SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học Quảng Thành

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học Quảng Thành

Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Đại hội của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcViệt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế. Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá.

Trong xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cấp ngành cần phải tự vận động đổi mới mình để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của xã hội, của cộng đồng thế giới. Sự đổi mới đó đã được cụ thể hóa bằng các nghị quyết trung ương Đảng. Tại nghị quyết TW2- Khoá VIII của Đảng, Giáo dục & đào tạo đã và đang được Đảng và Nhà nước xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sự thành bại của Giáo dục - Đào tạo có ý nghĩa quyết định sự phát triển hay tụt hậu của đất nước. Bước sang thế kỷ XXI hành trang quan trọng nhất của mỗi quốc gia là chiến lược giáo dục - đào tạo con người,là tiềm năng trí tuệ con người". Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã giao cho Bộ GD&ĐT chủ động xây dựng chương trình, đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam. Nội dung đầu tiên được Bộ GD& ĐT thực hiện đó là: đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Trong đó có dự án phát triển giáo viên tiểu học và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, cuộc vận động “ Hai không ” với bốn nội dung, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng giáo dục của các bậc học đã chuyển biến tích cực, được xã hội công nhận và toàn dân ủng hộ. Với quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới sao cho phù hợp với quy luật phát triển của đất nước và thu hẹp khoảng cách với giáo dục quốc tế.

Tuy nhiên chất lượng một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới Giáo dục hiện nay. Còn giáo viên không đủ năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để tham gia giảng dạy và giáo dục học sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có vấn đề về hiệu quả hoạt động của tổ khối chuyên môn trong các trường Tiểu học. Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học, về đổi mới nội dung chương trình . một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh họat chuyên môn tổ khối. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như: tổ khối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy . mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “đối phó ” hoặc bàn về các sự việc khác .

 

doc 18 trang thuychi01 6972
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học Quảng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Đại hội của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcViệt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế. Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá.
Trong xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cấp ngành cần phải tự vận động đổi mới mình để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của xã hội, của cộng đồng thế giới. Sự đổi mới đó đã được cụ thể hóa bằng các nghị quyết trung ương Đảng. Tại nghị quyết TW2- Khoá VIII của Đảng, Giáo dục & đào tạo đã và đang được Đảng và Nhà nước xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sự thành bại của Giáo dục - Đào tạo có ý nghĩa quyết định sự phát triển hay tụt hậu của đất nước. Bước sang thế kỷ XXI hành trang quan trọng nhất của mỗi quốc gia là chiến lược giáo dục - đào tạo con người,là tiềm năng trí tuệ con người". Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã giao cho Bộ GD&ĐT chủ động xây dựng chương trình, đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam. Nội dung đầu tiên được Bộ GD& ĐT thực hiện đó là: đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Trong đó có dự án phát triển giáo viên tiểu học và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, cuộc vận động “ Hai không ” với bốn nội dung, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng giáo dục của các bậc học đã chuyển biến tích cực, được xã hội công nhận và toàn dân ủng hộ. Với quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới sao cho phù hợp với quy luật phát triển của đất nước và thu hẹp khoảng cách với giáo dục quốc tế. 
Tuy nhiên chất lượng một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới Giáo dục hiện nay. Còn giáo viên không đủ năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để tham gia giảng dạy và giáo dục học sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có vấn đề về hiệu quả hoạt động của tổ khối chuyên môn trong các trường Tiểu học. Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học, về đổi mới nội dung chương trình ... một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh họat chuyên môn tổ khối. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như: tổ khối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy ... mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “đối phó ” hoặc bàn về các sự việc khác .
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ không có hiệu quả nếu phó hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say mê chuyên môn chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng lực quản lý của đội ngũ tổ khối trưởng còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng nhận thức được mối liên quan chặt chẽ các hoạt động của tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy ... Nhưng không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả và duy trì thành nề nếp là một công việc rất khó, đòi hỏi ban giám hiệu phải nhiệt tình và có quyết tâm gây dựng.
