ liệu thông tin như báo cáo, chỉ thị, dữ liệu thực tế... được coi như đối tượng mà người cán bộ phải xử lý hàng ngày. Đây chính là nguyên liệu đầu vào mà tất cả nhà lãnh đạo nhà trường, các bộ phận và giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt kết quả cao nhất đáp ứng yêu cầu của xã hội. 
Cụ thể: thông tin có được giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đề ra chủ trương, kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đơn vị; chỉ đạo hiệu quả các nội dung hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, bộ phận; thông tin có được giúp giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, bổ sung thông tin mới, thực tế vào nội dung bài dạy .
Chính vì vậy, thông tin ví như hệ thống tuần hoàn, hệ thống thần kinh của công tác lãnh đạo, quản lý trong hoạt động nhà trường.
2.2.2. Thông tin gắn liền với hiệu quả điều hành và kết quả thực hiện. 
	Thông tin là chất keo đặc biệt gắn kết các bộ phận của tổ chức lại với nhau; là yếu tố cơ bản giúp duy trì sự thống nhất giữa mục đích và hành động của tổ chức. Bất cứ một hoạt động nào muốn thực hiện đều phải sử dụng thông tin như một phương tiện, một công cụ để chỉ đạo, điều chỉnh, kiểm tra, giám sát nhằm đưa kết quả hoạt động đạt mức cao nhất.
2.2.3. Thông tin có giá trị ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào kết quả hoạt động của nhà trường. 
Trong thời đại thông tin hiện nay, giá trị của các thông tin ngày càng tăng cao. Người lãnh đạo, quản lý biết trước, biết được nhiều nguồn thông tin sẽ để ra được các giải pháp đúng đắn, sát với tình hình thực tế trong điều hành hoạt động nhà trường. Người giáo viên nắm được nhiều thông tin sẽ giúp thích ứng và điều chỉnh được việc giảng dạy, nâng cao trình độ bản thân. Tất cả các điều này sẽ giúp hoạt động nhà trường đạt hiệu quả cao; vị thế, uy tín của nhà trường được nâng lên; phụ huynh và học sinh tin tưởng khi vào học tại nhà trường. 
2.3. Các loại thông tin và nguồn, kênh thông tin liên quan phục vụ hoạt động của nhà trường.
2.3.1. Các loại thông tin cần thu thập, xử lý phục vụ hoạt động nhà trường. 
- Thông tin lý luận chung: học thuyết, quan điểm, trào lưu chính trị
- Thông tin pháp lý: đường lối, chiến lược, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
- Thông tin về tình hình kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội của địa phương, huyện, tỉnh có liên quan đến giáo dục như: các chiến lược phát triển giáo dục của huyện, tỉnh, quy hoạch phát triển ngành nghề, nguồn nhân lực .
- Thông tin về việc triển khai, thực hiện công việc theo quyết định đã phân công do các đoàn thể, các ban, các tổ chuyên môn và của giáo viên báo cáo lên về kết quả thực hiện công việc được giao, những nảy sinh cần điều chỉnh, có ý kiến chỉ đạo ban giám hiệu.
- Thông tin về các yêu cầu, nguyện vọng, đề đạt của đoàn thể, tổ chức, tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh và nhân dân cần xem xét, giải quyết.
- Thông tin từ các dư luận xã hội, địa phương, cấp trên đánh giá về hoạt động của nhà trường.
2.3.2. Những nguồn, kênh thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý của nhà trường.
- Kênh thông tin từ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên vừa ban hành hoặc văn bản đã ban hành vẫn còn hiệu lực pháp lý.
- Các văn bản có tính pháp lý hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin của nhà nước, nghành giáo dục
+ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ban hành ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
+ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
+ Luật số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 về Luật lưu trữ.
+ Công văn số 2959/BNV-VTLTNN ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai thi hành Luật Lưu trữ.
+ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ.
+ Hướng dẫn số 822/HD-VTLTNN ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng.
+ Thông tư số 01/TT-BNV ngày 01/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thể thức trình bày văn bản.
- Kênh thông tin từ số liệu báo cáo như: Các báo cáo tình hình thực hiện công việc được giao từ các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, các giáo viên. Số liệu báo cáo chất lượng đầu vào, đầu ra của nhà trường 
- Kênh thông tin từ các cơ quan có liên quan như: phòng giáo dục, các phòng ban khác trong cơ quan ủy ban huyện, các địa phương cùng phối hợp giải quyết công việc chung liên quan đến công tác giáo dục.
- Kênh thông tin từ các cuộc họp, giao ban như: Các thông tin từ phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh; các thông tin đề xuất đề đạt của cán bộ giáo viên trong các cuộc họp nhà trường.
- Kênh thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh...
- Kênh thông tin phản ánh qua điện thoại, đơn thư, thư điện tử, hộp thư góp ý của nhà trường...
2.4. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động nhà trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc.
2.4.1. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị trường THPT Bắc Sơn.
2.4.1.1. Tình hình chung: 
	Trường THPT Bắc Sơn, huyện Ngọc Lặc là trường THPT công lập trực thuộc quản lý của Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Thành lập vào ngày 26/5/2006 theo Quyết định số 1472 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Trường THPT Bắc Sơn được thành lập đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục của huyện trong tình hình mới. Nằm trên địa bàn vùng miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song các thầy, cô giáo và học sinh nhà trường không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đáng kể vào sự nghiệp trồng người của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
2.4.1.2. Nhiệm vụ của nhà trường thực hiện theo điều lệ nhà trường THPT.
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục khác đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục
- Quản lí CB, GV, nhân viên và học sinh theo quy định của pháp luật.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.4.1.3. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường.
