SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình GDTX tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình GDTX tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

 Quản lý nói chung được gọi là một "nghề " thì quả là một "nghề " khó. Quản lý giáo dục, với đặc thù và tính xã hội rộng lớn mà sản phẩm là CON NGƯỜI nên đã là rất khó thì quản lý giáo dục thường xuyên (GDTX) với những đặc trưng riêng của ngành học lại càng khó hơn.

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, với hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo với vị trí "là quốc sách hàng đầu" đã và đang tích cực đổi mới, chủ động phấn đấu để hoàn thiện nền giáo dục nước nhà với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông trong đó có GDTX những năm qua, tiếp tục đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập thế giới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh.

 Nói GDTX "còn khó hơn" là bởi vì, bản thân GDTX theo Luật giáo dục 2005 đã là một hệ thống giáo dục xuyên suốt các cấp học, bậc học (từ mẫu giáo đến đại học và cả thạc sĩ, tiến sĩ) bao gồm cả các chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) và các chương trình giáo dục nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mặt khác, về tổ chức, biên chế và hoạt động của GDTX lại theo cơ chế "mở" nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu học tập của mọi đối tượng: Những người muốn học, những người cần học và cả những người phải học vì công việc.Nói cách khác, quản lý GDTX là quản lý một ngành học có tính độc lập tương đối, đòi hỏi tính chủ động, năng động, sáng tạo cao của mỗi người cán bộ quản lý và cả bộ máy quản lý của một cơ sở giáo dục.

 

doc 16 trang thuychi01 4751
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình GDTX tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TRIỂN KHAI NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH GDTX TẠI HUYỆN
THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
 Quản lý nói chung được gọi là một "nghề " thì quả là một "nghề " khó. Quản lý giáo dục, với đặc thù và tính xã hội rộng lớn mà sản phẩm là CON NGƯỜI nên đã là rất khó thì quản lý giáo dục thường xuyên (GDTX) với những đặc trưng riêng của ngành học lại càng khó hơn.
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, với hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo với vị trí "là quốc sách hàng đầu" đã và đang tích cực đổi mới, chủ động phấn đấu để hoàn thiện nền giáo dục nước nhà với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông trong đó có GDTX những năm qua, tiếp tục đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập thế giới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh.
 Nói GDTX "còn khó hơn" là bởi vì, bản thân GDTX theo Luật giáo dục 2005 đã là một hệ thống giáo dục xuyên suốt các cấp học, bậc học (từ	 mẫu giáo đến đại học và cả thạc sĩ, tiến sĩ) bao gồm cả các chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) và các chương trình giáo dục nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mặt khác, về tổ chức, biên chế và hoạt động của GDTX lại theo cơ chế "mở" nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu học tập của mọi đối tượng: Những người muốn học, những người cần học và cả những người phải học vì công việc.Nói cách khác, quản lý GDTX là quản lý một ngành học có tính độc lập tương đối, đòi hỏi tính chủ động, năng động, sáng tạo cao của mỗi người cán bộ quản lý và cả bộ máy quản lý của một cơ sở giáo dục.
 Nâng cao chất lượng là mục tiêu, là đích cuối cùng; Đổi mới toàn diện để có các điều kiện cần, đủ tối thiểu vật chất và tạo được động lực tinh thần cho đội ngũ nhà giáo, những người làm giáo dục đẩy mạnh phong trào thi đua "hai tốt" thì đổi mới quản lý từ quản lý nhà nước đến từng cơ sở giáo dục về chất lượng giáo dục là khâu đột phá.
 Với GDTX, trong những năm qua mặc dù đã cố gắng cao nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên còn nhiều hạn chế. Trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thời kỳ kinh tế hội nhập, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhu cầu đòi hỏi chất lượng nguồn lực con người cả về dân trí và năng lực nghề nghiệp. Bản thân GDTX cũng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức trước xu thế xã hội hoá, hậu quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục các cấp, sự thay đổi cơ bản về đối tượng người học. Đồng thời cũng đang đứng trước thời cơ vận hội để thực hiện các đề án mới được Chính phủ và Bộ phê duyệt giai đoạn 2012-2020. Vấn đề đặt ra là liệu GDTX có đổi mới hoạt động, đón kịp thời cơ đến hay không ?