Xuất phát từ những lý do trên,là một cán bộ quản lý của đơn vị trường, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải có những biện pháp quản lý chuyên môn như thế nào để chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường nâng cao hơn để nhà trường duy trì được kết quả trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và từng bước xây dựng nhà trường đạt chuẩn mức độ II trong năm gần nhất.
 	Tôi không ngừng đầu tư suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tìm hiểu qua nhiều tài liệu, bạn bè, đồng nghiệp...và hiểu rằng: Chất lượng giáo dục trong nhà trường được quyết định bởi giáo viên. Để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy giáo dục thì cần sự hướng dẫn giúp đỡ kiểm tra của tổ chuyên môn dưới sự trợ giúp của BGH. Muốn quản lý tốt công tác chuyên môn trong nhà trường Tiểu học cần phải đổi mới công tác quản lý chuyên môn mà tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp.Tìm giải pháp mới giúp cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức tăng hiệu quả công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong năm học. Do vậy, bản thân đã nảy ra những ý tưởng để từng bước làm thay đổi ít nhiều hiện trạng.Tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học Quảng Thành”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động chuyên môn của các tổ khối để tìm ra một số biện pháp xây dựng tập thể tổ khối chuyên môn vững mạnh góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục. toàn diện học sinh Tiểu học nói chung và nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Quảng Thành nói riêng. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Tổ chuyên môn 1,2+3, 4+5 và tổ đặc thù Trường Tiểu học Quảng Thành – Thành phố Thanh Hóa.
Tìm các giải pháp đổi mới, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm nghiên cứu đề tài:"Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học Quảng Thành”.Đã thay đổi được tư duy của những người điều hành công tác sinh hoạt 
chuyên môn.Thay đổi được nhận thức,cách nghĩ, cách vận dụng vào thực tiễn của những người trực tiếp làm công tác giảng dạy. Trong đó điểm nổi bật là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. Những biện pháp được đưa ra thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp với mỗi giáo viên, mỗi tổ khối và sát với thực tế. Khi áp dụng các biện pháp đó, mỗi giáo viên cảm thấy thoải mái, tự tin hứng thú khi tham gia sinh hoạt chuyên môn. Từ đó, mỗi giáo viên đã tự học hỏi và nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo viên tiểu học và tổ khối chuyên môn ở tiểu học.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Như vậy muốn mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực thì người giáo viên Tiểu học luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục tiểu học điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ là được học.
Người giáo viên có một chức năng cực kì quan trọng: đó là chức năng truyền đạt thông tin, kiến thức. Trong bối cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ khối lượng kiến thức con người ngày một gia tăng, các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển mạnh mẽ, người giáo viên cần biết tổ chức hướng dẫn để học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phân tích, lựa chọn tri thức thông tin để nâng cao hiểu biết.
Chính vì vậy người giáo viên tiểu học là người thầy tổng thể. Mặt khác cũng có thể nói rằng người giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường tiểu học, cho xã hội tổ chức quá trình phát triển của trẻ.
Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường giáo dục.
Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực tiếp quản lí giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh. Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đã qui định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh.
2.1.2. Tổ chức và nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: 
* Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học: Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)
* Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.
* Thực hiện kiểm tra chuyên đề về kế hoạch bài học, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh)
* Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên - học sinh trong tổ.
* Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ hai tuần một lần (vào chiều thứ 6).
* Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
* Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .
* Đề xuất, tham mưu với Ban giám hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ khối phân công.
* Động viên các giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.
2.1.3. Người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn.
- Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau (phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn,...) nhưng họ đều có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ kế hoạch năm học. Cái chung đó chính là cơ sở của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại.
- Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự giáo dục tập thể của giáo viên; chính vì vậy chất lượng học sinh không những tuỳ thuộc tinh thần trách nhiệm và năng lực của từng giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp giáo dục của các giáo viên.
