SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh hay bỏ học, bỏ tiết ở trường THPT Hoàng Lệ Kha

SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh hay bỏ học, bỏ tiết ở trường THPT Hoàng Lệ Kha

 Sinh thời Bác Hồ đã dạy “ Có tài mà không có đức là người vô dụng mà có đức không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì đạo đức học sinh đang là một vấn đề hết sức thời sự, tất cả các hành động của các em đều được giám sát bởi công nghệ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học, bỏ tiết của các em thì có nhiều trong đó có nguyên nhân là do công nghệ thông tin chi phối. Cho nên giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là đối với học sinh hay bỏ học, bỏ tiết là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường THPT, hạn chế được đáng kể tình trạng bỏ học vĩnh viễn, quan trọng hơn nữa góp phần giảm đáng kể sự gia tăng của các tệ nạn xã hội trong bối cảnh xã hội đang gia tăng số lượng các tội phạm ở lứa tuổi học sinh THPT, lứa tuổi mà các em đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách. Vì vậy rất cần sự quan tâm chỉ bảo tận tình của gia đình thầy, cô giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò rất quan trọng để các em bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình và là người mà học sinh coi như người bố, người mẹ thứ hai.

 Mặt khác đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức còn góp phần làm giảm chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THPT hiện nay một bộ phận học sinh hay bỏ học, bỏ tiết dường như trường nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có.

 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệ thống về học sinh hay bỏ học, bỏ tiết hiện nay tại trường THPT Hoàng Lệ Kha huyện Hà Trung, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh bỏ học, bỏ tiết nhưng mỗi em một vẻ khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều biện pháp giáo dục sáng tạo mới đạt được hiệu quả, để các em tin tưởng nhà trường là một nơi đáng tin cậy nhất để mình vui chơi, rèn luyện và học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

 

docx 17 trang thuychi01 4672
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh hay bỏ học, bỏ tiết ở trường THPT Hoàng Lệ Kha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
&œ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HAY BỎ HỌC, BỎ TIẾT 
Ở TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
 Người thực hiện: Mai Gia Bắc
 Chức vụ: Giáo viên 
	 Đơn vị: Tổ Hóa- Sinh
 Hà Trung, tháng 05 năm 2019
I) TÊN ĐỀ TÀI :
GVCN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH HAY BỎ HỌC, BỎ TIẾT Ở TRƯỜNG 
THPT HOÀNG LỆ KHA
II) ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Sinh thời Bác Hồ đã dạy “ Có tài mà không có đức là người vô dụng mà có đức không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì đạo đức học sinh đang là một vấn đề hết sức thời sự, tất cả các hành động của các em đều được giám sát bởi công nghệ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học, bỏ tiết của các em thì có nhiều trong đó có nguyên nhân là do công nghệ thông tin chi phối. Cho nên giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là đối với học sinh hay bỏ học, bỏ tiết là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường THPT, hạn chế được đáng kể tình trạng bỏ học vĩnh viễn, quan trọng hơn nữa góp phần giảm đáng kể sự gia tăng của các tệ nạn xã hội trong bối cảnh xã hội đang gia tăng số lượng các tội phạm ở lứa tuổi học sinh THPT, lứa tuổi mà các em đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách. Vì vậy rất cần sự quan tâm chỉ bảo tận tình của gia đình thầy, cô giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò rất quan trọng để các em bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình và là người mà học sinh coi như người bố, người mẹ thứ hai.
 Mặt khác đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức còn góp phần làm giảm chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THPT hiện nay một bộ phận học sinh hay bỏ học, bỏ tiết dường như trường nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệ thống về học sinh hay bỏ học, bỏ tiết hiện nay tại trường THPT Hoàng Lệ Kha huyện Hà Trung, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh bỏ học, bỏ tiết nhưng mỗi em một vẻ khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều biện pháp giáo dục sáng tạo mới đạt được hiệu quả, để các em tin tưởng nhà trường là một nơi đáng tin cậy nhất để mình vui chơi, rèn luyện và học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.
	Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, cũng như các tình huống mà mình gặp phải, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc giảm thiểu học sinh bỏ học, bỏ tiết. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào, đa dạng về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất, chất lượng giáo dục hiện nay mà các nhà giáo dục và cả xã hội đang hết sức quan tâm.