 Thường Xuân là một huyện miền núi, biên giới giáp với Lào nơi hội tụ của trên 3 dân tộc anh em Thái, Kinh, Mường, Có 16 xã và một thị trấn. Mỗi xã, Thị trấn có một trung tâm học tập cộng đồng hoạt động và có một Trung tâm GDTX đóng trên địa bàn Trung tâm của huyện . Bởi vậy, sự hiện diện, đóng góp của Trung tâm GDTX huyện có ý nghĩa nhất định. Thường Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa nên sự đóng góp tạo nguồn nhân lực cho huyện là hết sức quan trọng . Trong những năm qua, dù còn nhiều vấn đề bất cập về kinh nghiệm hoạt động xã hội và điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn cho hoạt động tại trung GDTX của huyện. Song nhìn chung phong trào xây dựng và tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX đã có nhiều chuyển biến tích cực, vì vậy đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của giáo dục Thanh Hóa song cũng còn hạn chế: đó là việc tổ chức các hoạt động của trung tâm GDTX chưa mang lại hiệu quả cao về quản lý cũng như chất lượng hoạt động. Với các lý do kể trên, tác giả đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình GDTX tại huyện Thường Xuân” để nghiên cứu là từ những nhận thức nêu trên nhằm góp phần giữ vững vai trò, vị trí hoạt động GDTX và mô hình Trung tâm GDTX, đáp ứng được các yêu cầu: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân các dân tộc và tiếp tục duy trì, phát triển vững chắc cho một ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện Thường Xuân nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
 2. Mục đích nghiên cứu: 
 Bản thân tự nghiên cứu các văn bản của Chính phủ, các văn bản của Bộ GD&ĐT, các văn bản của tỉnh, tự nghiên cứu các tài liệu viết về nội dung hoạt động của GDTX, tìm hiểu thực tế về các hoạt động quản lý đang diễn ra tại trung tâm GDTX . Từ đó tìm ra những "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình GDTX tại huyện Thường Xuân nhằm đem lại hiệu quả cao trong hệ thống GDTX. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đối tượng là các cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác tại trung tâm GDTX Thường Xuân, đối tượng là các cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại UBND các xã, là các giáo viên biệt phái , cán bộ, nhân viên đang công tác tại các trung tâm HTCĐ. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 Đọc các tài liệu, sách báo, khai thác trên mạng Internet các nội dung liên quan đến công tác quản lý, các nội dung, chức năng, nhiệm vụ quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâmGDTX. 
 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Sử dụng phương pháp đàm thoại, trao đổi, phỏng vấn, thuyết trình. 
 Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, kiểm tra. 
 Sử dụng phương pháp tự đọc, nghiên cứu tài liệu. 
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo định hướng XHCN dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định con người là nhân tố quyết định, chiến lược con người là chiến lược hàng đầu và giáo dục phải trở thành quốc sách của mọi quốc sách. Đặc biệt, từ những năm đầu tiến hành công cuộc đổi mới Đại hội VI đến nay, Đảng ta liên tục thể hiện quan điểm nhất quán về giáo dục qua các kỳ Đại hội từ Đại hôi thứ VI đến Đại hôi thứ XII của Đảng tập trung là Nghị quyết TW2 khoá VIII và Nghị quyết chuyên đề đánh giá tình hình và kết quả thực hiện NQTW2 (khoá IX-X). Từ Đại hội VII và Hội nghị BCH TW7 (khoá IX), Đảng ta đã phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng cả nước thành một xã hội học tập". Hơn 10 năm qua, cùng với cơ chế, chính sách đầu tư của nhà nước, phong trào đã đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả. 
 Để thực hiện đường lối, các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành Luật giáo dục 2005, sửa đổi Luật 2009 và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung tại kỳ họp lần thứ VI- Quốc hội khoá 12. Chính phủ đã ban hành các quyết định số 89/QĐ- TTg phê duyệt đề án " Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020" , Quyết đinh số 1400/QĐ-TTG về đề án "Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" kế hoạch tổng thể phát triển nhân lực về CNTT đến 2015 định hướng đến 2020. Cùng với các chương trình, mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục các cấp, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và đào tạo nghề, trung cấp, CĐ đến ĐH.
 Trên cơ sở đó, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành các quyết định: Tổ chức và hoạt động của các loại hình trường lớp trong và ngoài công lập cho cả hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Riêng GDTX là:
	+ Quyết định số 01/2007/QĐ.BGD&ĐT ngày 02/01/2007 ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên".
