SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh trường THPT Hà Văn Mao năm học 2017 - 2018
Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Trong đó học sinh là một đối tượng đông đảo của giáo dục quốc phòng - an ninh. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Trong đó học sinh là một đối tượng đông đảo của giáo dục quốc phòng - an ninh. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP- AN còn trang bị cho học sinh một số hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công An nhân dân Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phòng chống chiến lược “ diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch hiện nay và một số kỹ năng quân sự cần thiết..., tạo điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động về công tác quốc phòng, quân sự trong nhà trường và địa phương, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc. Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Đồng thời không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực hành một cách thờ ơ, xem thường và cũng tránh sự nhàm chán trong tập luyện đó là yếu tố chủ quan, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình học tập... Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Với vị trí, vai trò rất quan trọng của môn học hiện nay chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh trường THPT Hà Văn Mao năm học 2017 - 2018” 1.2. Mục đích Nghiên cứu: + Tìm hiểu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Hà Văn Mao + Nghiên cứu để có thể làm tài lệu tham khảo và làm cơ sở để giảng dạy sau này. + Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Về thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh. - Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh. - Nâng cao chất lượng chuẩn bị bài giảng - Đổi mới nội dung bài giảng. - Đổi mới phương pháp dạy học môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh. - Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập. 1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 1.3.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11A1 với 42 HS và lớp11A2 với 44 HS trường THPT Hà Văn Mao. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh trường THPT Hà Văn Mao 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra đánh giá. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. - Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh. 1.5. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu. - Khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế cao. - Chương trình Giáo dục Quốc phòng – AN Ninh. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018 2. Nội dung của sáng kiến 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 2.1.1. Cơ sở lý luận Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP - AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ - CP về GDQP - AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Trường THPT Hà Văn Mao tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trọng tâm: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh ngồi nhầm lớp. Gắn kết với việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/6/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo chất lượng giáo dục ổn định và phát triển vững chắc. Ngay từ đầu năm học Trường THPT Hà Văn Mao đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang ở vào giai đoạn, mà việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Phải khuyến khích tự học phải vận dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Để thực hiện tốt chủ trương này thì cần phải đào tạo khả năng tự học cho học sinh. Nói đến giáo dục quốc phòng – an ninh. Trường THPT Hà Văn Mao là một trong những đơn vị trong huyện có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng số lượng tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh cho gần 1000 học sinh. Tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn dân, những hiểu biết về tổ chức QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐND Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn được làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương....làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK ... Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù. Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân phối chương trình. Vì vậy các tiết học giáo dục quốc phòng - an ninh học sinh tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng. Giáo dục quốc phòng – an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, nên không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và phải được quán triệt trong tất cả các môn học trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương lai. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Khó khăn. Trường THPT Hà Văn Mao đóng trên địa bàn của một trong 64 huyện nghèo của cả nước, đời sống của nhân dân trong khu vực còn rất nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp nên việc quan tâm tới việc học của con em mình còn nhiều hạn chế. Môn học giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học mới được đưa vào học chính khóa và lại là môn học phụ nên mức độ quan tâm đâu tư chú ý của các em học sinh có phần coi nhẹ. Mặt khác đa phần giáo viên giảng dạy đều là giáo viên giáo dục thể chất chuyển qua giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh, thời gian đào tạo chỉ có 6 tháng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học. Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất dụng cụ và thiết bị dạy học của môn giáo dục quốc phòng – an ninh còn thiếu nhiều và chất lượng chưa cao. Trong thực tế học sinh được tiếp xúc với vũ khí trang bị quân sự rất hạn chế. Đặc biệt ở độ tuổi học sinh việc trực tiếp được thực hành bắn đạn thật đối với súng quân dụng do đó việc trải nghiệm với súng đạn là rất mới mẻ, khó khăn trong việc hình thành tư duy trực quan. 2.1.2.2. Thuận lợi Được sự quan tâm, sự đánh giá đúng đắn của Ban giám hiệu về vị trí, vai trò môn học GDQP-AN, nhà trường đã quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. * Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy: Hiện nay, nhà trường có 02 giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn GDQP-AN đều có trình độ từ Đại học trở lên và được qua đào tạo qua 6 tháng giáo viên GDQP-AN. Đủ đáp ứng như cầu giảng dạy môn GDQP-AN theo phân phối chương trình (1 tiết/tuần). 100% giáo viên biết sử dụng máy vi tính và các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy bắn tập MBT-03, Thường xuyên được tập huấn kiến thức quốc phòng vào đầu mỗi năm học. Ngoài ra các giáo viên đều có kiến thức và trình độ tin học, được học tập bồi dưỡng kiến thức tin học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học. Tất cả các giáo viên đều có sử dụng CNTT trong các tiết dạy, các tiết thao giảng; đã quen với việc ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy học soạn giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Điều này đã được đánh giá bằng chất lượng của giáo viên tham dự các hội thi và chuyên đề giáo dục trong nhà trường. *Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng và quyết định việc định hướng tổ chức công tác giảng dạy. Giai đoạn đầu tiên khi mới tiến hành dạy rãi môn GDQP-AN (năm học 2006-2007) cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDQP-AN luôn là điều trăn trở, bức thiết, với tất cả những người làm công tác giáo dục. Từ năm học 2007-2008 đến nay, do Bộ giáo dục và đào tạo có sự thay đổi và cải cách SGK và chương trình giảng dạy nên nhà trường đã có được sự đầu tư của cấp trên tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác GDQP-AN. Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ công tác GDQP-AN nhà trường có 01 phòng học chuyên môn, 01 phòng đựng các dụng cụ và thiết bị, 01 máy bắn tập (MBT-03), 10 khẩu súng tiểu liên AK cấp 5, lựu đạn cắt bổ, lựu đạn tập, bông, băng, nẹp, cáng cứu thương, sân tập luyện rộng rãi có nhiều cây xanh bóng mát, tranh ảnh đầy đủ, Hàng năm, vào đầu mỗi năm học nhà trường cũng có kế hoạch để sửa chữa, mua sắm thêm các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập môn GDQP-AN. Như vậy, xuất phát từ thực tế nhà trường cho thấy Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với CNTT nhằm ứng dụng vào đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN, các hoạt động ngoại khóa và tập luyện môn GDQP-AN. Đồng thời Ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy nội dung môn học GDQP- AN 3.1.1 Về thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng- an ninh. Trong những năm qua các ngành chức năng, trực tiếp nhất là ngành giáo dục - đào tạo đã có những chủ trương, giải pháp, cơ chế chính sách, nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, GDQP-AN và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên qua tổng kết 10 năm (2001-2010) thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN đã nêu rõ “ đội ngũ giáo viên, GDQP-AN còn thiếu về số lượng và bất cập về chất lượng, thực tế về số lượng, trong khi số học sinh ngày càng tăng nhanh, song nguồn bổ sung giáo viên giáo dục quốc phòng- an ninh rất hạn chế . Năm 2000 đề án “ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục quốc phòng các trường Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp” đã được ban hành theo Quyết định số 16/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng việc thực hiện đề án chỉ dừng lại ở mục tiêu đào tạo Giáo viên Giáo dục quốc phòng ngắn hạn 6 tháng cho giáo viên đã có một bằng đại học chuyên môn đã được biên chế hoặc hợp đồng giảng dạy ở một số trường Trung học phổ thông. Việc đào tạo theo hình thức ghép môn Giáo dục quốc phòng cũng được triển khai ở một số trường, trong đó Giáo dục quốc phòng là ngành thứ 2 ghép với giáo dục thể chất, giáo dục công dân hoặc lịch sử. Hiện nay, số lượng giáo viên Giáo dục quốc phòng được đào tạo ngắn hạn đã được biên chế ở các trường Trung học phổ thông cần phải tiếp tục đào tạo để đạt chuẩn theo quy định của Luật giáo dục. Đối với giáo viên Giáo dục quốc phòng ghép môn, vì giáo dục quốc phòng được xác định là ngành thứ 2 nên giữa việc đào tạo và sử dụng để giảng dạy theo chuyên ngành giáo dục quốc phòng trên thực tế đã nảy sinh nhiều yếu tố bất cập, chưa đáp ứng thực tế yêu cầu môn học. 3.1.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng An ninh. - Phải có sự phối hợp thống nhất chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành có liên quan, nhất là Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính trong việc quy hoạch, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên GDQP-AN. Đây là vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa quyết định đến cả số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên GDQP-AN. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho các địa phương, nhà trường chủ động trong việc đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên GDQP-AN vừa đảm bảo cho nhiệm vụ trước mắt, vừa tính toán sử dụng lâu dài. - Công tác đào tạo giáo viên chuyên ngành GDQP-AN trình độ đại học cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, phải tiến hành khảo sát, đánh giá toàn diện, đúng thực trạng đội ngũ giáo viên, giảngviên GDQP-AN hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể và có kế hoạch cụ thể đối với từng địa phương, nhà trường trong việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên GDQP-AN; tránh tình trạng khi đào tạo ra bị mất cân đối cả về số lượng và cơ cấu. Về chương trình đào tạo cần được chuẩn hóa cả về kiến thức và kỹ năng, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa và hội nhập quốc tế để khi ra trường đội ngũ giáo viên này có đủ khả năng giảng dạy và quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong các nhà trường. - Quan tâm đầu tư kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập, trường bắn, phòng học chuyên dùng đáp ứng cho yêu cầu đào tạo giáo viên GDQP-AN; đồng thời trang bị đủ giáo trình, tài liệu cho dạy học và nghiên cứu khoa học về Giáo dục quốc phòng- an ninh. - Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm động viên và phát huy cao nhất khả năng của đội ngũ giáo viên GDQP-AN, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng hệ thống thang bảng lương, phụ cấp trách nhiệm, chế độ bồi dưỡng giờ giảng, chế độ trang phục... để họ yên tâm giảng dạy môn học và khuyến khích họ nỗ lực phấn đấu vươn lên. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ tổ quốc cho toàn dân là vấn đề mang tính chiến lược, là việc làm không thể xem nhẹ của cả hệ thống chính trị; nhằm làm cho mọi công dân nắm vững và thực hiện đúng quan điểm, đường lối quân sự của Đảng về xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân; nâng cao sức mạnh tổng hợp bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Hoạt động giáo dục quốc phòng - an ninh là hoạt động đặc biệt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người dân về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay. Đảng ta khẳng định: “ Tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước.” Với chủ trương “ Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng. Chú trọng giáo dục nhận thức về đối tượng và đối tác, nắm vững quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”. Từ nghiên cứu thực trạng sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDQP-AN, bên cạnh việc đạt được những kết quả quan trọng như đã tạo sự chuyển biến tích cực; nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cấp, các ngành, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác về GDQP - AN được nâng lên, thì công tác này còn bộc lộ một số khuyết điểm, yếu kém. Cụ thể như việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác GDQP-AN có nơi chưa sâu, chưa đầy đủ, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt chưa toàn diện; cá biệt một số bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác này, vì vậy việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, thiếu toàn diện, chất lượng không cao. Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với những người làm công tác giáo dục QP-AN, những cá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_mon_hoc_giao.docx
- BIA SKKN long.doc
- MỤC LỤC.doc