Giáo viên
Học sinh
Tập thể giáo viên
Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng, nhiều thành viên trong tổ tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân. Sinh hoạt trong tập thể tổ chuyên môn là điều kiện để giáo viên phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với nhau về nhận thức và hành động.
Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, người giáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết là hoạt động tổ chuyên môn, công tác chủ nhiệm.
2.1.4. Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh.
- Đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh trong tập thể.
- Nắm vững và thực hiện tốt, quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của nhà nước, nội qui của nhà trường.
- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ giáo viên phấn đấu trở thành những con người mới, những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2.2. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở Trường Tiểu học Quảng Thành.
2.2.1. Tình hình nhà trường.
Trường Tiểu học Quảng Thành là một phường nằm ở phía Đông Nam Thành phố Thanh Hoá. Địa bàn dân cư rộng, dân số đông. Dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp và buôn bán tự do. Những năm gần đây phụ huynh đã thực sự chăm lo về việc học hành của con em mình. Bên cạnh đó lại được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương ưu tiên đầu tư nhiều cho giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày một khang trang. Nhà trường có đầy đủ các phòng đảm bảo học hai buổi/ngày, khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp, sân chơi của học sinh rộng rãi thoáng mát nên chất lượng dạy và học ngày một tốt hơn.
Năm học 2017 - 2018 nhà trường có 24 lớp với 796 học sinh; 3 cán bộ quản lý, 25 giáo viên; và 3 nhân viên hành chính. Được chia làm 3 tổ chuyên môn. 
Trình độ và nhiệm vụ của giáo viên trong mỗi tổ khối chuyên môn như sau:
- Tổ chuyên môn khối 1,2,3.
Số
TT
Họ và tên
Năm sinh
Trình độ
đào tạo
Nhiệm vụ được giao
1
Nguyễn Thị Thắm
1973
Đại học
CN lớp 1A
2
Đặng Thị Luận
1976
Cao đẳng
Tổ phó tổ 1,2,3 và CN lớp 1B
3
Bùi Thị Văn
1973
Đại học
CN lớp 1C
4
Trương Thị Lương
1964
Đại học
CN lớp 1D
5
Tống Thị Nga
1973
Đại học
CN lớp 1E
6
Phạm Thị Liên
1976
Đại học
CN lớp 2A
7
Hoàng Thị Tuấn
1968
Đại học
Tổ trưởng tổ 1,2,3 và CN lớp 2B
8
Nguyễn Thị Chinh
1991
Đại học
CN lớp 2C
9
Lê Thị Khương
1966
Đại học
CNlớp 2D
10
Khiếu Thị Lý
1971
Đại học
CN lớp 3A
11
Lê Thị Điệp
1977
Đại học
CN lớp 3B
12
Lê Thị Quyên
1987
Đại học
CN lớp 3C
13
Trịnh Thị Diệp
1986
Đại học
CN lớp 3D
14
Nguyễn Thị Hạnh
1986
Đại học
CN lớp 3E
Tổ chuyên môn khối 4,5 và các môn đặc thù.
Số
TT
Họ và tên
Năm sinh 
Trình độ
đào tạo
Nhiệm vụ được giao
1
Lê Thị Hoa
1974
Đại học
Tổ trưởng tổ 4,5 và CN lớp 4A
2
Lê Phương Thảo
1974
Đại học
CN lớp 4B
3
Trần Thị Tân
1971
Đại học
CN lớp 4C
4
Lê Văn Minh
1971
Đại học
CN lớp 5A
5
Nguyễn Thị Diễn
1977
Đại học
Tổ phó tổ 4,5 và CN lớp 5B
6
Lê Thị Thu Hà
1973
Đại học
CN lớp 5C
7
Lê Thị Thu Hằng
1975
Đại học
Tổ trưởng tổ đặc thù và Dạy TAnh K2 và 3 lớp K1
8
Lê Thị Sử
1976
Đại học
Dạy TAnh K1 và K5
9
Trịnh Thị Hương
1986
Đại học
Dạy TAnh K3 và K4
10
Hồ Thị Sen
1988
Cao đẳng
Dạy Âm nhạc
11
Lê Thị Hinh
1963
Cao đẳng
Dạy Âm nhạc
12
Trần Thị Thu Hà
1987
Đại học
Dạy Mĩ thuật
* Thuận lợi:
- Trang thiết bị dạy và học được nhà trường đầu tư mua sắm tương đối đảm bảo.
- Trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn trở lên: 100%; 22 đ/c là Đảng viên. Phần lớn giáo viên trẻ, khoẻ, kinh tế gia đình ổn định tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác.
- Hầu hết giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
- Trong năm học 2017- 2018 vấn đề tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhà trường cũng đã duy trì sinh hoạt 2 tuần 1lần, nội dung phong phú, đa dạng. 
* Khó khăn:
- Tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học trong một bộ phận giáo viên còn chậm, một vài giáo viên còn hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn. Vẫn còn tình trạng giáo viên dự sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức, không chú trọng học hỏi trao đổi.
- Giáo viên còn nể nang trọng nhận xét giờ dự, ngại đấu tranh phê bình trong chuyên môn. Không thẳn thắng nhận ra thiếu sót của mình và góp ý cho đồng nghiệp, sợ những góp ý của mình làm mất lòng đồng nghiệp, gây tổn hại đến tình cảm cá nhân.
- Nội dung sinh hoạt đôi khi chưa có chất lượng, phong cách làm việc của tổ khối trưởng chuyên môn chưa thật sự khoa học.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên còn thiếu về số lượng, không đồng bộ.
- Nhiều giáo viên còn coi nhẹ công tác bồi dưỡng chuyên môn của tổ khối, chưa nắm được vị trí, chức trách nhiệm vụ của giáo viên trong tổ khối chuyên môn.
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng tổ khối chuyên môn.
- Một số CBGV chưa phát huy hết tinh thần tập thể, còn thiếu trách nhiệm xây dựng cái chung. Biết nhưng không chịu có ý kiến. Mạnh ai người nấy làm dẫn tới mỗi người một ý, không thống nhất, không tìm được tiếng nói chung. Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh.
- Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt.
- Vai trò, trách nhiệm chưa cao của chính tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung chưa chu đáo. Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt. Năng lực điều hành, chỉ đạo của tổ khối trưởng chưa tốt.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ khối chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyên môn, nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn chưa phát huy được sức sáng tạo của giáo viên, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức còn nhiều hạn chế. 
- Giáo viên khi tham gia sinh hoạt chuyên môn chưa hăng hái, ít sáng tạo, ngại trao đổi thẳng thắn với đồng nghiệp vì sợ mất lòng.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỔ TRƯỞNG
( Thời điểm tháng 9/2017)
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số
Mức độ đạt được
Lý do khác
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
1
Năng lực tổ chức sinh hoạt chuyên môn
3
0
2
1
0
0
2
Kỹ năng đọc hiểu văn bản
3
0
1
2
0
0
3
Năng lực kiểm tra giáo viên
3
0
1
2
0
0
4
Khả năng hoàn thiện hồ sơ
3
0
2
1
0
0
5
Năng lực tổng hợp báo cáo
3
0
0
3
0
0
2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở nhà trường.
2.3.1. Lựa chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với Hiệu trưởng để chọn ra được những tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, giáo viên có năng lực quản lý được chọn làm tổ trưởng phải đảm bảo tiêu chuẩn:
- Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế hoạch.
- Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh.
- Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường TH, Nhà trường còn căn cứ vào kết quả giảng dạy, các kỳ thi GV giỏi các cấp để làm cơ sở bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Trên cơ sở đó trường tôi đã chọn được 3 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_to.doc