	+ Quyết định số 44/2008/QĐ.BGD&ĐT ngày 30/7/2008 ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp". (TTKTTH.HN)
	+ Quyết định số 07/2002/QĐ.BGD&ĐT ngày 19/3/2002 "Quy định về hình thức tự học có hướng dẫn trong các Trung tâm GDTX".
	+ Quyết định 09/2008/QĐ.BGD&ĐT ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng"sè 31
 tr×nh ®é trung cÊp chuyªn nghiÖp, cao ®aneg vµ ®¹i häco¹t ®éng cña c¸c lo¹i h×nh trêng líp trong vµ ngoµi (TTHTCĐ).
	+ Quyết định số 42/2008/QĐ.BGD&ĐT ngày 28/7/2008 "Về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học".
	+ Quyết định số 30/2008/QĐ.BGD&ĐT ban hành quy định về "Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học"
 Thực hiện theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 23/8/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2020 , trong đó có nhiệm vụ, giải pháp yếu là " Trước hết phải củng cố, nâng cao chất lượng và năng lực của các trung tâm GDTX, trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã và thành phố theo hướng tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo cơ cấu hợp lý giáo viên dạy văn hóa, giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp và thực hànhđể các trung tâm này đủ khả năng thực hiện nội dung GDTX theo quy định của pháp luật", " Đề án xây dựng xã hội học tập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" trong đó có nhiệm vụ, giải pháp " tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương thức hoạt động để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các trung tâm GDTX " Kế hoạch số : 1967/UBND - BCĐ về " Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập về bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức;
 Như vậy, về cơ bản đến nay, ta nhận thấy chưa bao giờ GDTX lại có một hệ thống trung tâm từ tỉnh đến xã, phường về số lượng ban hành các văn bản pháp lý dành cho GDTX lại nhiều đến như vậy. Đồng thời cũng thấy rõ sự bức thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển KT-XH thời kỳ CNH- HĐH và xây dựng một nền kinh tế hội nhập, đặt ra cho GDTX là phải đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng trên các lĩnh vực hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội, của phát triển kinh tế.
 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	 Thường Xuân có diện tích tự nhiên là 1.105,05 km2, là huyện rộng nhất tỉnh Thanh Hóa. Địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn, có các đỉnh núi : Bù Chò ( 1.563m), Bù Rinh ( 1.291m). Có sông Chu, Sông Dát chảy qua. Có đường biên giới với nước Lào ở phía tây huyện. Đất rừng chiếm khoảng 80% diện tích. Dân cư hơn 90.890 người, gồm các dân tộc: Thái, Mường, Kinh, Thổ..., gồm 16 xã và 01 thị trấn. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội theo cơ cấu định hướng đến 2020 là: "Công nghiệp-Nông nghiệp-Ngư nghiệp, dịch vụ thương mại-du lịch- trọng tâm là Dịch vụ - thương mại - du lịch" ( NQĐH Đảng bộ huyện Thường Xuân lần thứ XIX). Có thể nói, các chủ trương, định hướng nêu trên vừa là thời cơ, điều kiện vừa là thách thức đối với việc tổ chức, quản lý hoạt động mô hình Trung tâm GDTX tại huyện Thường Xuân.
 Trung tâm GDTX Thường Xuân với 05 chức năng nhiệm vụ của ngành học, bậc học. Trung tâm xác định để duy trì, phát triển các chương trình GDTX thì sự nổ lực lớn phải là người lãnh đạo làm cơ sở, điều kiện và nền tảng cho phát triển đồng thời thực hiện hoạt động GDTX. Tuy nhiên, hơn 20 năm qua với sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học và công nghệ nhất là công nghệ thông tin. Xu thế hội nhập toàn cầu đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Những chủ trương về xã hội hoá một số lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó có GD&ĐT ban hµnh quyÕt ®Þnh sè 773/Q§.UB ngµy 02/4/2001 vÒ veÞec s¾p xÕp l¹i c¸c Trung t©m KTTHHN>DN trªn ®Þabµn tØnh Qu¶ng NInh. am m.