	III) CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trang thái thiếu cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng một bộ phận các em “chán đời” hay bỏ học, bỏ tiết và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như nhà trường. Những biểu hiện bỏ học, bỏ tiết của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên GVCN lớp cũng rất khó trong việc phát hiện kịp thờ và có biện pháp xử lý thích hợp để ngăn chặn.
	Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm đến những đối tượng học sinh thường xuyên bỏ học, bỏ tiết mà ít GVCN quan tâm sâu xa đến nguyên nhân cốt lõi, để rồi từ đó từ một học sinh chưa có biểu hiện gì thì trải qua thời gian học sinh đó sẽ trở thành một học sinh có biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, cho nên GVCN phải là người nắm rõ nhất về tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh sâu sát nhất của từng học sinh trong lớp, tìm hiểu tính cách cá biệt của từng em do những nguyên nhân nào để có hướng giáo dục thích hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp.
	Không ít GVCN lớp cho rằng việc giáo dục học sinh hay bỏ học, bỏ tiết quả là một việc vô cùng khó, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em. 
Ông cha ta có câu “ Nhân chi sơ tính bản thiện”. Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến chúng ta, không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công.
	IV) CƠ SỞ THỰC TIỄN:
	Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt hay bỏ học, bỏ tiết được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau đây:
1/ Nguyên nhân khách quan:
 a) Nguyên nhân về phía gia đình:
	Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên chán nản, lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người....Hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh.
 b)Nguyên nhân về phía nhà trường :
	Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu quý các em, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đâu đó cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt bỏ học, bỏ tiết, cáu giận, sỉ nhục, lăng mạ học sinh... đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh
c) Nguyên nhân về phía môi trường xã hội:
	Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Đặc biệt trường THPT Hoàng Lệ Kha huyên Hà Trung đóng trên địa bàn rất phức tập, nhiều loại hình ăn chơi nổi lên như lô đề, cờ bạc, ma túy, mại dâm, các loại hình dịch vụ như Internet, bi da, karaoke... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, đánh bạc... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.
	Hơn nữa trường THPT Hoàng Lệ Kha Hà Trung, nằm ở vị trí nửa chợ nửa quê, các em vừa sống trong một điều kiện gia đình khó khăn, lại tiếp xúc với cách sống của một số người sống theo kiểu thành thị, nảy sinh ra hiện tượng học đòi, chính vì thế một bộ phận học sinh mà theo tôi là nhạy cảm với vấn đề xã hội này các em dễ bị lôi cuốn bởi những thói hư, tật xấu của môi trường xã hội chung quanh là điều tất yếu.
2) Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em:
	Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng 
"Ăn chưa no, lo chưa tới", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
	Những học sinh cá biệt hay bỏ học, bỏ tiết ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, thiếu sự giám sát, quan tâm của gia đình điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi đa số học sinh của trường đều có bố mẹ làm nông hoặc đi làm công ti nên ít dành thời gian để quan tâm động viên con em mình trong khi đó nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với các em học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung.
	Từ việc theo dõi, nghiên cứu các dạng học sinh hay bỏ học, bỏ tiết và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, cũng như khi trao đổi, tâm sự với các học sinh hay bỏ học, bỏ tiết của các năm trước khi các em đã không còn học, tôi tìm ra những biện pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các em, giúp các em sẽ đi đúng con đường của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh cá biệt hay bỏ học, bỏ tiết mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài này:
V) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN GIÁO DỤC:
 	Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, 15 phút đầu buổi, các hoạt động ngoại khoá ...để giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Tuy vậy đối với học sinh cá biệt hay bỏ học, bỏ tiết ngoài những biện pháp giáo dục chung, GVCN cũng cần có biện pháp giáo dục đặc thù.
	Việc giáo dục các đối tượng học sinh hay bỏ học, bỏ tiết không đơn thuần là nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân, động cơ mà các em hay bỏ học, bỏ tiết, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Tôi luôn nghĩ cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nên khi các em vi phạm hay bỏ học, bỏ tiết không nên mắng bỏ, chửi bới các em mà phải tìm hiểu nguyên nhân sau đó mới đưa ra giải pháp để uốn nắn các em.
1/ Biện pháp giáo dục bằng tâm lý: 
 Quan hệ thầy trò vốn là mối quan hệ tách biệt từ ngàn xưa. Trong nền giáo dục hiện tại, quan hệ đó đã được thay đổi, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật gắn bó hơn, có như vậy thì chúng ta mới thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục toàn diện được. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọng của các em chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp được.