- Chi bộ: Tổng số đảng viên: 26 đồng chí; Cấp ủy: 03 đồng chí.
- Ban Giám hiệu: Gồm 02 đồng chí.
- Công Đoàn nhà trường: Tổng số công đoàn viên: 42 đồng chí, với 5 tổ công đoàn; Ban chấp hành công đoàn gồm 05 đồng chí.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường: Số lượng 17 chi đoàn học sinh; 01 chi đoàn giáo viên; Ban Chấp hành Đoàn trường: 15 đồng chí; Ban Thường vụ Đoàn trường: 05 đồng chí.
- Tổ chuyên môn: 05 tổ (Tổ Toán - Tin; Tổ Lí - Công nghệ; Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ: Tổ Văn - Địa - GDCD; Tổ Sử - Ngoại ngữ - TDQPAN).
- Tổ hành chính - Văn phòng: Gồm 6 người. Trong đó có 01 đồng chí phụ trách công tác văn thư, lưu trữ.
- Hội đồng trường: Gồm có 11 đồng chí.
- Các ban gồm có: Ban Chuyên môn; Ban cơ sở vật chất; Ban Lao động và hướng nghiệp; Ban Nề nếp; Ban nữ công; Ban nội trú.
- Cơ cấu học sinh dân tộc thiểu số gần 93%; Học sinh nữ gần 51%.
2.4.2. Kết quả đạt được của đơn vị trường THPT Bắc Sơn trong hoạt động thu thập và xử lý thông tin.
	Hoạt động thu thập và xử lý thông tin giúp nhà trường có các định hướng chiến lược dài hạn, ngắn hạn phù hợp với sự phát triển và thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua hoạt động thu thập, xử lý thông tin của nhà trường đã đạt được những kết quả sau:
- Các thông tin thu thập được đa dạng hóa thông qua nhiều kênh và nguồn khác nhau; trong đó bộ phận văn phòng, thư ký hội đồng giáo dục thường là một trong những nơi có khả năng tập hợp và cung cấp thông tin nhiều nhất cho cán bộ lãnh đạo quản lý và giáo viên của trường ví dụ như: văn bản, kế hoạch, quyết định, thông tin dư luận; chỉ đạo của cấp trên, báo cáo của cấp dưới; phản ánh của phụ huynh, học sinh...; từ đó, giúp cán bộ chủ chốt và giáo viên có được các thông tin phục vụ cho hoạt động chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy-học.
- Việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm các bộ phận trực tiếp thu thập và xử lý thông tin tương đối rõ ràng, trong đó:
+ Những nguồn thông tin do bộ phận văn phòng nhà trường phụ trách, bao gồm: công văn đi và đến; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên vừa ban hành hoặc văn bản đã ban hành vẫn còn hiệu lực pháp lý, hồ sơ công việc, tài liệu của đơn vị và tài liệu lưu trữ trong kho lưu trữ của nhà trường; thông tin qua báo, tạp chí, các ấn phẩm định kỳ. Thu thập thông tin qua các buổi họp, qua điện thoại, qua hộp thư góp ý, trao đổi trực tiếp với người có thông tin. Thu thập thông tin qua mạng nội bộ của đơn vị và mạng Internet.
Qua khảo sát thực tế tại đơn vị, tôi thấy rằng hình thức thu thập thông tin qua các văn bản sử dụng nhiều và thường xuyên nhất. Do văn bản chính là công cụ của quản lý, được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan đơn vị với nhau. Các văn bản có nội dung rõ ràng, mạch lạc mang lại những thông tin chất lượng, có độ tin cậy cao, thông tin cụ thể, dễ tiếp cận cho nhà quản lý. Các văn bản sau khi giải quyết công việc có thể lập thành hồ sơ, lưu giữ lại phục vụ cho những nhu cầu sử dụng thông tin tiếp sau.
+ Những nguồn thông tin do thư ký hội đồng và các bộ phận khác của nhà trường phụ trách: Bao gồm các nội dung về số liệu tổng hợp như: Chất lượng đầu vào, đầu ra trong quá trình giáo dục; tỉ lệ giới tính, dân tộc, độ tuổi của học sinh, cán bộ, nhân viên nhà trường; trình độ của của cán bộ, giáo viên, tỉ lệ đạt chuẩn về trình độ,  
+ Những nguồn thông tin do ban công nghệ thông tin nhà trường phụ trách: Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị trong quá trình đẩy mạnh tin học hoá quản lý nhà trường. Ban CNTT nhà trường đã được thành lập và đã hỗ trợ cho nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của các cán bộ, giáo viên được thuận lợi và hiệu quả hơn. Mạng thông tin nội bộ của nhà trường thường xuyên cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của nhà trường  và đồng thời các công cụ hỗ trợ tìm kiếm văn bản giúp các cán bộ tra tìm văn bản nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, mạng nội bộ nhà trường còn được liên kết với các trang thông tin của các cơ quan cấp trên như Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc, UBND Tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc  tổ chức có liên quan, như vậy, từ mạng thông tin nội bộ đang được sử dụng, các cán bộ có thể nhanh chóng liên kết với các trang điện tử của các cơ quan khác để tim kiếm thêm thông tin khi cần thiết cần thiết.
- Chất lượng các nguồn thông tin ngày càng được nâng lên (độ tin cậy cao; kịp thời). 
- Việc xử lý th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_thu_thap_va_x.doc