	Theo hướng đa dạng loại hình trường lớp theo nguyên lý "Nhà nước và nhân dân cùng làm", hệ thống trường chuyên nghiệp được nâng cấp hoạt động theo phương châm đa ngành, đa nghề. Mặt khác là, chương trình quốc gia về phổ cập tiểu học , phổ cập THCS đúng độ tuổi đang ở giai đoạn những năm cuối và đang thực hiện chương trình PCTrH. Đối tượng có nhu cầu nâng cao trình độ văn hoá ngày càng giảm bởi chủ trương phân luồng và hiệu quả của hoạt động Giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề. Thực trạng về hoạt động GDTX của huyện Thường Xuân từ gần 10 năm học nay đã có những thay đổi cơ bản về hoạt động giáo dục cụ thể : 
Năm học
Tổng số học viên
Hướng Nghiệp - DN
Liên kết - đào tạo
Ghi chú
2007-2008
192
392
418
2008-2009
322
342
94
2009-2010
227
414
137
2010-2011
159
797
92
2011-2012
187
470
92
2012-2013
206
1553
60
2013-2014
176
2392
69
2014-2015
190
2396
125
2015- 2016
92
2392
170
 Như trên đã nêu, quản lý là một việc khó nhưng không thể không làm được. Do vậy, phải tự xác định lập trường tư tưởng vững vàng, tiếp tục rèn luyện để có bản lĩnh trước khó khăn, vượt qua thách thức cùng với tập thể lãnh đạo và cán bộ giáo viên, nhân viên trong Trung tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, của người cán bộ quản lý, của người đảng viên.
 Trong khi yêu cầu tuyển dụng người lao động cao hơn nhiều là những lý do có sơ sở và thách thức, đòi hỏi cấp thiết mô hình Trung tâm GDTX phải nhanh chóng đổi mới quản lý, đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên trên cơ sở tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giữ ổn định và nâng chất lượng các hoạt động giáo dục là những điều kiện tiên quyết trong những năm tới để phát triển.
 Trung tâm GDTX Thường Xuân chủ yếu thực hiện nhiệm vụ dạy chương trình GDTX cấp THPT. Việc thực hiện các chương trình giáo dục khác theo chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX đã được thực hiện đồng bộ nên đã có sự thay đổi về mô hình đào tạo nghề năm sau cao hơn năm trước. 
 Cơ sở vật chất của trung tâm GDTX Thường Xuân ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng. Từ năm học 2012 - 2013 do được đầu tư từ dự án phát triển trường trung học và được ngân hàng ADB tài trợ nên cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, trang thiết bị dạy học tuy được bổ sung, nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học; Chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, hoạt động của trung tâm GDTX vẫn chưa đạt hiệu quả cao. 
 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trung tâm GDTX Thường Xuân tuy được bổ sung nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chưa đồng bộ; không có biên chế cơ hữu cho các giáo viên ngoại ngữ. Trong khi yêu cầu tuyển dụng người lao động cao hơn nhiều là những lý do có sơ sở và thách thức, đòi hỏi cấp thiết mô hình Trung tâm GDTX phải nhanh chóng đổi mới quản lý, đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên trên cơ sở tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giữ ổn định và nâng chất lượng các hoạt động giáo dục là những điều kiện tiên quyết trong những năm tới để phát triển.
 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình GDTX tại huyện Thường Xuân
 3. 1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng:
 Quán triệt đường lối, các quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về vị trí, vai trò của GD& ĐT và GDTX nói riêng trong công cuộc CNH-HĐH thời kỳ hội nhập và yêu cầu của xã hội, mỗi cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo phải cùng với tập thể lãnh đạo làm cho tập thể sư phạm chuyển biến, có nhận thức đúng, đầy đủ yêu cầu về đổi mới toàn diện hoạt động GDTX trước sự vận động của trong và ngoài ngành là điều kiện quyết định sự tồn tại, ổn định, tiếp tục phát triển. Trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đầu tư các điều kiện dạy - học, thực hiện đa dạng nội dung, chương trình học tập theo tinh thần "dạy cái xã hội cần". Mặt khác, phải chú trọng tìm và áp dụng các giải pháp đảm bảo sự ổn định, từng bước nâng cao chất lượng dạy - học, là đổi mới phương pháp dạy - học cho phù hợp với từng đối tượng học viên, ứng dụng CNTT hợp lý, hiệu quả; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.
	Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, làm chuyển biến nhận thức về GDTX, lợi ích của hoạt động đồng thời thực hiện các chương trình GDPT và giáo dục nghề nghiệp, các chương trình nâng cao kỹ năng sống và hội nhập... tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trực tiếp là học sinh, học viên và cha mẹ học sinh.