	Đối với học sinh hay bỏ học, bỏ tiết thì việc gần gũi với các em quả là một vần đề không đơn giản, bởi vì GVCN không biết chính xác khi nào các em bỏ học hay bỏ tiết, nếu GVCN thiếu tế nhị một chút thì khó mà có thể gần gũi với các em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến các em khi các em vi phạm ... đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
	Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo được mối quan hệ gần gũi với gia đình các em, phải tìm hiều thật sâu sắc về mối quan hệ giữa gia đình với các em, thật sự GVCN là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân thành, vui vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
	Ví dụ: Em Nguyễn Văn Nam - học sinh lớp 10A4 năm học 2016-2017 do tôi chủ nhiệm là một học sinh học rất yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém ở các bài kiểm tra, em chán nản và có ý định bỏ học vì hoàn cảnh gia đình, bố mất, ở với mẹ và bà ngoại vì mẹ ép nên em đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè, với thầy cô, xa lánh mọi người, nhất là hay đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn vì vậy em hay bỏ học vô lí do, bỏ tiết.
	Thấy vậy tôi tìm cách gần gũi em bằng cách: Trước tiên tôi đến gặp gia đình em, tìm hiểu hoàn cảnh và trao đổi với mẹ em để tìm cách giải quyết.Trong tuần học thứ 5 em không thuộc bài 2 lần đều bị điểm 1, em bỏ tiết môn Toán và giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài. Lẽ ra như các tuần trước, những em không thuộc bài thì bị phê bình trước lớp, buộc viết bản cam kết, nhưng để có thể gần gũi em tôi không phê bình việc không thuộc bài cũ mà trong tiết sinh hoạt này tôi chỉ chú ý đến việc phê bình các em còn mất trật tự trong tiết học, tôi tìm cách tuyên dương em: (bạn Nam là một học sinh học rất yếu, tuy vậy bạn rất có tinh thần tập thể, trong các tiết học bạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, không gây ảnh hưởng đến các bạn khác...). Sau lần tuyên dương ấy em Nam có một thái độ khác, tôi nhận thấy em có mong muốn gần gũi với mọi người hơn. Thế là trong buổi lao động tôi tìm cách tâm sự cùng em, dần dần mối quan hệ giữa tôi và em ngày thêm gần gũi, lúc đó em mới thật sự cởi mở thổ lộ hết mong muốn của mình. Em tâm sự với tôi rằng: “Em học yếu, đó là điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình em chẳng ai giúp được gì cho em, nhà lại ở cách xa các bạn, điều kiện gia đình lại khó khăn, em muốn nghỉ học để đi làm giầy da, em nghĩ em học yếu quá, có học cho lắm sau này cũng chẳng làm được việc gì. Hơn nữa việc đi làm công ti một phần giúp đỡ cho mẹ về kinh tế, một phần em có một ít tiền để trang trải cuộc sống...” 
	Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên em học còn về phần kinh tế tôi xin với ban giám hiệu miễn tiền học thêm cho em, trong các giờ học tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, trên lớp tôi cũng trao đổi với bạn Dũng kèm cập và chỉ bảo môn Toán cho em, đồng thời trao đổi với GVBM tạo điều kiện tốt hơn để em tự tin trong học tập, phân công các em học sinh giỏi ở gần nhà đến giúp đỡ. Dần dần em tự tin hơn, em được nhiều người quan tâm, em nỗ lực cố gắng và đã có những tiến bộ rõ nét, học kỳ I vừa qua em đạt loại trung bình, học kỳ II tiếp tục em đạt học lực Khá và hạnh kiểm tốt.
 	Ví dụ: Trường hợp Em Hải là một HS nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng em lại thiếu sự quan tâm về tình cảm của gia đình, người thân nên em thường xuyên bỏ học, đánh nhau, chơi điện tử, bi da, có hôm lấy trộm tiền của các bạn trong lớp.
	Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của Hải, tôi gặp riêng em sau giờ học cuối cùng của ngày thứ bảy, cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại để khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngoãn không có biểu hiện gì. Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, hỏi thăm về tình cảm giữa bố mẹ và em ở nhà như thế nào, em ôm mặt khóc nức nở. Sau khi để em khóc một lúc tôi nhẹ nhàng vỗ về và tâm sự. Bố mẹ nào cũng chẳng thương con, nhưng vì công việc bố mẹ em bận với công việc làm ăn để lấy tiền lo cho cá em vì vậy em cũng phải thông cảm cho bố mẹ và khi nào bố mẹ có thời gian em nên nói chuyện, tâm sự với bố mẹ là “cuộc sống vật chất cũng quan trọng nhưng cuộc sống tinh thần còn quan trọng hơn bố mẹ ạ” Sau một thời gian tôi thấy tinh thần của em có sự thay đổi. Em không còn bỏ tiết, hay bỏ học vô lí do nữa, học hành chăm chỉ hơn, nhiệt tình trong các phong trào của lớp của trường hơn. Cuối năm em cũng là học sinh được đánh giá là học sinh có tiến bộ vượt bậc về rèn luyện đạo đức, tác phong và được nhà trường biểu dương.
	Ví dụ: Một trường hợp khác của em Đỗ Quang Huy, gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ buôn bán, lo việc kinh doanh không quan tâm đến việc học tập của em. Huy là một học sinh học khá từ những năm THCS, lên THPT Huy theo bạn bè hay bỏ học, được mẹ thường xuyên cho tiền nên Huy tha hồ chơi điện tử, thường xuyên bỏ học ... Với Huy tôi dùng biện pháp khác tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay và mỗi lần trao đổi với em tôi đều đưa ra những chi tiết rất chính xác, ví dụ chiều nay ngày em bỏ học tiết 2, 3 đi chơi điện tử ở quán.... với em..., sáng thứ ba em xin nghỉ học với lý do đau nhưng tôi biết em chơi điện tử với bạn...lớp ....Tất cả việc làm của em thầy đều biết, em biết vì sao thầy biết nhiều về em như vậy không? Em biết vì sao thầy quan tâm tới em nhiều không? Cha, mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự nghiệp và cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn Trịnh Linh, bạn Ngọc Bích... còn em có điều kiện tốt mà không lo học tập. Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ chán, em có thể chơi cả đời được không? nếu bây giờ không lo học thì sau này em có thể làm được gì? rồi cha mẹ em sẽ ra sao khi của cải không còn nữa chỉ vì hành động chơi vô bổ của mình? Rồi sau đó tôi dành nhiều thời gian quan tâm, giáo dục tư tưởng cho Huy nhiều hơn, lúc Huy rỗi tôi gọi em đến văn phòng đoàn trường mở video những câu chuyện về “Qùa tặng cuộc sống” cho em xem và hỏi em có suy nghĩ gì sau khi xem những câu chuyện đó. Dần dần em cũng nhận ra cái sai của mình và hứa với tôi mình sẽ cố gắng thay đổi. Không ngờ chỉ sau 1 tháng Huy đã thay đổi rõ rệt, học hành chăm chỉ hơn, ngoan và sôi nổi trong các phong trào của lớp, của trường hơn. Cả lớp ai cũng ngạc nhiên về Huy. Kết quả cuối năm học em đã đạt được học sinh tiên tiến.
	2/ Biện pháp giáo dục bằng tập thể :
	Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của mình, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng học sinh cá biệt hay bỏ học, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em đều trả lời một câu chung nhất( không biết). Đối với những em có quan hệ gần gũi với HS cá biệt, cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn... Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá biệt hay bỏ học, bỏ tiết thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất.
	Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đối tượng HS đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất.
	Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôi hướng dẫn các em gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo cho những em hay bỏ học, bỏ tiết có niềm tin với mình. Phải nói rằng trong quan hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ rõ cá tính không e ngại. Tôi thường xuyên giữ mối quan hệ với các em này tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục HS hay bỏ học, bỏ tiết để tháo gở khó khăn cho các em, thường xuyên cung cấp biện pháp xử lý kịp thời những biến động của các đối tượng và động viên các em, tạo cho các em có niềm tin thuyết phục, giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ.
	Trong biện pháp này cũng có thể dùng cách (lấy độc trị độc). Qua các hoạt động của lớp, GVCN cần theo dõi kỹ, qua từng hoạt động các em có những biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua loa chiếu lệ, đùn đẩy, ...Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình, hoạt động kia không thích thì né tránh..
	Từ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_vien_chu_nhiem_va_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_du.docx