 3.2. Tăng cường công tác tham mưu và chủ động đầu tư các điều kiện dạy - học: 	
Điều kiện dạy - học gồm nhiều yếu tố từ trong và ngoài trường học hợp thành. Nó không chỉ là điều kiện, phương tiện cho hoạt động giáo dục mà còn góp phần tạo động lực cho mỗi cán bộ, viên chức, lao động của đơn vị và người học nỗ lực phấn đấu. Trong phạm vi kinh nghiệm chỉ xin nêu 2 điều kiện có ý nghĩa quyết định:
	a. Về đội ngũ: Cấp ủy Chi bộ, Ban Giám đốc phải là người tham mưu với cấp trên bố trí số lượng tối thiểu, cơ cấu hợp lý với mô hình Trung tâm với 5 chức năng, nhiều nhiệm vụ, cả CBQL và đội ngũ giáo viên bộ môn, nghề... Tạo được thế chủ động cho cả giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Với đội ngũ hiện có, cần tập trung giữ vững sự ổn định, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ về mọi mặt. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp với đối tượng, ứng dụng hiệu quả CNTT, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá. Trước mắt là có nhận thức đúng về những bất cập, khó khăn vướng mắc do cơ chế và thực tiễn phát triển để có sự bình tĩnh cần thiết, đoàn kết và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức phấn đấu thành thầy giỏi để có trò giỏi.
	b. Về cơ sở vật chất: Cùng với quan tâm xây dựng môi trường cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự và an toàn, các mối quan hệ thân thiện, tích cực... cần đầu tư chiều sâu cho CSVC trực tiếp dạy - học và hoạt động giáo dục. Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của cả thầy dạy và trò học về giáo dục văn hoá và giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện chung của đất nước, của ngành học, cần định hướng, đầu tư từng bước, từng phần đạt chuẩn đồng thời với quản lư, sử dụng hiệu quả. Trong đó cần xác định lấy tiết kiệm, chống lãng phí, hoạt động xã hội hoá, phát huy nội lực , chú trọng công tác LĐSX trường học của thầy và trò trong Trung tâm để tăng cường, cải thiện điều kiện về CSVC dạy-học.
 3.3. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục:
	Trước mắt, dễ nhận thấy là những khó khăn, thách thức, cản trở đối với GDTX còn nhiều cả khách quan và chủ quan, cả về lý luận và thực tiễn theo xu thế phát triển. Mặt khác, cũng cần thấy rõ thời cơ và điều kiện mới mà chỉ có GDTX để phát huy thế mạnh đó là: Nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo, qua đào tạo, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ để thực hiện các chương trình "thay thế", "bổ sung", nền kinh tế hội nhập đòi hỏi người lao động cần có trình độ giao tiếp quốc tế. Biết nắm bắt thời cơ, điều chỉnh định hướng cho phát triển trong những năm tới là điểm mấu chốt rất quan trọng.
 Đổi mới tư duy về GDTX: Trên cơ sở tiếp tục duy trì ổn định và phát triển BTTH các cấp thực hiện mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực " làm nền tảng.
 Triển khai đồng bộ các giải pháp phối hợp trong và ngoài Trung tâm, giữ vững, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục là điều kiện để khẳng định thương hiệu, làm thay đổi nhận thức của dư luận xã hội; tạo động lực và niềm tin cho người học.
 Triển khai thực hiện đa dạng chương trình, nội dung, cách thức tổ chức học tập, tạo điều kiện, cơ hội học tập cho mọi đối tượng có nhu cầu theo phương châm "cần gì học nấy". Trong đó cần chú trọng vai trò của Trung tâm GDTX về nghiệp vụ tổ chức và hoạt độngai trß cña Trung t©m GDTX cÊp huyÖn ()øc häc tËp t¹o ®iÒu kiÖn vµ c¬ héi häc tËp cho mäi ®èi tî«nghj của Trung tâm HTCĐ cấp xã trên địa bàn nhằm khẳng định vai trò, vị trí và tác dụng của cả hệ thống GDTX.
	Tăng cường mở rộng hợp tác, phối hợp với Phòng GD&ĐT, tranh thủ vai trò quản lý nhà nước về GDTX và các trường chuyên nghiệp trong và ngoài địa bàn phát triển đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo liên thông theo các quy định của pháp luật. Thực hiện chủ trương của tỉnh, Trung tâm khẩn trương hoàn thiện các điều kiện đào tạo nghề ngắn hạn để thực hiện.
 Tóm lại: Đổi mới quản lý GDTX là đổi mới cả cơ chế quản lý làm cho cả bộ máy quản lý Trung tâm vận hành đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển. Trong đó, mỗi CBQL cần có những phẩm chất, tố chất và bản lĩnh cần thiết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_quan_ly_trien.doc